Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Trẻ em Trung Quốc được dạy thói hung hăng, bá quyền

(Phunutoday)- Liên tiếp có những lớp học ngoại khóa được tổ chức cho học sinh Trung Quốc tìm hiểu về quân đội, nhưng thực chất đây lại là việc nhồi nhét vào đầu trẻ em nước này thói hung hăng và mưu đồ bá quyền.

Với danh nghĩa là để học sinh tìm hiểu về nền quân sự quốc phòng của quốc gia, nhưng thực chất ý nghĩa sâu xa của việc này là giáo dục chủ nghĩa độc tôn, tinh thần hiếu chiến cho trẻ em Trung Quốc...

Thay vì được tìm hiểu về lịch sử khoa học công nghệ quốc phòng qua mô hình thì học sinh Trung Quốc được xem tập trận bắn đạn thật Một chiếc xe tăng tập trận trong khi các em học sinh thì ngồi theo dõi hết sức chăm chú Các em thậm chí còn được tham gia trận đánh khi được ngồi lên một chiếc xe quân sự Các giáo viên đã rót vào đầu những đứa trẻ ngây thơ này hệ tư tưởng xưng bá độc tôn thay vì dạy truyền thống nhân văn của người Á Đông Các học sinh Trung Quốc tỏ ra rất thích thú khi được tham gia tập trận thật... Xem ra Trung Quốc đang muốn đào tạo một thế hệ kế cận để thực hiện cho được mưu đồ bành trướng độc bá thiên hạ của mình Chính người dân Trung Quốc đang bị chính quyền của họ lừa dối với những thông tin sai lệch và thế hệ con cháu của họ sẽ phải trả cái giá quá đắt cho những gì ông cha để lại... Với danh nghĩa là để học sinh tìm hiểu về nền quân sự quốc phòng của quốc gia, nhưng thực chất ý nghĩa sâu xa của việc này là giáo dục chủ nghĩa độc tôn, tinh thần hiếu chiến cho trẻ em Trung Quốc...


@ -(Phunutoday)- Trẻ em Trung Quốc được dạy thói hung hăng, bá quyền

Tàu cá Trung Quốc thâm nhập biển miền Trung đv -Thời gian gần đây, không chỉ liên tiếp bị bắt tàu cá, ngư dân Việt Nam còn ghi nhận hàng trăm trường hợp tàu thuyền có công suất lớn của Trung Quốc xâm nhập vùng biển các tỉnh miền Trung với cường độ ngày càng nhiều.

Điều này khiến ngư trường đánh bắt của ngư dân Việt Nam ngày càng bị thu hẹp dần, trong khi đó vươn ra biển xa thì nơm nớp lo sợ phía Trung Quốc bắt giữ, lấy tàu

Ngư dân: “Ra mấy chục hải lý là thấy tàu cá Trung Quốc”

Trò chuyện với ngư dân tại xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi thấy bà con rất bức xúc khi nói về tình trạng tàu cá của Trung Quốc xâm nhập đánh cá ở vùng biển gần đảo Lý Sơn. Anh Bưu, một ngư dân tại đây cho hay: “Cứ ra biển cách đất liền mấy chục hải lý là gặp nhan nhản tàu cá Trung Quốc. Hãi hùng nhất là cách tàu Trung Quốc đánh cá”. Anh Bưu kể, vào tháng 3 và tháng 4 vừa rồi, tàu anh ra khơi gặp các tàu cá của Trung Quốc hành nghề giã cào, cứ hai tàu một cặp đánh bắt. Tàu cá Trung Quốc không đi đơn lẻ mà hàng chục tàu dàn hàng ngang trên mặt biển, cào tất tần tật từ cá, tôm, cua cùng các loài hải sản. Ngay đến cả lưới của ngư dân Lý Sơn và các địa phương khác đến vùng biển này giăng ra bắt cá cũng bị tàu cá Trung Quốc... cào hết.

Tàu cá của Trung Quốc bị biên phòng Quảng Ngãi bắt, đưa về cảng Sa Kỳ (Bình Châu, Bình Sơn – Quảng Ngãi) vào tháng 5.2007.

