Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Sợ học, sợ thi, trốn vào viện… tâm thần

Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu: Báo động đỏ (TS 27-7-12)

"Văn hóa thấp đi nhưng người Hà Nội rất tự tin" (VNN 27-7-12)

- Sợ học, sợ thi, trốn vào viện… tâm thần (PL&XH). - Sợ đến trường, sợ học, sợ gặp gỡ mọi người, sợ giao tiếp, tinh thần hoảng loạn, liên tục cho mình là người kém cỏi là trường hợp của cháu H.T.H., 17 tuổi ngụ tại Hưng Yên. H. luôn bị ám ảnh bởi kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.

Bác sĩ đang thăm khám cho một bệnh nhân bị điên “thật” do áp lực học hành.     Ảnh: TL

Viện Sức khỏe tâm thần từng tiếp nhận trường hợp cháu N.V.X. tại Hà Nội giả vờ điên, X. có biểu hiện y hệt như người mắc bệnh tâm thần thực sự. X. luôn miệng nói bị đau đầu, ôm đầu cả ngày và thỉnh thoảng ngồi thơ thẩn, la hét, đập phá, có một thời gian X. còn giả vờ bị lẩn thẩn đi lang thang khắp phố phường để xin ăn. Gia đình quá lo lắng, đưa X. đi khám tại viện tâm thần phát hiện X đang "giả vờ" để lừa gia đình. Chị Mai mẹ của X. cho hay: "Sắp đến kỳ thi tốt nghiệp, mà cháu học kém nên có ý định "trốn thi" bằng cách giả vờ tâm thần để không phải học, không phải thi và không phải chịu áp lực phải đỗ tốt nghiệp từ phía gia đình".

Giống như X., khoảng một tuần trước kỳ thi cháu T. luôn tỏ ra bướng bỉnh, đập phá đồ đạc, nói chuyện luyên thuyên. Khi gặp người lạ T. lại chửi bậy, đuổi đánh. Có khi T. nhịn ăn hàng tuần liền rồi cứ ngồi lì trong phòng không giao tiếp với ai, người thân đều cảm thấy bất lực và không ngờ rằng T. lại “phát bệnh” nhanh đến thế, "Chúng tôi hết sức bất ngờ khi T. phát bệnh quá nhanh, chỉ trong vòng 1 tuần mà bệnh tình của cháu đã nặng hơn rất nhiều, ai ai cũng lo lắng…", mẹ của T. cho biết. Nhưng sau khi nhập viện, bác sĩ thăm khám, phát hiện T. cũng đang giả vờ tâm thần để không phải học thì người thân mới… ngã ngửa.

Trường hợp của cháu Nguyễn Văn Khanh (Đống Đa, Hà Nội) mới khiến các bác sĩ phải kính nể về độ giả điên của em. Số là Khanh rất sợ học đặc biệt là dưới sức ép từ gia đình khiến Khanh mất ăn, mất ngủ. 

Thấy bạn bè vẫn thường rỉ tai nhau cách khiến bố mẹ sẽ không bao giờ ép học hành đó là… giả điên. Nghe là làm, Khanh chuẩn bị sẵn kịch bản cho màn kịch của mình, không giống như nhiều bạn cùng trang lứa chỉ giả vờ điên khi mùa thi sắp tới rồi sau khi kết thúc mùa thi đến kỳ nghỉ hè là lại tỉnh như người thường, Khanh chủ động "điên" có "quy trình". Ban đầu, anh chàng kêu là khó ngủ thường xuyên thức đêm, có những thời điểm Khanh còn thức thâu đêm suốt sáng, gia đình cho uống thuốc ngủ mà mắt Khanh vẫn mở trừng trừng. Sau đó một thời gian, Khanh nói là bị đau đầu đêm thường nhìn thấy ma xuất hiện nên không dám ngồi vào bàn học… 

