(Phunutoday) - Báo Canada cho rằng, Trung Quốc có nhiều trạm nghe lén khổng lồ nhằm vào các nước Đông Nam Á như 1 trạm ở đảo Hải Nam, 1 trạm ở đảo Phú Lâm…
Tạp chí “Kanwa Defense Review” Canada tháng 7 có bài viết cho rằng, ở khu vực Tây Tạng, nơi cách biên giới Bhutan chưa đến 3,3 km, cách biên giới Trung-Ấn 29 km, đã phát hiện 2 lồng chỉnh lưu ăng-ten khổng lồ do Quân đội Trung Quốc thiết lập. Căn cứ radar trên cao nguyên.
Radar cảnh báo sớm quân sự cỡ lớn của Quân đội Trung Quốc. Bài viết cho rằng, nhìn vào ăng-ten hình trụ tương đối lớn có thể nhìn thấy, phạm vi nghe lén của trạm do thám Tây Tạng này là tương đối lớn. Giới tình báo sớm có tin cho rằng, hoạt động nghe lén vô tuyến điện của Trung Quốc đối với Ấn Độ đã được hỗ trợ mạnh mẽ của Cục Tình báo Quân sự Pakistan.
Hoạt động nghe lén đối với các nước láng giềng không chỉ giới hạn ở khu vực biên giới, mà ở trong đất liền cũng có thể thiết lập cơ sở nghe lén đa chức năng có công suất lớn hơn, chẳng hạn ở Côn Minh, hoạt động nghe lén nhằm vào các nước Đông Nam Á đã được khuếch đại.
Ăng-ten radar tiên tiến của tàu hộ vệ kiểu mới 054A. Hoạt động nghe lén của Cục 3, Không quân Trung Quốc thường giới hạn ở lĩnh vực không quân các nước đối thủ, ăng-ten của trạm nghe lén loại này thường nhằm vào sân bay quân sự quan trọng của nước đối thủ.
Trận địa radar cảnh báo sớm đất đối không.
Radar dẫn đường H-200
Radar kiểu cơ động.
Radar phát hiện tầm xa JYL-1.Radar phòng không làm nhiệm vụ cảnh giới bầu trời.
Radar theo dõi khí tượng.
Radar YLC-8A làm việc với sóng ngắn VHF.
Lực lượng thông tin lắp thiết bị thông tin vệ tinh
Lực lượng radar Quân đội Trung Quốc tiến hành luyện tập.
Thời gian gần đây, Trung Quốc có nhiều động thái quân sự được triển khai ở Biển Đông. Trước đó, tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông cho biết, ngày 3/7, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc lại tiếp tục tổ chức cuộc diễn tập trên biển Đông vào ban đêm, khoa mục diễn tập là máy bay trực thăng hạ cánh xuống tàu đổ bộ cỡ lớn.
Máy bay trực thăng trang bị cho tàu chiến có thể tích lớn, tải trọng lớn, chở nhiều nhân viên, đã đặt ra yêu cầu rất cao về trình độ kỹ thuật và tố chất tâm lý đối với phi công.
Phi công máy bay trực thăng Trung Quốc.
Trong cuộc diễn tập lần này, máy bay trực thăng TQ thực hiện các nhiệm vụ đa dạng như vận tải trinh sát, đổ bộ xuống đường băng của tàu chiến. Phi công máy bay trực thăng Trung Quốc.
Trong khoang máy bay có các thiết bị, máy móc, ánh đèn... phản ánh các thông số kỹ thuật.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của lực lượng hàng không (máy bay trực thăng) và tàu đổ bộ cỡ lớn.
Điều này đánh dấu máy bay trực thăng của lực lượng hàng không Hạm đội Nam Hải đã tăng cường rất lớn bán kính tác chiến và có đột phá quan trọng về khả năng hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ.
Đây lần đầu tiên Hạm đội Nam Hải đã tổ chức cuộc diễn tập hạ cánh máy bay trực thăng trên tàu chiến cỡ lớn ở biển Đông. (Nguồn Báo Phượng Hoàng/Thời Báo Hoàn Cầu/ GDVN)
@ -TQ đặt nhiều trạm nghe lén các nước Đông Nam Á?
