Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

VNG ngừng vĩnh viễn trò chơi Chinh Đồ có "đường lưỡi bò" ; Phó Tổng giám đốc người Trung Quốc đã rời Vinagame

Ông Shen Hao, cựu Giám đốc M&A của Tencent, cổ đông lớn Vinagame, đã thôi giữ chức thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc tại Vinagame.Theo website của công ty cổ phần VNG (tên trước kia là Vinagame), ông Shen Hao đã từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT công ty vào những ngày cuối năm 2012.

Trong danh sách thành viên ban giám đốc của Vinagame cũng không còn ghi nhận ông Shen Hao là Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của công ty.

Ông Shen Hao nguyên là Giám đốc M&A của Tập đoàn Tencent - cổ đông lớn của Vinagame. Ông đến Vinagame từ năm 2008 và đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính sau khi Tencent mua lại 20,02% cổ phần của Vinagame vào năm đó.

Sau 5 năm làm việc tại Vinagame, ông Shen Hao - người Trung Quốc được nói tới nhiều nhất tại đây do phụ trách tài chính, đã rời khỏi công ty. Vinagame chưa cho biết lý do ông Shen Hao xin từ nhiệm, nhưng khả năng vị này rời khỏi đây sau khi đã hoàn thành sứ mệnh cũng có thể được tính đến.

Ngoài ông Shen Hao, theo báo cáo tài chính năm 2011 của Vinagame, còn 1 thành viên đại diện vốn của Tencent là ông Lau Chi Ping Martin - thành viên HĐQT kiêm Chủ tịch ủy ban đầu tư của Tencent. Tuy nhiên, đến nay chưa có thông tin chính thức nào về việc ông Lau Chi Ping Martin rời khỏi HĐQT của Vinagame.

Vinagame cho biết, trong thời gian này đã bổ nhiệm bà Lê Thị Ngọc Diệp tạm thời giữ chức vụ thành viên HĐQT cho đến kỳ họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất. Bà Lê Thị Ngọc Diệp cũng đã thôi giữ chức thành viên Ban kiểm soát công ty để đảm nhiệm vị trí này (do thành viên Ban kiểm soát không được nằm trong HĐQT công ty).

Tencent có trụ sở tại Thâm Quyến. Công ty này đang đứng đầu Trung Quốc về cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên internet, dịch vụ trên điện thoại di động, dịch vụ quảng cáo trực tuyến... khi tập đoàn này nắm trong tay hệ thống internet hàng đầu Trung Quốc là QQ.

Theo báo cáo của Tencent, công ty này bắt đầu đầu tư vào Vinagame trong nửa đầu năm 2008 với tỷ lệ sở hữu ban đầu tư 20,02%. Sau đó, tỷ lệ sở hữu của tập đoàn này tại Vinagame không ngừng tăng lên, tới cuối năm 2011 là 31,25%.

Tháng 7/2012, cộng đồng mạng lan truyền thông tin cho hay Tencent hiện đang nắm đến 70% cổ phần của Vinagame (tỷ lệ cổ phần có thể nắm quyền chi phối công ty), trong khi ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch, Tổng giám đốc kiêm người sáng lập nên Vinagame chỉ còn nắm 1% cổ phần.

Trước thông tin này, Vinagame đã phát đi thông cáo báo chí khẳng định tin đồn "bị Trung Quốc thâu tóm" là sau sự thật, đồng thời cho biết tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại công ty không thể vượt quá giới hạn quy định (49%), ông Lê Hồng Minh thời điểm đó vẫn đang nắm 19% cổ phần của công ty.

Sau khi trở thành đối tác lớn của Vinagame, năm 2012, Tencent cũng tự tung ra sản phẩm thâm nhập vào thị trường trực tuyến Việt Nam, trong đó có phần mềm Wechat. Chỉ trong 7 tháng thâm nhập thị trường, ứng dụng chat này đã có 1 triệu người sử dụng và làm dấy lên nhiều lo ngại ở Việt Nam.



Trong bức "tâm thư" cuối năm, ông Lê Hồng Minh cũng cho biết đã từ chối lựa chọn hợp tác với Tencent để phát hành sản phẩm ứng dụng chat trên di động do "chứa đựng nhiều rủi ro dài hạn về hình ảnh/thương hiệu và khả năng kiểm soát hoàn toàn được nền tảng truyền thông trên di động.-Phó Tổng giám đốc người Trung Quốc đã rời Vinagame
************
-VNG ngừng vĩnh viễn trò chơi Chinh Đồ có "đường lưỡi bò" 

TTO - Theo Công ty cổ phần VNG, từ ngày 19-12 VNG sẽ chính thức ngừng phát hành trò chơi này tại Việt Nam.
VNG cho biết lý do đơn vị sản xuất trò chơi Chinh Đồ đã đưa vào mẫu thiết kế bản đồ mới của trò chơi những nội dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trong phiên bản cập nhật ngày 14-12-2012. Đây là nội dung cập nhật không đúng với những cam kết cũng như yêu cầu của VNG.
Khi phiên bản mới của trò chơi Chinh Đồ được tung ra, nhiều người chơi phát hiện trong bản đồ trò chơi có biển Đông với đường lưỡi bò và bất bình với sự việc này. VNG đã nhanh chóng gỡ bỏ những thiết kế ấy và nay quyết định dừng vĩnh viễn trò chơi Chinh Đồ hai phiên bản 1.0 và 2.0.

