Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

2/9/1945 - 2/9/2012: Con đường từ "độc lập" tới nô lệ

Độc lập giả hiệu - dẫn đến nô lệ thật sự! 
 Thời đại công nghiệp hóa, nhà máy công xưởng càng to lớn dềnh dàng, thì thật nghịch lý, thân thể và thân phận công nhân lại càng nhỏ nhoi, héo hắt.
Hình ảnh chị công nhân, bác nông dân mạnh khỏe, tươi vui hăng say lao động có lẽ chỉ còn trong sách giáo khoa.
2/9/1945 - 2/9/2012: Con đường từ "độc lập" tới nô lệ | rfavietnam
www.rfavietnam.com Lê Diễn Đức
Ảnh ký hoạ của Nguyễn Tâm Thiện Facebook

Vào ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà, nhà nước cộng sản đầu tiên tại Đông Nam Á, trước khi được đổi tên thành CHXHCN Việt Nam vào năm 1976. Ít ai ngờ rằng, đây là cột mốc bi kịch của người Việt từ độc lập đến nô lệ.

Mở đầu bản tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh lấy ý của Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Tính từ thời điểm đó đến nay đã 67 năm, tuyên ngôn của Hồ Chí Minh hoàn toàn sáo rỗng trên thực tế và những gì đang diễn ra tại Việt Nam (VN) hôm nay ngược lại với nó 180 độ.

Cố trung tướng Trần Độ, một vị tướng xông pha trên nhiều trận mạc, từng giữ chức vụ cao của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã viết:

"Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi".


"Dường như lịch sử đang lặp lại? Dường như lịch sử đang khẩn thiết yêu cầu dân tộc VN quay lại bước đi ban đầu sau rất nhiều tang thương, mất mát, đau khổ, phản bội, nghèo đói triền miên, bất công, phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo… Và đáng sợ hơn cả xã hội VN hôm nay chả khác là bao với xã hội phong kiến tập quyền xưa kia nhưng được mạo nhận với rất nhiều mỹ từ. Giờ đây mục đích tốt đẹp không thể biện hộ, thay thế cho phương pháp, đường lối sai lầm. Nhân dân không thể là những vật làm thí nghiệm cho các cuộc cải cách liên tiếp thất bại mà vẫn không chịu thừa nhận, sửa chữa". 

Giành độc quyền cai trị ở miền Bắc từ năm 1954 và trên cả nước từ năm 1975, ĐCSVN đã áp đặt một chế độ công an trị phi tự do dân chủ gấp nhiều lần thời thực dân Pháp.

Vào đầu thập niên 80, khi cả nước nghèo đói, thiếu thốn đủ điều, trên hè phố đã xuất hiện bài thơ dân gian mỉa mai:

Ngày 2 tháng 9,
Vườn hoa Ba Đình
Bác Hồ ở tít trên cao
Tôi nói hơi nhỏ đồng bào nghe không
Bác Hồ mặc áo nâu sòng
Đầu không đôi mũ, chân không mang giày
Xem ra cơ sự thế này
Nước Nam ắt sẽ ăn mày thêm đông.

Say quá đà bởi men chiến thắng và tham vọng hão huyền về mô hình XHCN trên cả nước, năm 1986 ĐCSVN mới bừng tỉnh, ý thức rằng, nếu không cải cách thì đất nước sẽ suy sụp không thể cứu vãn với một đội quân ăn mày nước Nam có quy mô bao trùm toàn quốc.

Suốt mấy chục năm dân tộc bị ĐCSVN bị kìm hãm, trói buộc, thế mà chỉ được "cởi trói" hạn chế trong vòng một thập niên, từ chỗ thiếu gạo ăn, VN trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Kinh tế tư nhân năng động góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng 7-8% trong suốt thập niên 90. Đời sống vật chất được cải thiện.

Thế nhưng, từ nền kinh tế kế hoạch lạc hậu chuyển sang kinh tế thị trường, đã tạo ra cơ hội cho các nhà lãnh đạo của ĐCSVN ít học, quen đi chân đất, tiếp cận với văn minh của thế giới tư bản. Họ nhận ra rằng, tắm bằng xà phòng Camay và xức nước hoa Gucci có thể làm mất mùi bùn phèn; mặc áo veston đeo cà vạt của Giorgio Armani có thể giấu được sự quê mùa của anh cựu y tá rừng; Mercedes, BMV, Roll Royce đi êm và tiện nghi hơn Volga, Lada của Liên Xô, thịt bò Kobe của Nhật ngon và phẩm chất dinh dưỡng cao hơn thịt bán trong cửa hàng dành riêng cho cán bộ cao cấp của Trung ương trên phố Tôn Đản, Hà Nội.