“Sao ngư dân mình không phản đối?”, chúng tôi hỏi. Anh Bưu lắc đầu: “Tàu của họ to, còn tàu mình là nhỏ. Ngay cả tàu hải quân, cảnh sát biển của mình đứng với tàu Trung Quốc cũng nhỏ hơn nhiều. Tụi tui thấy nó là lo tránh, rủi nó đụng vào là tiêu liền”.

Nhiều ngư dân khác cũng bức xúc cho hay, có nhiều khi lưới thả ra, nhưng thấy tàu Trung Quốc đến, ngư dân mình lật đật cuốn lên, nếu không giàn lưới sẽ nát thành... tương. Thậm chí, tàu cá Trung Quốc giăng ngang hàng chục hải lý nên ngư dân mình thả lưới xuống thì họ không chịu, buộc kéo lên. Ngư dân ta rất ấm ức nhưng không làm gì được vì tàu cá Trung Quốc thuộc loại tàu “khủng”, lại đi từng đoàn.

Theo ngư dân Lý Sơn và xã Bình Châu, việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập đánh bắt ở gần vùng biển đảo Lý Sơn đã “quá quen” từ mấy năm nay. Nhất là vào những ngày tối trời, hàng chục tàu cá Trung Quốc thường xâm nhập vào đánh bắt cá. Còn theo một sĩ quan biên phòng ở Lý Sơn, ngay cả vào mùa biển động gió cấp 6 và 7, tàu Trung Quốc cũng đậu tại chỗ rồi thả canô cho ngư dân xuống vớt các loài cá cam nhỏ bị trôi dạt để về nuôi.

Theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, không chỉ ở vùng biển Quảng Ngãi, mà ngư trường từ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam... tàu cá Trung Quốc cũng xâm nhập rất nhiều lần. Đơn cử như đầu tháng 2, biên phòng thành phố Đà Nẵng phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập vùng biển miền Trung, cách bờ biển Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế chỉ khoảng 45 hải lý.

Chính quyền: Không dễ bắt tàu cá Trung Quốc

Đề nghị đóng tàu sắt công suất lớn

Ngày 5.7, báo Thanh Niên dẫn nguồn từ ông Lê Văn Trúc, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, gần đây tàu cá Trung Quốc với số lượng đông đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của ta, lấn át ngư trường (có thời điểm gần 200 lượt tàu/ngày); một số tàu Trung Quốc gây áp lực không cho ngư dân ta đánh bắt. Trước tình hình này, UBND tỉnh Phú Yên đề nghị cấp cho bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh tàu vỏ sắt công suất 3.000CV để bảo vệ biển và cứu hộ, cứu nạn trên biển. Đồng thời kiến nghị nhà nước hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu vỏ sắt có công suất lớn để thành lập những tập đoàn đánh bắt hiện đại.

Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương xác nhận, tình hình tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào gần vùng biển gần Lý Sơn thì huyện đã biết. “Cụ thể bao nhiêu vụ thì huyện không nắm rõ”. Nhận xét chung của nhiều người cho rằng, thời gian qua tàu cá Trung Quốc gia tăng sự thâm nhập vào gần bờ biển miền Trung để đánh bắt hải sản. Ngư dân Dương Tân ở xã An Hải, huyện Lý Sơn nói cùng với tàu to và công suất lớn, tàu cá Trung Quốc thường đi chung hàng đoàn từ 30 – 50 chiếc trở lên. Theo dõi của ngành chức năng cho thấy, vùng biển từ thành phố Đà Nẵng – Quảng Ngãi, hiện có khoảng 100 tàu cá Trung Quốc lén ra vào đánh bắt hải sản. Khi gặp ngành chức năng Việt Nam hay các nước, các tàu cá này kết lại thành bè lớn, bảo vệ lẫn nhau hoặc tản ra, chặt lưới, thả vật cản tàu của ngành chức năng truy đuổi.

Trên thực tế, đã có nhiều mất mát, bị thương của lực lượng chức năng ta khi đối mặt với tàu cá của Trung Quốc. Cụ thể là bị ngư dân Trung Quốc đâm tàu cá vào, hoặc ép giữa hai tàu khi cán bộ lực lượng chức năng ta tiếp cận và lên tàu kiểm tra, xử lý.