Bà Đoàn Đỗ Ngọc Thi, trưởng ban truyền thông VNG, cho biết là một công ty Việt Nam, VNG không thỏa hiệp và chấp nhận bất kỳ động thái nào làm ảnh hưởng đến văn hóa, pháp luật, con người và đặc biệt là tinh thần dân tộc Việt Nam.
Theo bà Thi, trước khi quyết định đưa một trò chơi về Việt Nam, VNG có nhiều bộ phận kiểm duyệt cẩn thận các nội dung, hình ảnh, thiết kế trong game để phù hợp thị hiếu, văn hóa, đạo đức của người Việt. Trong quá trình vận hành, đội ngũ nhân viên vẫn làm việc thường xuyên để kiểm soát các vấn đề phát sinh như lỗi, sai thiết kế ban đầu.
VNG gửi lời xin lỗi người chơi và cộng đồng vì những sai sót mà VNG gặp phải trong quá trình vận hành trò chơi Chinh Đồ.

HỒNG NHUNG

-Tencent vào Việt Nam: lạ nhưng rất quen SGTT.VN - Trong khi các nhà kinh doanh mạng xã hội trong nước chưa biết cách biến vài triệu lượt truy cập mỗi tháng của cộng đồng thành tiền, thị trường xuất hiện những gương mặt mới đến từ Trung Quốc.

Không chỉ nắm thông tin cá nhân, bằng phân tích nội dung tin nhắn trên mạng x. hội, người ta có thể có những nghiên cứu xa hơn. Ảnh: T.L
Với thế mạnh công nghệ, lượng người sử dụng đông ở nước ngoài, Facebook không phải tốn quá nhiều chi phí để thu hút cộng đồng sử dụng ở Việt Nam. Chậm chân hơn Facebook, những gương mặt mới xuất hiện trong kinh doanh mạng xã hội ở Việt Nam buộc phải tốn chi phí tiếp thị.
Wechat, người khách lạ

