TP - Ngư trường Hoàng Sa ngày càng phức tạp do tàu hải giám phía Trung Quốc liên tục đe dọa đẩy đuổi, còn ngư dân nước này cũng trở nên hung hăng một cách kỳ lạ - Nhiều ngư dân của Đà Nẵng và Quảng Ngãi vừa trở về từ Hoàng Sa cho biết như vậy.
Một tàu Quảng Ngãi vừa trở về từ Hoàng Sa .
Dí đuổi loanh quanh, không cho vào bờ
"Họ mỗi ngày chơi một bài, chúng tôi không biết đâu mà lần", anh Võ Tạo - chủ tàu QNg 98226 (Sa Huỳnh - Quảng Ngãi) lắc đầu kể về chuyến biển vừa rồi. Thời tiết xấu cộng với việc tàu hải giám Trung Quốc hăm dọa, gây khó dễ khiến kết quả thu được không đủ phí tổn.
Anh Tạo vừa cập âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) hai ngày trước, vừa bán cá vừa phải sửa trụ tời dây neo. Trụ dây neo hư do đụng phải tàu hải giám Trung Quốc xua đuổi khi tàu anh đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa.
Anh Tạo kể, chuyến biển 15 ngày, trừ 3 ngày đi - về và khoảng 7 ngày được yên ổn đánh bắt, 5 ngày còn lại tàu anh đều đụng tàu hải giám Trung Quốc.
Không như những lần trước gặp tàu Quảng Ngãi là bắt, bây giờ, tàu hải giám Trung Quốc hụ còi hăm dọa và xua đuổi. "Họ lao tàu tới, cách chừng 100m lại đi chậm phát tín hiệu. Mình muốn chạy về phía bờ cũng không xong. Lạ là họ không bắt, nhưng gần như 2 ngày lại xuất hiện. Còn bụng dạ nào mà làm ăn".
Tàu của anh Tạo lúc đang neo ở Hoàng Sa thì bất ngờ tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện xua đuổi. Anh em trên tàu nhanh chóng thu hồi neo, tăng tốc bỏ chạy.
Tàu anh Tạo đang phải sửa lại máy quay dây neo. Ảnh: Nam Cường.
Thuyền trưởng tàu ĐNa 90051, anh Hồ Văn Trường (Đà Nẵng) cũng vừa trở về từ Hoàng Sa, xác nhận: Tàu hải giám Trung Quốc dạo này chơi nhiều chiêu rất lạ, làm ngư dân mình hoang mang. Anh Trường kể, đợt ra khơi vừa rồi, tàu của anh Hồ Văn Nhái (em trai anh Trường) cùng hàng chục tàu Quảng Ngãi khác bị phía Trung Quốc dùng vòi rồng xịt phải bỏ chạy.
Sau đó chừng 2 tuần, tàu anh Trường lại bị hải giám Trung Quốc đuổi. Lúc đó khoảng 11h trưa cách đây 1 tuần, khi tàu ĐNa 90051 đang chuẩn bị thả thúng để thuyền viên tản ra câu mực thì bất ngờ tàu hải giám xuất hiện. 29 thuyền viên vội vàng xếp thúng. Nhưng không hiểu sao, tàu hải giám Trung Quốc không có ý định bắt, cứ lờn vờn cách khoảng 100m, kêu gọi hăm dọa.
Anh Trường hướng mũi tàu về phía Đà Nẵng để chạy, lập tức bị chặn, xua đuổi ra trở lại. Họ cứ xua đuổi mình loanh quanh thế, muốn vào bờ cũng không được. Chừng 2 tiếng sau, tàu Trung Quốc mới bỏ đi. Nhiều tàu Quảng Ngãi khác xác nhận bị tàu hải giám xua đuổi tương tự.
Từ bình thường trở nên hung hăng
Anh Hồ Văn Nhái xác nhận, ra Hoàng Sa, đặc biệt là ngư trường Trung Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) gặp rất nhiều ngư dân nước ngoài, phần đông là Trung Quốc cùng đánh bắt.