Sáng 12.7, trao đổi với chúng tôi, ông Phan Huy Hoàng, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiêm chủ tịch hội nghề cá Quảng Ngãi cho rằng, việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Quảng Ngãi đánh bắt cá đã diễn ra từ nhiều năm qua và cường độ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không dễ bắt được tàu cá Trung Quốc, bởi trên các tàu này luôn có rađa theo dõi. Vì vậy khi lực lượng hải quân, cảnh sát biển xuất phát vài hải lý là tàu Trung Quốc phát hiện, bỏ chạy ra vùng biển Hoàng Sa (nơi có lực lượng quân sự Trung Quốc chiếm đóng) và vùng biển quốc tế ẩn núp. Sau đó, những tàu này lại quay vào đánh bắt tiếp tục.

Cũng theo ông Hoàng, bộ đội biên phòng Quảng Ngãi đã phối hợp với ngành chức năng các tỉnh khác tổ chức tuần tra truy bắt, xua đuổi tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển miền Trung. Tuy nhiên, một phần cũng do lực lượng chức năng của ta còn mỏng, do đó không giăng được hết ra khắp vùng biển miền Trung để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép.

“Theo tôi, ngành chức năng cần phải có biện pháp tăng cường sự hiện diện trên biển để vừa đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc xâm nhập, vừa bảo vệ ngư trường cho ngư dân ta”, ông Hoàng nói.

-Vũ lực không giải quyết được tranh chấp ở Biển Đông

TP - Dù từng bị các phần tử quá khích chửi rủa là “Hán gian”, “tay sai nước ngoài”, “nên đổi là Ngô (Đê) Tiện Dân” nhưng ông Ngô Kiến Dân không hề nao núng, thắng thắn nêu quan điểm của mình về tranh chấp Biển Đông.

Ngô kiến Dân
Ngô kiến Dân.

Ông Ngô Kiến Dân là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc, từng là người phiên dịch tiếng Pháp cho các nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.

Hồi cuối tháng 3 năm nay, ông đã nhận lời đối thoại trên tờ Nam Phương Nhật báo (Nanfang Daily) của tỉnh Quảng Đông về các vấn đề quốc tế, đặc biệt là vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Bài trả lời phỏng vấn của ông Ngô Kiến Dân được đăng dưới tiêu đề “Ngô Kiến Dân: Giải quyết vấn đề Nam Hải không thể dựa vào vũ lực, càng đánh tình thế càng loạn”.

Tiền Phong Chủ nhật xin trích dịch phần ông Ngô Kiến Dân nói về chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông: Chủ nghĩa dân tộc cực đoan là không thể được!

Từ năm ngoái đến nay, ở Nam Hải (Biển Đông), liên tiếp xảy ra các vụ việc…, Trung Quốc cần phải ứng phó với tình hình ngày càng phức tạp ở Nam Hải?

Then chốt là phải làm rõ lợi ích lớn của Trung Quốc, lợi ích lớn của khu vực và lợi ích lớn của thế giới là gì. Phát triển hoà bình và hợp tác là lợi ích lớn…

Có học giả và người sử dụng mạng có thái độ rất gay gắt trong vấn đề Nam Hải, cho rằng Trung Quốc cần phải cứng rắn hơn, khi cần thiết phải sử dụng vũ lực. Ông nhìn nhận thế nào về việc này?

Đánh nhau thì giải quyết được vấn đề sao? Rất nhiều người cho rằng cứ tiến hành chiến tranh để giành chiến thắng là ổn. Thực ra không phải vậy, mà ngược lại, sẽ chỉ làm tình hình xung quanh Trung Quốc rơi vào hỗn loạn.

Hai năm trước đây, Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng phát biểu trước Đại hội đồng LHQ: “Đã qua cái thời dùng chiến tranh làm thủ đoạn cuối cùng để giải quyết các tranh chấp quốc tế”.

Thử xem các cuộc chiến tranh Afghanistan, Iraq, Lybia do Mỹ phát động có giải quyết được vấn đề không?