Gần đây trên thị trường Việt Nam xuất hiện quảng cáo của Wechat trên những tờ báo điện tử, cổng thông tin hoặc trên các ứng dụng khác. Wechat không chỉ là một ứng dụng chat miễn phí trên điện thoại di động, máy tính bảng như Viber, Whatsapp, Tango…, mà còn có các tính năng của một mạng xã hội như cho phép chia sẻ, tương tác với những người dùng khác. Wechat hiện đã có đầy đủ các phiên bản chạy trên các hệ điều hành: iOS, Android, Symbian, BlackBerry. Chỉ cần tải miễn phí, cài đặt vài thao tác đơn giản là sử dụng.
Thoạt đầu, có ý kiến cho rằng, Wechat là ứng dụng của VinaGame nhằm thay thế cho công cụ Zing Chat đã thất bại vào năm 2008. Trên thực tế, đây là sản phẩm của Tencent, nhà phát triển ứng dụng lớn của Trung Quốc cũng như ở khu vực châu Á – Thái B.nh Dương. Sau khi xuất hiện ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia…, từ đầu tháng 6.2012, Wechat chi tiền quảng cáo trên các tờ báo điện tử: ngoisao.net, Vnexpress.vn, đặc biệt là trên các công cụ thuộc Zing như Zing News, Zing MP3… Từng làm việc trong ngành công nghệ thông tin, kinh doanh internet, ông Hữu Việt (Tân B.nh, TP.HCM), nhận xét: “Đây là bước đi khôn ngoan của Tencent trong việc tìm kiếm khách hàng. Trong khi các ứng dụng phát triển theo phương thức “truyền miệng” thì Tencent lại đẩy mạnh việc quảng bá Wechat trên nhiều công cụkhác nhau để thu hút khách hàng”.
Vậy thu hút đông người sử dụng giúp gì cho Tencent trong khi các đối thủ người Việt của họ không khai thác được cơ hội kinh doanh? Trong các điều khoản cung cấp dịch vụ, viết bằng tiếng Anh và thường bị người dùng lướt qua, có điều 10 rất đáng chú ý. Trong mục 10.3 ghi rõ, Tencent có quyền thu thập dữ liệu người dùng, “để phục vụ vào các mục đích thương mại, kể cả việc không hạn chế chuyển giao thông tin cho các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng khác, khuyến mãi, marketing theo vị trí và các hoạt động thương mại khác”.Có thể hiểu được rằng, khi cộng đồng sử dụng đủ lớn, nhà kinh doanh Wechat sẽ có thể đổi các thông tin cá nhân lấy các khoản lợi nhuận từ các nhà cung cấp dịch vụ khác. Điều này cũng góp thêm vào doanh thu đến từ quảng cáo của họ. Ngoài ra, nhà kinh doanh có thể chặn hay lọc theo từ khoá các nội dung mà họ không muốn hiển thị hay chia sẻ.
Lạ mà quen đã lâu
Đứng đầu về doanh thu trong các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ internet khu vực châu Á – Thái B.nh Dương, Tencent có tham vọng mở rộng ra các thị trường mới nổi như Nga, Ấn Độ, cũng như các thị trường lân cận. Năm 2008, theo bài báo đăng trên Reuters năm 2010, Tencent đồng ý trả 7,5 triệu USD để mua cổ phần MIH India, một doanh nghiệp sở hữu mạng xã hội tương tự Facebook có tên ibibo. Bài báo này nhắc tới việc Tencent có cổ phần nhỏ ở VinaGame.
Cùng năm 2010, trong một bài viết về VinaGame trên Forbes, có dẫn lời Benjamin Joffe, giám đốc chiến lược của công ty nghiên cứu và chiến lược số Plus 8 star ở Bắc Kinh, rằng VinaGame đang rập theo mô hình của Tencent. Theo đó, điểm chung của hai công ty này là có cùng cổ đông IDG. Theo bài báo trên Forbes, IDG đầu tư 500.000 USD vào VinaGame. Sau khi có cổ phần ở VinaGame, Tencent đạt được thoả thuận để đưa QQchat cũng như một số trò chơi vào kinh doanh tại Việt Nam. Bài báo cũng nhắc tới giám đốc tài chính của VinaGame là Johny Shen, người từng giữ chức vụ giám đốc Mua bán và sáp nhập của Tencent, trước khi gia nhập VinaGame từ 2008. Theo bài trên Forbes, Johny Shen không chỉ là giám đốc tài chính mà c.n giữ chức phó chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chính về chiến lược và phát triển. Được biết, Johny Shen c.n tham gia vào ban lãnh đạo của Kingsoft, một tên tuổi không xa lạ gì với VinaGame khi doanh nghiệp này mua bản quyền đưa Võ lâm truyền kỳ về Việt Nam.
Trong bài báo nghiên cứu sự thành công của dịch vụ tin nhắn QQ thuộc Tencent, đăng trên tạp chí chuyên về nghiên cứu kinh doanh (số tháng 1 và 2.2012), hai tác giả công tác tại đại học Bắc Kinh là Jane Peihusn Wu và Terrill L. Frantz có nêu điểm tương đồng giữa tỷ lệ sử dụng internet ở Việt Nam và Trung Quốc. Hai tác giả viết: “Do vậy, Tencent đã mua chuộc VinaGame và giao công ty này sử dụng phần mềm QQ và một số trò chơi. Năm 2007, VinaGame đã nâng cấp QQ rồi đổi tên thành Zing Chat, thay biểu tượng chim cánh cụt bằng biểu tượng hai con vịt”.
Tuy VinaGame công bố Tencent là cổ đông lớn, nhưng không nói rõ tỷ lệ sở hữu. Trong báo cáo tài chính năm 2011 của Tencent có ghi, công ty này đang sở hữu 31,25% cổ phần của một công ty chưa niêm yết ở Đông Nam Á, với ngành nghề kinh doanh game online. Trong báo cáo tài chính các năm 2009, 2010 đều thể hiện số cổ phần Tencent nắm giữ ở công ty này không ngừng gia tăng. Năm 2009, Tencent chỉ sở hữu 20,02% số cổ phần, sau đó tăng lên 30,02% số cổ phần vào năm 2010.
Q.K – GIA VINH
Nắm người dùng, biết tất cả
Nếu có cộng đồng thành viên, nhà kinh doanh không chỉ nắm thông tin cá nhân, vị trí truy cập, thói quen mà qua những gì họ chia sẻ, trao đổi, nhà kinh doanh có thể có những nghiên cứu xa hơn. Thậm chí, người ta từng thử vẽ bản đồ tâm trạng x. hội của nước Mỹ qua nội dung đăng trên Twitter gồm có 140 kí tự.
Nhà khoa học máy tính Alan Mislove (đại học Northeastern, Boston) và đồng nghiệp đã dựng được bản đồ mô phỏng trạng thái tâm lý của người dân Mỹ vào từng thời điểm dựa trên phân tích 300 triệu tin nhắn trên mạng xã hội Twitter. Kết quả nghiên cứu công bố năm 2010 cho thấy, người dân bờ Tây hạnh phúc hơn người dân bờ Đông. Quá tr.nh phân tích dựa trên việc lọc thông tin từ các từ khoá dựa theo hệ thống phân loại từ trong tâm lý học. Sau đó, các tin nhắn 140 kí tự trên Twitter sẽ được cho điểm. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu tập hợp các tin nhắn của mỗi địa phương vào từng thời điểm khác nhau để dựng lên bản đồ trạng thái tâm lý. Ông Johan Bollen (đại học Bloomington), người cũng sử dụng phương pháp phân tích tin nhắn trên Twitter để xác định trạng thái tâm lý của xã hội, cho biết: “Sẽ rất lý thú khi quan sát sự chuyển biến trạng thái của xã hội ở các thời điểm gần như đồng thời với những gì đang diễn ra trong đời thực”.

 -Tencent vào Việt Nam: lạ nhưng rất quen
******************************************
Tencent có thể thâu tóm được Vinagame? (CafeF). Vấn đề mấu chốt trong câu chuyện của VNG là phải phân biệt rõ quyền sở hữu và quyền biểu quyết.-

