- Trả lời đại biểu HĐND TP, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM thừa nhận việc thiếu trách nhiệm, có tiêu cực trong ngành mình.
Tại phiên chất vấn chiều 12/7, đại biểu Võ Văn Sen đặt câu hỏi cho Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM Nguyễn Hoàng Minh: Tại sao lãi suất liên tục giảm nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận vốn? Làm sao để nguồn vốn vay kỳ hạn dài ổn định dưới 15%/năm theo yêu cầu của NHNN?
Ông Minh cho biết, 5 tháng đầu năm nay, tín dụng tăng trưởng âm và chỉ khả quan bắt đầu từ tháng 6 với mức tăng trưởng tín dụng của TP tăng 0,27%. Với đà này, từ nay đến cuối năm, các NH thương mại phải kiên quyết đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bằng nhiều giải pháp.
Các NH thương mại trên địa bàn TP đều có kế hoạch triển khai giảm lãi suất các khoản vay cũ ngay trong tuần này, cá biệt một số NH còn miễn giảm lãi 100% cho những doanh nghiệp có khó khăn cụ thể… NHNN đã yêu cầu các NH thương mại cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp, định lại kỳ hạn nợ nhằm làm giảm giá thành sản phẩm của DN đồng thời cũng giảm nợ xấu cho các ngân hàng.
Không chỉ miễn giảm lãi, ngành NH còn chủ động mở rộng đối tượng cho vay đối với các khoản vay bằng ngoại tệ.
Ông Nguyễn Hoàng Minh khẳng định việc miễn giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng cũ trước đây đang được các NH thương mại thực hiện theo yêu cầu của Thống đốc NHNN chậm nhất đến 15/7 phải hoàn thành. Sau thời gian này, NH nào vi phạm cho doanh nghiệp vay với lãi suất cao hơn mức 15%/năm sẽ bị xử lý nghiêm.
Nhiều đại biểu thẳng thắn hỏi về quá trình thanh tra, kiểm tra nội bộ của ngành NH, tại sao để đến khi có các sai phạm về tín dụng như thời gian vừa qua mới biết?
Ông Minh thừa nhận khuyết điểm về đạo đức, tiêu cực của một số cán bộ NH đã ảnh hưởng đến toàn ngành. “Tuy nhiên, ngành NH có nhiều rủi ro cả khách quan và chủ quan như do cơ chế chính sách. Một số NH thương mại không chấp hành quy định các cơ chế của NHNN về ngoại hối, định giá. Thiếu trách nhiệm, có tiêu cực trong hoạt động dự án đầu tư, kinh doanh gây tổn thất, ảnh hưởng đến độ an toàn của ngành mình” - ông Minh nhìn nhận.
-@- TP.HCM: ‘Có tiêu cực trong ngân hàng’ (VNN).
Tại phiên chất vấn chiều 12/7, đại biểu Võ Văn Sen đặt câu hỏi cho Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM Nguyễn Hoàng Minh: Tại sao lãi suất liên tục giảm nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận vốn? Làm sao để nguồn vốn vay kỳ hạn dài ổn định dưới 15%/năm theo yêu cầu của NHNN?
Ông Minh cho biết, 5 tháng đầu năm nay, tín dụng tăng trưởng âm và chỉ khả quan bắt đầu từ tháng 6 với mức tăng trưởng tín dụng của TP tăng 0,27%. Với đà này, từ nay đến cuối năm, các NH thương mại phải kiên quyết đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bằng nhiều giải pháp.
Các NH thương mại trên địa bàn TP đều có kế hoạch triển khai giảm lãi suất các khoản vay cũ ngay trong tuần này, cá biệt một số NH còn miễn giảm lãi 100% cho những doanh nghiệp có khó khăn cụ thể… NHNN đã yêu cầu các NH thương mại cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp, định lại kỳ hạn nợ nhằm làm giảm giá thành sản phẩm của DN đồng thời cũng giảm nợ xấu cho các ngân hàng.
Không chỉ miễn giảm lãi, ngành NH còn chủ động mở rộng đối tượng cho vay đối với các khoản vay bằng ngoại tệ.
Ông Nguyễn Hoàng Minh khẳng định việc miễn giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng cũ trước đây đang được các NH thương mại thực hiện theo yêu cầu của Thống đốc NHNN chậm nhất đến 15/7 phải hoàn thành. Sau thời gian này, NH nào vi phạm cho doanh nghiệp vay với lãi suất cao hơn mức 15%/năm sẽ bị xử lý nghiêm.
Nhiều đại biểu thẳng thắn hỏi về quá trình thanh tra, kiểm tra nội bộ của ngành NH, tại sao để đến khi có các sai phạm về tín dụng như thời gian vừa qua mới biết?
Ông Minh thừa nhận khuyết điểm về đạo đức, tiêu cực của một số cán bộ NH đã ảnh hưởng đến toàn ngành. “Tuy nhiên, ngành NH có nhiều rủi ro cả khách quan và chủ quan như do cơ chế chính sách. Một số NH thương mại không chấp hành quy định các cơ chế của NHNN về ngoại hối, định giá. Thiếu trách nhiệm, có tiêu cực trong hoạt động dự án đầu tư, kinh doanh gây tổn thất, ảnh hưởng đến độ an toàn của ngành mình” - ông Minh nhìn nhận.