Thế là như kẻ sắp chết đói được ăn ngon, xuất hiện một tầng lớp trọc phú mới, gắn chặt lương với bổng, quyền với tiền, tạo ra cuộc chạy đua náo loạn, bất chấp tất cả vì chủ nghĩa hưởng thụ, vì tiền, vinh thân phì gia, mà báo chí phương Tây gọi bằng thuật ngữ mới "mammonism", làm đảo lộn và băng hoại hết mọi kỷ cương phép nước, và các chuẩn mực đạo đức xã hội.

Cuộc đua chen đen đỏ quyền-tiền khốc liệt này đã làm toàn bộ hệ thống chính trị của ĐCSVN bệnh hoạn, mục nát vì nạn mua quan bán chức, tham nhũng, rút ruột công trình bỏ túi riêng. Nhân cách của công chức trong bộ máy bị huỷ hoại thậm tệ trong mọi lãnh vực đời sống, vào tận học đường và bệnh viện. Nguồn tài lực của đất nước bị xói mòn, cạn kiệt dần và hậu quả nghiêm trọng mà thế hệ sau phải gánh vác là nhãn tiền.

Nhà nước CHXHCNVN thực sự chứng tỏ là một triều đại phong kiến kiểu mới, đứa con quái thai của chủ nghĩa Mác xít chuyên chế và chủ nghĩa phong kiến lạc hậu mà "lực lượng lãnh đạo thì chẳng khác gì nhà vua cha truyền con nối. Từ một nhà vua cá nhân thời quân chủ, nay trở thành một nhà vua tập thể thời cộng hòa xã hội chủ nghĩa" - (Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc hội).

67 năm qua, triều đại CXHCNVN đã biến Việt Nam thành một nhà tù vĩ đại, giam hãm tử tưởng, quyền tự do, công lý và bình đằng xã hội, đúng hơn là đã tạo ra một "Trại súc vật", như tên tác phẩm nổi tiếng của George Orwell, nơi mà với chính sách gia súc hoá, ĐCSVN muốn biến con người thành những con vật bằng lòng với cái chuồng chật hẹp và máng ăn dơ bẩn của mình, được nhà văn Đào Hiếu mô tả sinh động qua đàn vịt vừa đi vừa kêu “cạc cạc” với "đủ mọi thành phần: nông dân, giáo viên, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà thơ, diễn viên điện ảnh, hoa hậu, á hậu, người mẫu thời trang, giáo sư đại học, cán bộ công nhân viên, học sinh mẫu giáo"…

"Như thế, rõ ràng là hiện nay chúng ta đang có hai nước Việt Nam: một Nước Việt Khốn Khổ, bị rút ruột, bị đục khoét, bị bán tài nguyên, bán máu, bán phẩm giá, bị xâu xé, cướp bóc tả tơi và nợ như chúa Chổm. Và một Nước Việt Ảo đang được vẽ vời bằng những lời nói dối, nịnh bợ, cơ hội, lừa mị… của đủ mọi thành phần, từ cán bộ lãnh đạo cho tới học sinh mẫu giáo".

"Mỗi ngày có một bộ phận người Việt đang sống và làm việc trong cái Nước Việt Ảo ấy trong khi một bộ phận người Việt khác lại đang sống và làm việc cùng một Việt Nam khác: khốn khổ, trần trụi, tơi tả".

Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh liệt kê tội trạng của thực dân Pháp như sau:

- "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
- "Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu".
- "Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân".
- "Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều".
- "Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu".
- "Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng".
- "Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn".

Có thể dễ dàng chứng minh danh sách tội trạng gán cho Pháp trên đây cũng đã và đang diễn ra y hệt trong lòng CHXHCNVN qua chuỗi sự kiện: nhà cầm quyền đàn áp thô bạo tại Bắc Giang năm 2010 khi dân chúng nổi giận biểu tình phản kháng việc em Nguyễn Văn Khương bị công an đánh chết; đàn áp tàn nhẫn người Thượng ở Tây Nguyên, giáo dân tại Đồng Chiêm (Hà Nội), Cồn Dầu (Quảng Nam) và Con Cuông (Nghệ An); sử dụng bạo lực cưỡng chế thu đất của nông dân giao cho tư nhân và "những vụ cưỡng chế vô đạo lý, tàn ác dã man không còn chút lương tâm con người", "dùng máy xúc máy ủi san lấp của cải mồ hôi nước mắt của nông đân, cày xới cả mồ mả người thân họ"; đời sống bị bóc lột tận cùng của công nhân đi xuất khẩu lao động, nô lệ tình dục của con gái VN lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc; công nhân trong các khu chế xuất, khu công nghiệp "thiếu ăn đến nỗi cơ bắp bị bào mòn, teo tóp, năng lượng dự trữ bị khai thác hết để làm việc", v.v...

