Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Cưỡng chế thu hồi đất là “việc của tỉnh Hưng Yên”

-Cưỡng chế thu hồi đất là “việc của tỉnh Hưng Yên”
SGTT.VN - Ngày 21.8, tại trụ sở bộ Tài nguyên và môi trường, thứ trưởng bộ này, ông Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì buổi đối thoại giữa bộ với hơn 100 người dân, đại diện cho những nông dân Văn Giang mất đất trong dự án xây dựng khu đô thị Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).
Ông Hiển nói rằng, đây là cuộc đối thoại để thực hiện lời hứa của bộ trưởng (Nguyễn Minh Quang) là “sẵn sàng đối thoại với dân Văn Giang”, khi phát biểu trước Quốc Hội hơn hai tháng trước.

Nông dân Văn Giang tại hiện trường khu đất bị cưỡng chế ngày 24.4, phía xa là một phần khu đô thị Ecopark. Ảnh: Chí Hiếu
“Chưa có quyết định cưỡng chế thu hồi đất”
Nội dung thời sự nhất mà luật sư Trần Vũ Hải (đại diện pháp lý của các hộ dân) muốn bộ Tài nguyên và môi trường trả lời là: việc cưỡng chế thu hồi đất và hỗ trợ thi công (ngày 24.4) có đúng quy định không, được áp dụng theo điều nào của quy định nào?
Ông Hiển hai lần nhấn mạnh: Việc cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng biện pháp hỗ trợ thi công “là việc tỉnh Hưng Yên” chứ không phải của bộ. “Xung quanh việc cưỡng chế ở Văn Giang, Thủ tướng đã có cuộc họp các bộ liên quan và đã có chỉ đạo, thông báo kết luận. Và Thanh tra Chính phủ mới là cơ quan được Thủ tướng giao phối hợp cùng UBND tỉnh Hưng Yên xem xét báo cáo Chính phủ”, ông Hiển nói.
Luật sư Hà Nghi Sơn bổ sung: Việc cưỡng chế ngày 24.4 là cưỡng chế xử phạt hành chính theo quyết định xử phạt hành chính ngày 13.12.2011 của UBND huyện. Thêm vào đó, chưa hề có quyết định thu hồi đất nên đó không thể gọi là cưỡng chế thu hồi đất. Tuy nhiên, theo ông Hiển, nếu khiếu nại các quyết định hành chính thì được thực hiện tại toà án.
Chưa hài lòng, luật sư Hải hỏi tiếp: Nếu bộ không nói đúng hay sai thì hãy nói căn cứ điều khoản nào được áp dụng để cưỡng chế thu hồi và hỗ trợ thi công? Ông Hiển đáp: “Luật Đất đai không hướng dẫn trình tự thủ tục cưỡng chế mà phải theo các luật khác”.
Trả lời thắc mắc của dân vì sao không có quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân, ông Hiển cho biết, việc ban hành quyết định thu hồi đất đến từng hộ chỉ áp dụng theo luật Đất đai 2003 (và nghị định 181 năm 2004 về hướng dẫn thực hiện luật Đất đai), trong khi dự án này thực hiện trước khi luật Đất đai 2003 và nghị định có hiệu lực thi hành. “Luật Đất đai 1993 không bắt buộc thu hồi đến từng hộ dân; Luật sửa đổi 2001, quy định thẩm quyền thu hồi đất, giao đất đều cùng một cấp nên trong trường hợp này, quyết định 742 (ngày 30.6.2004) của Thủ tướng về giao đất cho chủ đầu tư đồng thời cũng là quyết định thu hồi đất”, ông Hiển giải thích.
Thủ tục dự án
Liên quan thủ tục dự án mà người dân thắc mắc, ông Hiển khẳng định dự án này được thực hiện đúng thủ tục về ban hành văn bản. “Tỉnh trình bộ ngày 28.6, bộ trình Thủ tướng ngày 29.6; như vậy, về trình tự thời gian là logic, về hồ sơ lưu trữ cũng đầy đủ. Tuy nhiên, trước đó, từ năm 2003 đến tháng 6.2004 các bộ liên quan đã phối hợp với tỉnh để tham mưu thực hiện dự án theo đúng quy định chứ không phải chỉ một ngày là tham mưu được ngay”, ông Hiển nói.
Các hộ dân cho hay: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Văn Giang 2003 “chưa có dòng nào về phát triển khu đô thị Văn Giang”, thì cơ sở nào để bộ Tài nguyên và môi trường tham mưu Chính phủ ra quyết định giao cho chủ đầu tư thực hiện? Ông Hiển lý giải, việc xây dựng khu đô thị Văn Giang đã được xác định, được căn cứ quy hoạch đô thị, đã được tỉnh Hưng Yên phê duyệt quy hoạch chung, xin ý kiến thoả thuận của bộ Xây dựng.
Lập tức, ông Trương Công Tĩnh, (xã Cửu Cao) phản bác: Đến tháng 1.2002 thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên còn ra quyết định cho ba xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo mô hình VAC, vậy nên nếu chỉ một năm sau lại nói đã có quy hoạch (khu đô thị) thì chẳng khác nào lừa dân! Ông Tĩnh muốn đại diện tỉnh Hưng Yên có mặt tại buổi đối thoại là phó chủ tịch Đặng Minh Ngọc lên tiếng, nhưng ông Hiển từ chối yêu cầu này: “Đại diện tỉnh Hưng Yên chỉ được bộ mời đến nghe, chứ đòi (tỉnh) cung cấp ngay thì chưa chắc chuẩn bị được”. Và ông Hiển nhấn mạnh: Thông báo 127 ngày 20.5.2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng có nói: dự án khu đô thị Văn Giang đã được trình, thẩm định theo đúng quy định, phù hợp quy hoạch vùng, quy hoạch của tỉnh.