Hiện nay nhiều thông tin cho rằng VNG đang bị công ty Tencent của Trung Quốc thâu tóm. Phía VNG cũng có thông cáo báo chỉ khẳng định mình là công ty Việt Nam và không hề có chuyện bị Tencent thâu tóm.
Vậy từ đâu lại xuất hiện tin đồn này?
Mối quan hệ Tencent-VNG
Theo báo cáo Tài chính năm 2011 của Công ty cổ phần VNG (tên cũ là Vinagame) thì hội đồng quản trị của công ty hiện có 5 người bao gồm:
  • Ông Lê Hồng Minh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
  • Ông Vũ Việt Sơn – Thành viên HĐQT
  • Ông Bryan Fredric Pelz - Thành viên HĐQT
  • Ông Lau Chi Ping Martin - Thành viên HĐQT
  • Ông Johnny Shen Hao - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc
Tencent Holdings Limited là một công ty đăng ký kinh doanh tại Cayman Islandthuộc Liên hiệp Vương quốc Anh với hoạt động chính là đầu tư vào các dịch vụ Internet tại Trung Quốc.
Cổ phiếu của công ty hiện được niêm yết tại TTCK Hongkong.Trong đó, ông Lau Chi Ping Martin hiện là Thành viên HĐQT kiêm chủ tịch ủy bản đầu tư của Tencent Holdings.
Ông Johnny Shen Hao làm việc cho VNG với một hợp đồng lao động chính thức từ năm 2008, trước đó ông làm việc cho công ty tài chính Tencent Holdings.
Hai người này có thể là đại diện vốn của Tencent tại VNG. Trong báo cáo tài chính của VNG có đề cập đến việc Tencent là cổ đông lớn nhưng không nói rõ cụ thể là bao nhiêu.
Còn trong báo cáo tài chính của Tencent, công ty không nói rõ nhưng có đề cập đến việc nắm 31,25% cổ phần (equity interest) tại một công ty game online ở Đông Nam Á. Số liệu này tính đến 31/12/2011.
Mặc dù không chỉ đích danh nhưng các số liệu cho thấy đây chính là khoản đầu tư vào VNG.
Năm 2008, Tencent đề cập mua việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam và đây là công ty duy nhất tại Việt Nam mà công ty đầu tư. Cùng năm đó, cựu giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG.
Năm 2009, Tencent giữ nguyên mức cổ phần; năm 2010, báo cáo tài chính của Tencent ghi nhận tỷ lệ sở hữu tăng lên 30,02% và năm 2011 là 31,25%.
Ngược lại trong báo cáo tài chính của VNG ghi nhận Tencent là cổ đông lớn và có 2 người liên quan/đã từng liên quan ở trong HĐQT VNG.
Trong thông cáo báo chỉ gửi đi, VNG nêu rõ việc ông Lê Hồng Minh – Chủ tịch kiêm TGĐ của công ty đang sở hữu 19% cổ phần, chứ không phải 1% như các tin đồn.
Trong năm 2011, theo báo cáo của VNG thì công ty và Tencent chỉ giao dịch với nhau vỏn vẻn 5 tỷ đồng.
Chi 855 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ
Tính đến cuối năm 2011, VNG đã bỏ ra tổng cộng 855 tỷ đồng để mua lại 5,84 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, tức giá mua bình quân là 147.000 đồng/cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng). Số tiền này bằng 3,4 lần vốn điều lệ của công ty.
Trong đó, số tiền bỏ ra mua lại trong năm 2011 là 508 tỷ đồng, bằng 84% so với LNST của năm 2011
Vốn điều lệ của VNG đến cuối năm 2011 là 254 tỷ đồng, tương ứng 25,4 triệu cổ phiếu đã phát hành.
Những năm gần đây VNG đều đạt lợi nhuận cao nhưng đều không chia cổ tức bằng tiền mặt, vì vậy dù đã bỏ ra số tiền lớn để mua cổ phiếu quỹ nhưng lượng tiền mặt đến cuối năm 2011 vẫn còn tới 600 tỷ đồng.
Phân biệt rõ quyền sở hữu và quyền biểu quyết
Trong tình huống của VNG hiện tại, việc làm rõ 2 quyền trên là rất quan trọng bởi vì công ty hiện đã mua lại lượng cổ phiếu quỹ tương đương 23% vốn điều lệ.
VNG đã mua lại 5,84 triệu cổ phiếu quỹ - số cổ phiếu này được coi là không lưu hành và không có quyền biểu quyết. Tổng số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hiện là 19,56 triệu cổ phiếu.
Ông Lê Hồng Minh đang nắm 19% cổ phần, tương ứng 4,83 triệu cổ phiếu. Nhưng tính trên số cổ phiếu có quyền biểu quyết thì tỷ lệ biểu quyết sẽ tăng lên thành4,83/19,56=24,68%.
Đối với tỷ lệ sở hữu tối đa 49% với nhà đầu tư nước ngoài, con số này chỉ tính trên vốn điều lệ, tức tổng lượng cổ phiếu đã phát hành.
Giả sử nhà đầu tư nước ngoài nắm 49% vốn điều lệ của VNG thì khi đó họ sẽ nắm tới 63,6% quyền biểu quyết – một tỷ lệ đủ để chi phối hoạt động của công ty.
Chart được vẽ trên cơ sở giả định tỷ lệ sở hữu và biểu quyết của
Tencent vẫn giữ nguyên từ cuối năm 2011 đến nay