Sáng 12/7, HĐND thông qua hầu hết các tờ trình của UBND TP.HCM. Chỉ riêng tờ trình về thu phí trông giữ xe, HĐND biểu quyết không tăng mức phí giữ xe đối với xe đạp, xe máy, xe máy điện gửi tại các địa điểm trông giữ tại chợ, siêu thị, chung cư hạng III, IV, cửa hàng kinh doanh dịch vụ, thời trang, ăn uống... và các trụ sở cơ quan, tổ chức (trừ cơ quan hành chính nhà nước).
|
-@- TP.HCM: ‘Có tiêu cực trong ngân hàng’ (VNN).
-Vì sao Ngân hàng vẫn "tệ quá" cứ lách luật xé rào lãi suất ?
Hiện nay, với khoản tiết kiệm 1 tỷ đồng kỳ hạn trên 12 tháng, được ấn định lãi suất là 10,5%/năm, nếu khách hàng rút ra sau 3 tháng, ngân hàng vẫn thanh toán với lãi suất 10,5%/năm, đúng như cam kết ban đầu, thay vì áp dụng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn theo quy định.
Tuy nhiên, để đối phó với các quy định của NHNN về trần lãi suất cũng như lãi suất áp dụng với việc rút tiền trước kỳ hạn, Ngân hàng sẽ giữ lại sổ tiết kiệm của khách hàng, đồng thời, làm một sổ vay cho khách hàng cũng có giá trị 1 tỷ đồng với lãi suất 10,5%/năm. Điều này có nghĩa, các tháng tiếp theo đó, khoản lãi vay của khách hàng sẽ triệt tiêu phần lãi vay của sổ tiết kiệm, cân đối các tài khoản của ngân hàng.
Hay tại một NHTM khác, lãi suất huy động dài hạn (trên 12 tháng) được tính bằng trần lãi suất 9%/năm theo quy định của NHNN cộng thêm 3%/năm. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn (ít nhất sau 1 tháng) vẫn được hưởng lãi suất 12%/năm. Đó là chưa kể, Ngân hàng ưu tiên cho những khoản huy động có kỳ hạn từ 3 - 6 tháng là bởi khoản gửi tiết kiệm này sẽ trượt qua những tháng cuối năm, thời điểm mà các ngân hàng rất quan ngại về vấn đề căng thẳng thanh khoản. Theo đó, lãi suất các khoản huy động trong kỳ hạn này đối với món tiền trị giá 1 tỷ đồng trở lên được Ngân hàng cộng thêm 2%/năm bên cạnh trần lãi suất của NHNN quy định và khoản này được chi ngoài sổ sách; còn những món trị giá 2 tỷ đồng trở lên gửi với kỳ hạn 1 tháng sẽ được cộng thêm 1%/năm.
Thừa nhận cách thức áp dụng lãi suất cho khoản tiết kiệm rút tiền trước hạn trên là “lách” quy định của NHNN, nhưng một cán bộ tín dụng của một trong hai NHTM trên cho biết, họ dù không muốn vi phạm quy định nhưng vẫn phải làm để giữ chân khách hàng. Điều này cho thấy sức khỏe của những ngân hàng này có vấn đề hoặc cố tình làm vậy để duy trì mức lãi cho vay dài hạn cao những khoản vay cho vay cũ và mới dài hạn Vì vậy những vấn đề này cần được"xử lý" ngay bằng không những ngân hàng yếu kém hay tìm cách tự tái cấu trúc mình đi đừng làm ảnh hưởng đến cả hệ thống chính sách tài chính quốc gia. Và làm bất ổn quá lớn đến nền kinh tế gây bao khó khăn cho doanh nghiệp.
Xé rào cả lãi suất huy động USD
Hiện nay một số chi nhánh ngân hàng đang mời chào khách hàng gửi tiết kiệm USD với lãi suất 4%/năm. Lãi suất 2% sẽ được thể hiện trong sổ tiết kiệm, phần còn lại sẽ được trả ngay bằng tiền mặt. Nếu gửi từ 100.000 USD trở lên, lãi suất sẽ là 4,5%/năm. Theo tìm hiểu, tình trạng này đã có khoảng hai tuần nay.
Theo quy định, trần lãi suất huy động USD giới hạn ở 2%/năm. Theo giám đốc phụ trách tiền tệ và thị trường vốn của một ngân hàng nước ngoài, thanh khoản không phải là lý do khiến các ngân hàng này sẵn sàng trả lãi cao hơn so với quy định. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng Nhà nước cũng đã mua vào được thêm 1 tỉ USD dự trữ ngoại hối, cho thấy ngân hàng thương mại không thiếu đôla Mỹ, mà bởi họ đang thu hút tiền gửi để đẩy tín dụng lên.
Trong toàn hệ thống ngân hàng, sáu tháng đầu năm tín dụng chỉ tăng 0,76%. Theo thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ đạt 8 – 10%. Vì vậy, dù đánh giá của ngân hàng Nhà nước là thanh khoản ngân hàng đã ổn định, các ngân hàng vẫn cần tiền gửi dân cư ổn định để sẵn sàng cho việc tăng tín dụng sắp tới.
