Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

'Ăn' 6% lãi suất, ngân hàng vẫn chê ít

Đúng là ăn bẩn, ăn cả bít tất, ăn cả đất xung quanh
(Đất Việt) Trong khi trần lãi suất huy động chỉ 9%/năm thì 50% dư nợ tại hầu hết các ngân hàng đều có lãi suất từ 15% trở lên. Nhưng nhiều đơn vị vẫn than chênh lệch 6% không nhằm nhò gì với hàng tá chi phí mà ngân hàng đang gánh.

Đến nay, toàn hệ thống mới chỉ có khoảng 50% các khoản nợ cũ được đưa lãi suất về dưới 15%, số còn lại vẫn 18, 19 và 20%/năm. Nhưng một số ngân hàng (NH) vẫn giở “chiêu” để “ăn” cả lãi suất huy động.

“Chặn” cả hai đầu

Chị Khánh, một khách hàng của NH T., chi nhánh Tân Bình (TP HCM), bức xúc: “Tôi gửi tiết kiệm thường, kỳ hạn 1 tháng từ tháng 1/2012, khi đó lãi suất huy động là 14%, đến nay đã được hơn 6 tháng. Trong sổ tiết kiệm ghi rõ, nếu không đến tất toán, NH sẽ tái tục kỳ hạn cũ. Đến 1/8, tôi đi rút tiết kiệm thì mỗi tháng NH trừ của tôi 0,6% - 0,7% lãi suất”. Nhìn vào phần xác nhận mà NH này gửi, chỉ có tháng đầu tiên (tháng 1), khách hàng được hưởng đúng “trần” 14%/năm, còn từ tháng 2 - tháng 6, lãi suất lần lượt là 13,93%, 12,94%, 11,94%, 11,94% và 8,94%/năm. “Hồi đó, NH có tiết kiệm dự thưởng nhưng tôi không gửi mà gửi tiết kiệm thường để được hưởng nguyên trần lãi suất huy động. Vậy mà NH tùy tiện trừ phần lãi suất mà tôi đáng được nhận!”. Khi chị Khánh nêu thắc mắc này thì được giải thích: “Cái này là trên hệ thống tự cập nhật. Nếu muốn hưởng nguyên lãi suất thì phải đến gửi lại”. Kết cục là chị Khánh đã bị NH “ăn chặn” lãi suất tiền gửi từ 0,6% - 0,7%/năm.

Không riêng NH T. có kiểu “ăn chặn” này, Đất Việt cũng ghi nhận một số trường hợp tương tự ở NH H., A., V. Bà Ngọc, một khách hàng của phòng giao dịch NH A. (Q.Phú Nhuận), cũng tức tưởi: “Tôi gửi tiết kiệm, đã đến hạn rồi nhưng vẫn bị trừ mất mấy ngày không tính lãi suất vì… trùng vào ngày nghỉ của NH. Không biết nói sao với cái kiểu tính lãi suất ngược đời như thế này!”. 

Đối với khách hàng đi vay, hiện nay hàng loạt NH đều nâng lãi suất kỳ hạn 12, 13 tháng lên cao, từ 10,5% – 11%/năm. Tại các NH như ACB, Vietcombank, Eximbank, Techcombank… lãi suất kỳ hạn 12, 13 tháng đều chạm mức 11%/năm. Việc nâng lãi suất huy động kỳ hạn dài lên cao với nhiều NH còn là để “neo” lãi suất cho vay ở mức cao. Chị Minh, khách hàng của NH C. nói: “NH này vẫn không giảm lãi suất và giải thích rằng, lãi suất cho vay của tôi sẽ bằng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng cộng với biên độ 8%/năm. Vì thế, lãi suất vay của tôi vẫn là 19%/năm.”  Không chỉ vậy, nhiều NH còn yêu cầu tài khoản vay lúc nào cũng có số dư từ 500.000 đồng trở lên, nếu không sẽ thu phí, mỗi tháng từ 10.000 – 50.000 đồng. Nhưng ngược lại, nếu duy trì mức tiền này trong tài khoản, người vay không hề được tính lãi suất. Với cách làm này, thực tế, một số NH đang tìm mọi cách để “ăn” được càng nhiều càng tốt, cả từ người gửi và người vay tiền. 

Lấy ngắn nuôi dài

Tuy làm mọi cách để tăng lợi nhuận, nhưng hàng loạt NH vẫn cảm thấy “ấm ức” khi phải đưa lãi suất nợ cũ về dưới 15%, cho vay ra dưới 15%/năm hiện nay, và cho rằng chênh lệch 6%/năm giữa huy động và cho vay đang khiến họ khó khăn.  Tổng giám đốc một NH thanh minh: “Nhiều người tưởng NH huy động 9%, cho vay 15%/năm, chênh lệch được 6%/năm là nhiều lắm. Nhưng không ai biết trong 6%/năm đó, chúng tôi phải bỏ vào dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng chung, chi phí thuê nhà, khấu hao điện nước… Nếu tính kỹ, thì 6% này còn bao nhiêu?”. Khác với lập luận này,  TS. Vũ Thành Tự Anh, chương trình kinh tế Fullbirght, cho biết chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay 3%/năm đã là “mức đỉnh” của hàng loạt nền kinh tế trên thế giới. Và theo ông, mức này đã khiến các NH thu được lợi nhuận tối đa nếu có quy trình quản lý, đầu tư chuẩn. 