Thời gian trước, ngư dân Việt Nam và Trung Quốc cùng chung sống hòa bình, không vấn đề gì, thậm chí là thân thiện bởi cùng đánh bắt, cùng lênh đênh trên biển. Nhưng gần đây, không hiểu vì sao ngư dân Trung Quốc bỗng trở nên “hung hăng" một cách kỳ lạ.
Anh Hồ Văn Trường: Ngư dân Trung Quốc ngày càng hung hăng.
Anh Hồ Văn Trường kể: Những chuyến biển trước, chúng tôi gặp ngư dân Trung Quốc nhiều, họ cũng bình thường thôi, có lúc còn thấy thân thiện nữa. Nhưng vài chuyến gần đây, hễ đụng nhau là ngư dân Trung Quốc trở nên căng thẳng.
Anh Huỳnh Tăng Thư (ngư dân Nghĩa An - Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) mới dong tàu về Đà Nẵng chiều qua, kể: Ngư dân Trung Quốc ngày nào cũng tràn sang cả trăm chiếc, đi thành từng tốp.
Tàu nào cũng lớn, cả ngàn mã lực. Anh Võ Tạo kể: Cách đây chừng 1 tuần, ở vùng biển Hoàng Sa, vô tình tàu anh chạy sát tay lưới của một tàu ngư dân Trung Quốc. Thế là tàu này nổ máy đuổi theo sát rạt, dùng chai ném sang hăm dọa. Chuyện này chưa bao giờ xảy ra.
Nam Cường
Cứu hai tàu cá gặp nạn
Sáng 24-7, tàu SAR 412 thuộc Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II Đà Nẵng (Danang MRCC) lai dắt thành công và đưa vào bờ an toàn 2 tàu cá cùng 16 ngư dân quê Quảng Bình gặp nạn trên biển.
Trước đó, ngày 23-7 Danang MRCC nhận được thông tin: tàu cá QB 92897 TS do ông Nguyễn Văn Hướng làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, bị hỏng máy thả trôi từ ngày 21-7 đang được tàu cá QB 93827 TS của ông Lê Ngọc Sơn hỗ trợ lai dắt vào bờ.
Do bị ảnh hưởng bão số 4, việc lai dắt rất khó khăn. Đến 15 giờ cùng ngày, tàu QB 93827 bị cạn nhiên liệu khiến 2 tàu đành phải thả trôi.
Hoài Văn
@ tp-Tàu hải giám Trung Quốc 'đổi chiêu' liên tục
-Cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông
-'Căng thẳng Biển Đông có thể leo thang'
-Trung Quốc đang đẩy căng thẳng biển Đông đến bờ vực xung đột (GDVN) - “Nếu không có một sự đồng thuận về một cơ chế giải quyết, căng thẳng trên biển Đông rất dễ leo thang trở thành một cuộc xung đột...
TQ rót tiền mua lại công ty dầu khí của Canada
-Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) vừa đồng ý với lời đề nghị mua lại Công ty khai thác dầu khí Nexen của Canada với hợp đồng chuyển nhượng có thể lên tới 15,1 tỷ USD.
Nexen là công ty khai thác dầu khí lớn thứ hai ở khu vực Biển Bắc của Anh, với công suất 114.000 thùng dầu quy đổi/ngày.
Trong một thương vụ khác, Tổng công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) cũng đã chi ra 1,5 tỷ USD để mua lại 49% cổ phần chi nhánh ở Anh của Tập đoàn năng lượng Talisman Energy của Canada. Talisman có công suất 71.500 thùng dầu quy đổi/ngày vào năm ngoái.
Talisman cho biết liên doanh với Sinopec sẽ đầu tư vào Anh nhiều hơn trong thời gian tới.
Cả Nexen và Talisman đều đứng trong Top 10 các công ty khai thác dầu khí lớn nhất ở khu vực Biển Bắc của Anh.
