Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Báo mạng Trung Quốc gỡ bỏ tin tàu trinh sát 871 bị chìm

TP - Từ sáng 9-7, tất cả báo mạng, diễn đàn mạng trong nước Trung Quốc đồng loạt gỡ bỏ tin về chiếc tàu trinh sát đo đạc biển số hiệu 871 của Hạm đội Nam Hải bị chìm ở gần quần đảo Hoàng Sa.

Tối 9-7, nếu gõ tiêu đề tin các báo mạng đã đưa trước đó và tìm kiếm trên trang Google, người ta nhận được tới 87.100 kết quả. Nhưng ngoại trừ các trang mạng Hoa ngữ hải ngoại, khi truy cập vào các trang mạng Đại lục Trung Quốc như Sina.com, Tiexxue, Baitu, QQ… đều hiện lên kết quả “thông tin này không tồn tại hoặc đã bị gỡ bỏ”.

@ tp -Báo mạng Trung Quốc gỡ bỏ tin tàu trinh sát 871 bị chìm

@ -Tàu hải giám TQ rời khỏi Biển Đông BBC Tiếng Việt
Tàu hải giám Trung Quốc
Tàu hải giám Trung Quốc đã thực hiện nhiệm vụ tại vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền
Đội tàu tuần tra của Trung Quốc đã trở về Quảng Châu hôm Chủ nhật ngày 8/7 sau khi đã thực hiện hành trình dài 2.800 hải lý ở Biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.
Tân Hoa Xã cho biết các tàu hải giám này đã thực hiện các hoạt động tuần tra và giám sát thường kỳ trên Biển Đông.
Bốn chiếc tàu hải giám này đã tuần tra các hòn đảo nhỏ và các đảo san hô ở Biển Đông và ‘thực hiện một cuộc diễn tập dàn quân gần các quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và Trung Sa’ trong điều kiện thời tiết bất lợi, theo Tân Hoa Xã.
Điểm xa nhất mà đội tàu hải giám này đến được trên Biển Đông là 47,5 độ vĩ bắc và 108,35 độ kinh đông sau khi chúng xuất phát từ thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam vào ngày 26/6, ông Vương Tuấn, thuyền trưởng tàu Hải giám 83, cho biết.
Tàu hải giám thuộc quyền quản lý của Cục hải dương nhà nước Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã thì các tàu này đã thường xuyên có các hoạt động tuần tra và đảm bảo pháp luật trên các vùng biển ‘thuộc quyền tài phán của Trung Quốc’ kể từ năm 2006. ...
@ -Tàu hải giám TQ rời khỏi Biển Đông
Bốn tàu hải giám Trung Quốc rời biển Đông tt
  – Ngày 7-7, rất nhiều báo mạng, trang tin điện tử Hoa ngữ đều đăng lại thông tin trên báo The Apple Daily xuất bản ở Hongkong số ra cùng ngày về việc một tàu trinh sát đo đạc biển của hải quân Trung Quốc bị chìm ở gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam…
Theo báo này, gần đây trên mạng của Trung Quốc lan truyền tin chiếc tàu trinh sát đo đạc biển mang số hiệu 871 của Hạm đội Nam Hải “gần đây đã bị chìm tại vùng biển Tây Sa (Hoàng Sa).

-“Diện và điểm" trên biển Đông (TT 8-7-12) -- Bài của Danh Đức
TTCT - Đầu tháng 4 năm nay, Trung Quốc làm rầm rộ ở khu vực dải đá ngầm Scarborough tại Philippines. Ba tháng sau, nội vụ đã bớt ầm ĩ, song tàu bè Trung Quốc vẫn lúc nhúc ở đó.
Đùng một cái, Trung Quốc giở quẻ gọi thầu khai thác dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam. Đâu là “diện”, đâu là “điểm” trên biển Đông nay đã rõ.
