@-Ngân hàng 'kẹt' trong vụ giải cứu công ty đại gia Diệu Hiền
-Ngân hàng bơm vốn mới cứu được Bianfishco
Habubank đã đầu tư vào Bianfishco tới 78% vốn điều lệ, nhưng phải bàn giao cho chủ mới sau khi sáp nhập với ngân hàng SHB của bầu Hiển. Tuy nhiên, tư cách cổ đông lớn SHB chưa được công nhận vì còn nhiều nghi vấn.
Việc bà Diệu Hiền thực sự đã làm gì với 25 triệu cổ phiếu tại Thủy sản Bình An vẫn chưa được làm rõ.
Những nghi vấn liên quan tới 25 triệu cổ phiếu Bianfishco thuộc sở hữu của bà Diệu Hiền trước đây hiện vẫn chưa được làm rõ. Sự việc này có liên quan tới 3 ngân hàng lớn là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) và Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch.
Bà Phạm Thị Diệu Hiền từng sở hữu 50% cổ phần của Công ty Thủy sản Bình An. Tuy nhiên, trước khi vụ việc vỡ nợ của công ty này nổ ra, bà Hiền đã đem 25 triệu cổ phiếu (tương đương 125 tỷ đồng) thế chấp tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Sau khi thế chấp tại VDB, bà Hiền lại đem bán sổ cổ phần này cho một công ty khác tại Hà Nội. Về phần mình, công ty này lại ủy quyền toàn bộ cho SHB đứng ra đàm phán, xử lý và hưởng mọi quyền lợi liên quan đến số cổ phần.
Theo biên bản làm việc ngày 26-7 giữa Công ty Thủy sản Bình An, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), cả 3 bên đã đi đến thống nhất đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ ghi nhận Ngân hàng SHB (chứ không phải Ngân hàng Phát triển Việt Nam) là cổ đông nắm giữ 25 triệu cổ phần của Bình An (tương đương 50% vốn điều lệ).
Tuy nhiên, vấn đề sở hữu cổ phần của Bianfishco còn có liên quan tới Habubank do trước đây ngân hàng này có đầu tư góp vốn vào công ty của nữ đại gia Diệu Hiền. Qua kết quả kiểm toán độc lập của Ernst & Young Việt Nam về việc soát xét hoạt động của Habubank, Habubank đã góp vốn đầu tư vào Bianfishco.
Thế nhưng, do sáp nhập Habubank nên Ngân hàng SHB cũng phải đứng ra xử lý các khoản đầu tư góp vốn, cho vay trước đây của Habubank. Theo tờ trình SHB gửi UBND TP Cần Thơ ngày 7-6, Habubank góp vốn mua 5 triệu cổ phần với giá 16.000 đồng một cổ phiếu, trị giá 80 tỷ đồng (tương đương 10% vốn điều lệ của Bianfishco). Ngoài ra, còn một khoản mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 125 tỷ đồng (đây có thể chính là số cổ phần bà Diệu Hiền đã đem thế chấp VDB). Một khoản ủy thác đầu tư khác Habubank mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 62 tỷ đồng. Như vậy, Habubank nắm giữ 39 triệu cổ phiếu (trị giá 267 tỷ đồng - tương đương 78% vốn điều lệ của Bianfishco.
"Như vậy, sau khi Habubank sáp nhập vào Habubank thì SHB trở thành cổ đông lớn của Bianfishco", tờ trình của SHB cho hay.
Cũng theo tờ trình, SHB đã hỗ trợ đảm bảo thanh khoản cho Habubank gần 5.000 tỷ đồng. Với lợi thế là cổ đông lớn, có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm trong tái cấu trúc doanh nghiệp, SHB đề nghị Thành ủy, UBND TP Cần Thơ chấp thuận để ngân hàng là đầu mối chủ trì tái cơ cấu toàn bộ cho Bianfishco, bao gồm cả thu xếp tài chính).
Do đó, thực chất Ngân hàng SHB nắm 50% hay 78% vốn điều lệ của Bianfishco? Hiện tại, biên bản đề nghị công nhận SHB là cổ đông lớn nắm 50% vốn điều lệ của Bianfishco đã được gửi lên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ.
Lãnh đạo 3 bên đã ký cam kết thực hiện viện bảo lãnh và giải chấp tài sản của Công ty Bình An, trong đó có 25.000.000 cổ phần của nữ đại gia Diệu Hiền.
Đại diện của Công ty mua bán nợ doanh nghiệp của Bộ Tài chính (DATC) - đơn vị trực tiếp đứng ra thực hiện tái cơ cấu Bianfishco - xác nhận có sự việc tranh cãi này khiến SHB chưa được công nhận là cổ đông lớn. Vị này cho hay, các vướng mắc liên quan đến thủ tục chuyển nhượng cổ phần để chứng minh Bianfishco và các bên có thực sự tiến hành mua bán hay không.
Lãnh đạo của Sở Kế hoạch Đầu tư TP Cần Thơ cho biết đã nhận được văn bản đề nghị thay đổi chủ sở hữu số cổ phần tại Bianfishco nhưng do còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên chưa thể chấp nhận. Vị này cũng cho hay, dự kiến ngày mai (4/8), Sở sẽ có cuộc gặp mặt ba bên giữa Bianfishco và các ngân hàng liên quan để làm rõ vấn đề này. Về phần mình, lãnh đạo Ngân hàng SHB sẽ công bố thông tin cụ thể sau cuộc họp ngày mai cũng như khi có ý kiến từ cơ quan chức năng về sự việc này.
Phó tổng giám đốc một ngân hàng cũng đang là chủ nợ của Bianfishco cho biết, công ty của bà Diệu Hiền là một trong những doanh nghiệp để lại nợ xấu lớn nhất cho ngân hàng ông và việc xử lý các khoản nợ của công ty này rất phức tạp. Tuy nhiên, vị này cho biết thêm, một ngân hàng không được sở hữu quá 11% vốn điều lệ của một doanh nghiệp.