Các ngân hàng đã chọn phần gửi tiền bằng đôla Mỹ như một nguồn đảm bảo thanh khoản cho họ. Về nguyên tắc, ngoài tiền đồng, khi ngân hàng cần thêm đảm bảo thanh khoản trong lúc nguồn vốn từ vàng đã bị cấm huy động, họ đã tăng huy động USD với chi phí thấp hơn tiền đồng mà tính thanh khoản vẫn đảm bảo.
Do tính thanh khoản không bền vững
Các chuyên gia cho rằng, việc niêm yết công khai các mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi rút trước hạn, các mức phí phạt (nếu có) đối với tiền gửi rút trước hạn không thể hạn chế được tình trạng lách luật.Mà cần có ngay chính sách trần lãi suất huy động là 9% năm ngán hạn còn dài hạn là 11% năm tương tự cho vay không quá 12% năm ngắn hạn và dai hạn không quá 14% năm đối với các cấp độ đối tượng vay cao nhất không thể quá 14% năm kể cả nợ vay cũ cũng phải đưa về theo quyết định từ 15/7 này của NHNN.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, tại thời điểm này, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam được xem là ổn định, một phần vì NHNN điều chỉnh linh hoạt lượng tiền ra/vào lưu thông qua thị trường mở, một phần vì các ngân hàng có nhiều vốn huy động đang trong tình trạng “ứ vốn” do khả năng hấp thụ vốn thấp của nhiều DN.
Tuy nhiên, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung không bền vững, trong khi vốn huy động chủ yếu ngắn hạn, các ngân hàng cho vay trung và dài hạn vượt xa mức 30% (trên tổng số nguồn vốn ngắn hạn) theo quy định của NHNN. Tình trạng “lấy ngắn nuôi dài” đã đẩy nhiều ngân hàng vào tình thế mất cân bằng về thanh khoản và buộc các ngân hàng này huy động lãi suất rất cao, ngay cả phải vượt trần lãi suất quy định của NHNN.
Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi đã được NHNN điều chỉnh liên tục trong những tháng đầu năm 2012 xuống 9%/năm cho những kỳ hạn duới 12 tháng như hiện nay. Điều này giúp các ngân hàng kéo lãi suất cho vay xuống một mức thấp hơn để hỗ trợ các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, việc hạ lãi suất trần cho tiền gửi đã làm tăng sự khó khăn cho các ngân hàng nhỏ và yếu thanh khoản dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng phải sử dụng những chương trình khuyến mại đặc biệt để thu hút tiền gửi từ dân chúng và làm tăng chi phí huy động vốn.
Nhưng tại sao các ngân hàng vẫn không thừa nhận tăng trưởng tín dụng những tháng qua là âm vì nguyên nhân lãi suất quá cao ? Có thể cho rằng một số nguyên nhân khác nhưng nguyên nhân chủ yếu và cốt lõi vẫn là từ lãi vay quá cao khi doanh nghiệp vay không có khả năng chi trả lãi mất dần vào vốn và dẫn đến "nợ xấu" Mạt khác các doanh nghiệp có thể vay thêm để ổn định sản xuất cũng không vay hoặc không vay được với lãi suất thấp vì có duy trì sản xuất kinh doanh mà vay với lãi cao thì lại lỗ hàng hóa giá thành cao không bán được dẫn đến tồn kho và ứ đọng thêm vốn lại chịu lãi mẹ lãi con rồi lại phá sản do vậy không vay để làm gì.
Như thế nguyên nhân 10/10 là do lãi vay quá cao dẫn đến "ế" hoặc tăng trưởng tín dụng âm là quá rõ ràng vậy mà các ngân hàng vẫn cho là không phải. Đừng vì một chút kiếm lời trước mặt mà tìm các thử tục "lách luật vượt rào " để duy trì lãi suất cao làm suy giảm sức sống và hoạt động của các DN sản xuất kinh doanh khác từ đó suy giảm toàn nền kinh tế. Hãy mau chóng kéo lãi suất về theo quy định của luật kinh doanh quốc tế chỉ cho phép dưới 10% năm. Lúc đó các DN dễ thở dần và kinh tế mới có thể phục hồi ổn định và phát triển .
Có rất nhiều con số thông báo về "nợ xấu" cụ thể văn bản báo cáo của các tổ chức tín dụng (TCTD), nợ xấu tính đến 31-3- 2012 là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ tín dụng. Nhưng Ngân NHNN thông báo cuối tháng 6 là khoản 10% tổng dư nợ tín dụng và chiều ngày hôm qua 12/7 lại được NHNN thông báo con số nợ xấu là 8,6%.Tại sao lại có nhiều con số khác nhau thế có phải do "nợ xấu" bị chê là "ô mai sâu" trong ngành tín dụng không nên nhiều ngân hàng thương mại giấu nợ xấu, nhằm giảm trích lập dự phòng rủi ro thay cho việc nhà nước phải đầu tư giải quyết "nợ xấu" theo đề án...lập công ty mua bán "nợ xấu"...
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Quyền Chánh thanh tra cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN,có ý kiến:Chưa có chuẩn quốc tế về phân loại "nợ xấu" hay nói cách khác như thế nào được xếp vào hạng "nợ xâu" từ đó lập dự phòng rủi ro. Như vậy các con số "nợ xấu" gia tăng được thống kê theo nguyên tắc nào? hay cụ thể hơn cái nguyên tắc về giảm giá trị tài sản theo giá trị dự phòng và các quốc gia cùng thực hiện nguyên tắc đó. Nên con số nợ xấu khác nhau do cách tính toán theo định tính và định lượng” Và như vậy mỗi ngân hàng có một cách giấu hay phô ra những khoản "nợ xấu" của mình khác nhau vì vậy có quá nhiều con số thông báo, cảnh báo về nợ xấu cũng rất khác nhau vì sao vậy?
