Bà Hương trình bày vụ việc tại tòa soạn Báo CATP
HỢP PHÁP VẪN KHÔNG ĂN THUA…
Bà Hương là chủ sở hữu phần đất số 8/1 Thiên Hộ Dương, P1, QGV. Ở cái tuổi xế chiều, bà muốn có được một căn nhà tinh tươm để ở. Ngày 19-1-2012, UBND Q.Gò Vấp đã cấp giấy phép xây dựng cho bà.
Vào đúng ngày khởi công, bà bị một số người hàng xóm chửi bới ầm ĩ. Họ còn ngăn cản thợ thi công. Theo bà Hương, tổng cộng có đến sáu lần nhà thầu cùng thợ đến lô đất này tiến hành xây dựng đều bị các hộ Bùi Thị Xuân, Trần Kim Hoàng và Lê Thị Kim Thu mắng chửi thậm tệ. Một đám đông lạ mặt được điều đến để gây rối, đe dọa các thợ khiến họ không dám động tay.
Cho rằng bà Hương xây nhà lấn chiếm lối đi, các hộ trên đã tìm mọi cách để can ngăn. Họ còn làm đơn gởi UBND Q. Gò Vấp khiếu nại về việc chính quyền địa phương cấp phép xây dựng cho bà Hương không đúng. Ngày 17-2-2012, UBND quận có công văn trả lời rất rõ ràng: phần đất này không phải là lối đi; việc cấp giấy phép xây dựng cho bà Hương là hoàn toàn đúng quy định.
Đám đông gây rối ngăn cản việc xây nhà của bà Hương
Các hộ này lại tiếp tục làm đơn khởi kiện bà Hương ra TAND quận Gò Vấp trong vụ “tranh chấp lối đi chung”. Họ có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc bà Hương không được xây dựng nhà tại địa chỉ này. Công trình vì thế lại bị tạm ngưng vài tháng. Sau khi xác minh tại Phòng quản lý đô thị quận, ngày 8-5-2012, TAND quận Gò Vấp đã ra quyết định nêu rõ: không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bà Lê Thị Kim Thu (đại diện các hộ tham gia khiếu kiện) vì những chứng cứ mà bà cung cấp cho thấy phần đất đang tranh chấp không thể hiện được là lối đi chung. Điều đó có nghĩa là bà Hương không phải là người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp trên lối đi chung đó.
Ngày 31-5-2012, UBND phường 1 làm việc với các hộ liên quan để giải quyết vụ việc. Các hộ khiếu kiện đều vắng mặt không rõ lý do. Ngày 4-6-2012, UBND phường ra thông báo nêu rõ: “Việc xây dựng nhà của bà Trần Thị Hương tại thửa đất số 24, tờ 17/BĐĐC 2001, P1GV là hợp pháp. Mọi hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp là trái quy định pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định”.
CẦN ĐỘNG THÁI QUYẾT LIỆT HƠN
Sau khi cơ quan chức năng tái khẳng định việc xây nhà trên phần đất do bà Hương làm chủ sở hữu là hợp lệ, những tưởng mọi rắc rối sẽ được hóa giải, ngờ đâu các hộ trên vẫn cố tình ngăn cản. Bất kể khi nào bà Hương gọi thợ đến, các hộ này đều gọi thêm người đến bao vây lô đất, gây ầm ĩ cả khu phố. Việc xây nhà của bà Hương liên tục bị gián đoạn. Mỗi lần như thế, sau khi nghe “no nê” những lời chửi bới, hăm dọa, bà Hương lại lủi thủi ra về. “Oan ức lắm cháu ạ! Bác làm đúng luật chứ có lấn chiếm đất của ai đâu, vậy mà tụi nó gây khó dễ hoài” - bà Hương bộc bạch.