Theo Thanh Lan
Vnexpress
Chưa xác định mục đích bà Diệu Hiền đi Mỹ tt
Trước đó, Công ty Bình An và gia đình nhiều lần khẳng định bà Diệu Hiền đi nước ngoài để chữa bệnh ung thư, tuy nhiên UBND TP nhiều lần yêu cầu chứng minh bằng hồ sơ bệnh án nhưng phía gia đình không cung cấp. Tương tự, đến thời điểm này phía Công ty Bình An vẫn chưa có kết quả kiểm toán năm 2011 để báo cáo theo yêu cầu (nhiều lần) của UBND TP.
Bất thường mua bán vốn tại Bianfishco (NLĐ).
Đến ngày 26-7-2012, lãnh đạo của NH SHB, VDB và ông Trần Văn Trí, Tổng Giám đốc Bianfishco, đã có văn bản cam kết để 2 NH này giải quyết vấn đề tài chính của Bianfishco. Theo đó, SHB cam kết phát hành thư bảo lãnh để bảo lãnh thanh toán cho Bianfishco trả nợ vay cho VDB, còn VDB sẽ giải chấp toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay (trong đó có 25 triệu CP) cho Bianfishco.
Ba bên cũng đã ký biên bản bàn giao giấy chứng nhận sở hữu CP nêu trên cho SHB khi thư bảo lãnh của SHB có hiệu lực. Song song đó, ông Trần Văn Trí cam kết hoàn thiện các thủ tục để Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Cần Thơ ghi nhận SHB là cổ đông trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Bianfishco.
Tuy nhiên, rắc rối mới phát sinh khi trước đó 3 ngày, ngày 23-7-2012, Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Cần Thơ nhận được công văn của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Sở Giao dịch 2 tại TPHCM với nội dung: Ngày 2-8-2010, bà Phạm Thị Diệu Hiền đã thế chấp 25 triệu CP cho BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 2 nên việc chuyển nhượng 25 triệu CP này của bà Hiền phải có sự chấp thuận bằng văn bản của BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 2. Vì thế, BIDV yêu cầu khi thực hiện các thủ tục pháp lý thay đổi giấy phép kinh doanh liên quan đến 25 triệu CP này, trong hồ sơ của Bianfishco phải có văn bản của BIDV về việc giải chấp số CP nói trên.
Nông dân sẽ còn bị “treo nợ”
Bianfishco còn nợ trên 1.791 tỉ đồng
Hôm 30-7, UBND TP Cần Thơ đã có cuộc họp với các ban, ngành liên quan để nghe báo cáo về tình hình nợ nần của Bianfishco. Theo đó, tính đến giữa tháng 6-2012, Bianfishco còn nợ các NH, công ty, nông dân, BHXH… khoảng 1.791 tỉ đồng, trong khi tài sản của Bianfishco chỉ hơn 1.320 tỉ đồng và mất cân đối khoảng 458 tỉ đồng.
Mù mờ Công ty Hồ Mây
Rất khó khăn chúng tôi mới tìm ra địa chỉ của Công ty CP Đầu tư - Tư vấn - Dịch vụ Hồ Mây, doanh nghiệp mà bà Diệu Hiền bán 25 triệu CP sau khi thế chấp NH vào ngày 13-7-2011, tại số 19 đường Lương Định Của, quận Đống Đa - Hà Nội. Thật bất ngờ, “trụ sở” Công ty Hồ Mây không hề bề thế, tương xứng với khoản tiền 125 tỉ đồng mà họ đã bỏ ra để mua 25 triệu CP của bà Diệu Hiền. Toàn bộ mặt bằng bên dưới là Chi nhánh NH Habubank. Bên tường ngoài văn phòng Habubank là một tấm biển nhỏ xíu chỉ dẫn Công ty Hồ Mây đặt ở tầng 1. Khi chúng tôi vào liên hệ làm việc thì nhân viên bảo vệ NH cho biết không có Công ty Hồ Mây ở đây.
Trao đổi qua điện thoại, người đại diện Công ty Hồ Mây là bà Lã Thị Toại Minh (SN 1981), cho biết bà chỉ là giám đốc, việc quyết định thế nào thuộc “ban lãnh đạo cấp trên”. Bà Minh nói: “Các bác cấp trên” chỉ đạo không được nói gì liên quan đến vụ việc này. Việc kinh doanh của công ty không thể tiết lộ ra ngoài”. Bà Minh từ chối trao đổi thông tin về những nghi vấn xung quanh việc Công ty Hồ Mây đã mua CP của bà Diệu Hiền, đồng thời đáp gọn: “Có gì cứ hỏi SHB !”.
Đại diện SHB cho biết lãnh đạo đang đi công tác ở nước ngoài và hứa sẽ có buổi gặp gỡ, trao đổi thông tin về vụ này.
- Ai hưởng gói hỗ trợ cá tra 9 ngàn tỷ? – (RFA)Gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng được chính phủ nhanh chóng thông qua để cứu nghề nuôi và xuất khẩu cá tra, nhưng phản ứng của nông dân và doanh nghiệp lại đầy tiêu cực một cách bất ngờ.
Một cái phao mà muốn cứu cả con tàu
Báo Đại Đoàn Kết Online ngày 28/7 mô tả gói hỗ trợ này mang tính “nửa vời” chưa đủ mạnh để có thể mang lại kết quả thiết thực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân nuôi cá tra. VietnamNet ngày 29/7 đặt tựa lớn “9.000 tỷ cứu cá tra: Nông dân, Doanh nghiệp bao giờ thấy tiền.” Tờ báo ví von : “Cá tra đang mắc cạn vì nguồn lực cạn kiệt của nhiều doanh nghiệp và nông dân kiệt sức, thở thoi thóp. Gói hỗ trợ 9.000 tỷ được xem như dòng nước nhỏ đưa cá tra trở về với đầm nước. Tuy nhiên đầm nước này có đủ rộng để tiếp tục chống chọi với nhiều nguy cơ khô hạn tiếp theo vì điều kiện hỗ trợ vẫn là nỗi băn khoăn của ngành.”