Thấy Khanh mắc bệnh, người nhà tính cách đưa em đi khám nhưng cứ mỗi lần nhắc đến việc đi khám thì Khanh lại tỉnh như sáo nói có bị sao đâu mà đi khám… Cuối cùng lừa mãi Khanh, gia đình mới mời được một vị bác sĩ đầu ngành về chuyên khoa thần kinh tới điều trị thì được biết đầu óc Khanh hoàn toàn bình thường. Lý giải điều này, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Loạn thần cấp, Viện Sức khỏe tâm thần cho hay: Do áp lực thi cử nên có nhiều cháu giả vờ tâm thần để trốn học, trốn thi. Những trường hợp này sau khi khám tổng thể, kết quả đều cho thấy các cháu hoàn toàn khỏe mạnh, không hề mắc bệnh rối loạn tâm thần hay rối loạn trầm cảm.

Sợ đến trường, sợ học, sợ gặp gỡ mọi người, sợ giao tiếp, tinh thần hoảng loạn, liên tục cho mình là người kém cỏi là trường hợp của cháu H.T.H., 17 tuổi ngụ tại Hưng Yên. H. luôn bị ám ảnh bởi kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Em luôn trong tâm trạng lo lắng mình không đỗ đạt bằng anh, chị. Trong khi anh, chị đều đã đạt thủ khoa ở những trường đại học có tiếng trên địa bàn Hà Nội. H. lo lắng, không ăn uống, lúc nào cũng vã mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật, trông em rất gầy còm và xanh xao. 

Vì áp lực học hành, lúc nào em cũng tự "nhốt" mình trong phòng để học, học và… học. Và rồi, em nằm lả trên đống sách vở, chẳng nói chẳng rằng, người đờ đẫn, mơ màng thì được gia đình cho đi khám. Các bác sĩ kết luận em đã mắc bệnh rối loạn tâm thần và phải nằm viện điều trị lâu dài. Vậy là trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua H. đã không thể góp mặt vì lý do sức khỏe. 

Gương mặt tội nghiệp của em vẫn chứa đựng những hoài bão lớn lao trên con đường học vấn, thế nhưng giờ đây ánh mắt của em chỉ nhìn xa xăm vào khoảng không vô định, cái khoảng không mà ở đó chứa đựng nhiều dấu hỏi của cuộc đời...

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, để cải thiện tình trạng này ở học sinh cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Cả gia đình và nhà trường phải động viên các cháu, không tạo áp lực quá lớn, đưa ra những quy định quá ngặt nghèo không cần thiết… Là bác sĩ từng điều trị trực tiếp cho rất nhiều bệnh nhân là học sinh mắc bệnh tâm thần, bác sĩ Dũng cũng khuyên các cháu trước khi vào phòng thi hãy vững tâm, chỉ nên coi thi cử là những bài kiểm tra nhỏ. 

Các cháu nên nghỉ ngơi và ôn bài theo thời khóa biểu thật khoa học. Đảm bảo ăn, ngủ đúng giờ, thể dục thể thao nhẹ nhàng. Phụ huynh thường xuyên thăm hỏi,  động viên con cái, kích thích con học theo bản năng chứ không tạo áp lưc cho con để dẫn đến những hệ quả đáng tiếc...

Văn Giá mong đào tạo những người ‘đi câu chuyên nghiệp' (eVan 27-7-12)
Khuynh hướng sáng tác của những nhà văn quân đội (VHQN 27-7-12)
Lo trang phục cho thí sinh dự các cuộc thi sắc đẹp ở nước ngoài: Biến tấu thành biến thái (LĐ 26-7-12)
Đà Lạt (VHNA 20-7-12) -- Một bài hay về Đà Lạt.  Nhưng tin tôi đi, Đà Lạt bây giờ đẹp không bằng nửa Đà Lạt của những năm 1950-1960
Nạn đạo văn tràn ngập ở châu Âu: The spectre of plagiarism haunting Europe (BBC 24-7-12)

Tổng số lượt xem trang