Bà Hương đã làm đơn gởi chính quyền địa phương nhờ can thiệp. Ngày 16-11-2012, UBND phường 1, QGV lại tổ chức họp có sự tham gia của các hộ trên. Cuộc họp thống nhất xác định: việc bà Hương xây nhà theo giấy phép xây dựng đã được cấp là hợp lý. Ngay sau đó, UBND phường cũng ra thông báo kết luận: trên cơ sở giấy tờ pháp lý do bà Hương cung cấp có thể xác định việc cấp giấy phép xây dựng nêu trên là đúng quy định. Phường chưa nhận được bất kỳ văn bản ngăn chặn nào đối với việc xây dựng của bà Hương. Mọi hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp là trái luật, sẽ bị xử lý. Yêu cầu bà Xuân, bà Thu, bà Hoàng phải giữ gìn, không gây mất an ninh trật tự tại địa phương và đề nghị bà Hương tiến hành xây nhà đúng pháp luật.
Thông báo trên chẳng có tác dụng gì với các hộ này. Hễ thấy bà Hương gọi thợ đến, họ lại tụm lại gây sự nhằm ngăn cản đến cùng. Trước tình thế này, ngày 29-11-2012, bà Hương đã gởi đơn đến chính quyền địa phương xin hỗ trợ lực lượng đến bảo vệ hiện trường để bà tiến hành cho xây nhà vào ngày 4-12-2012. Theo bà thì chỉ có như thế, thầu, thợ mới yên tâm xây dựng, không bị quấy rối, ngăn cản như những lần trước.
Đúng 8 giờ ngày 4-12, công an, thanh tra xây dựng và dân phòng được bố trí có mặt tại khu vực này để giúp đỡ bà Hương. Đại diện Thanh tra xây dựng phường thông báo cho các hộ gần đó được rõ “việc bà Hương có giấy phép đúng quy định của quận cấp”. Sau đó, thầu xây dựng cho thợ vào khởi công, nhưng các hộ này vẫn gây rối. Bà Hương bị họ mắng nhiếc không tiếc lời. Ông thầu và thợ bị đe dọa nếu xây nhà thì sẽ có án mạng xảy ra. Trước sự hung hăng của đám đông chừng 20 người, thợ xây không dám vào vì sợ. Bà Hương cho biết: “Vào thời điểm đó, một người đàn ông lạ đến ôm cổ ông thầu xây dựng kéo ra chỗ khác nói to, một lúc; khi quay vào ông thầu ra lệnh cho thợ rút về hết. Năm mươi triệu đồng tiền cọc đưa cho ông thầu, đến giờ tôi cũng chưa lấy lại được”. Điều đáng nói là sự việc xảy ra ngay cả khi có mặt lực lượng bảo vệ hiện trường (?!). Rốt cuộc, công trình của bà Hương một lần nữa “dậm chân tại chỗ”.
Điều khiến bà Hương sốt ruột nhất là đến nay đã sắp hết hạn xây dựng nhà (chỉ có giá trị trong một năm) mà lô đất vẫn chỉ là lô đất. Chứng kiến cảnh bà Hương mong ước có một căn nhà ổn định ở cái tuổi này, chúng tôi không khỏi xót xa. Vậy mà, giờ này bà còn cặm cụi một mình làm đơn cầu cứu khắp nơi. Theo lời tâm sự của bà Hương, chúng tôi mới ngộ ra được vấn đề. Các hộ trên quyết liệt ngăn cản đến cùng là nhằm bảo vệ lối đi dẫn đến con đường 60m, vì nếu bà xây nhà ở vị trí này sẽ gây ảnh hưởng đến mặt tiền nhà của họ (dù vẫn còn lối đi khác). Nhưng điều này hoàn toàn không phải lỗi của bà Hương, bởi bà là người xây nhà cuối cùng và đúng luật. Dù có bất cứ lý do gì thì việc cản trở xây dựng một công trình hợp pháp của các hộ này là vi phạm pháp luật. Tiếc rằng, sự việc này đã kéo dài cả năm nay. Chính quyền địa phương can thiệp nhiều lần nhưng sao vẫn không ăn thua. Ai sẽ đứng ra bảo vệ công lý? Chẳng lẽ cuối cùng lại đành bó tay với “luật rừng”?