Ví như với con số 4,47% là con số do các TCTD báo cáo qua hệ thống thống kê tính đến ngày 31/3/2012 khác xa với con số cũng đến ngày 31-3-2012, là 8,6% của NHNN. Vậy ta biết tin vào con số nào? Trong thời gian qua báo chí viết quá nhiều về đề tài này có tờ báo phải giật tít "Nợ xấu ngân hàng, con số mà biết nói năng" khác gì hơn câu "hòn đất mà biết nói năng...Thì thầy địa lý...chẳng còn "Vì sao vấn đề nóng bỏng này cần được công khai minh bạch và tìm hướng giải quyết thì lại không nhận được sự thật thà khai báo của các chủ thể ? Vậy thì tìm cách nào mà giải quyết được một con số không thực như vây? Nhất là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng theo thời gian của vấn đề "nợ xấu".
Có những nhận định cho rằng có sự chênh lệch trên về con số quá lớn trên do các nguyên nhân:
Thứ nhất: Do tiêu chí xét về định tính của nợ xấu "thế nào là được tập hợp là nợ xấu khác nhau về tuổi nợ (cụ thể Có nơi quy ước quá hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên thuộc nợ nhóm 3, có nơi lại tính từ 90-180 ngày. Cùng một bảng cân đối, giữa các ngân hàng cũng có những đánh giá khác nhau)
Thứ hai, thực tế tại các TCTD có một bộ phận không nhỏ cố ý vi phạm quy định trích lập dự phòng (giấu nợ xấu,nhằm giảm số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro) Hay nói cách khác là báo cáo tổng kết có bao giờ là con số thực đâu vì vậy con số báo cáo của TCTD thì chắc hẳn là số ảo?
Còn một con số về nợ xấu của ta được tổ chức ngân hàng nước ngoài công bố từ (8-14 % tổng dư nợ tín dụng như (theo Flich là trên 13%) thì phải hết sức thận trọng và cũng phải xem lại vì cứ nợ quá hạn là xếp vào nợ xấu, thì Việt Nam phải sát 13%. Thế nhưng, có phải cứ nợ quá hạn là nợ xấu không? Cũng cần được xác định công khai vì vậy rất cần sự công khai minh bạch về vấn đề này từ chính các TCTD và ngân hàng.
Mặt khác cũng cần phân định mức độ nợ xấu ví như trong số nợ xấu 117.000 tỷ đồng mà TCTD báo cáo, thì nợ được phân vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), nhưng không có nghĩa chắc chắn mất vốn, chiếm khoảng 40%. Có những thông tin cũng căn cứ vào con số không chính xác cho rằng nợ xấu có thể "mất vốn" đến 45-50% như vậy là mọi sự cứ phải "tù mù" đoán và suy đoán những cái không thực tế? Muốn làm rõ việc này trước hết NHNN cần yêu cầu tất cả các TCTD rà soát, kiểm tra và thẩm định toàn bộ các khoản nợ sau đó công khai các tiêu chí về định tính và định lượng và thời gian để hợp thức thống nhất "nợ xấu" không được phép giấu "nợ xấu"
Nếu cứ theo số liệu của NHNN, nợ xấu hiện khoảng 202.000 tỷ đồng, trong đó tập trung ở một số lĩnh vực về sản xuất, công nghiệp,xây dựng do chịu tác động lớn bởi thị trường BĐS đóng băng.
Dư nợ cho vay BĐS đến cuối tháng 5 khoảng 197.000 tỷ đồng, chiếm 13% trong tổng số dư nợ toàn nền kinh tế 2,6 triệu ngàn tỷ đồng. Nợ xấu từ cho vay BĐS theo tính toán khoảng 12.000 tỷ, chiếm 6,5%dư nợ cho vay BĐS. Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, đến 31-5, dư nợ chỉ còn khoảng 12.000 tỷ, trong đó nợ xấu khoảng 485 tỷ đồng. Mà đây vẫn không phải là những con số chính xác thì NHNN làm sao có biện pháp xử lý đúng và trúng được?
Một vài biện pháp căn cơ là đẩy mạnh xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm. Việc bảo đảm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro rất quan trọng, giúp TCTD hoạt động an toàn, bảo đảm vốn cho nền kinh tế. Nhưng vẫn cần sự phân định rõ ràng về con số nợ xấu và phân loại nợ xấu.
Có thể biện pháp tiếp theo NHNN sẽ ban hành văn bản về trích lập dự phòng rủi ro, quy định về cho vay; thanh tra giám sát. Vai trò trong cảnh báo sớm rủi ro về đầu tư tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi rocũng chưa thực sự hiệu quả thì vẫn cần sự thật về con số nợ xấu.
Phương án lâu dài NHNN sẽ thực hiện một loạt các đềán như: TCTD bán nợ cho công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính; Chính phủ mua lại các dự án BĐS phục vụ an sinh xã hội, nhà ở, văn phòng cho các cơ quan công vụ…
Nhưng thực tế vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đòi hỏiviệc xử lý nợ xấu phải gắn với tái cơ cấu hệ thống tài chính của các doanh nghiệp nhà nước.