Vớ việc Tencent đang nắm giữ 31% cổ phần, tính theo quyền biểu quyết sẽ là 40,56%. Với tỷ lệ này, Tencent có thể phủ quyết những quyết định yêu cầu phải có sự chấp thuận của ít nhất 65%-75% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Với tỷ lệ biểu quyết này cùng với việc có 2 người liên quan trong HĐQT, tác động của Tencent đối với hoạt động của VNG là rất lớn.
Nếu VNG tiếp tục mua thêm cổ phiếu quỹ thì dù không mua bán gì nhưng quyền biểu quyết của ông Lê Hồng Minh cũng như Tencent cũng sẽ tăng lên.
Trách nhiệm của công ty đại chúng
Từ tháng 1/2011, VNG đã đăng ký với UBCK về việc trở thành công ty đại chúng (công ty cổ phần có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng và có trên 100 cổ đông).
Một công ty đại chúng sẽ phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin tài chính, phát hành, mua lại cổ phiếu, giao dịch của cổ đông…
Tuy nhiên, từ đó đến nay, trên UBCK chưa hề có đăng tải một báo cáo nào tài chính hay công bố thông tin của VNG. Trên website của công ty hiện cũng không thể download được báo cáo.
Một thực tế rất đáng chú ý là trong những năm gần đây đã có khá nhiều doanh nghiệp trong nước làm ăn tốt đã chấp nhận bán cổ phần chi phối cho nước ngoài.
Điển hình là Unicharm của Nhật Bản mua lại 95% cổ phần của Diana Việt Nam; Marico của Ấn Độ mua lại 85% cổ phần của ICP (công ty sản xuất dầu gội X-Men) hay Fortis Health Care mua lại 65% cổ phần của Y khoa Hoàn Mỹ… với tỷ lệ nắm giữ quá bán như vậy, các doanh nghiệp này sẽ trở thành các công ty nước ngoài.
Trong trường hợp của một công ty đại chúng, việc mua lại phần lớn cổ phần thường không dễ dàng như công ty chưa đại chúng.
Trừ trường hợp được đại hội cổ đông của công ty chấp thuận, mỗi khi mua cổ phần vượt qua các mức 25%, 51% và 65% số cổ phần có quyền biểu quyết thì bên mua phải tiến hành chào mua công khai.
Như trường hợp của Diana, công ty vốn là một công ty đại chúng nhưng sau đó đã thu hẹp số cổ đông xuống dưới 100 người rồi bán lại 95% cổ phần cho Unicharm.
VNG hiện đang là công ty đại chúng với trên 100 cổ đông, tuy nhiên, trong trường hợp số cổ đông giảm đi, công ty hoàn toàn có thể hủy tư cách công ty đại chúng và bán trên 49% cổ phần cho đối tác ngoại.
KAL
Theo TTVN-Tencent có thể thâu tóm được Vinagame? (CafeF).
*****************************

-VNG ra thông cáo báo chí về thông tin bị Trung Quốc thâu tóm

Những ngày vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao thông tin VNG đã bị Tencent thâu tóm. Đây là thông tin được dư luận rất quan tâm. Một thông cáo báo chí chính thức từ VNG đã được gửi đến cho báo giới vào cuối giờ chiều ngày 30/07/2012.
Theo đó, VNG khẳng định VNG là công ty Việt Nam với tỉ lệ cổ phần kiếm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam.

Thông tin của thông cáo cũng tiết lộ ông Lê Hồng Minh hiện nay vẫn là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc với 19% số cổ phần tại VNG. Ban Giám Đốc của VNG hiện tại gồm 6 người với 1 Tổng Giám Đốc và 5 Phó Tổng. Ông Johnny Shen làm việc cho VNG với hợp đồng lao động chính thức từ năm 2008, trước đây ông làm việc cho công ty tài chính Tencent Holdings. 5 thành viên còn lại của Ban Giám Đốc đều là người Việt Nam.
Phía VNG cũng khẳng định hiện mình có 15 triệu khách hàng và có các sản phẩm đang hoạt động như Zing Me, Zing MP3 và Zing Portal do họ phát triển 100%, dựa trên các công cụ, kỹ thuật phổ biến được dùng bởi các công ty Internet lớn của Mỹ, cho nên các tin đồn “Zing Me là do VNG mua từ Trung Quốc” không đúng sự thật.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong thông cáo không đề cập đến số cổ phần mà Tencent cũng như các cổ đông khác đang nắm giữ. Theo báo cáo tài chính năm 2011 của VNG, Tencent được chú thích là cổ đông lớn của VNG, điều này vẫn chưa được thể hiện trong bản TCBC vừa nêu trên.
Lợi nhuận kế toán trước thuế của VNG năm 2011
Tencent được chú thích là cổ đông lớn của VNG.
Qua TCBC cũng chưa thể kết luận chính xác về khả năng thâu tóm của Tencent trong tương lai khi việc Tencent nắm giữ bao nhiêu cổ phần tại VNG vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Trang 2

Toàn văn thông cáo báo chí của Công ty Cổ phần VNG

Công ty Cổ phần VNG được thành lập theo pháp luật Việt Nam với mô hình công ty cổ phần, và theo các quy định pháp luật hiện hành thì tỉ lệ cổ phần do các cổ đông nước ngoài sở hữu tại công ty không được vượt quá 49%. Công ty VNG khẳng định hoàn toàn tuân thủ quy định này và các cổ đông nước ngoài của VNG không thể vượt quá tỉ lệ giới hạn trên trong bất kì hình thức nào.

Với tư cách là một trong những thành viên sáng lập ra VNG, đến nay Ông Lê Hồng Minh vẫn là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc với 19% số cổ phần tại VNG. Bằng niềm đam mê dành cho ngành Internet, Ông Lê Hồng Minh cùng những đồng nghiệp của mình đã nỗ lực phát triển VNG từ một công ty 5 người vào năm 2004 trở thành một công ty Internet lớn mạnh với 1.700 nhân viên. Vì thế ông Lê Hồng Minh cam kết tiếp tục gắn bó lâu dài với VNG để theo đuổi mục tiêu xây dựng VNG trở thành công ty Internet Việt Nam có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Ban Giám Đốc của VNG gồm 6 người, với một Tổng Giám Đốc và 5 Phó Tổng Giám Đốc. Trong đó một Phó Tổng Giám Đốc là ông Johnny Shen, người Hồng Kông, phụ trách về Tài Chính. Ông Johnny Shen làm việc cho VNG với một hợp đồng lao động chính thức từ năm 2008, trước đó ông làm việc cho công ty tài chính Tencent Holdings. 5 thành viên còn lại của Ban Giám Đốc đều là người Việt Nam.