Nexen, hiện đang được niêm yết trên sàn New York và Toronto, cũng có tài sản ở Canada, Vịnh Mexico và ngoài khơi biển Nigeria.
CNOOC sẽ phải nhận được sự thông qua không chỉ của các cổ đông Nexen mà còn của các nhà chức trách Canada. Tổng công ty này cũng cam kết sẽ niếm yết cổ phiếu trên thị trưởng chứng khoán Toronto nếu như thỏa thuận này được thông qua.
Cơ quan quản lý dầu khí Anh, Oil & Gas UK, cho rằng những thỏa thuận đạt được ngày 23/7 phản ánh sự hấp dẫn mới của lĩnh vực dầu khí ở Anh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Oil & Gas UK, tổng sản lượng dầu khí của Anh năm 2011 là 1,8 triệu thùng dầu quy đổi./.
Insight: China's CNOOC scoped Nexen, partnered, then pounced(Reuters) - When Canada's Nexen Inc fired its CEO in January, an oil giant on the other side of the world sprang into action.
--TQ dùng đòn bẩy kinh tế để giải quyết tranh chấp quốc tế
(ĐVO) Có một xu hướng đáng lo ngại là Trung Quốc đang ngày càng thiên về việc sử dụng đòn bẩy kinh tế để giải quyết tranh chấp quốc tế, sau khi nước này đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Minh Bích (theo the Diplomat)
Nexen là công ty khai thác dầu khí lớn thứ hai ở khu vực Biển Bắc của Anh, với công suất 114.000 thùng dầu quy đổi/ngày.
Trong một thương vụ khác, Tổng công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) cũng đã chi ra 1,5 tỷ USD để mua lại 49% cổ phần chi nhánh ở Anh của Tập đoàn năng lượng Talisman Energy của Canada. Talisman có công suất 71.500 thùng dầu quy đổi/ngày vào năm ngoái.
Talisman cho biết liên doanh với Sinopec sẽ đầu tư vào Anh nhiều hơn trong thời gian tới.
Cả Nexen và Talisman đều đứng trong Top 10 các công ty khai thác dầu khí lớn nhất ở khu vực Biển Bắc của Anh.
Nexen, hiện đang được niêm yết trên sàn New York và Toronto, cũng có tài sản ở Canada, Vịnh Mexico và ngoài khơi biển Nigeria.
CNOOC sẽ phải nhận được sự thông qua không chỉ của các cổ đông Nexen mà còn của các nhà chức trách Canada. Tổng công ty này cũng cam kết sẽ niếm yết cổ phiếu trên thị trưởng chứng khoán Toronto nếu như thỏa thuận này được thông qua.
Cơ quan quản lý dầu khí Anh, Oil & Gas UK, cho rằng những thỏa thuận đạt được ngày 23/7 phản ánh sự hấp dẫn mới của lĩnh vực dầu khí ở Anh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Oil & Gas UK, tổng sản lượng dầu khí của Anh năm 2011 là 1,8 triệu thùng dầu quy đổi./.
Insight: China's CNOOC scoped Nexen, partnered, then pounced(Reuters) - When Canada's Nexen Inc fired its CEO in January, an oil giant on the other side of the world sprang into action.
-Trung Quốc cho 160 phóng viên ’thổi’ sức mạnh quân sự(Phunutoday)-Trung Quốc mới đây đã bất ngờ cho phép một đoàn phóng viên gồm 160 người đến từ 86 đơn vị báo đài của Trung Quốc và nước ngoài thăm quan căn cứ không quân và ghi lại hình ảnh những trực thăng chiến đấu của nước này.
--Philippines ký hiệp ước quân sự, Singapore thử tên lửa-13 năm sau khi ký hiệp ước với Mỹ, Thượng viện Philippines đã phê chuẩn một hiệp ước với Australia để thúc đẩy phòng thủ quốc gia.