Việt Nam làm chủ công nghệ nhiệt luyện nòng pháo Những năm gần đây Việt Nam đã bước đầu làm chủ công nghệ này áp dụng chế tạo nòng pháo cối, DKZ, pháo phòng không.
Nòng pháo là chi tiết làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất nên đòi hỏi phải có cơ tính tổng hợp cao, trong đó đặc biệt chú ý đến độ bền, độ dai va đập và khả năng chống mài mòn. Quá trình chế tạo nòng pháo phải kết hợp nhiều công nghệ như: công nghệ nấu luyện, đúc thép; công nghệ gia công cắt gọt; công nghệ mạ lỗ nòng và đặc biệt là công nghệ nhiệt luyện.
Để đạt được các chỉ tiêu cơ tính đáp ứng được yêu cầu làm việc của nòng pháo, xu hướng chung hiện nay là chế tạo nòng từ các loại thép carbon trung bình được hợp kim hóa bằng các nguyên tố có tác dụng tăng độ thấm tôi, tăng tính dẻo, làm nhỏ hạt và hạn chế khả năng bị thải bền trong quá trình làm việc như crôm, mangan, niken… Các nguyên tố có hại như phốt pho, lưu huỳnh được khống chế với hàm lượng dưới 0,015%. Để nhận được cơ tính theo yêu cầu, các loại nòng pháo chế tạo từ vật liệu này cần phải được gia công biến dạng để tạo ra tổ chức đồng nhất và đẳng hướng, sau đó phải được nhiệt luyện theo một chế độ đặc biệt.Nhiệt luyện là gì?Nhiệt luyện là quá trình nung nóng kim loại, hợp kim đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt tại đó một thời gian thích hợp rồi làm nguội với tốc độ nhất định để làm thay đổi tổ chức, biến đổi cơ tính và các tính chất khác theo phương hướng đã chọn trước.Cũng như các sản phẩm cơ khí khác, quy trình nhiệt luyện nòng pháo bao gồm quá trình nung nóng và làm nguội. Nòng pháo là một chi tiết đặc biệt do tỷ lệ giữa chiều dài trên đường kính rất lớn (với một số pháo nòng dài như pháo 37mm, 57mm... tỷ lệ này có thể lên đến 10, thậm chí hơn 20 lần) nên rất dễ bị cong vênh ngay trong quá trình nung.Vì vậy, đối với lò nhiệt luyện nòng pháo, ngoài việc phải đủ không gian làm việc còn yêu cầu phải điều khiển và khống chế được tốc độ nung đáp ứng yêu cầu của quy trình nhiệt luyện. Việt Nam nhiệt luyện thành công phôi nòng pháo 37mm. |
Công nghệ nhiệt luyện thế giới?
Bảo dưỡng pháo tại kho K816 (Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật). |
Khi tôi nòng pháo, quá trình trao đổi nhiệt ở bên trong lòng ống xảy ra rất mãnh liệt làm dầu sôi và hóa hơi. Hơi và dầu lỏng phụt ra từ lòng ống với áp lực rất mạnh gây nguy hiểm cho quá trình tôi. Vì vậy, bể nguội cần phải có chụp nhiều lớp để chống lại hiện tượng, này. Để làm mát dầu tôi có thể cấu tạo bể hai lớp, lớp trong là dầu tôi, lớp ngoài là nước làm mát chảy liên tục.
tn -"Hình như đã là một Trung Quốc khác"
-Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc thay Chính ủy mới
-Hải quân Trung Quốc diễn tập thực binh thực đạn trên biển Hoa Đông
-Hải quân Đài Loan mất bản đồ mật vietnamdefence
Chưa đến một tháng sau scandal mất máy tính xách tay chứa thông tin mật, hải quân Đài Loan lại để xảy ra một sự cố tương tự, lần này là 2 bản đồ có các thông tin mật biến mất khỏi các tàu chiến.
- Đầy vơi nước mắt người nhà ngư dân (ĐV).
- Đội tự vệ Song Tử Tây huấn luyện (ĐV).
- Hoạt động dầu khí của Việt Nam vẫn diễn ra bình thường (SGTT).
