Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Những hỏa mù trong canh bạc

28 June 2012

T/S Alan Phan

Gần đây tôi từ chối không nhận làm diễn giả cho nhiều hội thảo về tài chánh hay kinh tế vì tôi nghĩ rằng các thân hữu trong đám khán thính giả có lẽ biết nhiều hơn tôi về thực trạng hàng ngày của nền kinh tế xứ này. Họ phải đối diện với sự thật và phải tìm giải pháp cụ thể cho cá nhân, nhân viên và khách hàng; vài lý thuyết hay vài câu khích lệ không giúp họ được gì. Trong khi đó, đám chuyên gia trên tháp ngà như tôi thì lại tùy thuộc vào những số liệu vô cùng mâu thuẫn của nhiều cơ quan công và tư để phân tích và tìm kết luận. Rác đầu vào, rác đầu ra. Dị ứng với rác, tôi nghĩ im lặng là thái độ hợp thời.

 

Lấy những thảo luận về tái cấu trúc ngân hàng làm thí dụ. Tôi tin rằng ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) cũng không nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại. Ông Thống Đốc vừa tuyên bố là khoảng 10% dư nợ thì vài ngày sau đó, con số thống kê của NHNN là 4.6% . Trong khi đó, Fitch Rating đưa ra con số 13% chưa tính nợ xấu từ các doanh nghiệp nhà nước (chỉ Vinashin và Vinalines đã tổng cộng đến 6 tỷ USD). Một tư liệu của một ngân hàng tư nhân cho một ước tính không kiểm chứng được là 27%.

 

Lập một công ty mua bán nợ xấu mà không biết số nợ là bao nhiêu; rồi chưa chắc là bán cho ai với giá như thế nào, thì chỉ có các đầu óc siêu việt mới dám kinh doanh kiểu này.

 

Một yếu tố khác không ai rõ là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Có nhiều xếp hạng 1, 2, 3, 4 gì đó, nhưng NHNN chi viện thường trực nên thứ hạng có thể thay đổi theo ngày theo giờ. Chánh sách khoanh giãn nợ vừa ban hành làm bức tranh mờ tối thêm. Rồi lượng tiền 300 ngàn tỷ NHNN vừa bơm ra đã chạy về đâu? Nếu dùng để mua nợ xấu thì lập thêm một công ty mua bán nợ xấu phải chăng là để hợp thức hóa số tiền đã sử dụng hay là một thủ thuật khác cho dòng tiền chạy quanh và biến mất?

 

Một câu hỏi khác là NHNN có biện pháp và khả năng điều tra những sở hữu chéo của các cổ đông lớn kiểm soát ngân hàng và các công ty con của họ? Những tin đồn trên mạng Internet nêu đích danh những chủ ngân hàng rút ruột ngân hàng của mình (thực sự là OPM của khách hàng) và của nhà nước bằng những giao dịch “ảo” (tôi cho anh vay, anh cho thằng B vay, thằng B cho thằng C vay, rồi C quay lại cho tôi vay). Cứ mỗi lần tiền đổi tay, chúng ta lại thu thêm một số tiền phí và hoa hồng. Sau một hồi, khi tiền hết thì ngân hàng mất thanh khoản; nhưng may thay, đã có NHNN nhẩy vào mua các nợ xấu. Một công ty công cộng nhỏ ở Mỹ (các blue chips thì chắc chắn không dám) mà xoay tiền lối này qua các giao dịch chéo giữa những đối tác sẽ bị huýt còi và điều tra ngay.

 

Khi Cơ Quan Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve) in tiền để cứu viện qua các gói QE 1, QE 2 hay Twist, họ phải được sự chấp thuận của Quốc Hội qua những cuộc điều trần trực tiếp chiếu trên các mạng truyền thông đại chúng. Ngược lại, tôi có cảm giác là các quan chức và chuyên gia VN cố tình đưa ra những con số rất đối nghịch với mục đích làm rối mù thực tại, khiến không ai có thể rút ra một kết luận chính xác hay hợp lý. Càng nhiều phân tích bình luận, càng dễ làm người quan tâm lạc lối và cuối cùng quay qua đọc các bài hay các hình ảnh về siêu sao hay đại gia, dễ hiểu hơn.

 

Một cách giữ niềm tin khác cho khách hàng (người dân, nhà đầu tư nội ngoại, cơ quan thẩm định, các mạng truyền thông…) là sự thẳng thắn trả lời những tin đồn và đưa ra bằng chứng về sự sai lầm của những tin đồn này. Nếu tin đồn đúng thì phải công nhận và đưa ra các giải pháp cụ thể cho công chúng tường tận. Giấu diếm che đậy chỉ làm tin đồn lạm phát và tiếng nói chánh thức của nhà nước bị nghi ngờ và chế diễu.