Nông dân nuôi cá nói gì về gói hỗ trợ 9.000 tỉ đồng mà họ là một trong những đối tượng thụ hưởng. Ông Sáu ở Cần Thơ một người có 12 công đất đào hai ao nuôi cá tra, sản lượng 420 tấn cá mỗi vụ, giờ đây không thể trả dứt nợ ngân hàng, cụt vốn vì bị doanh nghiệp mua cá tra nợ tiền phát biểu với chúng tôi:
Chuẩn bị cá tra cho xuất khẩu. AFP“Nhà nước cứu trợ 9.000 tỷ cho người nuôi cá tra và mấy ông công ty, mà chẳng thấy ai vay được hết. Nông dân làm sao vay được. Gặp nhau tại quán cà phê nhiều anh em nuôi cá bàn bạc, những người làm tốt mấy năm nay nhưng mà trả vô rồi thì ngân hàng không cho vay lại…hình như họ sợ cho nghề cá tra vay tiền…Nói hỗ trợ vốn cho người nuôi cá tra, nói cho đã cái lỗ tai nghe cho mát lỗ tai chứ không có được gì hết trơn…Trời ơi mười người nuôi cá tra bây giờ chỉ còn khoảng độ hai người, có một số lỗ hết vốn mà không ai đầu tư cho người ta.”
Nhà nước cứu trợ 9.000 tỷ cho người nuôi cá tra và mấy ông công ty, mà chẳn thấy ai vay được hết. Nông dân làm sao vay được.
Ông Sáu ở Cần Thơ
Thời báo Kinh tế Saigon Online ngày 31/7 đặt tựa lớn “ Gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng cứu cá tra: Vốn chưa tới tay nông dân.” Tờ báo ghi nhận giá cá tra đã được vực dậy lên mức giá 22.500 đ/kg, tức tăng 4.000đ/kg trong vòng 1 tuần. Nhưng ngay cả với giá này nông dân vẫn lỗ vốn. Tờ báo mô tả tình trạng nuôi cầm chừng nhiều địa phương có diện tích treo ao khá lớn.
Sở dĩ phải cứu trợ nghề nuôi và xuất khẩu cá tra vì trong số 800 doanh nghiệp thủy sản thì đã ngừng họat động một nửa, nặng nhất là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra chỉ còn 20% trụ được tiếp tục hoạt động. Doanh nghiệp thua lỗ, đóng cửa chiếm dụng vốn của cả ngân hàng lẫn nông dân gây ra một cuộc khủng hoảng dây chuyền. Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển VDB và các ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng. Lãi suất dù hạ còn 11,4% nhưng được mô tả là vẫn cao so với khả năng của nhiều doanh nghiệp, nhất là thời hạn vay chỉ trong 4 tháng. Hơn nữa điều kiện cho vay chặt chẽ chỉ doanh nghiệp mạnh và nông dân trả nợ đúng hạn mới có thể vay. Điều này khiến cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều không tiếp cận được gói cứu trợ 9 ngàn tỷ đồng của chính phủ.
...trong số 800 doanh nghiệp thủy sản thì đã ngừng họat động một nửa, nặng nhất là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra chỉ còn 20% trụ được tiếp tục hoạt động. Doanh nghiệp thua lỗ, đóng cửa chiếm dụng vốn của cả ngân hàng lẫn nông dân gây ra một cuộc khủng hoảng dây chuyền
Mừng ít lo nhiều
Cho cá tra ăn. Courtesy Dantri.comTrả lời chúng tôi, ông Phạm Văn Quỳnh giám đốc Sở NN-PTNT thành phố Cần Thơ phát biểu:
“Vấn đề còn khó khăn rất nhiều, UBND thành phố rất quan tâm đã chỉ đạo ngân hàng chặt chẽ tìm cách tháo gỡ, dẫu sao chúng ta cũng không thể nào vượt qua các thủ tục của ngân hàng. Ủy ban sẽ cùng ngân hàng lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người nuôi cá để có cách thỏa đáng nhất.”
Những nông dân đã treo ao, sổ đỏ đã thế chấp ngân hàng và bị doanh nghiệp mua cá chiếm dụng vốn có lẽ khó tiếp cận vốn vay mới qua gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng. Nhưng một số người nuôi cầm chừng, hoặc tìm nguồn tài trợ riêng để trụ với nghề nuôi thì cần được tháo gỡ khó khăn. Người nuôi cá ở Cần Thơ phát biểu:
Hai anh em tôi mới thả lứa mới, nhưng mình đâu có tiền nuôi nhờ mấy người có vốn người ta đưa thức ăn cho mình, người ta theo sát hợp đồng khi bán lấy hết phần ứng thức ăn rồi, sau đó họ lấy thêm 2,5% nữa, phần còn lại của mình lời lỗ tự chịu
Người nuôi cá
“Hai anh em tôi mới thả lứa mới, nhưng mình đâu có tiền nuôi nhờ mấy người có vốn người ta đưa thức ăn cho mình, người ta theo sát hợp đồng khi bán lấy hết phần ứng thức ăn rồi, sau đó họ lấy thêm 2,5% nữa, phần còn lại của mình lời lỗ tự chịu. Đa số là lỗ ít có ai lời, giá cá thì lúc đầu 25-26-27 ngàn/kg sụt xuống còn 20-21 ngàn thử hỏi làm sao lãi…nó lên thì lâu mà sụt thì mau lắm.”
Người nuôi cá gắn bó với nghề, không muốn treo ao hay bán đất mong muốn nhà nước gỡ nút thắt, bằng cách nào đó để họ có thể tiếp cận ngân hàng với những khoản vay mới. Dù sao sổ đỏ quyền sử dụng đất của người nuôi cá
Nhiều doanh nghiêp cơ sở nuôi cá tra đã phải ngừng họat động. Source dantrionlinecũng đang nằm ở ngân hàng:
“ Đúng ra bây giờ nhà nước phải khoanh lại nợ cũ, tiếp tục cho vay nợ mới, nhà nước đưa ra rồi phải lấy lại được…Bây giờ nhà nước đưa tiền cho mấy ông công ty mua cá, để mấy ông ấy đầu tư thức ăn ngược lại cho chúng tôi, tới chừng cá lớn thì mấy ông ấy bắt, trừ hết tiền ứng thức ăn, còn lại là của tụi tôi thì mới được, từ từ chắc cũng phải làm vậy.”
Gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng được mô tả là chưa phải là giải pháp thiết thực để cứu trợ doanh nghiệp và nông dân nuôi cá tra đang hấp hối. Vậy thì giới chuyên gia nhận định gì về khả năng vượt qua khủng hoảng trong giai đoạn này. Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên Thường vụ Hội nghề cá Việt Nam, một chuyên gia về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững nhận định:
...lúa gạo để đạt kim ngạch 3 tỷ USD cần hàng triệu héc ta trồng lúa, thì ngược lại nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ với diện tích mặt nước vỏn vẹn 5.000 héc ta đã có thể thu về mỗi năm gần 2 tỷ USD
“Nghề nuôi cá trá có thể chững lại hoặc giảm xuống một chút chứ không thể không tồn tại. Nhưng có một xu thế mà chúng tôi đã nhìn thấy trước, đó là nhưng người nuôi ít kiến thức, vốn ít phải đi vay và trả lãi,không chủ động đầu ra, thả cá nhưng không biết bán cho ai. Đây là những hộ dễ bị tổn thương nhất, nếu họ không nhanh chóng liên kết thì kết cục không tốt đẹp đang chờ họ ở phía trước, cuối cùng sẽ phải bán ao.
Đồng thời những doanh nghiệp đang xuất khẩu, có một xu thế rất mạnh là không dùng tiền để phát triển nhà máy vì nhà máy vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu cũng gặp khó khăn. Cho nên họ tập trung cho nguyên liệu, đầu tư sản xuất con giống, lập trại giống, đầu tư cơ sở sản xuất thức ăn, sau đó nuôi cá để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy của mình. Theo xu thế, có khoảng 30 doanh nghiệp đã làm việc này và cho thấy rất hiệu quả, các doanh nghiệp khác bắt đầu làm theo.”
Việt Nam có 5 mặt hàng chiến lược về nông nghiệp, trong đó ngành thủy sản chỉ có một đại diện, đó là con cá tra. Nếu lúa gạo để đạt kim ngạch 3 tỷ USD cần hàng triệu héc ta trồng lúa, thì ngược lại nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ với diện tích mặt nước vỏn vẹn 5.000 héc ta đã có thể thu về mỗi năm gần 2 tỷ USD.-
- Nghệ An: Nhiều người miền núi dính “bẫy” Muaban24 (DT).
-Đề nghị cưỡng chế thi hành án với Bianfishco vnn
Nông dân quyết bám trụ đòi Bianfishco trả nợ tiền cá. Ảnh: Quốc Huy
(Dân trí) - Mới đây Bianfishco xin thay đổi cổ đông là SHB. Tuy nhiên toàn bộ 25 triệu cổ phần của bà Diệu Hiền đã thế chấp cho ngân hàng rồi tiếp tục bán cho một công ty khác khiến cho việc đăng ký thay đổi cổ đông trở nên rắc rối.
Công ty Bình An vẫn còn nợ nhiều nông dân nuôi cá
Ngày 3/8 nguồn tin từ Sở KHĐT TP Cần Thơ cho biết: Ngày 5/7, đại diện Bianfishco đến Phòng Đăng ký kinh doanh để xin thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với 2 nội dung: Cho ông Trần Văn Trí - Tổng Giám đốc Bianfishco là người đại diện theo pháp luật; Thay đổi cho Ngân hàng SHB làm cổ đông thay thế cho bà Diệu Hiền sở hữu 25 triệu cổ phần (50% vốn Điều lệ công ty).
Tuy nhiên theo Sở này họ sẽ thay đổi người đại diện theo pháp luật cho ông Trí, còn việc thay đổi cho Ngân hàng SHB làm cổ đông vẫn chưa được sở này giải quyết do 25 triệu cổ phần cá nhân của bà Diệu Hiền đã bị thế chấp.
Cụ thể, ngày 11/1/2011, bà Diệu Hiền đã đem 25 triệu cổ phần thế chấp cho Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Khu vực Cần Thơ - Hậu Giang với số tiền 250 tỷ đồng và hai bên đã tiến hành đăng ký giao dịch đảm bảo.
Thế nhưng đến ngày 13/7/2011, bà Diệu Hiền lại tiếp tục ký hợp đồng bán 25 triệu cổ phần (đã thế chấp cho VDB) cho Công ty cổ phần Đầu tư - Tư vấn - Dịch vụ Hồ Mây (Công ty Hồ Mây, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội). Sau đó, công ty này ủy quyền cho Ngân hàng SHB.
Theo ông Trần Thanh Phương- Trưởng phòng đăng ký kinh doanh Sở KHĐT TP Cần Thơ thì: Việc đăng ký thay đổi cho Ngân hàng SHB làm cổ đông thay thế bà Diệu Hiền chúng tôi đang chờ các ngân hàng, phía công ty làm rõ ai là chủ thật sự nắm giữ số cổ phần trên để từ đó mới có cơ sở xem xét để phía Bianfishco đăng ký thay đổi cổ đông để cấp giấy phép đăng ký kinh doanh mới.
@- Ai đang là chủ thật sự 25 triệu cổ phiếu của bà Diệu Hiền? (DT).
*******************************
-@ - Đề nghị cưỡng chế thi hành án với Bianfishco (VNN). Ngày 04/7, Chi cục Thi hành án dân sự Q.Ô Môn có quyết định buộc Bianfishco có trách nhiệm trả cho bà Mai và ông Liền trên 18 tỷ đồng và đi kèm theo lãi suất chậm thi hành án trong thời hạn 15 ngày.