Hiện có trên 100 TCTD, nên cơ quan thanh tra giám sát không thể thanh tra đồng loạt, phát hiện xử lý những vi phạm này dù đi thanh tra thực tế lúc nào cũng “bắt” được lỗi.Do vậy cần có sự trung thực trong báo cáo hoạt động kinh doanh vì "giải pháp của mọi giải pháp là cần công khai minh bạch"
Thực tế và theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế cho rằng con số "nợ xấu" của Việt Nam vẫn đang là ẩn số vì vậy muốn giải quyết được nó trước hết phải tìm ra được con số thực và những nguyên nhân dẫn đến có con số đó thì mới có giải pháp cụ thể, Nhưng với những gì chúng ta đang thấy thì quả thực là không thể yên tâm được mà cần phải có biện pháp mạnh tay để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giải quyết những ngân hàng yếu kém và tìm cách tháo gỡ về "nợ xấu" giúp cả DN và Ngân hàng cũng như ôn định nền kinh tế.
Nợ xấu, xấu cỡ nào? Nợ xấu ngân hàng lên đến 202.000 tỷ đồng (VnEx 12-7-12) -- "bi quan hơn nhiều so với những gì đưa ra tại cuộc họp sơ kết ngành diễn ra cuối tuần trước" Sau trần tình của NHNN: Bớt lo với nợ xấu? (VEF 12-7-12) -- Nhiều ngân hàng giấu, báo cáo sai về nợ xấu (VEF12-7-12)
Nhiều ngân hàng giấu nợ xấu
TP - Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu hiện khoảng 202.000 tỷ đồng, tập trung ở một số lĩnh vực về sản xuất, công nghiệp, xây dựng do chịu tác động lớn bởi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng.
Nợ xấu BĐS chiếm 10,3% tổng nợ xấu của ngân hàng
TP - Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu hiện khoảng 202.000 tỷ đồng, tập trung ở một số lĩnh vực về sản xuất, công nghiệp, xây dựng do chịu tác động lớn bởi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng.
Nợ xấu BĐS chiếm 10,3% tổng nợ xấu của ngân hàng
- NHNN: Hãy bớt lo lắng về nợ xấu (TBKTSG). - Nhiều ngân hàng giấu nợ xấu (TP). - Nợ xấu 10 tỷ USD: Không đáng lo? (VnMedia). - Ngân hàng che dấu gần 100 ngàn tỷ đồng nợ xấuĐài Á Châu Tự Do
Một số các tổ chức tín dụng và ngân hàng tại Việt Nam đã tìm cách che giấu các nợ xấu hoặc báo cáo số nợ xấu thấp hơn thực trạng. Đó là kết luận được ông Nguyễn Hữu Nghĩa, chánh thanh tra cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, đưa ra trong buổi ...
Nợ xấu 202.000 tỉ đồng!Thanh Niên
Nợ xấu chiếm 8,6% tổng dư nợSài gòn Giải Phóng
Nợ xấu ngân hàng VN 'gần 10 tỷ USD'BBC Tiếng Việt
Đài Truyền Hình Việt Nam -Dân Trí -Đài Tiếng Nói Việt Nam
Một số các tổ chức tín dụng và ngân hàng tại Việt Nam đã tìm cách che giấu các nợ xấu hoặc báo cáo số nợ xấu thấp hơn thực trạng. Đó là kết luận được ông Nguyễn Hữu Nghĩa, chánh thanh tra cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, đưa ra trong buổi ...
Nợ xấu 202.000 tỉ đồng!Thanh Niên
Nợ xấu chiếm 8,6% tổng dư nợSài gòn Giải Phóng
Nợ xấu ngân hàng VN 'gần 10 tỷ USD'BBC Tiếng Việt
Đài Truyền Hình Việt Nam -Dân Trí -Đài Tiếng Nói Việt Nam
- Nợ xấu ngân hàng VN ‘gần 10 tỷ USD’ — (BBC). - Nợ xấu ngân hàng, con số nào chính xác nhất? – (Bùi Văn Bồng). - Nợ xấu ngân hàng 202.000 tỉ đồng (Bee). - Phỏng vấn quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN: Nợ xấu 202.000 tỉ đồng! (TN). - Ngân hàng che dấu gần 100 ngàn tỷ đồng nợ xấu (RFA). - Nợ xấu 202.000 tỉ đồng! (TN). - Báo cáo 117.000 tỉ đồng, thanh tra ra gấp đôi (TT).
- Chuyên gia ngân hàng tư vấn gửi tiết kiệm hiệu quả (VTC).
Thế nào là "phiến diện" Khi sự thực không chịu phơi bày?(Tamnhin.net) - Trong những ngày qua, có khá nhiều bài viết dẫn ý kiến của các chuyên gia về tăng trưởng ở 6 tháng cuối năm hoặc nền kinh tế đã chạm đáy hay chưa chạm đáy. Và cho rằng đây là những ý kiến phiến diện. Nhưng câu hỏi được đặt ra thế nào là "phiến diện" khi sự thực lại không chịu phơi bày mà cứ "mờ ảo" kiểu phim ảnh 3D?