 

Hiện nay, tin đồn lớn nhất trong giới tài chánh là dư nợ nhiều ngân hàng phần lớn là cho các công ty con của các cổ đông lớn vay. Số nợ của một vài cá nhân còn cao hơn dư nợ của nhiều ngân hàng nhỏ và khi NHNN chi viện, tiêu chí nào đã được dùng để bơm tiền?

Bất cứ ai truy tìm trên Net cũng đều biết về các tin đồn này. Một cuộc họp báo về các tin đồn sẽ gây dựng niềm tin nơi công chúng nhiều hơn là các cuộc điều trần tại quốc hội.

 

Do đó, khi các bạn BCA hỏi tôi về tình hình hiện tại hay dự đoán tương lai về nền kinh tế này, hay về các tin đồn trên mạng, tôi im lặng vì thực sự tôi không “biết” hay “đoán” được gì. Nếu đây là ý định của những vị lãnh đạo và nhóm lợi ích, thì các hỏa mù họ tung ra đã thành công. Kế hoạch nhiễu thông tin này tạo nên một “bất ổn” (uncertainty) khiến các thành phần kinh tế “bất động” và những người trong cuộc (insiders) có thể lợi dụng tình thế để thâu tóm, khởi động hay đầu cơ rất hiệu quả.

 

Cái giá phải trả là sự khốn đốn của mọi người ngoài cuộc.

@- Những hỏa mù trong canh bạc (Alan Phan).

Nợ xấu ngân hàng: Con số mà biết nói năng…

Sự hoảng hốt liên tiếp được ném vào đám đông. Giá như con số mà biết nói năng, nhiều người đỡ phải giật mình.

Hồi tháng 4/2012, tổng giám đốc một doanh nghiệp tại Tp.HCM có gửi thư hỏi: “Tình hình vĩ mô có vẻ xấu vậy em? Nợ xấu ngân hàng tăng như vậy, có nguồn nào để tham khảo cho chính xác không?”.

Theo chủ quan, người viết trấn an rằng nợ xấu hệ thống hiện chỉ khoảng 3,4% “thôi”. Sự trấn an này gặp phản biện: “Mới rồi Fitch nói là hơn 12% thì sao?”. Vênh lớn như vậy do theo chuẩn quốc tế hoặc nội địa.

Thế rồi, chiều 7/6/2012, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu tới 10%. Công chúng xôn xao.

Nguyên văn Thống đốc Bình nói như sau: “Về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, theo số liệu của nhiều bên đánh giá khác nhau, nhưng số liệu đánh giá của Ngân hàng Nhà nước nợ xấu của ngân hàng tính chung trong toàn hệ thống tăng từ 6% toàn hệ thống đến mức 10% toàn hệ thống. Với nợ xấu lớn như vậy làm cho chi phí vốn các ngân hàng thương mại phải gánh 10% nợ xấu cho nên chi phí vốn thực tế của các ngân hàng vẫn còn cao”.

Lần đầu tiên con số 6% và 10% nợ xấu ngân hàng được đưa ra chính thức, chính nguồn như vậy. Ngay sau đó, có ý kiến bình luận rằng Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã dũng cảm đưa ra con số đó, nhìn thẳng vào sự thực.

Còn với công chúng, sự thực nên được hiểu như thế nào? Các con số 3,2% đầu năm và 3,6% tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo và đưa ra (ngày 11/4/2012) cũng thực thì sao?

Một sự hốt hoảng được ném vào đám đông, cho đến nay chưa có một sự giải thích chính thức nào. Nhưng có thể ngầm hiểu, sự chênh lệch rất lớn đó đều có chung một sự thực: là một, chỉ khác về sự phân loại hay theo tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế hay của Việt Nam mà thôi. Nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa nêu cụ thể sự khác biệt về các chuẩn đó, và tại sao vừa mới nói theo chuẩn này nay lại theo chuẩn khác. Và tóm lại, nên theo chuẩn nào?

Chưa hết, cũng tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp vừa qua, trả lời chất vấn bằng văn bản, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: tính đến ngày 30/4/2012, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 108,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28,18 nghìn tỷ đồng (35%) với tốc độ tăng trung bình 8,6%/tháng, cao hơn so với mức tăng bình quân cùng kỳ năm trước.

Với dữ liệu trên, tính theo tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đến tháng 4/2012, lượng nợ xấu trên chiếm khoảng 4,15%. Lại thêm một con số nữa, và lần này chắc là phân loại theo chuẩn Việt Nam.

Là một, nhưng có hai cách thể hiện. Nhưng mỗi cách có thể mang một hàm ý khác nhau.

Thứ nhất, nếu theo chuẩn quốc tế, nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở khoảng 10%, là rất lớn khiến các nhà băng nặng gánh thêm chi phí và khó giảm lãi suất được nhanh và mạnh như mong muốn (dù cách nói này vấp phải phản ứng của dư luận, rằng người vay đang phải gánh một phần chi phí cho nợ xấu cho ngân hàng?).