Hai chiếc tàu hải giám của Trung Quốc hoạt động tại khu vực dải đá ngầm Scarborough hồi tháng 4 - Ảnh: Reuters
Trong chiến tranh Việt Nam, nghi binh là một đòn trí mạng. Tháng 3-1975, cả quân đoàn II lẫn Bộ tổng tham mưu và Phủ tổng thống đều không rõ đối phương sẽ tấn công vào đâu, vào Buôn Ma Thuột hay Pleiku - Kon Tum. Cuối cùng, cho rằng Buôn Ma Thuột chỉ là “diện” (trá hình bề nổi), còn Kon Tum mới là “điểm” (trọng điểm tấn công), Pleiku - Kon Tum đã được tăng cường, để trống Buôn Ma Thuột. Đến khi Buôn Ma Thuột bị vây tứ phía, mới vỡ lẽ đây mới chính là “điểm” thì đã muộn!
Cục diện biển Đông từ đầu tháng 4 đã diễn ra cũng theo kiểu nghi binh, đánh bài “ba lá”: tay trái cầm lá bài “tranh chấp đánh cá” giương ra rõ to trên dải Scarborough kèm theo lá bài “lệnh cấm đánh cá”, tay phải giấu kín lá bài “dầu khí”.
“Diện": tranh chấp đánh cá ở dải Scarborough
Có một điều mà Trung Quốc tối kỵ là đưa nội vụ ra trước tòa án quốc tế. Cho dù Trung Quốc sẽ không ra, song cũng đủ để “làm Trung Quốc mất mặt vì làm lơ hệ thống pháp lý quốc tế và bác bỏ việc giải quyết tranh chấp qua các phương tiện pháp lý” như lý giải của Dịch Bình, giảng viên Học viện Pháp luật thuộc Trường ĐH Bắc Kinh.
Tất cả bắt đầu hôm chủ nhật 8-4 khi hải quân Philippines phát hiện “quả tang” tám tàu đánh cá Trung Quốc đang đánh cá ở dải Scarborough với đầy đủ tang vật. Đây là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines, trong khu vực đặc quyền kinh tế Philippines và gần đất liền Philippines hơn nhiều so với đảo Hải Nam.
Tuần dương hạm BRP Gregorio del Pilar của hải quân Philippines đang làm thủ tục bắt giữ các ngư dân Trung Quốc thì bị hai tàu ngư giám Trung Quốc tiến đến ngăn cản. Sang đến thứ tư 11-4, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila “trái khoáy” ngoại giao ra một thông cáo “yêu cầu phía Philippines chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp của mình và rời khỏi khu vực này”.
Lẽ ra nếu muốn “khiếu nại” hay “dạy bảo” gì với “phía Philippines”, phải là cấp bộ (Bộ Ngoại giao) triệu vời đại sứ Philippines đến..., đằng này cấp sứ quán ra thông cáo “lệnh” cho “phía Phi”. Nội vụ càng ầm ĩ hơn khi cả bầy tàu Trung Quốc vây chặt chiến hạm Philippines BRP Gregorio del Pilar. Chỉ cần một cái đầu nóng, chiến sự sẽ bùng nổ! Cuối cùng, phía Philippines phải rút đi chiếc tàu chiến đang bị vây bởi cả chục chiếc tàu cá và hải giám Trung Quốc.
Sau đó, phía Philippines mới đưa tàu kiểm ngư và tàu phòng duyên tới. Lẽ ra trong một vụ tranh chấp đánh cá, liên quan đến tàu cá và dân sự, sử dụng tàu kiểm ngư là đủ rồi, đối đế lắm gọi thêm tàu cảnh sát biển để tránh cho nội vụ có “ít xít ra nhiều” biến thành xung đột quân sự!
Bên cạnh vụ tàu cá Trung Quốc ở dải Scarborough, còn ầm ĩ vụ Trung Quốc một lần nữa ban hành lệnh cấm đánh cá trên biển Đông. Nội vụ lình xình cho đến nay, lúc thì nói rút tàu ra, lúc thì nói chưa rút, không rút... inh ỏi che khuất một diễn biến khác quan trọng hơn bội phần!