- Cưỡng chế thu hồi đất là “việc của tỉnh Hưng Yên” (SGTT).– Bộ Tài nguyên và Môi trường đối thoại với người dân Văn Giang (Chinhphu.vn). – Bộ Tài nguyên – Môi trường đối thoại với người dân huyện Văn Giang (NLĐ). - Bộ TN – MT đối thoại với người dân Văn Giang (TT). - Bà con An Giang khiếu kiện tập thể trên đường Võ Thị Sáu (RFA). Bộ TN - MT đối thoại với người dân Văn Giang TT - Sáng 21-8, Bộ Tài Nguyên - môi trường đã tổ chức đối thoại với các hộ dân thuộc ba xã Cửu Cao, Phụng Công và Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Khá đông người dân Văn Giang đã đến trụ sở của bộ tại Hà Nội nhưng chỉ có 99 người được vào bởi hội ...
Đối thoại giữa người dân và chính quyền Văn GiangĐài Á Châu Tự Do
Bộ Tài nguyên Môi trường đối thoại với dân Văn GiangLao động
Dân Văn Giang đối thoại với Bộ TN-MTBBC Tiếng Việt
Thanh Tra -Người Lao Động -VNExpress
********************

-Đối thoại với người dân sáng 21/8, lãnh đạo Bộ Tài nguyên khẳng định việc thu hồi đất ở Văn Giang (Hưng Yên) phục vụ cả lợi ích quốc gia lẫn công cộng. Quyết định cưỡng chế đất thuộc thẩm quyền của tỉnh.
Bo Tai nguyen doi thoai voi dan Van Giang
Luật sư Trần Vũ Hải (áo sọc) và Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển trong cuộc đối thoại sáng 21/8. Ảnh: N.Hưng.
Sáng 21/8, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì cuộc đối thoại với đại diện gần 100 hộ dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan (Văn Giang).
Liên quan tới dự án khu đô thị Văn Giang, luật sư Trần Vũ Hải, đại diện cho các hộ dân đặt câu hỏi, vì sao Bộ Tài nguyên tham mưu cho quyết định 303 của Thủ tướng xác định quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (1.650 ha, trong đó có 500 ha đất sau này được coi là đất của dự án khu đô thị Văn Giang) là đất chuyên dùng, trong khi thực tế theo chủ đầu tư dự án, 30% của 500 ha đất này được dùng làm đất ở.Theo Thứ trưởng Hiển, quyết định 303 xác định 500 ha là quỹ đất tạo vốn xây cơ sở hạ tầng khu đô thị, còn xác định các loại đất ở, đất cây xanh phải thực hiện theo quyết định phê duyệt khu đô thị Văn Giang do UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ quy hoạch này, có 30% (tương đương 149 ha) đất ở, đất thương mại dịch vụ (133 ha) chiếm 26,8%. Quyết định của UBND tỉnh cũng phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị, xác định rõ đất ở là 149 ha.
Cũng liên quan tới quyết định 303, đại diện các hộ dân ở Văn Giang chất vấn vì sao tờ trình của UBND tỉnh không được HĐND thông qua theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn được Bộ Tài nguyên Môi trường bỏ qua, không báo cáo Thủ tướng.
Theo ông Hiển, chủ trương đổi đất lấy hạ tầng là chủ trương lớn, tất cả dự án đổi đất phải trình, Thủ tướng đồng ý mới được thực hiện. Hưng Yên đã trình Thủ tướng chủ trương này và đã được đồng ý. Chủ trương này phải được tỉnh ủy, HĐND thống nhất, hoặc thường vụ tỉnh ủy HĐND và thường trực UBND đồng ý.
"Tại thông báo 435 ngày 5/12/2003 của Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về triển khai chủ trương, nói rõ có ý kiến của Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực HĐND và UBND. Chúng tôi căn cứ văn bản này", ông Hiển cho hay.