-- CHUYỆN LẠ TẠI QUẬN GÒ VẤP: Khổ vì “luật rừng”?! (CATP).
- UBND xã Diễn Đồng cố ý làm trái (NCT).- Sau 14 năm, đánh giá cán bộ, công chức vẫn dựa theo qui định cũ! (Infonet).- Lộ phí, đường tốt, an toàn… liên quan mà chả liên đới (Đẹp). - Vụ nền đường hầm sông Sài Gòn bị nứt: “Vẫn an toàn tuyệt đối” (PN).
- Điện thoại bị nghe lén: Nhà mạng nói gì? (VTC).
- “Hiệp sĩ” Bình Dương lại muốn “giải nghệ” (NLĐ). - Bắt tạm giam 3 tháng “hiệp sĩ” gây tai nạn giao thông (TN).
- TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Hệ lụy từ việc “phù phép” đường đi thành tài sản riêng doanh nghiệp (NCT).
-Những hàng xóm tọc mạch giữa Thủ đô- Nhà ai có khách là đi qua ngó một cái, đi lại ngó một cái. Bịa chuyện để con gái nhà người không lấy được chồng. Lôi chuyện riêng tư nhà người khác ra bàn tán, xuyên tạc. Ở những con ngõ nhỏ, chung cư cũ ngay giữa lòng Hà Nội vẫn có những kiểu sống tọc mạch, soi mói chuyện người khác như thế.
“Con bé ấy tịt rồi”
Sống ở khu tập thể cũ, toàn các bà các mẹ rỗi việc sống nhờ đồng lương của chồng, chị Hường (Nghĩa Tân, Cầu Giấy) bảo hôm nào phải ở nhà đúng là cực hình với chị. Bởi các bà các mẹ ở đây không có việc gì khác ngoài soi mói chuyện hàng xóm.
Chị Hường kể: “Nói ra thì bảo kể xấu hàng xóm nhưng ức chế không chịu được. Toàn các bà các mẹ rỗi hơi, chả có việc gì làm nên lôi chuyện nhà người ta ra bàn tán rồi xuyên tạc, nói xấu lẫn nhau. Nhà mình toàn người đi làm cả ngày, ít khi tiếp chuyện các bà nên bị gắn mác là “kiêu”. Thế nên mới trở thành tâm điểm các cuộc “họp chợ” của các bà”.
Ảnh minh họa.
Nhà chị Hường chỉ có hai vợ chồng sống với nhau. Hai vợ chồng mới cưới, muốn ổn định kinh tế nên kế hoạch chưa muốn sinh con ngay. Hàng xóm thấy chị “mãi không chịu đẻ” liền kết tội ngay là chị “tịt”.
“Cái bà ở trên nhà mình một tầng, có đứa cháu trai cũng kháu khỉnh lắm. Mỗi lần bà bế cháu xuống sân chơi gặp mình là lại đá cho một câu “cô nhà bao giờ mới đẻ, hay là tịt rồi, tôi chỉ chỗ chữa cho hay lắm”. Thỉnh thoảng mẹ chồng mình xuống chơi, mấy bà còn sang hóng hớt bảo toàn thấy chồng nhà này nấu cơm, rửa bát, còn vợ thì ngồi xem ti vi. Thế có lộn tiết không cơ chứ”, chị Hường kể.
Ngồi lê đôi mách, nhòm ngó chuyện riêng tư của người khác rồi nói xấu nhau theo kiểu cộng đồng làng xã ngày xưa vẫn tồn tại đâu đó quanh đây, ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội hào hoa. Ngay cả ở khu tập thể của một trường đại học, nơi tập trung nhiều trí thức, tình trạng soi mói, nói xấu nhau vẫn cứ diễn ra.