“Điểm": thôn tính dầu khí biển Đông
Chỉ hai ngày sau khi vụ Scarborough bùng nổ hôm chủ nhật 8-4, sang đến thứ ba 10-4 Bắc Kinh mở một mũi tấn công khác. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân, khi được hỏi về việc các công ty dầu khí Nga và Việt Nam vừa ký kết một hợp đồng dầu khí, đã nhắn gửi: “Các nước không liên quan đến tranh chấp nên tránh ra xa. Chúng tôi hi vọng rằng các bên liên quan nên tránh lôi kéo các nước bên ngoài khu vực can dự vào cuộc tranh chấp”.
Trước đó một tuần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du khi trả lời câu hỏi liên quan tới kế hoạch của ONGC Videsh trong việc thăm dò hai lô dầu khí ngoài khơi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, cũng đã răn đe: “Chúng tôi hi vọng nước ngoài sẽ không liên can tới tranh chấp. Với những quốc gia ngoài khu vực, chúng tôi hi vọng họ sẽ tôn trọng và ủng hộ các nước trong khu vực giải quyết tranh chấp thông qua các kênh song phương”.
Muốn hay không muốn, các nước bị “nhắn gửi” cũng phải có lúc suy đi nghĩ lại. Bốn mươi ngày sau khi bị “cảnh báo”, có ý kiến từ New Delhi lộ ý muốn tháo lui: “Ấn Độ dường như định rút khỏi một lô dầu hỏa trên biển Đông...
Các viên chức ở đây đã gửi đến phía Việt Nam các kế hoạch chấm dứt hoạt động khai thác căn cứ trên những cân nhắc thương mại. Các viên chức Ấn Độ nhấn mạnh rằng lô 128 có ít triển vọng sản xuất dầu khí, cũng giống trường hợp lô 127 kế bên, mà Tập đoàn OVL (của Ấn Độ) đã trả lại Việt Nam cách đây ba năm.
Cả hai lô này đều là một phần của cuộc xung đột lớn lao hơn. Lô 128 là tâm điểm của những “sôi sục” ngoại giao giữa Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Trong khi cuộc tranh cãi về việc Ấn Độ tiến hành khoan dầu trên biển Đông vẫn chưa dẫn đến một sự đối đầu bằng tàu bè, song Ấn Độ và Trung Quốc gần đây đã có tiếng bấc tiếng chì qua lại về việc này” (1).
Không chỉ Nga và Ấn Độ bị cảnh báo, một công ty thuộc một nước khác cũng bị nhắc nhở, thậm chí bằng con đường chính thức. Tác giả Sandeep Dikshit cho biết: “Một công ty khảo sát thăm dò tại khu vực này cho Tập đoàn OVL, trụ sở tại Hà Lan, đã bị sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Hà Lan triệu đến và bảo dừng hoạt động. Song được Việt Nam hậu thuẫn, OVL đã thuyết phục công ty này tiếp tục công việc thăm dò khảo sát”.
Trên bề mặt, lý do viện dẫn là các “cân nhắc thương mại” mà định rút lui vì e rằng không bõ công khai thác, song trong bề sâu là vì lý do gì có lẽ không khó đoán ra. Đây mới chính là mục tiêu tìm kiếm của Bắc Kinh khi liên tiếp đưa ra những dọa dẫm như vậy. Tất nhiên, những vụ “suy đi tính lại” này đã không gây ồn ào dư luận cho bằng vụ suýt - đả - lôi - đài ở dải Scarborough.
Sau chiêu cảnh cáo không “ngoại giao” cho lắm, Bắc Kinh đổi võ, tung ra chiêu gọi thầu chín lô trên biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mục tiêu mà Bắc Kinh tìm kiếm còn độc địa hơn chiêu cảnh cáo: khiến thiên hạ thêm xiêu lòng mà “bỏ con tép bắt con tôm”.