-NHNN: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống là 8,6% -(Gafin) - Thanh tra NHNN cũng cho biết không cần 100 nghìn tỷ đồng tiền mặt để lập công ty mua bán nợ xấu do có thể sử dụng các công cụ tài chính.
Theo báo cáo về thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) vừa được thanh tra Ngân hàng Nhà nước công bố, đến ngày 31/5, nợ xấu theo các TCTD báo cáo là hơn 117 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng.
Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với gần 1,01 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 TCTD của Việt Nam (chiếm tới 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD này), đến ngày 31/3, nợ xấu của các TCTD là hơn 202 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ.
Theo thanh tra NHNN, nợ xấu theo kết quả giám sát cao hơn nợ xấu theo báo cáo của các TCTD tại thời điểm tháng 3/2012 là do 3 nguyên nhân.
Thứ nhất, khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các TCTD là khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD.
Thứ hai, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro.
Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.
"Do các nguyên nhân trên, nợ xấu do TCTD báo cáo thường thấp hơn nợ xấu theo kết quả giám sát TCTD và còn thấp hơn nữa so với nợ xấu theo kết quả thanh tra tại chỗ của NHNN. Kết quả thanh tra tại chỗ vừa qua đối với một số NHTM cổ phần yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại cho thấy nợ xấu thực tế của các TCTD cao hơn nhiều số hiện báo cáo của TCTD", báo cáo cho hay.
Liên quan đến thống tin một số tổ chức quốc tế đánh giá nợ xấu của Việt Nam trên 10% tổng dư nợ tín dụng, thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho rằng, các tổ chức quốc tế đưa ra kết quả ước đoán nợ xấu toàn hệ thống TCTD có thể dựa vào hệ thống tiêu chí phân loại nợ riêng hoặc trên kết quả đánh giá của một số ngân hàng được chọn mẫu hoặc ngoại suy có tính đến xếp loại tín nhiệm quốc gia.
"Tình trạng tồn tại nhiều con số về nợ xấu không phải là vấn đề riêng có ở Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu nợ xấu chính thức của toàn hệ thống ngân hàng do cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng công bố và được chấp nhận do được giải thích rõ ràng và pháp luật quy định cụ thể về phương pháp phân loại nợ", thanh tra Ngân hàng Nhà nước nêu rõ.
Ngoài ra, về đề án thành lập công ty mua bán nợ, thanh tra NHNN cho biết mọi vấn đề đang dừng ở nghiên cứu, chưa báo cáo Chính phủ chính thức về đề án này. Vị này cũng khẳng định, không cần đến 100 nghìn tỷ đồng tiền mặt để giải quyết nợ xấu bởi lẽ có thể sử dụng các công cụ tài chính để xử lý nợ xấu nữa..-
-- “Trần tình” nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước (VnEco). - Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về ‘độ vênh’ nợ xấu (TP). - Nợ xấu ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng (VnEco). - Nhiều ngân hàng giấu, báo cáo sai về nợ xấu (VNN). - Nợ xấu ngân hàng: Con số chính xác nằm ở đâu? (TTXVN).
-Nợ có khả năng mất vốn chiếm khoảng 40% nợ xấu
Dư nợ bất động sản đến cuối tháng 5 là 197 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, theo cơ quan giám sát của NHNN.
-Bad debt (Giang Le)
Gần đây vấn đề nợ xấu bỗng trở thành tâm điểm của giới làm chính sách và báo chí, gần như lấn át toàn bộ các sự kiện kinh tế không kém phần quan trọng khác. Tôi không rõ có phải ai đó muốn lái dư luận về hướng này hay không và với chủ đích gì, bởi vậy tôi không muốn nhảy vào cuộc tranh luận này. Tuy nhiên đọc qua nhiều bài báo gần đây về nợ xấu tôi nghĩ nhiều người nói về vấn đề này nhưng có lẽ không hiểu rõ bản chất của nó nên thấy cần làm rõ một số điểm thuần tuý về mặt học thuật. Bản thân tôi không phải chuyên gia về lĩnh vực này, những gì tôi viết dưới đây chỉ từ tìm hiểu cá nhân chủ yếu từ internet. Bởi vậy nếu có thiếu xót hoặc không chính xác/cập nhật rất mong các bạn góp ý.
Cũng như các loại hình kinh doanh khác, hoạt động ngân hàng luôn có rủi ro. Hai loại rủi ro quan trọng nhất (nhưng không phải duy nhất) mà các ngân hàng phải đối mặt và xử lý hàng ngày là liquidity risk và credit risk. Liquidity risk liên quan đến khả năng chi trả những liabilities ngắn hạn trong khi asset của ngân hàng thường có thời gian đáo hạn dài hơn. Bài viết này sẽ không đề cập đến loại rủi ro này mà chỉ tập trung vào loại rủi ro thứ hai là credit risk.