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã xót xa viết trong bài "Thơ trái luật" (trích):

"Quan tham ăn hối lộ
Sống như bậc đế vương
Người lương hai triệu mốt
Khốn khổ đủ trăm đường.

Dân cày bị mất ruộng
Biết kiếm việc gì làm
Nhìn cao ốc ngất ngưởng
Mà ruột tím gan bầm!

Công lý luôn thuộc kẻ nắm quyền
Tai họa đều đổ đầu dân đen
Sự thật mấy khi được nói thật
Tốt đẹp đều do việc tuyên truyền

Muốn sống, ai ơi phải giữ mồm
Thấy sai mà cứ nói lôm côm
Đừng tưởng tự do là có thật
Thời nay rất dễ bị gông cùm! 

Những điều trên tôi nêu trên cho thấy con đường từ độc lập đến nô lệ, hay từ nô lệ này chuyển qua nô lệ khác của nhân dân VN không còn gì phải bàn cãi. Nhưng đây mới một phần, chỉ là sự nô lệ bởi giặc nội xâm.

Năm 1990, thành trì cách mạng của ĐCSVN là Liên xô và "các nước XHCN anh em" tại châu Âu sụp đổ, chơ vơ trên biển động của ý thức hệ mác xít, không còn phao nào để cứu cánh cho sự duy trì quyền lực chuyên chính, và cũng vì quyền-tiền đã làm lu mờ lương tri, ĐCSVN đã đi tới một quyết định ô nhục lịch sử: bắt tay trở lại với kẻ thù truyền kiếp Bắc Kinh, đưa đất nước vào thảm kịch mới: bị nô lệ bởi ngoại xâm phương Bắc.

Trước việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và liên tiếp ngang ngược, trắng trợn xâm phạm chủ quyền biển đảo của VN, các động thái của nhà cầm quyền CSVN cho ta cảm tưởng chỉ phản ứng lấy lệ trong khuôn khổ lời nói gió bay, cốt không làm Bắc triều phật lòng. Tệ hơn, khi người dân lên tiếng nói yêu nước thì bị trấn áp tàn bạo, kể cả sử dụng những trò đốn mạt, hèn hạ. Bất kỳ hoạt động nào làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ xôi thịt hiện nay giữa Hà Nội và Bắc Kinh đều bị ngăn chặn, cấm đoán, bao gồm cả việc tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc, trong sử dụng ngôn ngữ của báo lề đảng, những ngôn từ bất lợi cho Trung Quốc báo chí phải né tránh thay bằng các từ ngữ "lạ", "nước ngoài", thậm chí kẻ thù của hai Bà Trưng cũngkhông được nêu tên đích danh trong sách giáo khoa dành cho trẻ em


"Không biết phía Trung Quốc khéo dỗ dành và hậu đãi thế nào mà Thứ trưởng Vịnh làm quà cho Trung Quốc bằng việc báo với Trung Quốc rằng: “Sẽ kiến quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam”, ý tức là chúng tôi sẽ đàn áp thẳng tay những người biểu tình chống các “đồng chí”, các “đồng chí” muốn làm gì ngoài biển, trên đất liền cũng được. Thật “trúng với cái bụng” các quan Trung Quốc lâu nay: “Ăn cướp lại bịt miệng nạn nhân không được la làng”. 

Trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp (23/12/2011), trả lời phóng viên, Trung tướng Phạm Văn Di, Chính uỷ Quân khu 7 nói:

"Hiện nay nguy cơ mất nước, nguy cơ bị làm nô lệ là có thật và đang tồn tại. Và nếu như không tỉnh táo, không khéo, không xây dựng quân đội mạnh, không xây dựng thế trận quân hậu mạnh, chúng ta có thể bị mất nước, chúng ta có thể bị làm nô lệ ngay khi mà người lính chưa kịp xông trận, ngay khi mà người lính chưa kịp nổ súng". 

Có thể đưa ra rất nhiều dữ kiện khác về sự nhu nhược kiên nhẫn của nhà cầm quyền CSVN trước Trung Quốc trong thời gian qua, cùng những việc làm cụ thể mà ĐCSVN đã đưa đất nước vào vòng lệ thuộc về kinh tế và an ninh lãnh thổ. Thiết nghĩ thái độ và những lời phát biểu của các tướng lĩnh quân đội đã nêu, đủ cho thấy đất nước VN không phải chỉ đứng trước nguy cơ bị nô lệ mà thực tế là đang bị vòng nô lệ của Bắc triều xiết chặt dần tới mức cuối cùng.