Chị Lan Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) kể: “Nhà cũ của mình ở khu tập thể của trường đại học, xung quanh toàn trí thức cả. Ấy vậy các bà các mẹ ở đấy thì lắm chuyện thôi rồi. Hồi đi học mình toàn chơi với con trai, đi học toàn đi cùng con trai. Thế là bị đồn thổi là vớ vẩn, lăng nhăng. Còn có tin đồn mình yêu 3, 4 chàng một lúc. Cứ có ai đến hỏi thăm mà mình không có nhà là y như rằng hàng xóm cho một tràng thông tin xuyên tạc chuyện tình sử của mình miễn phí. Có bà độc mồm còn bảo mình ế vì lăng nhăng, như mình chả ma nào thèm lấy.
Khi mình yêu và cưới anh già hơn nhiều tuổi, hàng xóm đồn ra đồn vào, thêu dệt không biết bao nhiêu là chuyện. Nào là mình ham giàu, nào là anh này chắc có 1 đời vợ rồi cũng nên. Nào là mình bẫy anh ấy vào tròng mới lấy được. Nào là mình đã ăn cơm trước kẻng nên mới phải cưới vội…”
“Đến bây giờ lấy chồng, thoát khỏi cái khu tập thể ấy rồi thì lại gặp phải một bà hàng xóm “tốt bụng” quá mức. Vợ chồng mình ăn cơm sớm cũng hỏi, ăn muộn cũng hỏi. Cứ lần nào đang ăn cơm là y như rằng bà xộc vào xem ăn cái gì rồi bla bla cho đến hết bữa mới thôi. Chả có bữa nào được ăn cơm yên với bà”, chị Lan Anh nói thêm.
Hơi tí là kêu ca
Công bằng mà nói, sống kiểu cộng đồng làng xã cũng có cái hay, hàng xóm gần gũi nhau khi cần gì là có người giúp đỡ ngay. Nhưng đôi khi, sự quan tâm đến mức soi mói của hàng xóm khiến con người ta ức chế.
Chị Lan Anh kể tiếp: “Nhìn chung thì bà cũng tốt, vẫn thường giúp nhà mình thu quần áo mỗi khi mưa dông mà hai vợ chồng không kịp về. Thế nhưng bà sang nhà mình chơi nhiều quá khiến hai vợ chồng mất hết không gian riêng tư. Đi làm cả ngày về mệt rồi chỉ muốn xem tivi chút rồi đi ngủ nhưng cứ phải tiếp chuyện bà. Mà toàn chuyện trời ơi đất hỡi rồi soi mói chuyện nhà này nhà kia. Đến là nản”.
Các cụ ta vẫn bảo “bán anh em xa mua láng giềng gần”, có hàng xóm thân thiết quả rất quý. Tuy nhiên, thân thiết quá nhiều khi cũng đem đến rắc rối, đặc biệt là ở môi trường đô thị, nhà cách nhà chỉ một bức vách.
“Bà hàng xóm thân với nhà mình lắm, vẫn qua lại nói chuyện với nhau suốt. Ấy thế mà nhà mình vẫn suốt ngày bị bà kêu. Khi thì kêu nhà mình mở tivi to quá. Khi thì kêu con bé nhà mình khóc to quá bà không ngủ được. Khi thì kêu nhà mình phơi đồ ở lan can chắn hết ánh nắng làm chết cây cảnh nhà bà. Đủ các kiểu”, chị Thu (Khu đô thị Mỹ Đình II) kể.
Chị Thu cho biết thêm, hàng xóm thân thiết đến mấy nhưng khi chung đụng vẫn không tránh khỏi mâu thuẫn. Nhiều hàng xóm còn có thói ghen ăn tức ở, tị nhau từng tí một.