Một tờ báo Nga bình luận: “Việc Trung Quốc gọi thầu có nguy cơ làm leo thang căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng vụ căng thẳng này còn có thể dẫn đến hậu quả là làm xấu đi quan hệ giữa Trung Quốc và Gazprom. Một khi Gazprom bị Trung Quốc ép bỏ dự án (với Việt Nam), một số nhà phân tích cho rằng rời bỏ Việt Nam sẽ là khôn ngoan hơn là mất những hợp đồng lắm tiền cung cấp khí đốt cho Trung Quốc” (2).
Những bước đi trên của Bắc Kinh phản ánh những tính toán kế hoạch từng bước, từng bước giở những chiêu gì. Nghi binh ầm ĩ vụ tranh chấp đánh cá ở Scarborough một mặt để che lấp những động tác thôn tính dầu khí trên biển Đông, một mặt qua đó khiến các nước phải e dè Trung Quốc giở vũ lực như đang sẵn sàng giở ra với Philippines... cho dù rằng trong thực tế Trung Quốc cũng ngại phần nào việc Philippines có chung với Mỹ một hiệp ước phòng thủ hỗ tương, không rõ chọc giận Mỹ, Mỹ sẽ có nổi đóa không.
***
Cho cả hai trường hợp “diện” và “điểm”, Trung Quốc đều tính toán rằng cứ lấn tới cùng, đố ai dám động binh! Có vẻ như Trung Quốc đang tự tin vào khả năng “lấy thịt đè người”. Thế nhưng, có một điều mà Trung Quốc tối kỵ là đưa nội vụ ra trước tòa án quốc tế. Cho dù Trung Quốc sẽ không ra, song cũng đủ để “làm Trung Quốc mất mặt vì làm lơ hệ thống pháp lý quốc tế và bác bỏ việc giải quyết tranh chấp qua các phương tiện pháp lý” như lý giải của Dịch Bình - giảng viên Học viện Pháp luật thuộc Trường ĐH Bắc Kinh (3).
DANH ĐỨC
__________
(1) Sandeep Dikshit, India finds oil drilling off Vietnam a losing proposition, May 11, 2012
(2) 
http://rt.com/business/news/gasprom-oil-gas-057/ - 29 June, 2012
(3) Intl tribunal not solution to South China Sea tensions, May 13 (Xinhua).

- Cấp cứu một ngư dân bệnh nặng khi đánh bắt cá ở Trường Sa (SGGP).
- Không thể coi đó chỉ là “đòn gió” (ĐĐK). - Không có cái đẹp trong họng súng (PLTP). “Có tin cho rằng chính quyền Trung Quốc đã chuẩn bị dư luận rất công phu và bài bản trước khi họ thực sự hành động ở biển Đông.” Còn VN thì chuẩn bị dư luận cho … “chống biểu tình”? - Trung Quốc lên giọng giả nhân giả nghĩa (TT).
- Giặc đã ở ngoài cửa ngõ! (NV). - Trung Quốc thêm tàu chiến để độc chiếm biển Đông (VTC). - South China Sea: China Drops a Bombshell (Heritage.org).
- Bộ Quốc phòng TQ phản ứng về thông tin lữ đoàn tên lửa ở Quảng Đông (GDVN). - Hỏa lực thủy quân lục chiến hải quân Trung Quốc khai pháo (GDVN). - Bộ Quốc phòng TQ phản ứng về thông tin lữ đoàn tên lửa ở Quảng Đông (GDVN).  - Các quân khu Trung Quốc đồng loạt tập đánh chiếm trên biển (PNTD).- Tàu hải giám TQ đã diễn tập trái phép ở Trường Sa (TTXVN).
- Việt Nam muốn mua vũ khí của Hoa Kỳ để xóa khoảng cách quân sự (WPR/ Ba Sàm). - Chuyên gia nước ngoài điểm quân số, vũ khí Việt Nam (PNTD).
-  Biển Đông: Bài học về cách “vượt thoát” Trung Quốc tài tình của Bác Hồ (GDVN). - Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Việt Nam có thể tự tin trên biển Đông (LĐ). -  Chủ quyền Biển Đông – hiểu đúng để có cách hành xử đúng (ANTĐ).