Đôi lời kết

Ngày 19/6/1919, những người VN yêu nước đã ký bản yêu sách dưới một tên chung "Nguyễn Ái Quốc" gửi Hội nghị Hòa bình Versailles gọi là Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam (tiếng Pháp: Revendications du peuple annamite) gồm 8 điểm, trong đó yêu cầu Pháp "tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị", "xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân", "tự do báo chí và tự do ngôn luận", "tự do lập hội và hội họp" và "Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương", "thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật". 

Gần một thế kỷ sau, 93 năm, một bản kiến nghị của 71 vị nhân sĩ tri thức VN, chủ yếu sống trong nước, đuợc gửi tới nhà cầm quyền CSVN, có nội dung khá tuơng đồng nhưng cách thể hiện ôn hoà hơn. 

Trước đó, nhân sĩ, trí thức VN cũng đã nhiều lần gửi những kiến nghị tới nhà cầm quyền, nhưng thường về các sự kiện cụ thể như khai thác bauxite Tây Nguyên, trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, cưỡng chế đất ở Văn Giang hay xây nhà máy điện hạt nhân... Lần này, theo tôi, bản kiến nghị chính trị này liên quan trực tiếp tới hệ thống nhiều nhất từ trước tới nay, có thể nói là mạnh dạn nhất, đề cập tới một số vấn đề nóng bỏng nhất của xã hội, đặc biệt là chủ quyền đất nước.

Tuy nhiên, một trong các quyền công dân tối quan trọng không thấy các vị nhân sĩ, trí thức nêu ra là quyền bầu cử tự do, tức quyền được tham gia vào việc quản lý, điều hành đất nước của mọi công dân. Điều này không có gì đáng sợ hãi để không dám đề cập tới, vì nó không xung đột với tuyên truyền của ĐCSVN, rất hợp với lòng dân và có thể lấy nó làm mục tiêu chính để vận động tranh đấu. Đây cũng là chìa khoá mở ra những yêu sách khác.


“Vẫn biết đại đa số dân mình chưa biết đọc biết viết, nhưng vin vào đấy để kết luận rằng dân ta không đủ tư cách để kén chọn đại biểu là không hiểu gì dân chúng, không hiểu gì chính trị (…). Dân chúng đã có ý thức chính trị một cách khá dồi dào. Và hễ có ý thức chính trị là có đủ những điều kiện cần thiết nhất để phân biệt ai là thù, ai là bạn, ai xứng đáng là đại biểu chân chính của mình. Nói khác đi, dân chúng (…) chưa biết bàn luận những chuyện xa xôi, nhưng có một điều mà họ biết chắc chắn, biết rõ ràng hơn ai hết, là quyền lợi của họ (…). Chỉ Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp nói hết những ý muốn của họ (…)”. 

Ngoài ra, người Việt dường như có ít kinh nghiệm cách mạng quần chúng, nên các kiến nghị được thể hiện như một tâm thư dài dòng, nghiêng về mong đợi thiện chí của nhà cầm quyền hơn là bản yêu sách và cũng đồng thời là khẩu hiệu đấu tranh hướng tới quần chúng. Ở Ba Lan vào năm 1980, để vận động quần chúng tranh đấu, bản yêu sách của công nhân Ba Lan được viết trên một tấm gỗ thô sơ với 21 điều gạch đầu dòng liên quan đến tự do và cơm, áo, gạo, tiền. Tấm gỗ này hiện được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Lịch sử của thế giới.

Hy vọng về sự thay đổi từ phía nhà cầm quyền CSVN sẽ là ảo tưởng. Trước hết lãnh đạo ĐCSVN không có văn hoá hồi âm, phúc đáp vì họ bị khuyết tật vĩnh viễn về mắt, tai và giây thần kinh liêm sỉ. Thứ đến, chưa có chế độ độc tài nào chịu nhân nhượng khi không có áp lực quần chúng đủ mạnh. Địa chỉ đúng cần phải gửi là Nhân Dân.

Nếu hiện nay trong nước đã có những phong trào của thanh niên in áo T-shirt với chữ "NO U", hay áo đen với dòng chữ đòi tự do cho các bloggers Điều Cày, Anh Ba Sài Gòn và Tạ Phong Tần, xuất hiện công khai, hoặc một nhóm anh em trẻ vừa qua đã quyên góp tiền, bí mật in hàng ngàn cuốn vở với trang bìa có biểu tượng Hoàng Sa- Trường Sa phân phát cho học sinh nghèo, thì thiết nghĩ việc in ấn các yêu sách của nhân sĩ, trí thức chuyển tới quần chúng không phải là việc làm bất khả thi.

Thử hỏi trong gần 90 triệu dân mà 60-70% sống ở nông thôn, có được bao nhiêu người tiếp cận với Internet để biết đến tình trạng bi kịch của đất nước hiện nay, đến sự phản bội của nhà cầm quyền, nguy cơ bị nô lệ thực sự bởi Bắc triều và phản ứng của dư luận cũng như tiếng nói của giới trí thức?

"Mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu từ một nhúm người" và "đều từ trên xuống" (A. Michnik), nhưng cách mạng thành công là nhờ có đám đông quần chúng. Lòng yêu nước, ý thức phản kháng truớc bất công và tinh thần dấn thân cho lợi ích xã hội và của bản thân phải được thức tỉnh, đánh động, tích luỹ và luôn được hâm nóng. Để đến lúc cần thiết các vị mới có thể có hậu thuẫn rộng lớn. Không ai hơn các vị nhân sĩ trí thức sống trong nước làm điều này, vì họ là những nguời từng trải, có học thức, có uy tín, được quần chúng biết đến và tin cậy. Sức thuyết phục của các vị cao hơn bất cứ ai hay tổ chức chính trị nào ngoài Việt Nam. Ở một quốc gia bình thường với quyền tự do lập hội, 71 vị đã có thể là một tổ chức xã hội, thậm chí một đảng chính trị có sức thu hút đông đảo người đứng bên cạnh mình, kể cả các đảng viên cộng sản.

Chỉ trong môi trường tranh đấu sôi động của quần chúng mới tạo ra cơ hội xuất hiện những nhân tố cho sự thay đổi, mới có thể xuất hiện và xây dựng được những biểu tuợng như Lech Walesa của Ba Lan, Vaclav Havel của Tiệp Khắc cũ, Aung San Suu Kuyi của Miến Điện, hay thậm chí một "Boris Jelsin" Việt Nam.

Chỉ và chỉ nhân dân trong nước, mà giới trí thức phải là ngọn cờ đầu, mới có thể tự phá bỏ được cho mình xích xiềng nô lệ nội xâm và ngoại xâm, chứ không phải bất kỳ một lực lượng nào khác.

"Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian
Vùng lên, hỡi ai cơ khổ bần hàn!"
(Quốc tế ca)

© 2012 Lê Diễn Đức - RFA Blog

-----------------
 Chú thích: Các nguồn trích dẫn trong bài được dẫn link chìm vào text trong các đoạn trích.
**********************'
Không dạy chủ quyền biển, đảo cho giới trẻ là có tội
Thanh Niên
Nhiều định hướng, đề xuất thay đổi mang tính đột phá nội dung dạy và học lịch sử đã được bàn luận tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Hội thảo do Bộ GD-ĐT phối hợp Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức trong hai ngày ...
Nâng chất lượng, chấn hưng môn lịch sửSài gòn Giải Phóng
Để môn sử không còn bị coi thườngTuổi Trẻ
Giáo dục chủ quyền lãnh thổ còn yếuTiền Phong Online
Nhân Dân -cand.com
-- Phỏng vấn BS Huỳnh Tấn Mẫm: Thông báo số 2 của 42 công dân kêu gọi Nhà nước tổ chức biểu tình  –   (RFA).
*********************
-“Quan chức“ đua nhau “chơi“ nhà sàn gỗ quý nơi cực Bắc
Cập nhật 26/06/2012 10:26 (GMT+7)Cái sự giàu sang của một số cán bộ ở một tỉnh miền núi nghèo nơi cực Bắc của Tổ quốc – đang phát lộ với hình thức “tậu dựng” nhà sàn bằng các loại gỗ quý hiếm, có lẽ để phòng khi rời chốn "quan trường" có nơi trở về “vui thú điền viên”. Liệu có mấy ai trong số họ đã “minh bạch kê khai tài sản”?.
Cơn mưa rừng ào ào chạy qua ngọn núi Cao Bành để lại một vùng mênh mông quanh thung lũng là 196 nóc nhà sàn cũ kỷ của người Tày, nhấp nhô trong không gian xen từng nương lúa đang chín vàng, uốn bông câu.
Theo hướng tay của trưởng thôn họ Đàm chỉ, chúng tôi được chiêm ngưỡng căn nhà sàn thứ 197 của thôn Lâm Đồng (xã Phương Thiện, huyện Vị Xuyên) đẹp nổi bật trên nền chiều mùa hạ, bởi màu vàng au của gỗ và ngói mới. “Đó là căn nhà sàn của “bác Chủ tịch” đang sở hữu, được làm bằng toàn gỗ quý, dựng xong trong năm 2011”, trưởng thôn họ Đàm nói.
- Làm bằng gỗ gì? – đồng nghiệp tôi hỏi.
Trưởng thôn liệt kê:
- Nghiến này, trai này… Trong nhà sàn còn có cả loại gỗ quý toát ra mùi thơm lạ, khiến thạch sùng, các loại dán và côn trùng chẳng dám bò vào nhà.
"Ục" xong bi thuốc lào, trưởng thôn đưa cái điếu về phía tôi, rồi so sánh: “Căn nhà sàn của vợ chồng mình trị giá khoảng 80 triệu đồng, bán đi may ra chỉ mua được hai cây cột nhà của bác B. thôi”. Câu chuyện đang lõm bõm bên cửa sổ nhà sàn của trưởng thôn họ Đàm thì thấy chiếc ô tô Camry BKS 80A… (màu xanh) chở Chủ tịch B về thăm nhà.
Để đặt lịch công tác, bạn tôi và tôi nhiều lần gọi điện thoại vào số di động của Chủ tịch B. Chuông reo, buông nhiều khúc nhạc trên căn nhà sàn trị giá nhiều tỷ đồng, nhưng có lẽ vì “số lạ” nên chẳng được bác Chủ tịch B trả lời.