Sáng 1/8, trao đổi với PV VietNamNet, LS Nguyễn Trường Thành, TrưởngVăn phòng luật sư Vạn Lý, tại TP. Cần Thơ cho biết: “Đại diện cho 2 nông dân mà Bianfishco đang nợ tiền cá hơn 18 tỷ đồng, gửi văn bản đề nghị Chi cục Thi hành án Q.Ô Môn, (Cần Thơ) cưỡng chế thi hành án đối với Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco) - do bà Phạm Thị Diệu Hiền làmngười đại diện theo pháp luật”.
Cụ thể, 2 hộ nông dân là bà Phạm Thị Mai và ông Nguyễn Văn Liền ủy quyền trong vụ yêu cầu thi hành bản án phúc thẩm ngày 25/5 của TAND TP. Cần Thơ.
Ngày 04/7, Chi cục Thi hành án dân sự Q.Ô Môn có quyết định buộc Bianfishco có trách nhiệm trả cho bà Mai và ông Liền trên 18 tỷ đồng và đi kèm theo lãi suất chậm thi hành án trong thời hạn 15 ngày.
Tuy nhiên, sau khi bản án có hiệu lực, phía Bianfishco không tự nguyện thi hành án, nên căn cứ các quy định của luật Thi hành án dân sự. Do vậy, đề nghị áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với Bianfishco bằng phương pháp kê biên bán đấu giá tài sản.
LS Thành cũng chỉ rõ, Nhà máy chế biến thủy sản Bình An hiện nay đang thế chấp cho ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Cần Thơ để vay 65 tỷ đồng. Giá trị nhà máy chế biến thủy sản này ước tính khoảng 200 tỷ đồng nên đủ để trả ngân hàng, phần còn lại thi hành án theo phán quyết của TAND TP. Cần Thơ .
Trong một diễn biến khác, phía Sở KH&ĐT TP. Cần Thơ đã nhận được văn bản ký kết 3 bên về việc bảo lãnh thanh toán các khoản nợ (cả gốc và lãi) giữa Bianfishco với Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn - Hà Nội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
LS Nguyễn Trường Thành còn đặt vấn đề với Chi cục Thi hành án dân sự Q.Ô Môn rằng, đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT TP. Cần Thơ chỉ được thay đổi người đại diện theo pháp luật của Bianfishco. Còn các Ngân hàng khi góp vốn vào thì phải đảm bảo trả nợ cho nông dân 50% số nợ mà Bianfishco đang nợ tiền cá. @ - Đề nghị cưỡng chế thi hành án với Bianfishco (VNN).
*******************************
SHB nắm trên 50% tổng vốn điều lệ của Bianfishco qdnd
Ngày 1-8, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) cho biết: SHB và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vừa ký kết thỏa thuận với Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco).
Theo đó, SHB phát hành thư bảo lãnh thanh toán nợ cho Bianfishco (như tin đã đưa ngày 31-7); ngay sau khi thư bảo lãnh của SHB có hiệu lực và Bianfishco được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh mới, Công ty sẽ công bố lịch trả nợ tiền cá cho dân.
Theo thỏa thuận đã đạt được, SHB sẽ trở thành cổ đông nặng ký của Bianfishco với tỷ lệ nắm giữ 25 triệu cổ phiếu, chiếm trên 50% tổng vốn điều lệ của Bianfishco.
Công nhân nhận lương tại tư gia tân Tổng giám đốc Công ty CP thủy sản Bình An chiều 13-4.
Giữa 3 bên SHB, VDB và Bianfishco cũng đã tiến hành ký bàn giao Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần nêu trên cùng toàn bộ tài sản và hồ sơ pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay cho SHB.
Cũng trong ngày 1-8, luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng Văn phòng luật sư Vạn Lý, đại diện cho bà Phạm Thị Mai và ông Nguyễn Văn Liền (là hai hộ nông dân mà Bianfishco còn nợ tiền cá) đã có công văn gửi đến Chi cục thi hành án quận Ô Môn và Phòng đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ) yêu cầu Bianfishco thi hành bản án phúc thẩm số 13/2012/KDTM-PT ngày 24, 25-5-2012 của Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ và các quyết định số 587, 588 của Chi cục thi hành án dân sự quận Ô Môn, với số tiền phải trả hơn 18,2 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Văn Liền là 467,9 triệu đồng và bà Phạm Thị Mai là hơn 17,8 tỷ đồng.
Luật sư Nguyễn Trường Thành đề nghị Chi cục thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ chỉ được thay đổi người đại diện theo pháp luật và thành viên Công ty khi có cam kết bảo đảm thi hành các quyết định thi hành án của Chi cục thi hành án dân sự quận Ô Môn.
******************************
-Vợ nguyên bí thư tỉnh ủy đòi nợ Công ty Bình An
TPO - Sáng sớm 31-7, bà Nguyễn Thị Xuân Vân, vợ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Huỳnh Minh Đoàn, cùng hàng chục chủ nợ khác tới đòi nợ Công ty (Cty) Bình An.Bà Vân kể, bà là thương binh hạng 3/4. Bà nuôi bò, nuôi cá tra để lo kinh tế gia đình. Bà bán cá cho Cty Bình An 22 tỷ đồng, chỉ được trả một số, còn lại nợ kéo dài nên rất khó khăn.
Bà Vân không tiết lộ số nợ cụ thể nhưng kế toán của Cty Bình An cho biết, Cty này còn nợ bà hơn 13,2 tỷ đồng.
Sáng 31-7, cùng với bà Vân còn có khoảng 30 nông dân đòi nợ. Các chủ nợ đều rất bức xúc vì nhiều lần lãnh đạo Cty Bình An, cũng như Cty Mua bán nợ (Bộ Tài chính), một số ngân hàng hứa trả nợ nhưng chưa thực hiện.
Lần gần nhất, ngày 7-6, lãnh đạo Cty Bình An, Cty Mua bán nợ ký biên bản cam kết trả nợ 20% trong tháng 6 và sẽ trả dứt điểm trong năm 2012, nhưng đến nay chưa thực hiện.