Các sản phẩm Internet của VNG với hơn 15 triệu khách hàng bao gồm Zing Me, Zing MP3 và Zing Portal đều được phát triển 100% bởi VNG, dựa trên các công cụ, kĩ thuật phổ biến được dùng bởi các công ty Internet lớn của Mỹ, và là niềm tự hào của đội ngũ nhân viên VNG. Các tin đồn “Zing Me là do VNG mua từ Trung Quốc” đều hoàn toàn sai sự thật. VNG đã chia sẻ với cộng đồng CNTT về các kiến trúc và kĩ thuật phát triển Zing Me trong nhiều buổi hội thảo trước đây, và sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trong thời gian tới.

Trước đây, các sản phẩm trò chơi trực tuyến của VNG được mua từ hai thị trường trò chơi trực tuyến lớn trên thế giới là Trung Quốc và Hàn Quốc, tương tự như tất cả các công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến khác ở Việt Nam. Hiện tại, VNG với đội ngũ nhân sự của phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Game R&D Department) đã bắt đầu phát triển sản phẩm dành cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Điển hình là hai trò chơi “Khu Vườn Trên Mây” và ”Ủn Ỉn” đã có trên 3 triệu khách hàng tại Việt Nam và đã được VNG xuất khẩu thành công tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản. VNG là công ty Việt Nam đầu tiên xuất khẩu sản phẩm trò chơi trực tuyến do chính mình phát triển tại thị trường nước ngoài.

Với Thông Cáo Báo Chí này, VNG xin khẳng định VNG là công ty Việt Nam vì:

- Thành lập tại Việt Nam và hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam
- Tỉ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam
- Được lãnh đạo và xây dựng bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, nhiệt huyết với ngành Internet và nền công nghệ thông tin nước nhà.

Công ty Cổ phần VNG đề xuất những cá nhân hay trang thông tin Internet có đăng tải những thông tin không đúng, ảnh hưởng đến uy tín của công ty VNG, nên đăng lại những thông tin chính xác theo thông cáo báo chí này.
Tất cả các trang
>> Xem Toàn văn thông cáo báo chí của Công ty Cổ phần VNG
Tencent có thể đã nắm đến hơn 30% cổ phần VNG

>> Toàn văn thông cáo báo chí của Công ty Cổ phần VNG

>> Người Trung Quốc đã thâu tóm mạng xã hội ZING.VN?

>> Tổng giám đốc VNG nói gì về thông tin Zing bị Trung Quốc thâu tóm?


-http://www.tencent.com/en-us/content/ir/rp/2008/attachments/200801.pdf


-MP3.Zing âm mưu xóa tên Trường Sa, Hoàng Sa từ lúc nào...

Có lẽ hàng chục triệu người dân Việt Nam, cơ quan báo chí lẫn Ban tư tưởng văn hóa các cấp đều không biết rằng VinaGame đã âm thầm xóa sổ Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam ít nhất từ tháng 1/2012. Mãi đến tận giờ (hơn 7 tháng) vẫn chưa bị Ban Tư tưởng Thành ủy TPHCM, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phát hiện. Liệu âm mưu này sẽ còn diễn biến ra sao và nó còn biến tướng sang những hình thức khác thế nào?

Các bạn có thể xem lại tấm ảnh này, chụp rất rõ thời gian bình luận và MP3.ZING.VN xóa tên (có thể gọi là mã hóa) Trường Sa, Hoàng Sa bằng các dấu *** (bạn view ảnh lớn để xem rõ):



Một việc làm có mục đích ngay từ rất lâu (có thể từ năm 2011), thế nhưng cả nước Việt Nam có mấy người biết? Chẳng mấy ai biết cả, và tất nhiên nội bộ Lãnh đạo VinaGame biết rõ điều này.

Đây là một thủ đoạn rất thâm độc của Trung Quốc, là bài chính trị nhằm đánh vào mặt tư tưởng đối với nhân dân Việt Nam và nó đã được chính những con người Việt Nam tiếp ứng cho vụ việc này, đó chính là những lãnh đạo của MP3.ZING.VN hay nói đúng hơn là lãnh đạo VinaGame.

Bởi một việc tày đình như vậy chẳng ai dám làm trừ khi có lệnh từ Ban điều hành xuống. Tất nhiên, theo suy luận logic thì việc này khó có thể công khai mà chỉ một bộ phận nào đó bí mật thực hiện nhiệm vụ này.

Câu hỏi đặt ra là Lãnh đạo VinaGame là ai? Ai đã ra lệnh cài phần mềm tự động xóa tên Trường Sa, Hoàng Sa khỏi MP3.ZING.VN?

Một người Việt Nam sẽ không làm như vậy! Bởi họ biết yêu quý tổ quốc họ, họ biết trân trọng máu xương cha ông họ. Và hơn ai hết, họ biết chính họ đang hướng về biển đảo, thương biết bao những anh lính đang ngày đêm gìn giữ từng tấc đất, hòn đá nơi đầu sóng ngọn gió.

Vậy thì Ai đã cho phép MP3.ZING.VN làm điều đó (xóa tên Trường Sa, Hoàng Sa nếu chúng xuất hiện trên website này)?

Đó chính là kẻ phản quốc, kẻ đang làm tay sai cho bọn có mưu đồ cướp đất, cướp biển của dân tộc.

Tôi cũng là một Doanh nhân, một người cầm bút, nhưng thấy hành động của VinaGame có chủ ý như vậy thì tôi không thể không viết, không nói, nhất là khi ai ai cũng đang dõi theo Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu của Việt Nam.