Cuối buổi đối thoại, đại diện người dân Văn Giang chất vấn lãnh đạo Bộ Tài nguyên về tính hợp pháp của việc cưỡng chế thu hồi đất và hỗ trợ thi công của tỉnh Hưng Yên vào ngày 24/4.Theo Thứ trưởng Hiển, việc cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng biện pháp hỗ trợ thi công là việc của tỉnh Hưng Yên chứ không phải Bộ Tài nguyên Môi trường. Luật đất đai không hướng dẫn trình tự thủ tục cưỡng chế mà "phải theo các luật khác".
"Xung quanh vụ cưỡng chế, Thủ tướng đã có thông báo kết luận. Khiếu nại các quyết định hành chính được thực hiện tại tòa án theo quy định pháp luật và tôi biết bà con đang khiếu nại ra tòa", ông Hiển không trả lời trực tiếp câu hỏi.
Theo ông Hiển cho biết, Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao phối hợp cùng UBND tỉnh xem xét báo cáo Chính phủ. "Đoàn của Bộ Tài nguyên đi với trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, để nắm tình hình chứ không phải rà soát hay có trách nhiệm chính trong việc xem xét giải quyết", ông Hiển nói.
Bo Tai nguyen doi thoai voi dan Van Giang
Buổi đối thoại kéo dài hơn 4 giờ. Ảnh: N.Hưng.
Trong suốt buổi đối thoại kéo dài gần hơn 4 giờ, đại diện của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Hưng Yên, Văn phòng Chính phủ đều có mặt và được người dân yêu cầu trả lời, song chỉ có người chủ trì - Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đối thoại.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Đây là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng- Bộ Tài nguyên đối thoại với dân Văn Giang (VNE).
**************************
Bộ Tài nguyên - Môi trường đối thoại với người dân huyện Văn Giang

Thứ Ba, 21/08/2012 23:40
-Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết tất cả dự án đổi đất lấy hạ tầng chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Thủ tướng
Ngày 21-8, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì cuộc đối thoại của Bộ TN-MT với đại diện gần 100 hộ dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan (huyện Văn Giang - Hưng Yên) về những vấn đề liên quan tới việc thu hồi đất của dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

Tại buổi đối thoại, đại diện cho các hộ dân, luật sư Trần Vũ Hải, đã yêu cầu Bộ TN-MT giải thích Quyết định 303 của Thủ tướng xác định quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (1.650 ha, trong đó có 500 ha đất sau này được coi là đất của dự án khu đô thị Ecopark) là đất chuyên dùng, trong khi thực tế theo chủ đầu tư dự án, 30% của 500 ha đất này được dùng làm đất ở. Ông Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết Quyết định 303 xác định 500 ha là quỹ đất tạo vốn xây cơ sở hạ tầng khu đô thị, còn xác định các loại đất ở, đất cây xanh phải thực hiện theo quyết định phê duyệt khu đô thị Ecopark của UBND tỉnh Hưng Yên. Căn cứ quy hoạch này, có 30% (tương đương 149 ha) đất ở, đất thương mại dịch vụ (133 ha) chiếm 26,8%. Quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên cũng phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị, xác định rõ đất ở là 149 ha.