Nhiều người tập trung hô khẩu hiệu đòi nợ Cty Bình An. Ảnh: Sáu Nghệ.
Khẩu hiệu đòi nợ hôm qua (30 - 7) “Yêu cầu ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc Cty Bình An trả tiền cá cho nông dân chúng tôi (chứ không thể trốn tránh)”, hôm nay được thay bằng “Đề nghị ông Trần Văn Trí và bà Phạm Thị Diệu Hiền ra gặp mặt nông dân chúng tôi, để trả nợ tiền cá (nếu không gặp chúng tôi không về)”.
Tuy nhiên, bà Diệu Hiền vẫn đang chữa bệnh bên Mỹ. Còn ông Trí, ngày 31-7, làm việc với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh TPHCM theo yêu cầu của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Cần Thơ để có thể tiến tới thủ tục đăng ký giấy phép mới cho Cty Bình An.
Đến trưa, nhân công của một số chủ nợ giở cơm gói mang theo, bày ra ăn trên hè phố. Bà Vân nói, lẽ ra Cty Bình An phải nấu cơm cho các chủ nợ để động viên nhau phần nào. Nhưng một ngừơi giúp việc của gia đình ông Trí nói, ông bà chủ đều đi vắng, họ không phải người của Cty Bình An nên không có khả năng lo cơm nước cho các chủ nợ của Cty này.
-Vụ nữ đại gia Diệu Hiền xuất cảnh để lại món nợ lớn: Đã bán hết cổ phiếu trước khi đi
(TNO) -Việc Bianfishco yêu cầu xin thay đổi cổ đông là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thay thế cho bà Phạm Thị Diệu Hiền, vẫn chưa được cơ quan chức năng chấp thuận...- Doanh nghiệp của bà Diệu Hiền bị đề nghị cưỡng chế thi hành án(VOV). – Bianfishco bị đề nghị kê biên tài sản bán đấu giá (PNTP). - Vụ nữ đại gia Diệu Hiền xuất cảnh để lại món nợ lớn: Đã bán hết cổ phiếu trước khi đi (TT). - Vụ nữ đại gia Diệu Hiền xuất cảnh để lại món nợ lớn: Đã bán hết cổ phiếu trước khi đi (TN). -Đại gia Diệu Hiền lại dính scandal bán cổ phiếu đã thế chấp gdvn- Nhà máy ‘nữ đại gia nợ tiền cá’ sẽ bị kê biên đấu giá? (VTC).
**********************************
-Nông dân bủa vây biệt thự ‘đại gia thủy sản’
- - Sáng 30/7, hàng chục hộ nông dân đang bị Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco) nợ hàng trăm tỷ đồng đã bủa vây, nhất quyết đòi phải gặp bằng được Tổng Giám đốc Trần Văn Trí, để xác định chính xác ngày nào trả nợ.
Với tâm lý rất bức xúc, nhiều người nông dân đã kéo đến bủa vây căn biệt thự của ‘đại gia thủy sản’ Diệu Hiền, nằm trên đường 30/4, TP. Cần Thơ.
Khi đến trước cổng, họ treo một băng rôn yêu cầu Bianfishco trả nợ cho nông dân: “Yêu cầu ông Trần Văn Trí – Tổng GĐ Công ty Bình An trả nợ tiền cá cho nông dân chúng tôi (chứ không thể trốn tránh)”.
Rất đông nông dân bủa vây ngôi biệt thự ‘đại gia thủy sản’ – bà Phạm Thị Diệu Hiền.
Hầu hết họ là những người nông dân nuôi cá, đang bị Bianfishco nợ từ hàng trăm triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng.
Họ cho rằng, với số tiền bán cá bị nợ hơn 1 năm nay, khiến nhiều người phải “treo đầm”. Tiền vay ngân hàng, vay nợ khác đều đang bị phát mãi, khiến người nông dân trở nên điêu đứng hơn bao giờ hết.
Hàng chục nông dân mong muốn được nghe lời giải thích thỏa đáng: Vì sao đến thời điểm hiện nay sau nhiều lần công ty hứa hẹn mà nông dân vẫn chưa được trả tiền?
Tuy nhiên, thông tin từ Bianfishco cho hay, ông Trần Văn Trí hiện nay đang ở Hà Nội.
Những người nông dân lấy cơm ra ngồi ăn ngay trước cổng.
Chưa gặp được người đứng đầu, một số nông dân cứ ngồi bệt trước cổng ra vào của căn biệt thự. Đến 11h trưa cùng ngày, một số nông dân đã lấy từng nắm cơm đùm ngồi ăn, quyết bám trụ lại để chờ gặp bằng được ông Trí.
Một chủ nợ xin được giấu tên cho biết: “Số tiền mà Bình An đang nợ chúng tôi lên đến hơn 17 tỷ đồng. Tiền ngâm cả hơn một năm nay. Chúng tôi nhiều lần đi lại, chạy vạy khắp nơi để trả tiền lãi cho ngân hàng. Đến tận bây giờ nhà cửa, ao đầm đều đã bị ngân hàng phát mãi. Nông dân như chúng tôi khổ sở lắm rồi, cứ thất hứa lần này lượt khác, vậy mà tiền vẫn không chịu trả?”.
Trước đó, ngày 18/7, phía Bianfishco đã hứa trả cho nông dân khoảng 30% số nợ nhưng vẫn chưa thực hiện.
Lý do mà Bianfishco đưa ra cho việc trả chậm là do việc thay đổi thủ tục đăng ký kinh doanh và chuyển đổi tư cách pháp nhân mới chưa được hoàn thành.-Nông dân bủa vây biệt thự ‘đại gia thủy sản’
- Nông dân lại đến nhà bà Diệu Hiền đòi nợ (DV).