Thứ hai, cũng là một cách nói, theo chuẩn Việt Nam, nợ xấu chỉ khoảng hơn 4%, vẫn yên tâm vì trong tầm kiểm soát (?).

Sử dụng cách nói nào tùy thuộc vào mục đích của người nói, gắn với tình huống cụ thể. Với thị trường, nên chăng thống nhất một cách cho dễ hiểu, đỡ phải hoảng hốt.

Chưa hết, những ngày này các dòng chảy thông tin lại xôn xao con số về dư nợ cho vay bất động sản.

Đầu tuần này, một số báo dẫn nguồn báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nêu: tính đến cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng.

Thêm một sự hoảng hốt ném vào đám đông. Bởi lẽ, cuối năm 2011 con số mà các cơ quan chức năng đưa ra chỉ quanh mức 200.000 tỷ đồng.

Hay một tham khảo khác, cũng tại buổi họp báo ngày 11/4/2012, dữ liệu được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra là: dư nợ cho vay lĩnh vực không khuyến khích cuối tháng 12/2011 chiếm tỷ trọng trên 11%. Theo đó, một tính toán tương đối cho thấy, con số dư nợ ở lĩnh vực này là khoảng 275.000 tỷ đồng, trừ đi phần dư nợ cho vay chứng khoán cũng nằm trong rổ không khuyến khích (chiếm khoảng 3% tổng dư nợ), thì số còn lại khoảng 200.000 tỷ đồng; trừ đi phần của tín dụng tiêu dùng nữa, chênh lệch không lớn.

Thế nhưng, khi so với con số 348.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bất động sản cuối năm 2011 dẫn nguồn báo cáo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì đã có một sự chênh lệch quá lớn.

Ở đây, con số biết nói và nói lên nhiều điều. Giả sử 348.000 tỷ đồng dư nợ bất động sản cuối 2011 là thực, nó đã chiếm tới gần 14% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Câu chuyện liên quan ở tình huống này là giới hạn tỷ trọng tín dụng phi sản xuất 16% cuối năm 2011 liệu có được thực hiện nghiêm và chính xác hay không?

Hay sự thiếu thống nhất, nhiễu số liệu như những tình huống trên dễ dẫn đến nghi ngại về tính xác thực, mà phía sau đó là phản ứng của thị trường, có thể là cả lợi ích của các nhà đầu tư.

Như vừa mời đây thôi, có nhà đầu tư nào bị ngã ngửa khi chỉ sau vài tháng thông tin nợ xấu của Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) từ 4,69% vọt lên 16,06%, và khi sự thực lộ ra họ không kịp trở tay?

 

-Sự thật nợ BĐS: Rùng mình những con số Stockbiz

 

Những bất cập quá lớn về sự khác biệt số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài nghi: 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng.

Những con số biết nói

Chỉ đến cuối quý II/2012, những con số có tính xác thực nhất về nợ và nợ xấu bất động sản mới được công bố. Một báo cáo "bất ngờ" của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã cung cấp cho giới đầu tư, và đặc biệt là người dân, một cái nhìn toàn diện hơn nhiều về thực trạng này.

Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng. Theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, con số này vượt hơn 1,8 lần so với con số đã được các ngân hàng công bố trước đây, tức khoảng xấp xỉ 200.000 tỷ đồng. Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước chính là hai địa chỉ đã phát ra con số ước đoán chưa thể trọn vẹn ấy.

Cũng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, số nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số liệu do chính các ngân hàng này thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là trong một thời gian khá dài, từ tháng 6/2011 - thời điểm lần đầu tiên diễn ra "biến động" trong hệ thống ngân hàng về tình trạng nợ xấu, khi khối ngân hàng buộc phải kéo giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 22% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, cho đến gần đây hầu hết các ngân hàng vẫn cố ém nhẹm con số dư nợ cho vay thực tế và kéo theo đó là tỷ lệ nợ xấu mà đã trở nên nguy hiểm đối với họ.

Không quá trái ngược với những đồn đoán của dư luận giới đầu tư, BIDV đã trở thành "quán quân" về dư nợ cho vay xây dựng - hơn 42.000 tỷ đồng. Tiếp theo đó là Ngân hàng Vietinbank - 41.000 tỷ đồng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay bất động sản và xây dựng chiếm 14% trong tổng dư nợ. ACB và Sacombank cũng nằm trong danh sách "top 10".

Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á - 26%. Còn SHB cũng có tỷ lệ cho vay xây dựng và bất động sản chiếm đến 18% tổng dư nợ cho vay.