Sau bài viết đầu tiên VinaGame xóa tên Hoàng Sa, Trường Sa là phản quốc!, rất nhiều người đã vào xem và gửi bình luận thì cũng tiếp tục bị xóa tự động, các bạn có thể xem ở hình chụp sau:




Nhiều năm gắn bó với nghề báo, tôi viết bài này chỉ mong Ban tư tưởng xem xét lại những kênh truyền thông có vấn đề, đặc biệt là Zing, khi mà mọi hoạt động của nó đều có chủ đích và vượt quá tầm kiểm soát (một âm mưu lớn như vậy, xảy ra hơn 7 tháng hoặc lâu hơn thế mà đến giờ vẫn không ai biết).

Đó chính là mối nguy hại rất lớn cho quốc gia, cho dân tộc Việt Nam!

Và trong Blog này, tôi cũng mong là bạn bè, đồng nghiệp trong giới kinh doanh hãy làm ăn chân chính, đừng vì những lợi ích trước mắt mà bán đứng quốc gia, bán đứng dân tộc, tổ tiên mình!


TRÚC GIANG

*************************
VinaGame xóa tên Hoàng Sa, Trường Sa là phản quốc!...

Trong khi Chính Phủ và tất cả những người dân đang nỗ lực đấu tranh vì Trường Sa, Hoàng Sa thì ngay chính trên đất nước mình, mặt trận tư tưởng đã bị xuyên thủng. Đó chính là MP3 Zing của VinaGame, một công ty đang hoạt động tại Việt Nam và do người Việt Nam điều hành.

Giới doanh nhân chúng tôi rất bất bình khi thấy MP3 Zing bôi nhọ tổ quốc bằng cách "mã hóa" đi những từ Trường Sa, Hoàng Sa trong bài viết bình luận trên kênh giải trí này.

Chỉ cần vào mp3.zing.vn gõ từ khóa "gần lắm trường sa" là tên bài hát do ca sĩ Thanh Thúy trình bày, chúng ta sẽ thấy những phần bình luận có liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa bị xóa sạch như hình dưới đây:



Tham khảo: http://mp3.zing.vn/bai-hat/Gan-Lam-Truong-Sa-Thanh-Thuy/ZWZE6UBW.html


Chúng tôi không khỏi băn khoăn rằng tại sao làm ăn trên đất nước Việt Nam mà VinaGame lại có thể "bán đứng" tổ quốc mình. Trường Sa, Hoàng Sa là máu thịt của người dân Việt Nam, chúng ta kinh doanh cũng để làm giàu cho đất nước, cho bản thân mình. Vậy hà cớ gì VinaGame lại tiếp tay cho Trung Quốc dám xóa sổ Trường Sa, Hoàng Sa trên kênh truyền thông có hàng triệu triệu người truy cập mỗi ngày.


Được biết, VinaGame có cổ đông là một tập đoàn ở Trung Quốc đầu tư, nhưng không vì thế mà Hội đồng quản trị, Ban điều hành VinaGame lại tiếp tay cho giặc.


Cũng trong ngày này (31/7/2012), VinaGame đã đăng Thông cáo báo chí hùng hồn trên website của công ty về việc nói lại rằng VinaGame là công ty của Việt Nam, do người Việt Nam quản lý.
http://vng.com.vn/vn/tin-tuc-press/chi-tiet.thong-cao.tcbc-cong-ty-co-phan-vng-la-cong-ty-viet-nam.320.html


Hai điều này thật trái ngược. Nếu theo Thông cáo này thì có thể buộc tội Lê Hồng Minh có ý đồ phản quốc khi dám xóa đi những gì thuộc về chủ quyền của Tổ quốc, đó là Trường Sa, Hoàng Sa. Bởi là Công ty của Việt Nam sao dám xóa tên địa danh của Việt Nam (trường hợp in nhầm, viết nhầm đã là vi phạm pháp luật, huống hồ ở đây là cố tình xóa thông tin một cách trắng trợn).


Là người con của tổ quốc, chúng tôi kêu gọi Ban tư tưởng văn hóa Trung ương hãy có những biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng này, quyết không để con cháu chúng ta thấy vậy đâm ra sợ Trung Quốc.


Một kênh truyền thông hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam mà Trung Quốc còn dám nhúng tay làm vậy mà không ai dám nói, dám lên tiếng thì sao con cháu chúng ta đủ nghị lực mà đấu tranh cho cái gọi là chủ quyền của tổ quốc?


Doanh nhân, Nhà báo TRÚC GIANG
*********************

-@ -Vinagame bác bỏ tin đồn bị doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm (TNO) Ngày 30.7, Công ty cổ phần VNG (Vinagame) đã chính thức lên tiếng về tin đồn đang phát tán trên các trang tin điện tử và mạng xã hội cho rằng VNG đang bị doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm. Theo tin đồn đang lan truyền, sau khi VNG mở ra mảng Zing, 4/5 người sáng lập VNG đã bán hết cổ phẩn cho Tencent Trung Quốc.

Tin đồn còn cho rằng theo kế hoạch của Tencent Trung Quốc thì năm 2013 Vinagame Zing định niêm yết tại thị trường chứng khoáng Hồng Kông, đến thời điểm này VNG sẽ chính thức do người Trung Quốc điều hành.

Trước những tin đồn vô căn cứ gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, VNG khẳng định: Công ty cổ phần VNG được thành lập theo pháp luật Việt Nam với mô hình công ty cổ phần, và theo các quy định pháp luật hiện hành thì tỷ lệ cổ phần do các cổ đông nước ngoài sở hữu tại công ty không được vượt quá 49%.