Đại diện các hộ dân cũng thắc mắc vì sao tờ trình của UBND tỉnh không được HĐND thông qua theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn được Bộ TN-MT đồng tình và không báo cáo Thủ tướng sự việc. Ông Hiển cho rằng đây là chủ trương đổi đất lấy hạ tầng. Tất cả dự án đổi đất phải trình và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Thủ tướng. Tỉnh Hưng Yên đã trình Thủ tướng chủ trương này và đã được đồng ý. Bên cạnh đó, chủ trương này phải được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Hưng Yên thông qua hoặc Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND và Thường trực UBND tỉnh đồng ý.

Đại diện người dân cũng hỏi lãnh đạo Bộ TN-MT về việc cưỡng chế thu hồi đất và hỗ trợ thi công có đúng quy định, áp dụng điều nào? Ông Chu Phạm Ngọc Hiển giải thích: “Cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng biện pháp hỗ trợ thi công là việc của tỉnh Hưng Yên chứ không phải Bộ TN-MT. Khiếu nại các quyết định hành chính được thực hiện tại tòa án theo quy định pháp luật”.  
THẾ DŨNG
***********************

--Dân Văn Giang đối thoại với Bộ TN-MT

Sáng thứ Ba ngày 21/8, tại trụ sở Bộ Tài Nguyên Môi Trường (TN-MT) đã diễn ra cuộc đối thoại giữa đại diện bộ này và người dân Văn Giang về vấn đề liên quan đến dự án đất Ecopark.
Cuộc đối thoại được nói có sự tham gia của 2.000 nông dân, phần lớn là từ Văn Giang, một số ít khác từ Dương Nội, vốn cũng là địa phương khiếu kiện lâu nay về cưỡng chế đất đai.
Ông Lê Văn Dũng, người xã Xuân Quan, Văn Giang có mặt tại buổi đối thoại nói với BBC rằng có hai câu hỏi chính được nông dân đặt ra cho Bộ TN-MT.
Câu hỏi thứ nhất là yêu cầu được xem tờ trình số 99 của Bộ TN-MT ngày 29/6/2004 về vấn đề thu hồi đất.
Về câu hỏi này, ông thuật lại rằng Bộ TN-MT nói không thể xuất trình văn bản nhưng hứa sẽ trả lời về tờ trình trên văn bản, tuy không nói khi nào.
Câu hỏi thứ hai là xung quanh quyết định 742 của Thủ tướng về việc thu đất đưa ra ngày 20/6/2004.
Trả lời câu hỏi này, Bộ TN-MT phản hồi rằng không thuộc thẩm quyền của Bộ vì đây là quyết định được ký bởi Thủ tướng.

Dự án sinh thái

Ông Lê Văn Dũng đánh giá rằng thái độ của đại diện Bộ TN-MT trong cuộc đối thoại "khá tích cực", và cũng đã có lời hứa sẽ khắc phục các sai sót.
Tuy nhiên, ông cho hay thời gian sắp tới gia đình ông sẽ vẫn "phải tiếp tục đi đòi quyền lợi để có đất canh tác".
Dự án Ecopark đã trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.
Trang web chính của Ecopark quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.
Trang web này cũng cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của Chính phủ, công ty Đầu tư Bất động sản Việt Hưng (Vihajico) đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu đôla để "hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân".
Tuy vậy, những người dân phản đối ở đây nói vẫn còn “hơn 50%” hộ gia đình không đồng ý.