- TS Vũ Cao Phan trả lời đài Phượng Hoàng: “Trung Quốc càng ngày càng thích khoe cơ bắp” (TVN) - Giao lưu trực tuyến: Biển Đông, âm mưu Trung Quốc và hào khí Đông A (GDVN).
- Dân quân biển đảo: Động là lính, tĩnh là ngư dân (PNTD).
- Trung Quốc với con bài chủ nghĩa dân tộc tại Biển Đông (TVN).
- Dư luận Trung Quốc bị “nhuộm đen” về vấn đề Biển Đông như thế nào? (GDVN).
Tham vọng của hải quân Trung Quốc: China's Blue-Water Ambitions (National Interest 6-7-12)
Biển Đông: Báo chí Trung Quốc viết về biển Đông: Đâu là thật, đâu là giả? (VNN 7-7-12)
Việt Nam - Ấn Độ:  Vietnam envisages greater role for India in solving South China Sea dispute (News Track India 7-7-12)


Biểu tình 'lớn' ở Hà Nội phản đối TQ 08.07.12
Anti-Chinese protests in Vietnam as South China Sea tensions rise (Telegraph 8-7-12)
- Video: Toàn Cảnh Bức Tranh Cuộc Tuần Hành Ngày 8 Tháng 7 Năm 2012(danhathaibinh/YouTube). - Biểu tình ‘lớn’ ở Hà Nội phản đối TQ (BBC).  – Dân Hà Nội lại xuống đường tố cáo Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông (RFI). – Việt Nam tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc (TCPT).  – Hà Nội tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc ngày 8/7 (RFA).  – Dân chúng Việt Nam lại biểu tình chống Trung Quốc(VOA).   – 08.07.2012: Biểu tình phản đối Trung Quốc lần 2 (DLB).  – Hình ảnh biểu tình chống TQ ở Hà Nội (BBC).  – Nhật ký: Biểu tình ôn hòa ngày 8-7 ở Hà Nội(BoxitVN).
Điểm tin 8/7/2012,  TƯỜNG THUẬT BIỂU TÌNH (www.cgi/http://huynhngocchenh.blogspot.com/">Huỳnh Ngọc Chênh), -  TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI - (Tễu), Biểu tình ủng hộ luật Biển và phản đối Tàu ngày 8.7.2012 (ledinhle Flick).
- Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc tranh chấp biển đảo (AP/ Gocsan).
- ‘Người dân rất phẫn uất với TQ’ (BBC). Vietnamese activists hold anti-China rally (Bangkok Post).‎  - Anti-Chinese protests in Vietnam as South China Sea tensions rise (Reuters/ Telegraph). – Protesters chant slogans during an anti-China demonstration along a street in Hanoi‎ (Reuters AlertNet).



Mỹ - châu Á:
Clinton Makes Effort to Rechannel the Rivalry With China (NYT 7-7-12)
Booming Southeast Asia in a quandary over U.S.-China rivalry (Reuters 8-7-12)
Chủ tịch nước ủy lạo hải quân 08.07.12
Phỏng vấn Dương Danh Dy về Trung Quốc: Chuyên gia hàng đầu về Biển Đông: “TQ còn kinh khủng hơn con hổ dữ" (GD 7-7-12) -- Dư luận Trung Quốc bị “nhuộm đen” về vấn đề Biển Đông như thế nào? 9GD 8-7-12)

Washington muốn giảm căng thẳng ở Biển ĐôngBáo Đất Việt
Clinton sẽ ‘mềm mỏng với TQ’
 Các ngoại trưởng Asean nhóm họp ở Phnom Penh09.07.12
- Bàn thêm về chính sách hướng Đông của Mỹ (National Interest/TVN).
- Hội nghị ASEAN sẽ nêu vấn đề Biển Đông bất chấp phản đối của Trung Quốc (RFI).   – South China Sea tensions to dominate ASEAN meet (Taipei Times). – Asean meet opens amid tensions in S. China Sea (MST).  – ASEAN – Trung Quốc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (NLĐ).  – ASEAN, Trung Quốc tìm tiếng nói chung về biển Đông(TN). - ARF dậy sóng biển Đông (TT). - ASEAN, China agree to start talks on S. China Sea code of conduct (Kyodo News).