Căn nh sn hiện đại dựng bằng gỗ qu hiếm, ng B. vẫn thường về nghỉ cuối tuần
Căn nhà sàn hiện đại dựng bằng gỗ quý hiếm, ông B. vẫn thường về nghỉ cuối tuần

Nhà sàn 1 gian duy nhất, thường chỉ rộng khoảng 2.5mx3m, nhỏ như một căn chòi cũ nát, ở huyện Kon Plông, Kon Tum.

Bỏ lại thôn Lâm Đồng dưới chân núi Cao Bành của xã Phương Thiện đang ôm bức tranh loang lổ như tấm da báo trải rộng vào miền sơn cước, chúng tôi tìm về ngoại ô phường Quang Trung, thành phố Hà Giang. Tại tổ 8, căn nhà sàn của ông V (một quan chức cao cấp của tỉnh) cũng không kém phần lộng lẫy. Nó như cung điện nguy nga tọa trên một không gian thoáng đãng, lạ thường. Cháu gọi ông V bằng cậu, có tên là Thắng tiếp đón chúng tôi rất cởi mở.
Ngừng việc lau bậc cầu thang, Thắng lần lượt giới thiệu và đưa chúng tôi đi thăm quan cấu trúc căn nhà sàn. Dừng lại bên khẩu súng kíp của người Mông treo trên đầu con hươu rừng - từng ăn đạn ria của gã thợ săn nào đó - trên bức vách bằng gỗ quý cạnh gian chính để chụp ảnh lưu niệm, Thắng bảo: “Cả tòa nhà sàn này được cậu V làm từ năm 2008, có 32 cột to toàn là gỗ quý hiếm, tọa trên lô đất hơn 1.000 m2, có tổng diện tích sàn khoảng 230 m2. Gia đình cậu V đang sinh sống ở trong trung tâm thành phố Hà Giang, vợ chồng em ở nhờ, trông hộ căn nhà sàn độc đáo này. Khi nào cậu V về hưu, gia đình em trả nhà, rồi kéo nhau về quê cao nguyên đá Đồng Văn sinh sống”.

Căn nh sn của ng V. trị gi nhiều tỷ đồng đang được cc chu trng coi
Căn nhà sàn của ông V. trị giá nhiều tỷ đồng đang được các cháu trông coi

Bên trong một nhà sàn (ở chung 2-3 gia đình người Kơtu) ở huyện Kon Plông, Kon Tum.

Theo như lời của bà con, ông V là người dân tộc H'Mông. Người H'Mông có nhà ở theo lối kiến trúc nhà trình tường hoặc dựng nhà na ná theo nhà 5 gian của người Kinh ở dưới xuôi, nhưng ông V lại rất thích dựng nhà sàn theo kiểu của người Tày vùng Tây Bắc.
Thời điểm ông V dựng nhà sàn, cả năm trời, có tới mấy chục thợ mộc giỏi nghề ở dưới xuôi được ông V mời lên đẽo đục, tạc các họa tiết, bài trí trang điểm hoa văn ở vì, kèo, đòn dông… bằng các loại gỗ quý hiếm cho căn nhà sàn của mình. Tiếng đục, tiếng đe lách cách hỗn độn kéo dài nhiều đêm ngày như ở ngoài một công trường tầm cỡ của địa phương…
Ở thành phố Hà Giang hiện có rất nhiều "quan chức" đã và đang “đua nhau săn lùng” gỗ quý hiếm để dựng nhà sàn. Trong đó, có nhà sàn của một ông Giám đốc Sở rất bề thế, giá trị của nó “đè bẹp” các ngôi nhà sàn khác của người dân trong xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang.
Còn nhà sàn của một vị "quan chức" huyện Vị Xuyên cùng vợ cũng là một quan chức tỉnh thì lại dựng rất to và theo lối kiến trúc cách tân, tọa lạc trong không gian rộng và vô cùng thoáng đãng (có chung tường rào với một Trường Phổ thông Trung học) lọt giữa Tổ 18, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang.