“Chả hiểu nhà mình gây thù chuốc oán gì mà cô hàng xóm đầu dãy có vẻ ghét lắm. Cứ mỗi lần mình về đến gần cửa nhà cô là cô đóng cửa sầm một cái thật mạnh làm giật cả mình. Rồi đi qua nhà mình là lê cái dép loẹt xoẹt. Trưa nào mình về nhà là y như rằng cô không ngủ, đóng mở cửa rầm rầm làm mình không ngủ được. Góp ý mấy lần mà vẫn đâu vào đấy. Chị Thu nói thêm.
TS Thế Hùng: “Người đô thị phát triển vẫn mang nặng bản chất tiểu nông”. Ảnh: 2 sao
Theo Tiến sĩ Thế Hùng, giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, do nguồn gốc là một nền văn minh làng nghề lúa nước manh mún nên người đô thị phát triển vẫn mang nặng bản chất tiểu nông. Bản chất ấy là ích kỷ, hay soi mói người khác, tốt đấy nhưng vẫn phải tính toán có lợi cho mình.
“Tất cả những cái đặc trưng này vẫn tồn tại đến bây giờ dù đã sang thế kỷ 21. Vì là bản chất nên không thể một sớm một chiều mà thay đổi kịp thời đại được. Thế nên chúng ta phải chấp nhận thôi. Nhưng chấp nhận theo hướng tích cực là phải giáo dục, giúp họ thay đổi tư duy”, TS Hùng nói.
Theo thầy Hùng, việc thay đổi lối sống tiểu nông này không phải một sớm một chiều mà phải thay đổi từ thế hệ mới.
“Cần có sự vào cuộc của các phương tiện thông tin, chính quyền, pháp luật tạo ra cái mới. Giáo dục tư duy mới, văn hóa mới cho thế hệ trẻ”, thầy Hùng nói.La Hoàn
-Những hàng xóm tọc mạch giữa Thủ đô-
-
Những láng giềng "côn đồ" giữa thủ đô (09/07/2012) Muốn xây nhà phải nộp tiền sửa ngõ, muốn sửa sang nhà cửa phải nộp tiền rơi vãi vật liệu. Giữa trưa mở nhạc inh ỏi, gõ cửa nhắc thì lôi hình xăm rắn rết ra dọa. Ở những con ngõ nhỏ, chung cư cũ ngay giữa lòng Hà Nội vẫn có những cách hành xử “côn đồ” như thế.
Nộp 10 triệu ra đây!
Đó là cái giá mà hàng xóm của chị T. Quỳnh (Phú Mỹ, Mỹ Đình) đưa ra khi chị muốn chở vật liệu xây dựng về sửa sang nhà cửa. Chị Quỳnh không đồng ý, hàng xóm liền lôi bàn ghế ra ngõ chặn không cho xe chở vật liệu vào.
Chị Quỳnh kể: “Nhà mình nằm gần cuối ngõ, các nhà xung quanh thì không sao nhưng cái lão ngay cạnh nhà mình thì xấu tính thôi rồi. Hồi mình chuẩn bị sinh thêm bé nữa, hai vợ chồng quyết định sửa lại ngôi nhà cấp 4 đang ở lên 3 tầng. Thủ tục với chính quyền xong hết rồi nhưng cái lão hàng xóm lại làm khó dễ. Lão bắt nộp cho lão 10 triệu, lão mới cho xây lên.
Lão bảo nhà mình ngay sát nhà lão, xây lên kiểu gì cũng không tránh khỏi rơi vãi vật liệu xây dựng, rồi tiếng ồn, rồi đụng chạm làm lung lay tường nhà lão, vân vân và vân vân. Nói chung muốn xây lên thì phải nộp phí tổn 10 triệu.