Rõ ràng, những tỷ lệ trên không thể được coi là an toàn so với điều mà các ngân hàng thường tuyên bố - tỷ lệ an toàn cho phép chỉ từ 3-5%. Rải rác trong những công bố và báo cáo trước đây, ngoại trừ Agribank thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trên 6%, còn các ngân hàng khác đều không chấp nhận thực tại như những gì đã xảy ra.

Tuy vậy, thời gian gần đây lại xuất hiện một ước đoán từ giới chuyên gia ngân hàng. Theo đó, có khả năng đến 50% nợ bất động sản và xây dựng đang có nhiều triển vọng trở thành nợ khó đòi. Cũng có nghĩa là một nửa trong số nợ bất động sản có khả năng không cánh mà bay.

Cũng trong báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tổng giá trị các khoản cho vay vào hai lĩnh vực bất động sản và xây dựng của 10 ngân hàng có số dư nợ lớn nhất được thống kê là 147 nghìn tỷ, bằng khoảng 73% dư nợ bất động sản được các ngân hàng báo cáo cuối năm 2011. Nếu so với con số điều chỉnh của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ này chiếm 42%.

Như vậy, nếu tính đúng và đủ trên cơ sở con số 348.000 tỷ đồng dư nợ bất động sản mà Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố, khoản dư nợ bất động sản của 10 ngân hàng trên phải là 254.000 tỷ đồng, chứ không chỉ là 147.000 tỷ đồng theo báo cáo của ngân hàng.

Có một chi tiết trùng hợp khá ngẫu nhiên nhưng lại rất đáng so sánh: 254.000 tỷ đồng trên lại đúng bằng con số dư nợ cho vay bất động sản mà một vài quan chức, trong một vài thông tin không chính thức, công bố vào thời điểm cuối năm 2011. Sự trùng hợp này cho thấy nhiều khả năng vẫn còn khoảng 1/3 số dư nợ không có địa chỉ rõ ràng.

Tỷ lệ nợ xấu bất động sản, bao nhiêu?

Bất động sản - một lĩnh vực lớn chi phối nền kinh tế quốc dân, đang diễn ra tình trạng mông lung hết sức khó hiểu, ít nhất trên bình diện những con số. Từ quý IV năm ngoái, TS. Lê Xuân Nghĩa - khi đó là Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đã tuyên bố ngay cả ủy ban này và Ngân hàng Nhà nước đều không nắm rõ được con số nợ xấu và dư nợ cho vay bất động sản thực tế là bao nhiêu. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ít nhất hai lần yêu cầu các ngân hàng báo cáo về hiện trạng nợ và nợ xấu, nhưng cuối cùng vẫn chưa có một con số cụ thể cuối cùng đưa ra và chưa có ngân hàng nào bị điểm mặt.

Vào cuối tháng 5/2012, điều đáng ngạc nhiên khi công bố trước Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ lệ nợ xấu đã lên đến 10% chẵn, so với con số chỉ 3,4% cũng công bố trước Quốc hội vào 11/2011. Như vậy, chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã tăng gấp ba lần mà không có một lần thông tin về sự tăng bất thường này.

Những bất cập quá lớn về sự khác biệt số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài nghi: 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng.

Nếu có thể, cũng nên tham khảo đánh giá của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là Fitch Ratings. Từ tháng 6/2011, khi Ngân hàng Nhà nước chỉ thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vào khoảng 3,2%, Fitch đã công bố tỷ lệ này lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số của các cơ quan hữu trách Việt Nam. Còn giờ đây, với tỷ lệ nợ xấu 10% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, chẳng lẽ tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn nhiều?

50%, tức khoảng 125.000 tỷ đồng, có khả năng "biến mất" từ con số dư nợ cho vay bất động sản, có thể chiếm đến 36% con số dư nợ 348.000 tỷ đồng do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố điều chỉnh.

Và nếu chiếu theo con số thực này cũng như khả năng không thể thu hồi 50% số nợ, có khả năng nào nợ xấu thực tế đối với bất động sản sẽ gấp 3,6 lần so với số liệu 10% đã báo cáo trước Quốc hội vào tháng 5/2012. Nếu đó là sự thật thì thật đáng báo động.

 

Sự thật nợ BĐS: Rùng mình những con số (VEF 5-7-12)

 

@ BL -Đại diện của… đại diện?! Trước những lo ngại về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với các cú “đắm tàu” của Vinashin, Vinalines… Bộ Tài chính đang dự thảo một đề án “cài người” vào DNNN để giám sát.

Cụ thể, theo thông báo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam sau cuộc họp Chính phủ tháng 6, dự kiến của Bộ Tài chính sẽ là trả lương cho công chức “nằm vùng” tại DNNN. Công chức này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, báo cáo mọi hoạt động, quyết định, diễn biến… của ban lãnh đạo DNNN nhằm phát hiện sớm các rủi ro cũng như các quyết định “liều” của những nhân vật như Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng…

Mới nghe thì có vẻ như đó là quyết sách mang tính đột phá, có thể giúp trấn an dư luận về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Song nếu nhìn lại thì các cơ chế đại diện, giám sát như thế đã triển khai nhiều lần mà chưa khi nào có sự đánh giá toàn diện cả.