- Mỹ muốn giảm căng thẳng ở Biển Đông (BBC).  – Hoa Kỳ muốn làm giảm căng thẳng ở Biển Đông (RFI). – Hoa Kỳ tìm cách giảm bớt căng thẳng ở biển Đông: US seeks to reduce tensions in South China Sea (AFP).  – Ngoại Trưởng Mỹ đến Việt Nam, trong bối cảnh tranh chấp Biển Ðông (NV). – LS Nguyễn Văn Đài: Liệu sẽ có quan hệ đồng minh Việt-Mỹ? (BBC). - Mỹ đưa máy bay đến Guam để giám sát Trung Quốc (TTXVN).
- Miriam: China to opt for joint explorations (Philstar). – Philippine Air Force to get new warplanes by 2014 (Bangkok Post). - Philippines nâng cấp toàn diện không quân (TN).
- Vietnam envisages greater role for India in solving South China Sea (NTI).
- “Cuộc chiến mới” của Việt Nam và Trung Quốc (RFA).  – Thời Báo Hoàn Cầu: Gây hấn để định vị (PLTP).  – Một bản dịch đầy đủ của bài viết đăng trên báo Philstar hôm qua: Học giả Trung Quốc: Chính phủ cần bỏ chính sách “ngoại giao pháo hạm” (Gocsan). – NGỤY LÝ “PHÁO HẠM” CỦA HỌ CHU   –   (www.cgi/http:/buivanbong.blogspot.com/2012/07/nguy-ly-phao-ham-cua-ho-chu.html">Bùi Văn Bồng).  – Lý lẽ kẻ mạnh (NV).   - Diễn đàn Hòa bình thế giới khai mạc: “Trung Quốc sẽ không bao giờ mưu cầu bá chủ” (TTXVN).  – Đâu là thật, đâu là giả? (VNE).
- Trung Quốc và lá bài UNCLOS (PLTP).  – Thái Lan ‘giúp TQ’ về Biển Đông (BBC).
- 3 Chinese ships still in Panatag (Philstar).  – Nhật Bản và Philippines hợp tác quốc phòng (NLĐ). - Dư luận Trung Quốc bị “nhuộm đen” về vấn đề Biển Đông như thế nào?(P2) (GDVN). - Philippines muốn học Việt Nam tự lực, tự cường (PNTD). - Thế giới 24h: Trung Quốc “nghi binh” (VNN). - Trung Quốc tẩu hỏa nhập ma vì giễu võ với tâm đen (PNTD). - Philippines tổ chức hội nghị bí mật bàn về giải quyết Scarborough (GDVN).- Khai mạc hội nghị giữa ASEAN-Trung Quốc về COC (TTXVN). - ARF sẽ hối thúc Trung Quốc, Philippines “kiềm chế” (TTXVN). - Philippines – Trung Quốc: Cuộc xung đột chưa định hồi kết (ĐĐK).  - Philippines muốn sở hữu ’ong độc’ của Việt Nam? (PNTD).
- Tàu chiến đến biển Đông: Ấn Độ chuyển sang “hành động hướng Đông”? (GDVN). - Quân khu Nam Kinh Trung Quốc lại tổ chức tập trận đổ bộ (GDVN). - Xem hải quân thế giới “khoe” chiến hạm (Infonet).
- Đón dòng dầu đầu tiên tại giàn Tê Giác Trắng (SGGP).
- ‘Không ai được phép mua bán đảo của TQ’ (BBC).- Nhật tính chuyện mua các đảo tranh chấp với Trung Quốc (DT). - Trung Quốc bác bỏ kế hoạch mua đảo tranh chấp của Nhật Bản (VOV).
- Nhật Bản và Philippines hợp tác quốc phòng (NLĐ).

Tổng số lượt xem trang