Công ty VNG khẳng định hoàn toàn tuân thủ quy định này và các cổ đông nước ngoài của VNG không thể vượt quá tỷ lệ giới hạn trên trong bất kỳ hình thức nào. Ông Lê Hồng Minh hiện vẫn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc với 19% số cổ phần tại VNG.

Ban giám đốc của VNG gồm 6 người, trong đó chỉ có một Phó tổng giám đốc là ông Johnny Shen, người Hồng Kông, phụ trách về tài chính. Ông Johnny Shen làm việc cho VNG với một hợp đồng lao động chính thức từ năm 2008, trước đó ông làm việc cho công ty tài chính Tencent Holdings. Năm thành viên còn lại của Ban giám đốc đều là người Việt.

Ngoài ra, VNG cũng khẳng định các sản phẩm internet của VNG với hơn 15 triệu khách hàng bao gồm Zing Me, Zing MP3 và Zing Portal đều được phát triển 100% bởi VNG, dựa trên các công cụ, kỹ thuật phổ biến được dùng bởi các công ty internet lớn của Mỹ, các tin đồn “Zing Me là do VNG mua từ Trung Quốc” đều hoàn toàn sai sự thật.

Quang Thuần-@ -Vinagame bác bỏ tin đồn bị doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm

- VNG lên tiếng chính thức về tin đồn bị thâu tóm bởi Tencent (Thebox).- Vinagame bác bỏ tin đồn bị doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm (TN).
*****************
-@ Phủ nhận việc VinaGame bị công ty Trung Quốc thâu tóm 99%? (30/07)
Từ ngày hôm qua (28/07), nhiều diễn đàn tại Việt Nam truyền tay nhau bài viết "Người TQ đã thâu tóm Zing?". Bài viết này khẳng định hiện tại ông Lê Hồng Minh, tổng GĐ VNG chỉ còn giữ 1% cổ phần VNG, còn lại đã được bán hết cho Tencent (Trung Quốc). Theo kế hoạch của Tencent Trung Quốc thì năm 2013 Vinagame Zing định niêm yết tại thị trường chứng khoáng Hồng Kong, đến thời điểm này thông tin hành lang cho là ông Minh sẽ không tiếp tục điều hành VNG mà sẽ chính thức do người trung quốc điều hành.
phu-nhan-viec-vinagame-bi-cong-ty-trung-quoc-thau-tom-99
Ảnh chụp bài viết về việc Tencent thâu tóm VNG trên một diễn đàn.
Với sự lớn mạnh của VNG (trước đây là VinaGame) tại Việt Nam thì không có gì khó hiểu khi bài viết trên gây sốt cho cộng đồng mạng. Nhiều người thậm chí đã tính tới việc tẩy chay MXH Zing và các MMO của VNG vì sợ rằng sẽ "tiếp tay" cho hàng ngoại xâm chiếm thị trường nội địa.
Bài viết gây xôn xao bên trên cũng lồng ghép thêm vấn đề Wechat (một sản phẩm khác của Tencent) đang có ý định thôn tính toàn bộ các user Việt Nam. "Hiện Tencent cũng đang ráo riết dùng Zing để quảng bá, thúc đẩy và thu hút người dùng Việt dùng wechat để từ đó nắm toàn bộ thông tin", người viết cho biết thêm.
phu-nhan-viec-vinagame-bi-cong-ty-trung-quoc-thau-tom-99
Bài viết của thành viên Long Velo cho rằng đã phỏng vấn ông Lê Hồng Minh.
Tuy nhiên, ngay trong sáng ngày hôm nay, một thông tin cũng chưa được kiểm chứng khác cũng xuất hiện với nội dung cuộc phỏng vấn giữa một thành viên Facebook với ông Lê Hồng Minh. Theo đó thành viên Long Velo này khẳng định anh trao đổi qua điện thoại với ông Minh và không bịa đặt gì cả.
Trong bài phỏng vấn trên, ông Lê Hồng Minh bác bỏ hoàn toàn việc Tencent sắp nắm quyền tại VNG. "VNG hoạt động theo đúng pháp luật Việt Nam. Nếu có cổ đông là người nước ngoài thì cũng không thể vượt quá 49%...".
"... trong suốt 8 năm qua VNG liên tục phát triển lớn mạnh và ổn định theo đúng mục tiêu của tôi đặt ra là đưa VNG trở thành một trong những công ty Internet hàng đầu của Vietnam và phải là niềm tự hào của người Vietnam. Tôi là một người "business", tôi biết cái gì cần làm nên làm và cái gì không. Công ty VNG đã và sẽ phát triển liên tục, ổn định mà không chịu sự chi phối hay kiểm soát của bất cứ công ty nào", ông Minh cho hay.
phu-nhan-viec-vinagame-bi-cong-ty-trung-quoc-thau-tom-99
Liệu trong tương lai các game của VNG sẽ do Tencent thâu tóm?
Hiện tại, 2 luồng thông tin không chính thống trên vẫn đang được truyền tải với tốc độ chóng mặt trên mạng. Hy vọng phía VNG sẽ sớm có câu trả lời chính thức để khách hàng có thể yên tâm.
-@ Phủ nhận việc VinaGame bị công ty Trung Quốc thâu tóm 99%? (30/07)

- Thép Trung Quốc dìm thép Việt Nam (VEF). - Thương lái thu mua dừa theo kiểu vét sạch (TN).
-- Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào (NCBĐ).

Tổng số lượt xem trang