Cụ thể, ngay Hội đồng Quản trị (HĐQT) - nay là Hội đồng Thành viên - tại DNNN thì đều là người của Nhà nước cử đến đại diện cho phần vốn của Nhà nước tại DNNN. Trong HĐQT một số DNNN lớn (như dầu khí) còn có thành viên là thứ trưởng đương chức; ngoài ra cơ cấu còn có phân công người giữ vị trí trưởng ban kiểm soát, tức là tất cả những con người này đều có nhiệm vụ theo dõi, bảo toàn và phát triển phần vốn của DNNN.

Hơn thế, ngoài các thiết chế thuộc về nội bộ DNNN, mới đây Bộ Tài chính còn lập ra một DN “đặc thù” chuyên giám sát và quản lý phần vốn tại DNNN theo mô hình DN, là SCIC. Loại DN này vừa cấp vốn theo hình thức đầu tư (thông qua mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn…), vừa cử người đến trực tiếp đại diện cho phần vốn của Nhà nước, có trường hợp còn kiêm luôn vị trí điều hành.

Tuy nhiều cơ chế “đại diện” như vậy, song vừa qua đã xảy ra hàng loạt “sự cố” gây mất vốn nhà nước mà nguyên nhân chính từ phía người “đại diện”. Nhà nước mất tiền, người “đại diện” bị đi tù hoặc truy nã, dân thì bức xúc… hết vụ nọ đến vụ kia nhưng rồi không ai chỉ ra đích danh nguyên nhân chốt của vấn đề. Đó chính là vì các vị “đại diện” đều không phải là người bỏ vốn ra kinh doanh nên vì nhiều lý do, họ đã không làm tốt chức năng đại diện một cách thực chất.

Vậy thì phương án “cài người” mà Bộ Tài chính đang dự kiến sẽ vẫn chỉ là một loại “bình mới, rượu cũ” mà thôi.

Phương án khả dĩ nhất vẫn là đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, đa dạng hóa thành phần các “ông chủ” của DNNN; áp đặt các phương thức công khai, minh bạch như các công ty đại chúng (loại đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán) để các nhà đầu tư nhỏ, dân chúng giám sát.

@ BL -Đại diện của… đại diện?!

- Lương chủ tịch tập đoàn 36 triệu/tháng (VNN). - Sếp tập đoàn nhận lương bao nhiêu? (VTC).

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng lãng phí giai đoạn 2012 – 2016 (Thanh tra)

- Tái cơ cấu nền kinh tế: Cần chọn những giải pháp khả thi (ĐĐK).
- Xử lý nợ xấu ngân hàng, cách nào? (ĐTCK).
- Ngân hàng đua nhau thay tổng giám đốc (DT).
- NHNN: TCTD không được gây đột biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (CafeF/SBV). - Lãi suất cho vay bất động sản giảm mạnh (DT).
- Sản xuất đình đốn, DN nợ gần 40.000 tỷ đồng thuế (Infonet). - DN khó khăn: Thất thu ngân sách hàng nghìn tỷ (VNN). - Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu 33.900 tỷ đồng (TTXVN).
- Bất cập, chồng chéo chính sách thuế (Sàn OTC). - 400.000 người được miễn thuế thu nhập cá nhân (VNE). - GDP tăng thấp: Lo ngân sách hao hụt (VNN). - DN nợ đọng thuế tới 42.000 tỷ đồng. - Ngân sách sẽ hụt 3.000 tỉ đồng vì miễn thuế thu nhập cá nhân (PetroTimes). - Khởi điểm chịu thuế TNCN: 9 triệu đồng/tháng (NLĐ). - Thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng được miễn thuế TNCN (DT). - Khoảng 400.000 người được miễn thuế (TN).

- 36.000 tỷ đồng hỗ trợ DN (VEF). - Hiệu quả tích cực từ việc miễn, giảm thuế: 36.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân (SGGP).

- TS. Vũ Đình Ánh: “Không nên xem xét lập công ty mua bán nợ ngân hàng”;  - “Phải có công ty mua bán nợ xấu làm “chim mồi” (VnEco).
- ‘Lãi suất dưới 13% khó đến tay doanh nghiệp’ (VNE).

- Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng SJC (LĐ). - Công bố 9 thủ tục kinh doanh, chế tác vàng (VOV). - ACB tạm ngưng huy động vàng (NLĐ).

- Mô hình tàu mẹ – tàu con đổ vỡ vì sao? (DT).