Không! Một cuộc chiến tranh có cán cân lực lượng chênh lệch nghiêm trọng như thế mà cũng đã không giải quyết được vấn đề cơ bản, lại còn đem lại cả đống vấn đề cho Mỹ và châu Âu đó thôi.

Ông từng viết bài báo có tên “Tranh chấp Nam Hải, Trung Quốc kiềm chế là tự tin”, gây nên sự chú ý rộng lớn, cũng có những người phản đối?

“Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu” (không nhịn điều nhỏ sẽ hỏng việc lớn). Quan điểm của tôi là: yêu nước, nhưng cũng phải yêu nhân loại thì mới được.

Trong thời đại toàn cầu hoá, tin học hoá khiến lợi ích các nước gắn kết chặt chẽ với nhau như hiện nay, đã đến lúc chúng ta không thể đóng cửa lại để tuyên truyền thứ chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi.

Người Trung Quốc từ xưa đã có quan niệm về thiên hạ. Quan niệm thiên hạ ấy không nên chỉ hạn hẹp ở Trung Quốc mà phải là cả thế giới.

Hitler có yêu nước Đức không? Dĩ nhiên có, nhưng hắn theo chủ nghĩa dân tuý. Thanh niên ngày nay cần có tầm nhìn rộng mở, phải có trái tim bao dung thiên hạ. Thứ chủ nghĩa dân tuý, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi là không thể được. Một quốc gia chỉ biết cái lợi riêng mình thì sẽ mất hết bạn bè, sẽ bị cô lập. Thời nay, cô lập là tai hoạ.

Đối với chủ nghĩa dân tuý và chủ nghĩa dân tộc cực đoan thì cần phải dẫn dắt thế nào?

Thực ra, chúng ta cần tin tưởng dân chúng Trung Quốc đại đa số là có lý trí, hiện đa số im lặng. Đa số dân chúng không tán thành những thứ cực đoan… Hiện nay, trong xã hội, chúng ta có hai loại người theo chủ nghĩa dân tuý.

Đó là một loại người tư tưởng vẫn dừng ở quá khứ, không nhìn thấy thế giới đã bước sang thời kỳ phát triển hoà bình. Họ vẫn giữ tầm nhìn thời chiến tranh và cách mạng, phạm phải sai lầm thời đại.

Loại thứ hai là chỉ muốn giành lấy lợi ích, giống như ở Mỹ có người thích kích động gây tình hình căng thẳng. Nếu quan hệ giữa các nước căng thẳng thì sẽ bán được vũ khí.

Dẫn dắt loại người này cần phải có dũng khí, vì có thể gây tranh cãi, bị phê phán, thậm chí bị chửi.

Chân lý chẳng phải chỉ có được sau khi phải hứng chịu các loại chửi rủa hay sao? Trung Quốc ngày nay khi đi ra thế giới, cần phải có người đứng ra nói mấy câu. Điều đó tốt cho Trung Quốc, cũng tốt cho thế giới. Nếu để cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan lan tràn, cuối cùng chỉ đem lại tai họa cho Trung Quốc mà thôi.

Nhà ngoại giao có cái nhìn tỉnh táo

Ông Ngô Kiến Dân là nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc, sinh năm 1939, tốt nghiệp khoa Pháp, Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh năm 1959. Ông từng là người phiên dịch tiếng Pháp cho các nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.

Ông từng là nhân viên đoàn ngoại giao Trung Quốc đầu tiên ở Liên Hợp Quốc, Vụ trưởng Thông tin kiêm người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, Đại sứ Trung Quốc ở các nước Hà Lan, Pháp.

Về nước ông giữ các chức Giám đốc Học viện Ngoại giao, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Chính Hiệp (Mặt trận) toàn quốc, hiện là Viện sĩ Viện Khoa học châu Âu, Viện sĩ Viện Khoa học Âu - Á, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải.

Là nhà ngoại giao từng đảm nhận nhiều cương vị quan trọng, ông Ngô Kiến Dân có cách nhìn tích cực, tỉnh táo trước những vấn đề lớn có liên quan đến quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.

Tháng 6 năm 2011, ông có bài viết “Tranh chấp Nam Hải, Trung Quốc kiềm chế là tự tin”, chủ trương phản đối quan điểm sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp với các nước ở Biển Đông.