Vậy, vì sao NH vẫn chê 6% chênh lệch lãi suất là ít và tìm mọi lý do để nới rộng con số này? Một chuyên gia kinh tế nhìn nhận: “Việc NH nâng lãi suất cho vay dài hạn lên cao và không chịu rút xuống là phi lý. Vì, trên nguyên tắc cho vay trung, dài hạn, NH đã phải có nguồn vốn dài hạn và đã tiên liệu được trước lãi suất của khoản vay đó. Nên, nếu có điều chỉnh lãi suất cũng chỉ là điều chỉnh một ít, không thể điều chỉnh quá nhiều”. 

Cũng theo ông này, những khoản vay từ 2009, 2010 với lãi suất chỉ 13,5%, 14%/năm, trong thời điểm hiện nay NH không thể bắt khách hàng chịu mức 19, 20%/năm. “NH đã lấy huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn và luôn bắt khách hàng phải gánh chịu những khoản chênh lệch do nghiệp vụ kinh doanh liều lĩnh của mình gây ra. Đó là lý do vì sao nhiều NH vẫn không thể giảm thêm lãi suất nợ cũ về dưới 15%/năm, dù huy động đã về 9%/năm cách đây 2 tháng”, vị này phân tích. Ngoài ra, nhiều NH còn thua lỗ do đầu tư vào các lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bộ máy cồng kềnh… “Những thứ này đều dồn lên chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay, dồn lên giá vốn của NH. Kết quả là NH bắt khách hàng chịu, bắt lãi suất cho vay ra phải cao… mới đủ trang trải”. -

@ -'Ăn' 6% lãi suất, ngân hàng vẫn chê ít

-Trái phiếu Chính phủ ngày càng khó bán -- Trái phiếu chính phủ ngày càng khó bán (TBKTSG). .
Cầu trái phiếu Chính phủ trong vài tuần qua đã yếu đi trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Điều này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ vừa yêu cầu Kho bạc Nhà nước huy động thêm 20 ngàn tỷ đồng qua kênh này trong năm 2012. Theo Bộ Tài chính, sức mua trái phiếu Chính phủ kể từ tháng 4/2012 trở lại đây có xu hướng giảm sút.


Cầu trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp ở mức thấp dù lợi suất trúng thầu đã tăng đáng kể trước lo ngại lãi suất có thể tăng trong ngắn hạn do hoạt động tín dụng được dự báo sẽ tăng.

Vào phiên đấu thầu tổ chức ngày 12/7/2012, theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Chính phủ chỉ phát hành được 1.150 tỷ đồng tín phiếu, chỉ đạt 23% kế hoạch đề ra, trong khi lợi suất đều tăng: lợi suất trúng thầu của tín phiếu kỳ hạn 2 năm là 9,5% (tăng 0,61 điểm phần trăm so với tháng trước), của kỳ hạn 3 năm là 9,75% (tăng 0,75 điểm phần trăm), và của kỳ hạn 5 năm là 9,9% (tăng 0,45 điểm phần trăm).

Thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ giao dịch trầm lắng. Giao dịch chủ yếu tập trung ở các kỳ hạn ngắn đến 3 năm do cầu chỉ tập trung ở phân khúc kỳ hạn này. Mặt bằng lãi suất thứ cấp gần đây tiếp tục giảm. Cụ thể, lãi suất giao dịch xoay quanh mức 8,95%/năm, 9,3%/năm và 9,6%/năm đối với các kỳ hạn 2, 3 và 5 năm.

Từ đầu tháng 7 đến nay, chỉ có 1.650 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành, tương đương 16,5% kế hoạch đề ra. Bộ Tài chính đặt mục tiêu trong quí III sẽ phát hành 25.000 tỷ đồng và trước tình hình hiện nay, theo các chuyên gia của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (HSC), mục tiêu này là một thách thức lớn. Hơn nữa, do doanh thu từ thuế dự kiến sẽ giảm do việc cắt giảm thuế được thông qua gần đây, vào đúng thời điểm Chính phủ nới lỏng chính sách, nhu cầu huy động vốn bằng cách phát hành tín phiếu có thể khiến mục tiêu này càng trở nên xa vời.

Theo các dữ liệu của BVSC, HNX (Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội), Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, trong tháng 7, giao dịch giảm 42% trên thị trường thứ cấp. Do ảnh hưởng của thị trường sơ cấp, giao dịch trên thị trường thứ cấp khá thấp. Thanh khoản trong 4 tuần tháng 7 chỉ đạt 8.900 tỉ đồng, tương đương 58% giao dịch tháng trước; trong đó, 39% là từ giao dịch trái phiếu kỳ hạn 1 năm.