Nhiều nông dân than thở: “Công ty cứ hẹn lần hẹn mòn trả nợ mà tiền đâu chẳng thấy, trong khi giấy tờ nhà cửa của chúng tôi đều bị ngân hàng phát mãi, chưa kể đến việc các chủ nợ bên ngoài đang xiết nợ mấy tháng qua”. Bà Nguyễn Thị Xuân Vân bức xúc: “Tổng số tiền mà Bianfishco nợ tôi gần 20 tỷ đồng. Ngày 18.7, ông Trí kêu lên hứa trả 30% tiền nợ nhưng không thấy đâu, giờ lại hẹn đến ngày 15.8 thanh toán”.
- Tòa thụ lý mở thủ tục phá sản Bianfishco -- Tòa thụ lý vụ phá sản Công ty ‘nữ đại gia nợ tiền cá’ (VTC).
--Tòa án thụ lý vụ phá sản Công ty Bình An
NLĐO - Ngày 23-7, nguồn tin từ Tòa kinh tế TAND TP. Cần Thơ cho biết nơi này đã thụ lý vụ mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần thủy sản Bình An.
- Nông dân tiếp tục đòi nợ Bianfishco
-Bình An thua vụ kiện đòi nợ thứ 7
TTO - Ngày 18-7, TAND quận Ô Môn (Cần Thơ) đã xử cho Công ty TNHH một thành viên in tem Bưu Điện thắng kiện Công ty Cổ phần thủy sản Bình An 113 triệu đồng bao gồm cả gốc lẫn lãi (1,5%/tháng).
- Vụ nợ tiền bán cá: Bianfishco không dự phiên hòa giải
- Chồng bà Diệu Hiền mượn tiền trả nợ nông dân
- Công ty của bà Diệu Hiền tái hoạt động sau "bão" nợ
-- Gói hỗ trợ 9.000 tỉ đồng cứu cá tra: Vốn vẫn chưa tới tay nông dân (TBKTSG).
Nông dân ùn ùn vây kín biệt thự 'nữ đại gia nợ tiền cá'
(VTC News) - Suốt ngày 30/7, hàng chục nông dân vây kín cổng biệt thự “nữ đại gia thủy sản” Phạm Thị Diệu Hiền ở TP Cần Thơ để đòi nợ.
Tiết lộ lương 'khủng' của Viện trưởng Thủy sản Bình An
Nữ đại gia nợ tiền cá bán nhà riêng trả nợ
-
****************************
Hai ngân hàng ‘ra tay' cứu Bianfishco vnn
- Sáng 31/7, nguồn tin của VietNamNet, Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco) vừa ký được biên bản thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cứu ‘đại gia thủy sản’ trước cuộc khủng hoảng về tài chính.
Tuy nhiên, ở biệt thự ‘đại gia thủy sản’ tại TP. Cần Thơ vẫn tiếp tục bị nông dân bủa vây đòi nợ.
Bảo lãnh trả nợ cho “đại gia”
Cụ thể, chiều ngày 26/7, cả 3 bên đã đi đến ký kết bản cam kết chung để thực hiện cuộc giải ngân cứu Bianfishco trước vòng vây của hàng chục hộ nông dân, doanh nghiệp (DN) bao vây đòi nợ hàng trăm tỷ đồng.
Về nguyên tắc, phía SHB cam kết phát hành thư bảo lãnh (không hủy ngang vô điều kiện) bảo lãnh thanh toán cho Bianfishco để thực hiện trả nợ vay (gốc + lãi và các nghĩa vụ tài chính phát sinh liên quan) với VDB tại các hợp đồng Tín dụng đầu tư (HĐTD), đã ký kết với Bianfishco và Chi nhánh Ngân hàng phát triển Khu vực Cần Thơ - Hậu Giang.
Còn đối với VDB cũng cam kết, giải chấp toàn bộ tài sản đảm bảo tiền vay, (trong đó, có 25.000.000 cổ phiếu do bà Phạm Thị Diệu Hiền đứng tên sở hữu) cho Bianfishco. Đồng thời ký biên bản 3 bên giữa Bianfishco, SHB và VDB, bàn giao giấy chứng nhận sở hữu cổ phần nêu trên cùng toàn bộ tài sản và hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm tiền vay cho SHB, khi thư bảo lãnh của SHB có hiệu lực.
Biên bản ký kết hợp tác 3 bên của Bianfishco, Ngân hàng SHB và Ngân hàng VDB. Ảnh: Quốc Huy
Cũng theo văn bản cam kết này, phía VDB tạo điều kiện để SHB và Bianfishco hoàn thành thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật là ông Trần Văn Trí – Tổng Giám đốc Bianfishco.
Tiếp đến, đồng ý đề nghị Sở KH&ĐT TP. Cần Thơ ghi nhận SHB là cổ đông trong giấy đăng ký kinh doanh của Bianfishco với tỷ lệ nắm giữ 25 triệu cổ phần, chiếm 50% vốn điều lệ của Bianfishco thay thế cho bà Phạm Thị Diệu Hiền.
Đó là cơ sở để thực hiện cam kết mà Bianfishco phải “đứt ruột” phải cắt cổ phần cho các đại gia Ngân hàng thống lĩnh.
Riêng phía Bianfishco cũng cam kết, phối hợp với 2 ngân hàng trên, không ngừng hoàn thiện các thủ tục để Ngân hàng SHB được ghi nhận là cổ đông trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà Sở KH&ĐT TP. Cần Thơ cấp, với tỷ lệ là 50% vốn điều lệ của Bianfishco.
Ngoài ra, ngay sau khi VDB giải chấp toàn bộ tài sản của Bianfishco tại VDB. Khi đó, phía Bianfishco phải thực hiện ngay thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch để đảm bảo tài sản thế chấp này cho SHB theo quy định của pháp luật.
Chuyển nhượng 25 triệu cổ phiếu đang cầm cố ở NH
Trong văn bản mới nhất từ Sở KH&ĐT TP. Cần Thơ gửi Công ty CP thủy sản Bình An – Trong việc giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh mới cho DN này.