Không ít người bị hàng xóm “vòi tiền” khi đưa vật liệu vào ngõ để sửa sang nhà cửa (Ảnh: La Hoàn) |
Hai vợ chồng mình thấy vô lý nên không chịu. Vẫn tiến hành xây mà không đưa tiền cho lão. Ấy thế mà khi xe chở vật liệu đi vào ngõ, lão lôi hết bàn ghế nhà lão ra để đó chặn không cho vào. Thợ nhà mình ra chuyển vật liệu toàn bị lão dọa đánh, cứ thỉnh thoảng lão lại hú lên: “Chúng mày không có mắt hả, rơi hết đá sỏi vào nhà tao rồi”.
Chị Quỳnh bảo, lúc đầu thấy vô lý nên hai vợ chồng chị quyết không đưa tiền cho lão hàng xóm. Nhưng vì lão cản trở, việc xây dựng bị đình trệ nhiều nên chồng chị sang “đưa trước” cho lão 3 triệu bảo mấy nữa đưa nốt thì lão mới chịu để yên.
“Cái này báo với chính quyền cũng không có ích gì, càng khiến lão hậm hực rồi sinh sự thêm. Thôi thì muốn được việc mình thì nhắm mắt nhắm mũi chịu ấm ức một tí”, chị Quỳnh nói.
Cũng có hàng xóm “vòi tiền” như chị Quỳnh, chị Mai (Thanh Trì, Hà Nội) ấm ức kể lại: “Vợ chồng tích cóp mãi mới đủ tiền mua một mảnh đất bé bé trong làng rồi xây nhà. Trong ngõ nhỏ chỉ có hai nhà là nhà mình và nhà hàng xóm tên K. Trước khi xây, chồng mình đã đến nói chuyện và đưa K. 5 triệu góp chút tiền đổ bê tông ngõ. Nhưng lão không đồng ý, đòi nhà mình đưa 20 triệu mới cho vào ngõ. Vợ chồng mình không chịu thì ngày nào hai bố con lão cũng ra chặn xe chở vật liệu, công trình chậm cả tuần liền”.
Không chọn biện pháp “dĩ hòa vi quý” như chị Quỳnh, chồng chị Mai liền nhờ “đầu gấu” đến nói chuyện với anh hàng xóm. Mấy ông đầu gấu chỉ nói có đúng 8 từ "đứng gọn gọn cho người ta làm việc”, công trình nhà chị không còn bị chậm tiến độ nữa.
Tra tấn nhau bằng âm nhạc
Mới chuyển đến căn hộ chung cư mới chị Thanh (Khu đô thị mới Định Công) đã ngán ngẩm với cái kiểu sinh hoạt của nhà hàng xóm.
Chị kể: “Giữa trưa hay nửa đêm hàng xóm nhà mình đều bật đài inh ỏi như chốn không nhà. Con bé nhà mình cứ giật mình thon thót, ngủ không ngủ được. Em định sang nói mấy lần nhưng chồng em bảo mình mới chuyển đến đây, dĩ hòa vi quý thì hơn nên lại bấm bụng chịu đựng.
Xây nhà cao tầng phải căng bạt chắn để vật liệu xây dựng không rơi vào nhà hàng xóm (Ảnh: La Hoàn) |
Đến một hôm con mình sốt, dỗ mãi mới chịu ngủ, đang thiu thiu thì hàng xóm làm cái bùm bụp nó giật mình khóc thét lên. Vừa thương con vừa điên tiết mình mới chạy sang bấm chuông, nhờ vặn nhỏ nhạc 1 tí. Lão hàng xóm liền cởi phăng áo, quay lưng lại, chao ôi toàn hình xăm rắn rết, rùng hết cả mình”.
Chị Thanh bảo, lão hàng xóm này cũng mới chuyển đến, có một số hộ quanh đây cũng từng bấm chuông yêu cầu lão bật nhỏ nhạt đi và cũng đều bị lão dọa tương tự. Mãi sau khi các hộ viết đơn đề nghị ban quản lý tòa nhà can thiệp tình hình mới được cải thiện. “Thỉnh thoảng lên cơn, lão lại bật nhạc to bất thình lình”, chị Thanh nói.