Khi các ngân hàng cho vay, credit risk là rủi ro khách hàng của họ không trả được nợ (đúng hạn và/hoặc vỡ nợ hoàn toàn). Rủi ro này lại được chia thành hai loại: expected và unexpected. Unexpected risk là những rủi ro mà ngân hàng không thể lường trước được và được họ phòng ngừa bằng chính số vốn chủ sở hữu của mình. Ở đây cần hiểu khái niệm "phòng ngừa" theo nghĩa nếu loại rủi ro này xảy ra thì ngân hàng có đủ năng lực tài chính để hấp thu số lỗ mà không hề hấn gì đến khả năng chi trả các liabilities của họ. Nói cách khác vốn chủ sở hữu là một buffer (bộ đệm an toàn) của một ngân hàng đối với unexpected risk. Trong trường hợp expected risk, nghĩa là rủi ro khách hàng không trả được nợ mà ngân hàng có thể dự đoán được dựa vào kinh nghiệm và các mô hình đánh giá rủi ro (credit risk model), buffer tương ứng thường được gọi là loan loss provisions/reserve (dự phòng rủi ro). Hai loại buffer này và mức độ rủi ro tương ứng được Cavallo và Majnoni mô tả bằng hình vẽ dưới đây:
Buffer thứ nhất, vốn chủ sở hữu, là tâm điểm của các qui định quản lý ngân hàng như Basel I, II, cũng sẽ không được bàn thêm trong bài viết này. Buffer thứ hai, liên quan đến vấn đề nợ xấu, lại được chia thành 2 phần: general và specific provisions. [Lưu ý: đồ thị bên trên gộp cả 2 phần này thành General Provisions trong đoạn OA]. Specific provisions là phần trích lập dự phòng cho từng khoản vay cụ thể, ví dụ khoản vay $100m cho khách hàng X nếu bị liệt vào nhóm "doubtful debt" (nhóm 4) thì theo Quyết định 493/2005/QD-NHNN phải trích dự phòng $50m (50% giá trị vay, giả sử không có thế chấp). Rõ ràng với những khoản vay đã bị nghi ngờ khả năng chi trả như vậy thì rủi ro là expected cho nên số tiền trích lập dự phòng này phải được xếp vào buffer thứ hai.
Trước QĐ 493, VN như nhiều nước đang phát triển khác, chỉ qui định specific provisions, nghĩa là chỉ yêu cầu ngân hàng phải trích lập dự phòng cho những khoản vay có dấu hiệu hoặc đã có vấn đề về khả năng chi trả. Từ QD 493 về sau các ngân hàng VN phải trích lập thêm 0.75% cho tất cả các khoản vay ngay khi giải ngân cho khách hàng. Phần trích lập dự phòng này gọi là general provisions và được coi như là một phần buffer cho expected risk dựa theo kinh nghiệp (thống kê) về tỷ lệ mất vốn của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Tuy nhiên vì những rủi ro này vẫn không chắc chắn (uncertain) vì chỉ dựa vào kinh nghiệm nên một số nước cho phép các ngân hàng gộp phần general provisions này vào vốn chủ sở hữu (thường là tier 2 capital). Tôi không rõ VN qui định về vấn đề này thế nào, bạn nào biết làm ơn viết lại dưới phần comment.
(Còn tiếp)
Cũng như các loại hình kinh doanh khác, hoạt động ngân hàng luôn có rủi ro. Hai loại rủi ro quan trọng nhất (nhưng không phải duy nhất) mà các ngân hàng phải đối mặt và xử lý hàng ngày là liquidity risk và credit risk. Liquidity risk liên quan đến khả năng chi trả những liabilities ngắn hạn trong khi asset của ngân hàng thường có thời gian đáo hạn dài hơn. Bài viết này sẽ không đề cập đến loại rủi ro này mà chỉ tập trung vào loại rủi ro thứ hai là credit risk.
Khi các ngân hàng cho vay, credit risk là rủi ro khách hàng của họ không trả được nợ (đúng hạn và/hoặc vỡ nợ hoàn toàn). Rủi ro này lại được chia thành hai loại: expected và unexpected. Unexpected risk là những rủi ro mà ngân hàng không thể lường trước được và được họ phòng ngừa bằng chính số vốn chủ sở hữu của mình. Ở đây cần hiểu khái niệm "phòng ngừa" theo nghĩa nếu loại rủi ro này xảy ra thì ngân hàng có đủ năng lực tài chính để hấp thu số lỗ mà không hề hấn gì đến khả năng chi trả các liabilities của họ. Nói cách khác vốn chủ sở hữu là một buffer (bộ đệm an toàn) của một ngân hàng đối với unexpected risk. Trong trường hợp expected risk, nghĩa là rủi ro khách hàng không trả được nợ mà ngân hàng có thể dự đoán được dựa vào kinh nghiệm và các mô hình đánh giá rủi ro (credit risk model), buffer tương ứng thường được gọi là loan loss provisions/reserve (dự phòng rủi ro). Hai loại buffer này và mức độ rủi ro tương ứng được Cavallo và Majnoni mô tả bằng hình vẽ dưới đây:
Buffer thứ nhất, vốn chủ sở hữu, là tâm điểm của các qui định quản lý ngân hàng như Basel I, II, cũng sẽ không được bàn thêm trong bài viết này. Buffer thứ hai, liên quan đến vấn đề nợ xấu, lại được chia thành 2 phần: general và specific provisions. [Lưu ý: đồ thị bên trên gộp cả 2 phần này thành General Provisions trong đoạn OA]. Specific provisions là phần trích lập dự phòng cho từng khoản vay cụ thể, ví dụ khoản vay $100m cho khách hàng X nếu bị liệt vào nhóm "doubtful debt" (nhóm 4) thì theo Quyết định 493/2005/QD-NHNN phải trích dự phòng $50m (50% giá trị vay, giả sử không có thế chấp). Rõ ràng với những khoản vay đã bị nghi ngờ khả năng chi trả như vậy thì rủi ro là expected cho nên số tiền trích lập dự phòng này phải được xếp vào buffer thứ hai.