- Vì sao VNPT vay tiền Mỹ đầu tư cho Vinasat-2? (VnEco). VNPT chính thức khai thác, kinh doanh Vinasat-2

Xã hội thông tin
Đó là tuyên bố của ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tại lễ bàn giao Vinasat-2 diễn ra hôm nay. Theo ông Thống tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật của Vinasat-2 đều ...
Tuổi thọ vệ tinh Vinasat–2 được tăng thêm hơn 6 nămNhân Dân
Vì sao VNPT vay tiền Mỹ đầu tư cho Vinasat-2?VnEconomy
VNPT chính thức tiếp quản Vinasat - 2Đài Truyền Hình Việt Nam
Thanh Niên -Đài Tiếng Nói Việt Nam -VNExpress

- Bộ Tài chính lý giải về điều hành điện, xăng dầu (TP).

- Bộ Tài chính: “Điều hành xăng dầu vẫn là giải pháp tình thế” (SGTT). - Tam Thái: Petrolimex nhanh tay nhanh mắt, dân tình sướng như điên! (PNTD).  Petrolimex đang bị kiểm tra về “nghi án “né” thuế 64 tỷ đồng (PLTP).- Bộ Tài chính: Sẽ kiểm tra ‘nghi án’ né thuế của Petrolimex (ĐV). - Sẽ kiểm tra làm rõ có hay không việc Petrolimex lách luật (TN). - Nghi ngờ Petrolimex ‘né’ thuế tăng: Sẽ truy thu nếu sai(VTC). - “Cho DN xăng dầu định giá chỉ là giải pháp tình thế” (TTXVN). - Bộ Tài chính đang kiểm tra thông tin tránh thuế ở Petrolimex (VOV). - Petrolimex phản hồi nghi án né thuế (VTV). - Sẽ truy thu 64 tỷ đồng chênh lệch nếu Petrolimex sai (DT). - Petrolimex “kiếm lời” theo đúng luật (VnMedia). Petrolimex trần tình "nghi án" chiếm dụng hàng tỷ đồng tiền thuế

 

- Doanh nghiệp xăng dầu tự chịu khoản lỗ 5.000 tỷ (VOV). Doanh nghiệp xăng dầu tự chịu khoản lỗ 5.000 tỷ
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Trong năm 2012 và 2013, doanh nghiệp phải phấn đấu tiết kiệm chi phí, cải tiến công nghệ, tăng lợi nhuận. Trong trả lời báo chí về cách giải quyết khoản lỗ 5.000 tỷ của các DN kinh doanh xăng dầu còn treo lại, tại họp báo sáng 5/7 của Bộ Tài ...
Sẽ truy thu nếu Petrolimex sai phạmLao động
Giãn, giảm thuế nhưng vẫn đảm bảo cân đối ngân sáchBáo điện tử Chính phủ
Hiệu quả tích cực từ việc miễn, giảm thuế: 36.000 tỷ đồng hỗ trợ ...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
- DN vận tải biện lý do ‘trốn’ giảm giá (VEF).

 

-Thủ tướng yêu cầu khẩn cứu ngành chăn nuôi, thủy sản (PLTP). Doanh nghiệp “đòi” hủy “giấy phép con” của Tổng cục Thủy sản (PLVN). Đáng ngờ!

- Cứu ngành cá tra không thể chỉ bằng tiền (SGTT).Gần 90% doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại ĐBSCL yếu năng lực- Do năng lực chế biến, tài chính, thương mại… thấp kém đã khiến phần lớn doanh nghiệp đóng cửa, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.
“Nền kinh tế rơi vào suy giảm kép” (VnE 5-7-12) -- Ý kiến TS Trần Hoàng Ngân. GDP tăng thấp: Lo ngân sách hao hụt (VEF 5-7-12) -- Chuyện không phải dễ.


Thêm 20.000 tỉ đồng cho nông nghiệp (TT 5-7-12) -- Thủ tướng tuyên bố nghe sướng thiệt!  Vài chục ngàn tỉ cho doanh nghiệp!  Vài chục ngàn tỷ cho bất động sản!  Vài chục ngàn tỷ cho ngân hàng!  Vài chục ngàn tỷ cho nông nghiệp!  Tiền chùa hay kiếm ở đâu ra? (Ngân sách sẽ hụt 3.000 tỉ đồng vì miễn thuế thu nhập cá nhân (PetroTimes 5-7-12))

JPMorgan bị tố thao túng thị trường điện
JPMorgan bị tình nghi thao túng thị trường điện bang California và khu vực Trung Tây nước Mỹ, Reuters đưa tin ngày 4/7.