- Tàu hải giám Trung Quốc kết thúc chuyến “tuần tra biển Đông” (TN). - Trung Quốc bàn chuyện bố trí quân sự tại Tam Sa (Petrotimes). - Trung Quốc có ý xuất khẩu chiến hạm hiện đại nhất (ĐV). - Trung Quốc kêu gọi lòng trung thành của quân đội (ĐV).
- Tàu hải giám Trung Quốc rời Biển Đông (VNE).
- Danh Đức: Trung Quốc đang diễn trò đánh lạc hướng dư luận (TT). - Trung Quốc “chỉ muốn cùng khai thác ở Biển Đông” (NLĐ). - Trung Quốc triển khai nhiều trạm nghe lén hướng tới biển Đông (GDVN). - Đâu là thật, đâu là giả? (ĐV). - Trung Quốc gặp rắc rối mới tại biển Hoa Đông (TQ).
- ASEAN muốn thấy kết luận cuối về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (VNN). - Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (VOA). - ASEAN tìm hướng ra cho tranh chấp Biển Đông (VNE). - -Tranh chấp biển Đông dự kiến trở thành tâm điểm tại ARF (08/07)
- ASEAN cần tiếp tục vai trò là động lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác (VOV). - COC là mục tiêu hàng đầu ASEAN (TN). - Vấn đề Biển Đông sẽ được nêu bật tại diễn đàn ARF (ĐV). - Giải mã chiến lược của Trung Quốc tại biên giới (ĐV). - Biển Đông cần luật, chứ không cần nắm đấm (DNSG).
- Video: Philippin phản đối động thái của Trung Quốc ở biển Đông (ANTĐ).
SGTT.VN - Kiểu dụ nước ngoài vào đấu thầu dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến quan hệ quốc tế có nguy cơ quay lại thời kỳ trung cổ. May mà nhiều nước trên thế giới vẫn cần tới một hải lộ an toàn...
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quan ngại về tình hình biển Đông
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ lần thứ 45 đang diễn ra tại Phnom Pênh (Campuchia), các Bộ trưởng đã tập trung thảo luận các nội dung ưu tiên quan trọng của ASEAN và khu vực. Các Bộ trưởng nhấn mạnh việc ASEAN cần tiếp tục thúc ...
Trung Quốc sẽ thảo luận về Quy tắc ứng xử ở Biển Nam Trung Hoa ...Tin thời sự, Bình luận về Nga và thế giới
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN: Cần sớm có bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển ĐôngRFI
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa ĐôngDân Trí
VTC -Tuổi Trẻ -Thanh Niên
QĐND - Trong những ngày vừa qua, vấn đề Biển Đông đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều chính khách, chuyên gia, học giả trong nước và trên thế giới. Có học giả cho rằng, các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung, Việt Nam nói riêng phải trông đợi vào sự "hiện diện mạnh mẽ" hơn của Hoa Kỳ, như một đối trọng trong khu vực. Trong khi đó, theo họ nhân quyền đang là một "rào cản" trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Bởi vậy, có một số người cho rằng: "Muốn được Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam phải có sự "tiến bộ" trên lĩnh vực nhân quyền. Nói cách khác, Việt Nam phải thay đổi chế độ xã hội, phải chuyển sang "con đường tự do dân chủ" theo kiểu phương Tây. Điều đó cũng có nghĩa Việt Nam phải từ bỏ con đường XHCN...
Để chứng minh cho việc Việt Nam đang đứng trước “cơ hội” thay đổi "con đường" phát triển, người ta đã dẫn ra hai sự kiện liên tiếp diễn ra ở Việt Nam trong vòng chưa đầy hai tuần của tháng 6-2012. Đó là: Ngày 3-6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta có chuyến thăm “lịch sử” đến vịnh Cam Ranh; Tiếp đó là việc Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Andrew J. Shapiro phụ trách Chính trị và Quân sự đã đến Việt Nam trong hai ngày 19 và 20-6, trong khuôn khổ chuyến đi Đông Nam Á của ông...