Căn nh sn của ng P ở Vị Xuyn bằng gỗ qu hiếm to đồ sộ, tọa lạc ở giữa tổ 18 phường Minh Khai,  TP.H Giang
Căn nhà sàn của ông P ở Vị Xuyên bằng gỗ quý hiếm to đồ sộ, tọa lạc ở giữa tổ 18 phường Minh Khai, TP.Hà Giang.

Theo quan sát của chúng tôi, các loại nhà sàn của các "quan" đương chức đầu tỉnh Hà Giang đều có đặc điểm điển hình, đó là vừa to vừa rộng, có ao, hồ, giả sơn hoặc non bộ, tổng thể có trị giá nhiều tỷ đồng. Các loại nhà sàn này đều được đặt trong một không gian thoáng đãng, được thiết kế hài hòa, dựng công phu toàn bằng các loại gỗ quý hiếm, trong đó có gỗ nghiến và trai có xuất xứ tại các cánh rừng của cao nguyên Hà Giang thuộc nhóm 2A, không được phép khai thác.
Trong số "quan chức" có nhà sàn, có một số trong số họ vừa có nhà cao tầng hiện đại ở trung tâm thành phố Hà Giang vừa có nhà sàn vùng ngoại ô, cho người nhà ở nhờ hoặc có người trông nom hộ, chủ nhà chỉ về nghỉ cuối tuần.
Khác biệt với các "quan" đang đương chức, một "quan chức" cấp cao tại tỉnh này đã “hạ cánh an toàn” lại có phong cách “vui thú điền viên” độc đáo hơn. Tới thăm khu điền viên của vị này, chúng tôi không thể không giật mình về một quần thể không gian kiến trúc Đông – Tây kết hợp hài hòa, cận nhân tình.
Qua cổng chào parapol, bên trái là tòa biệt thự của ông đang xây theo kiến trúc Tây phương, trước nhà có giả sơn non bộ; đi đoạn là đến hồ rộng vài trăm mét vuông. Bên phải hồ có suối. Suối có thành vách và uốn lượn vòng vèo. Cuối hồ là vườn cây. Cây xanh trông thật kỳ quái và cổ kính. Đi đến cầu nhỏ, dừng nghe tiếng nước róc rách dưới cầu. Bên cầu có cái giếng nước giả cổ. Đứng bên giếng nhìn thấy một nhóm thợ (người Nam Định) đang đục đẽo hoa văn trang trí cho tòa nhà 5 gian làm bằng nhiều loại gỗ, trong đó có gỗ quý hiếm, dựng theo kiến trúc của người Việt vùng duyên hải Thái Bình.

Cận cảnh một gc nh gỗ của một  vị quan chức về hưu.
Cận cảnh một góc nhà gỗ của một vị quan chức về hưu.