Cụ thể, ngày 28/7, ông Trần Thanh Phương, Trưởng Phòng đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT TP. Cần Thơ gửi Bianfishco có đoạn: “Ngày 23/7/2012, Sở KH&ĐT TP. Cần Thơ nhận được công văn 0795A/CV-CN, SGD2 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 2 tại TP. HCM (BIDV – CNSGD2), phản ánh bà Phạm Thị Diệu Hiền, trước đó, đã thế chấp 25 triệu cổ phiếu cho BIDV – CNSGD2.
Nên đề nghị Sở KH&ĐT TP. Cần Thơ hỗ trở làm thủ tục thay đổi pháp lý và giấy đăng ký kinh doanh mới liên quan đến thay đổi hay chuyển nhượng 25 triệu cổ phiếu của bà Phạm Thị Diệu Hiền”.
Cũng theo công văn gửi Bianfishco, đến thời điểm hiện nay, Phòng đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT TP. Cần Thơ đề nghị phía Bianfishco liên hệ với BIDV – CNSGD2 để giải quyết vấn đề vướng mắc thủ tục như đã nêu trên.
Trước đó, ngày 2/8/2010, Công ty CP thủy sản Bình An đã thế chấp, cầm cố một số tài sản để đảm bảo việc vay vốn Ngân hàng, trong đó, có 25 triệu cổ phiếu cá nhân của bà Phạm Thị Diệu Hiền cho BIDV – CNSGD2, đã được HĐQT họp có biên bản thông qua số 08/2010 BA.HĐQT.
Đến ngày 3/4/2012, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở Giao dịch 2 đã có văn bản gửi Sở Kế Hoạch – Đầu tư TP Cần Thơ xác nhận về việc Bianfishco đang thế chấp, cầm cố 25 triệu cổ phiếu tại ngân hàng này để vay vốn. Theo thỏa thuận giữa hai bên việc chuyển nhượng 25 triệu cổ phiếu này của bà Diệu Hiền phải có sự chấp thuận bằng văn bản của BIDV Chi nhánh sở Giao dịch 2. Đồng thời, các nhân bà Diệu Hiền và Bianfishco phải hoàn tất các thủ tục pháp lý theo đúng quy định.
Vì thế, trong văn bản của mình, đại diện BIDV một lần nữa nhắc lại yêu cầu, khi thực hiện các thủ tục pháp lý thay đổi giấy phép kinh doanh liên quan đến 25 triệu cổ phiếu của bà Diệu Hiền, trong hồ sở của công ty phải có văn bản của BIDV về việc giải chấp số cổ phiếu nói trên.
Nông dân vẫn tiếp tục bủa vây biệt thự ‘đại gia thủy sản’ để đòi nợ. Ảnh: Quốc Huy
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, đến tháng cuối tháng 7/2012, số lao động trở lại làm việc cho Bianfishco khoản 1.100 lao động, số tiền nợ bảo hiểm xã hội là trên 3,5 tỷ đồng, nợ các doanh nghiệp và nông dân bán cá trên 313 tỷ đồng, trong đó, nợ 37 hộ nông dân số tiền trên 235 triệu đồng và nợ các Ngân hàng cả gốc lẫn lãi 1.357 tỷ đồng.
Khoảng 9h sáng 31/7, hàng chục hộ nông dân, công nhân vẫn tiếp tục bủa vây biệt thự ‘đại gia thủy sản’ với dòng băng rôn mới có nội dung: “Đề nghị ông Trần Văn Trí và bà Phạm Thị Diệu Hiền ra gặp mặt dân chúng tôi, để trả nợ tiền cá. Nếu không gặp chúng tôi không về”.
Hai ngân hàng ‘ra tay' cứu Bianfishco vnn
*************************
SHB chính thức 'giải cứu' Công ty Bình An cafef
Trong lúc nông dân lại bức xúc vây nhà đại gia Diệu Hiền đòi nợ, công ty của bà đã được Ngân hàng cổ phần Sài Gòn-Hà Nội đồng ý rót vốn và ký cam kết bảo lãnh để giải chấp tài sản bảo đảm.
Với sự bảo lãnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB, ngân hàng do ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch Hội đồng quản trị), Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco)sẽ được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) giải chấp tài sản bảo đảm. Số tài sản này được công ty thế chấp để vay vốn trong các hợp đồng tín dụng đầu tư và xuất khẩu ký giữa Bianfishco với VDB khu vực Cần Thơ - Hậu Giang.
Tổng giám đốc Bianfishco Trần Văn Trí (chồng đại gia Diệu Hiền, đã được bổ nhiệm và ủy quyền thay vợ điều hành công ty) cho biết thông tin này tối qua, sau khi hàng chục nông dân lại kéo đến trước cổng gia đình ông bà để đòi nợ.
Nội dung ký kết của Công ty Bình An với SHB và VDB. Ảnh: Thiên Phước
Một trong những tài sản được giải chấp có 25.000.000 cổ phần do bà Phạm Thị Diệu Hiền (vợ ông Trí) đứng tên sở hữu. Số cố phần này sau đó được chuyển cho SHB để ngân hàng này nắm giữ 50% vốn điều lệ của Bianfishco (thay thế bà Hiền) và trở thành cổ đông sáng lập của Công ty Bình An.
Về phía VDB cũng cam kết tạo điều kiện để Bianfishco thay đổi giấy đăng ký kinh doanh với tên người đại diện theo pháp luật là ông Trần Văn Trí đồng thời đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ ghi nhận SHB là cổ đông nắm giữ 50% của Bianfishco.
Lãnh đạo 3 bên đã ký cam kết thực hiện viện bảo lãnh và giải chấp tài sản của Công ty Bình An, trong đó có 25.000.000 cổ phần của nữ đại gia Diệu Hiền. Ảnh: Thiên Phước
Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Sở kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ cho biết khi thủ tục giữa Bianfishco với các ngân hàng hoàn thành và SHB chính thức nắm giữ toàn bộ cổ phần của bà Hiền thì Sở sẽ cấp giấy chứng nhận kinh doanh mới cho Bianfishco với tên người đại diện theo pháp luật là ông Trí.
Theo Thiên Phước
Vnexpress