- Nhà Trắng muốn Trung Quốc nâng giá NDT hơn nữa (TTXVN). - Trung Quốc bắt đầu dự trữ chiến lược về đất hiếm  —  (RFI).  - Trung Quốc, châu Âu cắt lãi suất cho vay (VOA). - Trung Quốc ngày càng nhiều “tàu ma” (VnEco). - Các doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc “gặp hạn” (VnEco). Trung Quốc dựng "thành phố ma" ở châu Phi

Nó được coi là thành phố tuyệt đỉnh cho 50.000 người nhưng những hình ảnh kỳ quái dưới đây cho thấy đô thị hóa do Trung Quốc xây dựng đang có nguy cơ trở thành "thành phố ma" đầu tiên ở châu Phi như thế nào.

- Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc (Foreign Policy/ĐV).

Từ “trứng tên lửa” đến dự trữ than đá ngày càng phình to, nền kinh tế Trung Quốc đang nhấp nháy “báo động đỏ”.

Mặc dù triển vọng của Trung Quốc vẫn có thể là tích cực so với châu Âu, nhưng các con số thống kê cho thấy động cơ tăng trưởng của đất nước đã tuột khỏi hộp số. Các doanh nghiệp vay vốn ít hơn; sản xuất giảm sút; lãi suất đột ngột cắt giảm; nhập khẩu không tăng trưởng và tăng trưởng GDP được dự báo giảm mạnh. Các dấu hiệu trên cảnh báo Trung Quốc có thể rơi vào suy thoái.

 

Ảnh Foreign Policy

Hồi tháng 3/2012, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặt mục tiêu tăng trưởng 2012 là 7,5%, một con số bị cho là khá bi quan hồi đó, nhưng lại khá lạc quan vào thời điểm hiện nay. Nếu quả thực là như vậy, đây sẽ là tốc độ tăng trưởng hàng năm chậm nhất ở Trung Quốc kể từ năm 1990.

 

Các chỉ dẫn cụ thể cho thấy Trung Quốc đang trải qua một cái gì đó còn nhiều hơn suy thoái. Sau đây là 5 dấu hiệu cho thấy tình trạng bất ổn kinh tế ở Trung Quốc.

1. Chia tay với xe BMW

Gói kích thích 586 tỷ USD từng giúp Trung Quốc vượt qua được đợt suy thoái toàn cầu, nhưng chỉ tạm xoa dịu cơn đau triền miên của các chính quyền địa phương. Hiện thời, các địa phương  được yêu cầu phải trả nợ  và điều đó có nghĩa là phải thắt chặt chi tiêu hơn nữa.

 

Ảnh Foreign Policy

Những chiếc xe hạng sang mà các quan chức địa phương từng mua sắm ồ ạt trong những năm kinh tế phát triển bùng nổ sẽ là một trong những thứ đầu tiên bị bán đi. Thành phố Ôn Châu có kế hoạch bán đấu giá 80% xe công, tương đương với 1.300 xe hạng sang. Ngay cả hãng Ferrari cũng không giấu được vẻ lo lắng về sự suy thoái của thị trường Trung Quốc, không chỉ vì ”thiếu gia” Bạc Qua Qua (con trai Bạc Hy Lai) bị gạch tên trong danh sách các khách hàng tiềm năng.

 

Một vấn đề đang khiến cho các quan chức địa phương “đau đầu nhức óc” là nguồn thu từ bán đất đã khô kiệt, do các biện pháp của chính phủ trung ương nhằm làm nguội thị trường bất động sản quá nóng cũng như tình trạng thiếu hụt tiền mặt và niềm tin của khách hàng tiềm năng.

Trong tháng 6/2012, giá nhà ở trung bình của 100 thành phố lớn ở Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong vòng 9 tháng qua, nhưng vẫn giảm tới 1,9% so với năm cùng kỳ ngoái. Một số công sở có thể là nạn nhân đấu thầu tiếp theo, sau khi những chiếc xe công sang trọng được chuyển giao cho các chủ sở hữu tư nhân. Sau đó sẽ là thời kỳ “thắt lưng buộc bụng”, với các bữa tiệc chiêu đãi vốn cực kỳ hoành tráng ngày nào nay trở nên rất tầm thường, dân dã.

2. Bất ổn ở Quảng Đông

Cách đây hàng thập kỷ, các quan chức chính phủ cấp cao đã cảnh báo rằng suy giảm kinh tế có thể dẫn đến  tình trạng bất ổn xã hội. 

Ảnh Foreign Policy

Tốc độ tăng trưởng ngoạn mục Trung Quốc vốn duy trì hạnh phúc trong một khoảng thời gian nhất định cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, khi tăng trưởng GDP giảm xuống dưới 8% lần đầu tiên trong nhiều năm, cơ cấu xã hội của Trung Quốc có thể bị căng thẳng, đặc biệt là khi hàng ngàn, nếu không phải hàng triệu, người lao động di cư không có việc làm. Xuất khẩu hiện sụt giảm trông thấy và một số nhà máy đã phải chuyển từ chế độ làm việc 3 ca xuống 1 ca sản xuất cầm chừng.