Ngôi nhà gỗ của nhân vật này có thế tựa lưng vào núi, nhìn ra hồ rộng, tức là có thế phong thủy “tả thanh long, hữu bạch hổ; tiền chu tước, hậu huyền vũ”. Theo cánh thợ gỗ Nam Định cắt nghĩa thì, ngồi trong ngôi nhà gỗ này nhìn qua hồ rộng là thấy căn biệt thự, như thế là có hàm ý “lấy cái cũ để soi vào cái mới” mà ngẫm sự tình...
Đồng nghiệp đi cùng ghé tai thảo luận với tôi về tài sản là những căn nhà sàn toàn là gỗ quý hiếm của những "quan chức" này liệu họ có phải “minh bạch kê khai tài sản” không nhỉ?... Tôi chợt nghĩ đến câu chuyện của Trưởng thôn họ Đàm nói ở chân núi Cao Bành: “Cả thôn Lâm Đồng có 196 nóc nhà sàn cũ kỹ, trong đó có 30% số nhà khi mưa về đã bị dột từ nóc”.
Cao nguyên đá Hà Giang – Hà Nội, tháng 6/2012.
Phóng sự của: Lê Trọng Hùng
- Suy kiệt (TP). > Nỗi lo… tăng lương cơ bản
TP - Người lao động tại các khu công nghiệp, chế xuất bị teo cơ, suy kiệt vì thiếu ăn - thông tin nhức nhối vừa được đưa ra tại hội thảo liên quan đến bữa ăn công nhân vừa diễn ra tại Bình Dương - “thủ phủ” của các KCN. Sự thật ngỡ ngàng, nhưng không hề khó hiểu.
Miếng ăn đã ít, lại thường xuyên bị đe dọa bởi thức ăn bẩn gây ngộ độc, do các cơ sở cung cấp suất ăn tham lam vô trách nhiệm chỉ chạy theo lợi nhuận, chuyên mua đồ thiu thối.
Như mới đây tại Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện dòi bò lúc nhúc trong món thịt heo kho của suất ăn công nhân. Các vụ ngộ độc tập thể mà nạn nhân là công nhân xảy ra như cơm bữa.
Kể cả với những bữa ăn tự nấu, thì công nhân cũng chỉ dám mua những lát thịt bèo nhèo phơi cả ngày ruồi muỗi, bó rau héo chẳng ai thèm mua.
Thời đại công nghiệp hóa, nhà máy công xưởng càng to lớn dềnh dàng, thì thật nghịch lý, thân thể và thân phận công nhân lại càng nhỏ nhoi, héo hắt.
Đói khát từ miếng ăn, chỗ ở, thuốc thang bệnh tật đến sinh hoạt văn hóa tinh thần… Hàng vạn, hàng triệu công nhân giam cuộc đời nơi xưởng máy từ sáng đến tối mịt, rời xưởng về lại chui vào những góc nhà trọ tồi tàn, lay lắt sống với bụng rỗng, túi rỗng, sức kiệt không biết vui chơi giải trí là gì.
Lâu nay vẫn nghe người lao động nơi này nơi kia đình công, lãn công để chống lại việc bị cắt xén đồng lương bèo bọt, phản đối chủ ép làm thêm giờ, lờ bảo hiểm xã hội, y tế, đấu tranh cả đến việc bị cấm đi vệ sinh trong giờ làm việc!
Nhưng dường như dư luận xã hội vẫn thờ ơ, coi là chuyện của ai đó chẳng mấy quan trọng, chẳng bằng việc một “sao” nào đó ăn mặc hở hang, phát ngôn lăng loàn gây sốc.
Hình ảnh chị công nhân, bác nông dân mạnh khỏe, tươi vui hăng say lao động có lẽ chỉ còn trong sách giáo khoa.
Nên dễ hiểu vì sao mỗi năm hàng triệu sĩ tử chen chúc đi thi giành suất vào đại học. Và các trường đại học cũng mọc lên như nấm.
Nhiều bạn trẻ trong số ấy thực cũng chẳng mong học hành sẽ trở nên giàu có, thành ông nọ bà kia, mà chỉ muốn thoát khỏi đời công nhân, nông dân.
Bán ruộng vườn, cầm cố vay mượn để đi học. Ráng học để đổi đời. Nhưng khi cầm tấm bằng cử nhân, không nơi nào sử dụng, không có tiền lo lót chạy chọt, “chuột chạy cùng sào” lại phải quay về làm công nhân, nếu không sẽ chết đói. Để rồi thầy không ra thầy, thợ chẳng ra thợ, vẫn cơ cực hẩm hiu.
Chúng ta luôn động viên, hô hào, phân luồng hướng nghiệp cho học trò vào các trường nghề, để ra đời làm những người thợ thực thụ, nâng cao chất lượng lao động cho xã hội.
Đó là chủ trương đúng và rất cần thiết. Nhưng nhìn vào thực trạng đời sống công nhân hiện nay, thật khó dũng cảm để ai đó dấn thân đi làm thợ.
Chất lượng sống của công nhân, một nút thắt cổ chai ngặt nghèo cho bài toán chất lượng lao động. Công nhân suy kiệt, cũng chẳng khác gì nền sản xuất suy kiệt.
Trí Quân
- Vụ thịt kho có dòi: Không biết dòi ở đâu ra (?!) (NLĐ).
- Báo động suất ăn công nhân (TN). Không xác định được, vì làm sai quy trình ! Thanh Niên
Ngày 18.8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Bà Rịa-Vũng Tàu và Phòng Y tế H.Châu Đức đã có buổi làm việc với Nông trường (NT) cao su Cù Bị, để làm rõ việc suất ăn của công nhân có giòi (Thanh Niên đã đưa tin). Theo báo cáo của NT cao su Cù Bị ...
Công nhân ăn cơm phát hiện dòi lúc nhúc trong thịt khoĐài Tiếng Nói Việt Nam
Rùng mình thịt kho của công nhân lúc nhúc dòiVTC
Giòi bò lúc nhúc trong suất ăn của công nhânVietNamNet
-“Vị đắng” của nhà giá rẻ VnEconomy -
Cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà dường như đang cảm nhận được “vị đắng” tại các dự án nhà giá rẻ

- “Bộ Y tế khẩn trương trình Đề án giảm tải bệnh viện” (TTXVN).

- Những “xóm trọ” trong biệt thự cổ (CAND).

- Băng cướp tiệm vàng và kỳ án 10 năm – Kỳ 3: Truy tìm người bí ẩn (TT). - 11 giờ giải cứu nữ sinh bị người yêu khống chế (VNE).

Tổng số lượt xem trang