Trước QĐ 493, VN như nhiều nước đang phát triển khác, chỉ qui định specific provisions, nghĩa là chỉ yêu cầu ngân hàng phải trích lập dự phòng cho những khoản vay có dấu hiệu hoặc đã có vấn đề về khả năng chi trả. Từ QD 493 về sau các ngân hàng VN phải trích lập thêm 0.75% cho tất cả các khoản vay ngay khi giải ngân cho khách hàng. Phần trích lập dự phòng này gọi là general provisions và được coi như là một phần buffer cho expected risk dựa theo kinh nghiệp (thống kê) về tỷ lệ mất vốn của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Tuy nhiên vì những rủi ro này vẫn không chắc chắn (uncertain) vì chỉ dựa vào kinh nghiệm nên một số nước cho phép các ngân hàng gộp phần general provisions này vào vốn chủ sở hữu (thường là tier 2 capital). Tôi không rõ VN qui định về vấn đề này thế nào, bạn nào biết làm ơn viết lại dưới phần comment.
(Còn tiếp)
Petro Vietnam đã khắc phục hàng nghìn tỷ đồng chi sai- Petro Vietnam đã khắc phục hàng nghìn tỷ đồng chi sai (VnEco).
“Ông lớn” khởi động giảm lãi suất các khoản vay cũ
Quỹ ngoại rút bớt vốn khỏi thị trường cổ phiếu Việt Nam
- Bồi thường vì… xài điện quá ít? (Petrotimes).
EVN trần tình về vị trí độc quyền trong thị trường điện
(VEF.VN) - Ông Dương Quang Thành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định, cơ cấu thị trường điện là do Chính phủ quyết định, EVN không thể có ảnh hưởng hoặc tác động đến kết quả thị trường điện được.
- Sau thanh tra, PVN nộp lại hơn 1.900 tỷ đồng (Khampha.vn).
Vốn trong dân vẫn ở trạng thái “phòng thủ”
Tăng trưởng tín dụng âm nhưng ngân hàng vẫn lãi ?
- Tìm vốn phi ngân hàng (SGTT).
- Một số chỉ tiêu về hoạt động của hệ thống NHTM và các TCTD đến 30-4-2012 (VF).
- Vàng lình xình, chưa có bước đi cụ thể (Tầm nhìn). - Giá vàng trong nước đắt hơn thế giới 2,1 triệu đồng (TTXVN).
Dân Việt Nam hoang mang vì có tin sắp “đổi vàng”
Sẽ đổi vàng như đổi tiền
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ thực hiện chuyển đổi vàng phi SJC sang vàng SJC. Cách chuyển đổi tương tự như đổi tiền, không giới hạn thời gian chuyển đổi và không gây thiệt hại cho người dân.
- Vàng đã hết thời vàng son?. - Trăn trở với chuyện “độc quyền” (LĐ). - Doanh nghiệp vàng xếp hàng chờ được… ‘biến tướng’ (VTC). - Giá vàng thế giới lao dốc, trong nước giảm nhỏ giọt (NLĐ).
- Phiên họp lần thứ nhất Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia (TS).
- Phóng sự của phóng viên Đỗ Hùng về chuyến đi vào vùng đất nhiểm xạ chết người Chernobyl: Chernobyl hành trình vào vùng đất chết – Hành trình vào vùng đất chết- Kỳ 2: Hiểm họa tiềm tàng – Hành trình vào vùng đất chết – Kỳ 3: Nơi giáo đường vắng – Hành trình vào vùng đất chết – Kỳ 4: Lũ cá khổng lồ và thành phố ma(TN). Mời xem lại: Thưa Chủ tịch nước: Điện hạt nhân không thể tuyệt đối an toàn được ! Hay là Huyền thoại điện hạt nhân an toàn tuyệt đối! (BoxitVN).
- Ra kết luận nhiều cuộc thanh tra lớn (CP). - Sẽ xử lý cán bộ tăng tài sản mà không giải trình hợp lý (VNE). - Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi hơn 1.500 tỷ đồng (Thanhtra). -Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 1.503 tỷ đồng, 48 ha đất từ 6 cuộc thanh tra (SGGP).
- Chứng khoán giữ vững đà tăng, thanh khoản cải thiện (TN). - Chứng khoán nhọc nhằn tăng điểm (VnMedia). - Chứng khoán chiều 12/7: Kéo mạnh trên HNX (VnEco). - Thị trường đi lên nhưng thanh khoản vẫn ở mức thấp (TTXVN). - Chứng khoán tăng phiên thứ hai liên tiếp (TT).
- Cần những giải pháp, chính sách đặc biệt cho doanh nghiệp (Petrotimes).
- Tiến sĩ Bùi Kiến Thành: Bất động sản khó phục hồi năm nay (Petrotimes).
- Áp lực nợ nần khiến Quốc Cường Gia Lai ‘xui xẻo’ tới mức nào? (ĐV).
- Giá hàng hóa tăng cao do khâu trung gian. - Giảm giá, không phải bền vững! (ĐV).
- Gà giá rẻ Trung Quốc đe dọa ngành chăn nuôi (ĐV).