Thiết nghĩ, sự hiện diện của hai quan chức cao cấp Hoa Kỳ ở Việt Nam không phải là điều đặc biệt như người ta suy đoán, càng không phải Hoa Kỳ chỉ vì ủng hộ Việt Nam về chủ quyền biển đảo mà còn vì lợi ích của Hoa Kỳ, trong đó có quyền tự do hàng hải. Hơn nữa như Tổng thống Ô-ba-ma đã tuyên bố nước này đang chuyển hướng chiến lược quân sự-tái triển khai lực lượng hải quân, nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đẩy mạnh quan hệ đối tác quân sự với các nước trong vùng. Nội dung chủ yếu của sự chuyển hướng chiến lược này là bố trí lại lực lượng hải quân. Theo đó, từ nay đến năm 2020, hải quân Mỹ sẽ bố trí 60% lực lượng của mình ở Thái Bình Dương…
Lịch sử cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam, từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (năm 1930) đến nay, dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tự chọn, tự quyết con đường đi cho mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: Con đường cách mạng Việt Nam đi từ cách mạng tư sản dân quyền đến cách mạng xã hội... Trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân xâm lược, thống nhất đất nước, dân tộc Việt Nam luôn luôn tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, song chưa bao giờ dân tộc này ỷ lại, trông cậy vào bất cứ quốc gia nào làm thay công việc của mình, mà vẫn luôn dựa vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để giải quyết những nhiệm vụ của cách mạng. Nếu không có đường lối độc lập, tự chủ chắc chắn Việt Nam không thể giải phóng được dân tộc, thống nhất được non sông, đưa đất nước phát triển như hôm nay.
Bước vào thời kỳ khủng hoảng của CNXH, từ những năm 80 của thế kỷ trước, Đảng ta cũng chọn cho mình một cách làm khác với các Đảng Cộng sản Liên Xô, Đông Âu. Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn con đường đổi mới thay vì "cải tổ" - chuyển từ mô hình xã hội XHCN kiểu cũ sang mô hình xã hội XHCN kiểu mới. Về chính trị, đó là xây dựng chế độ dân chủ XHCN, Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Về kinh tế, đó là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Về quan hệ quốc tế, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, sứ mệnh lịch sử của Đảng là bảo vệ lợi ích của dân tộc, trong đó có chủ quyền quốc gia, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc là trên hết. Đồng thời, Đảng ta quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đương nhiên để hoàn thành sứ mệnh lịch sử to lớn đó, Đảng ta phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ vững chắc chế độ XHCN; đấu tranh chống mọi âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" bảo vệ chế độ XHCN.
Trong quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ, không phủ nhận nhân quyền đang là một trở ngại nhưng không phải là một vấn đề không vượt qua được. Trong các cuộc đối thoại Việt Nam-Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ luôn xem nhân quyền là một vấn đề cần phải giải quyết trong quan hệ hai nước thì phía Hoa Kỳ cũng thừa nhận Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể. Hơn nữa, Việt Nam cũng không phủ nhận những vấn đề nhân quyền của mình cần phải giải quyết. Trong đó có tình trạng phân hóa giàu nghèo, tình trạng tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền của người dân ở nơi này nơi khác.
Ngày 31-5 vừa qua, Thượng Nghị sĩ John Mc.Cain đã phát biểu với đài BBC tại Ma-lai-xi-a rằng: "Chúng tôi (Hoa Kỳ) mong đợi một sự tiến bộ chứ không phải một sự thay đổi tức thì "về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam”. Thiết nghĩ, quan điểm của Ngài nghị sĩ John Mc.Cain là "cầu thị", nó không chỉ thích hợp với quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ hiện nay mà còn là tình trạng chung của mọi quốc gia trên thế giới. Việc bảo đảm nhân quyền trên các mặt không chỉ tùy thuộc vào quan điểm chính trị, chế độ xã hội mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như truyền thống lịch sử, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế-xã hội…
Bởi vậy, nếu ai đó nghĩ rằng để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam phải thay đổi đường lối chính trị, thay đổi chế độ xã hội, phải chấp nhận đòi hỏi từ bên ngoài sẽ là một sai lầm. Ngược lại, chỉ có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ có chế độ XHCN thì dân tộc Việt Nam mới phát huy được mạnh mẽ sức mạnh "cứng" và sức mạnh "mềm" để giữ vững độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước. Nói cách khác: Trước sau Việt Nam vẫn là Việt Nam.