Đường cong lợi suất trong tháng 7 tiếp tục dốc với kỳ ngắn hạn giảm mạnh nhất do lãi suất ngân hàng giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm giảm 0,51% xuống 8,99% trong khi lợi suất các trái phiếu các kỳ hạn 2 năm và 3 năm lần lượt giảm 0,25% và 0,2% xuống 9,2% và 9,3%. Trái phiếu các kỳ hạn 5 năm, 7 năm và 10 năm lần lượt giảm 0,15%, 0,2%, và 0,2%, xuống 9,5%, 9,7% và 9,7%.

Điều này trái ngược với diễn biến trong nửa sau của tháng 6, đường cong lợi suất đi lên rõ rệt do nhà đầu tư ồ ạt chốt lời trái phiếu nhằm đảm bảo mục tiêu cả năm trước lo ngại lãi suất tăng sau khi hoạt động tín dụng phục hồi. 

Các chuyên gia của BVSC khuyến cáo: “Do tình hình kinh tế vĩ mô đang có những cải thiện đáng kể và chính phủ tiếp tục nới lỏng chính sách, chúng tôi cho rằng lợi suất trái phiếu ngắn hạn sẽ giảm tiếp trong khi lợi suất trái phiếu trung và dài hạn vẫn ổn định. Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp cung tăng gây áp lực lên giá trái phiếu do các ngân hàng tiếp tục thoái lui khỏi trái phiếu và chuyển sang các loại hình tài sản khác”.


Chính phủ sau một năm ra mắt: Còn nhiều việc phải làm (TVN 3-8-12) -- Tôi không đồng ý!  Chính phủ này đã làm hết khả năng của họ rối, nên trao quyền cho một chính phủ khác!

- Cuộc cạnh tranh mới giữa các ngân hàng (KTĐT).
- Hạ lãi suất tiền gửi, người dân sẽ chuyển sang trữ ngoại tệ? (CAND). - Nhân sự ngân hàng: Nước chảy vòng quanh (Vef).

- Đầu tư nước ngoài ở VN: Ngược chiều thế giới?   –   (BBC).  -  Nhật Bản có thể mua 49% cổ phần trong nhiều dự án dầu khí (SGGP).
-  Tăng giá dồn dập: Kích lạm phát hay ép giảm phát? (Vef). “ -  Giá theo đường giá, lương đường lương (VNN). Hay! – Ba cú tăng giá “thiêu rụi” doanh nghiệp (PLTP).


-- Sao lại bù lỗ bằng cách tăng giá điện? (TQ). Bị ‘treo’ nợ trên 2.000 tỷ đồng, Vinacomin dọa cắt cung -Số công nợ này chủ yếu từ các đơn vị mua than, trong đó, riêng nợ của EVN đã chiếm tới một nửa. Vinacomin cho biết kiên quyết không bán than cho những đơn vị không có cam kết và chưa trả nợ quá 10 ngày khi than xuất bến. -  Bán 1 triệu tấn titan thu 4.000 tỷ đồng (Vef).


-Tập đoàn Sông Đà xin "trả" dự án đầu tư 5 tỷ USD (3/8)
Giật mình với thịt bò gần 10 triệu/kg

Những thực phẩm giá khủng đắt khách đại gia

Một con cua có giá vài triệu đồng cho tới óc khỉ, bào thai rắn, mắt đại bàng... mặc dù hiếm có khó tìm nhưng với đẳng cấp đại gia, nhiều người vẫn phải tìm và thưởng thức bằng được để chứng minh đẳng cấp đại gia.

- Thương lái lừa mua bần ổi – Nông dân lãnh trái đắng (SGGP). - Chăn nuôi sạch được hỗ trợ 40% lãi suất vốn vay (PLTP). - Nông dân được hưởng lợi ít nhất (TN).  - Thương lái lừa mua bần ổi – Nông dân lãnh trái đắng(SGGP).
-  Ngồi chơi vẫn có lãi: Sự bất thường đáng lo (Vef). - Nhiễm mặn tăng đột biến đe dọa môi trường sống (NĐT).
- Những loài cá khổng lồ trên sông Sài Gòn (NĐT).
- Tribeco giải thể, vì sao? (NLĐ).

- Vicoland bị dân kiện vì giao nhà chậm, kém chất lượng (NĐT).
- Chưa xác định mục đích bà Diệu Hiền đi Mỹ (TT).  –

-Ngân hàng 'kẹt' trong vụ giải cứu công ty đại gia Diệu Hiền


Hãng cung ứng dịch vụ phát điện Aggreko vào Việt Nam (02/08) -  Còn thờ ơ với nông nghiệp (TT). - Mua tạm trữ lúa gạo hỗ trợ nông dân (SGGP).


 

 

 

Tổng số lượt xem trang