Cũng bị hàng xóm “tra tấn lỗ tai”, anh Lê Nam (Nhân Mỹ, Mỹ Đình) kể: “Khu nhà mình mới có nhà sắm được bộ dàn karaoke thì phải, cứ ra rả suốt ngày từ sáng đến chiều từ chiều đến tối. Có hôm 11 giờ đêm vẫn cứ nheo nhéo Vầng trăng khóc với cả Đêm trăng tình yêu. Nhiều lúc muốn ngủ mà không ngủ được”.
“Khu này ai cũng hiền nên chả ai muốn lên tiếng. Một hôm bà chị họ mình sang chơi, giữa trưa đang thiu thiu ngủ thì bên ấy lại bật loa tra tấn cả xóm. Bà chị mình nghe chuyện mới đứng trước nhà gào lớn: “Be bé cái mồm tí cho người ta còn ngủ, đã hát dở còn thích to mồm”. Thế là ngưng được một vài ngày rồi lại đâu vào đấy”, anh Nam nói thêm.
(còn nữa)
La Hoàn
-Những láng giềng “côn đồ” giữa thủ đô
Côn đồ tại Thái Bình "đại náo" trụ sở công an
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Gần chục thanh niên lạ mặt mang theo nhiều hung khí bất ngờ xuất hiện trước cổng trụ sở Công an xã Đông Xuân và xông thẳng vào phòng làm việc của công an xã đuổi chém các công an. Tối 4/7, tổ tuần tra an ninh trật tự Công an xã Đông Xuân, ...
Côn đồ “đại náo” trụ sở công an, giải cứu đồng bọnDân Trí
Côn đồ xông vào trụ sở chém đứt gân tay công anThanh Niên
Cần nghiêm trị nhóm côn đồ chém Công an xã, "cướp" người vi phạmcand.com
Chất vấn trong Đảng: Gắn với trách nhiệm giải trình
Hàng triệu 'quan xã', vì sao? -- Không có 500 cán bộ ở xã Quảng Vinh? (TP). - Xã có 500 cán bộ: Để không còn chuyện phi lý(VOV).- “Nhiều lực lượng lắm mà người dân vẫn kêu” (Infonet).
- Tương Lai: KHI CHIẾC LÁ NHO ĐÃ BỊ VỨT BỎ — (Người lót gạch).
- “Diện và điểm” trên biển Đông (TT). - Ngô Nhân Dụng – Thiếu quan tâm tới sinh mạng dân (DĐTK).
- Người nước ngoài ở Việt Nam phải tuân thủ pháp luật (TN). - Khánh Hòa: Sớm xem xét lại việc cấp phép cho người lao động nước ngoài (SGGP). - Sẽ đưa số lao động TQ không giấy phép về nước (TT).- Đề nghị cấm tàu Trung Quốc tự do đi lại thu mua hải sản (VNE/ TP).
- Baidu can thiệp trái phép vào máy tính ở VN (TT). - Baidu ‘bất ngờ’ vì bị phản đối (BBC).- BTV anhbasam: Còn chuyện Bộ Công Thương (tức Bộ Thương Mại trước đây), năm 2006 đã lập website “Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc” có địa chỉ tiếng Việt là vietnamchina.gov.vn, rồi giao cho Trung Quốc giữ, để TQ đăng nhiều thông tin chống lại VN, như đưa tin hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, khi nào mới bị xử lý?
- Dừng quảng cáo các phòng khám Trung Quốc (TT).
- Câu chuyện chính quyền (TP).
- Kỳ lạ vụ án “đạn hoa cải” (TN).
- Đại biểu Quốc hội bàn về ’hiện tượng Nguyễn Bá Thanh’ (Bee).
TP.HCM được thí điểm mô hình chính quyền đô thị (SGTT 7-7-12)
- “Hàng đá”, “keo chó” đang tấn công giới trẻ (ANTĐ). - Ma túy “xóa sổ” bản làng: Thần chết gọi tên (DV).