Bài báo đã dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trên báo chí, ông Ngô Kiến Dân đã bị những kẻ mang tư tưởng hiếu chiến, cực đoan, quá khích chửi rủa là “Hán gian”, “tay sai nước ngoài”, “nên đổi là Ngô (Đê) Tiện Dân”... Tuy nhiên, ông Ngô Kiến Dân không hề nao núng.

Từ đầu năm nay, khi tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng bởi những hành động gây hấn, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) cùng sự xuất hiện ngày càng nhiều những lời lẽ hiếu chiến, quá khích trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, ông Ngô Kiến Dân tiếp tục thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình.

Chính sách kềm chế phải chăng đã lỗi thời? (RFA 13-7-12)

- ASEAN bất động: Asean’s non-action (Bangkok Post). - Lãnh đạo châu Á tại hội nghị khu vực không giải quyết được tranh chấp biển Đông (New York Times/ Ba Sàm). - “Ủng hộ giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông” (TTXVN).

- Taiwan mulls extending runway in Spratlys: report (CNA). --- Lại thêm Đài Loan gây rắc rối ở quần đảo Trường Sa (TTXVN).
- Với Bắc Kinh, COC sao sánh bằng CNOOC! (TT). - Vì sao họ thích diễn trò hai mặt? (ĐĐK).
- Tổng thư ký ASEAN: “Rất đáng thất vọng!”, một kết cục “chưa từng có” (GDVN).
- Biển Đông: Trung Quốc gây tranh chấp tùy tiện (TT). - Quân khu tỉnh Hải Nam thay tướng lĩnh cấp cao vì biển Đông? (GDVN).
- Cứu tàu Hải quân Trung Quốc mắc cạn ở Biển Đông (TTXVN). - Tàu Trung Quốc mắc cạn được giải thoát (TT). - Philippines giám sát vụ Trung Quốc cứu hộ tàu mắc cạn (TN).
- Philippines có kế hoạch mua 24 chiến đấu cơ Super Tucano của Brazil (GDVN).
- “Rất khó lường vụ Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ” (TTXVN). - Hải quân Nhật Bản được trang bị như thế nào? (VnMedia).
- Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam tuần tra biển (ĐV).
- Vietnam prefers Indian presence in South China Sea (Hindu Times).
- Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã an bài!  —   www.cgi/http:/danlambaovn.blogspot.com/2012/07/quan-he-viet-nam-trung-quoc-an....UAJaCVJfBvk">(DLB).
- Chiến hạm Trung Quốc thoát mắc cạn ở Biển Đông (VNE).  - Nghi vấn “mắc cạn” của tàu chiến Trung Quốc ở biển Đông (TT).
- - Trung Quốc trong cơn say “đồ chơi quân sự” – Kỳ 3: Khuấy đục đáy biển Thái Bình (TT).
- Danh Đức: Philippines và biển cả (TTCT).

Nghi vấn “mắc cạn” của tàu chiến Trung Quốc ở biển Đông (tt 15/07)


‘Làm sao tàu TQ kẹt ở biển Philippines?’ bbc
Ông Nguyễn Chí Vịnh đi Mỹ
TQ ca ngợi thành công hội nghị Asean
Bàn cờ chiến lược ở Đông Á bbc

 

Mỹ nổ đại bác chào đại tướng Nga

Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov. Ảnh: RT.

Mỹ và Nga có cuộc hội đàm quân sự cấp cao hôm qua sau những nghi lễ trọng thị tại Lầu Năm Góc, bất chấp căng thẳng ngoại giao về Syria.

Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân, đã trải thảm đỏ và tổ chức một hàng rào danh dự đón Nikolai Makarov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga và là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, với 19 phát đại bác đón chào trong một chương trình trọng thị hiếm hoi của Lầu Năm Góc.

@-- http://vnexpress.net/

-

- “Cơ hội Campuchia” cho Mỹ (tt 15/07)
Trung Quốc đổ hàng tỉ USD vào Campuchia ( tt 15/07)


-Chiến dịch toàn quốc góp quỹ mua lại Senkaku (tt 15/07)

Tổng số lượt xem trang