 

Lao động nhập cư vốn “cung cấp dầu mỡ” cho động cơ tăng trưởng của Trung Quốc và rất quan trọng đối với ổn định của nước này. Sự bất mãn của lực lượng lao động đông đảo này có thể dẫn đến “sự cố hàng loạt” trên toàn Trung Quốc như những gì đã xảy ra ở tỉnh Quảng Đông.

3. Người giàu tính chuyện rời bỏ đất nước

Khi tình hình trở nên khó khăn, những người giàu thường có xu hướng xách vali đến sân bay và bay ra nước ngoài.

 

Ảnh Foreign Policy

Việc tiêu thụ hàng hóa xa xỉ ở Trung Quốc đã bắt đầu chậm lại trong năm nay. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người giàu Trung Quốc đã ngừng chi tiêu. Họ chỉ ngừng chi tiêu ở Trung Quốc mà thôi. Nhiều người giàu Trung Quốc đã mất niềm tin vào thị trường trong nước và bắt đầu đầu tư vào các tài sản chuyển đổi (ngoại tệ chẳng hạn), chứ không vào các tài sản cố định như bất động sản. 

Bây giờ họ đang đua nhau mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, một phần vì giá rẻ nhưng phần lớn là để bảo toàn tài sản trước khả năng bất ổn về chính trị-kinh tế ở trong nước. Một cuộc thăm dò dư luận hồi năm ngoái cho thấy hơn 50% số triệu phú ở Trung Quốc nghĩ đến việc rời bỏ tổ quốc và định cư vĩnh viễn ở nước ngoài.

 

Các công tố viên Trung Quốc cho biết gần 19.000 quan chức đã bị bắt trong 12 năm qua, khi họ tìm cách chạy trốn ra nước ngoài với số tiền khổng lồ kiếm được một cách bất hợp pháp.

Những người giàu Trung Quốc thường có quan hệ và ảnh hưởng mạnh mẽ với chính giới. Nếu Trung Quốc thực sự sa vào suy thoái, nhiều người giàu có thể quyết định chạy ra nước ngoài.

4. Một mùa Hè nóng bỏng, kéo dài

Tiêu thụ điện thường tăng vọt trong mùa Hè, khi mọi người đều bật máy điều hòa nhiệt độ để đối phó với cái nóng như thiêu như đốt. Nhưng trong năm nay, nhiều người Trung Quốc đã điều chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa ở mức cao hơn để tiết kiệm điện. 

Ảnh Foreign Plicy

Trong khi đó, tại các cảng biển của Trung Quốc, than nhập khẩu được chất cao như núi mà không được chuyển đến các nhà máy nhiệt điện đang chạy dưới công suất thiết kế. Chỉ mới năm ngoái, Bắc Kinh chủ trương dự trữ than khẩn cấp để đề phòng nguồn cung cạn kiệt. Bây giờ, giữa lúc Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều nhiên liệu hơn so với nhu cầu, các doanh nghiệp và các nhà máy lại cắt giảm tiêu thụ điện để tiết kiệm chi tiêu.

 

Giá than ở Trung Quốc đã giảm 10% kể từ cuối năm ngoái. Sự giảm giá này có thể tác động tiêu cực đến  kinh tế toàn cầu và khiến cho nhu cầu về hàng xuất khẩu Trung Quốc giảm sút hơn nữa. Trong cái thế giới toàn cầu hóa này, khi người Trung Quốc tắt điều hòa nhiệt độ, các nền kinh tế khác giới sẽ bị “hắt hơi, sổ mũi” giữa mùa Hè.

5. Xuất hiện thuật ngữ “trứng tên lửa”

Khi người Trung Quốc tiêu thụ số lượng thịt lớn hơn bao giờ hết, giá thịt lợn và thịt bò liên tục leo cao. Điều này đã dẫn đến lạm phát phi mã vốn là nỗi lo kinh niên của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Năm 2007, người Trung Quốc đã “xơi” 1,7 triệu con lợn mỗi ngày và trong năm 2011, Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết giá thịt lợn đã tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.

Nhưng trong vòng bốn tháng qua, nhu cầu thịt lợn đã bắt đầu giảm xuống. Nguồn cung quá mức đã khiến cho giá thịt lợn hơi xuống dưới mức mà ngành chăn nuôi có thể kiếm lời và chính phủ Trung Quốc đã phải mua vào thịt lợn để ổn định giá cả.

 

Ảnh Foreign Policy

Khi giá thịt lợn giảm, giá trứng lại tăng lên vùn vụt khiến người mua bắt đầu sử dụng thuật ngữ “trứng tên lửa”. Hơn thế nữa, niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc đang bị lung lay bởi hàng loạt các vụ bê bối về an toàn thực phẩm.

 

Kinh tế học và khủng hoảng: Crisis forces "dismal science" to get real (Reuters 5-7-12) -- Surprisingly good!

 

Tổng số lượt xem trang