- Hơn 2000 dân Văn Giang đang trực tại bộ TNMT để đối thoại với bộ trưởng    –   (Xuân VN). - Tin nóng: phe áo đỏ tập trung trước cổng trụ sở bộ Tài Nguyên và Môi Trường(TTXVA).
******************
Web snares Vietnam as bloggers spread protests over land (Reuters 20-8-12)

- Vai trò của các bloggers trong các cuộc phản đối liên quan chuyện đến đất đai ở Việt Nam (Reuters/ MSNBC/ Ba Sàm). Reuters/ MSNBC

Vai trò của các bloggers trong các cuộc phản đối liên quan đến chuyện đất đai ở Việt Nam

Tác giả: Stuart Grudgings
Người dịch: Thủy Trúc
19-8-2012
Hà Nội – Người nông dân có tên Lê Dũng và những người dân làng ông đã tích trữ gạch đá, bom xăng để đánh lại công an, khi công an cố cưỡng chế đất của họ để lấy chỗ xây một khu đô thị xa hoa gần thủ đô của Việt Nam.
Tuy nhiên, vũ khí mạnh nhất của họ hóa ra lại là thứ mà họ đã tạo nên nhờ có sự giúp đỡ của các nhà hoạt động trên mạng, để họ ghi lại và phát tán thông tin về cuộc đối đầu với công an – sự kiện mà truyền thông của Nhà nước đã phớt lờ.
Xung đột diễn ra vào một buổi sáng tháng tư trong sáng. Chỉ trong vài giờ, những hình ảnh ghi lại cảnh vài ngàn công an phun hơi cay và đánh nông dân huyện Văn Giang, nằm ngay phía đông Hà Nội, đã lan truyền như virus.
Mối liên minh không mong đợi giữa nông dân và những nhà hoạt động người thành thị trên Internet là minh chứng cho một thách thức ngày càng gia tăng nhanh chóng, đe dọa quyền lực của chính quyền cộng sản, khi mà người dân Việt Nam ngày càng tỏ ra táo gan hơn trong những cuộc biểu tình của họ – về một loạt vấn đề từ quyền sở hữu đất đai cho đến tham nhũng và ảnh hưởng ngày một lan rộng của Trung Quốc trong khu vực.
Chính quyền Việt Nam đáp trả bằng hành động trấn áp blogger, và vì điều đó mà họ nhận được danh hiệu quốc gia “Kẻ thù của Internet” từ tổ chức đấu tranh vì tự do truyền thông, Phóng viên Không Biên giới. Tổ chức này nói rằng chỉ có mỗi Trung Quốc và Iran là bắt giam thêm nhiều nhà báo.
Lực lượng kiểm duyệt ở nhà nước độc đảng này thường xuyên chặn (block) Facebook và các trang mạng xã hội khác, mặc dù cộng đồng các nhà hoạt động trên web, vốn dĩ tháo vát nhanh nhẹn, thường tìm được cách vượt tường lửa. Điều ấy chứng tỏ một thách thức cực kỳ lớn mà chính quyền phải đối diện, ở một đất nước mà một phần ba trong số 88 triệu dân đã biết vào mạng.
“Lúc đầu chúng tôi cũng không hiểu Internet sẽ giúp mình như thế nào, nhưng bây giờ thì chúng tôi thấy giá trị rồi. (Thông tin về) Cuộc đấu tranh của chúng tôi sẽ được xuất bản ra thế giới” – Ông Lê Dũng, người từng tham gia cuộc chiến năm 1979 của Việt Nam chống Trung Quốc, nói như thế khi ông đang ngồi dưới một bức ảnh chân dung đóng khung của cố chủ tịch Hồ Chí Minh. “Nếu chúng tôi không dùng Internet thì chắc chính quyền giết chúng tôi rồi: bây giờ thì họ cũng biết là họ phải cẩn thận”.
Vụ Văn Giang và nhiều vụ tranh chấp đất đai khác mà các blogger đưa tin đã gây nên một cuộc tranh cãi nóng bỏng bất thường, trên bình diện quốc gia, về việc nhà nước nên cải cách luật đất đai của Việt Nam như thế nào trước khi cái hạn thuê đất công 20 năm của nông dân kết thúc vào năm sau, 2013.
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng đã tạo sức ép lên người nông dân, khi mà đất công nghiệp, nhà ở, đường xá mở rộng dần, dẫn đến việc những vụ tranh chấp đất đai một cách bạo lực xảy ra ồ ạt. Nông dân khiếu nại về mức đền bù quá thấp mà các doanh nghiệp – thường là có mối quan hệ với những chính trị gia có ảnh hưởng – trả cho họ là quá thấp.
Đầu năm nay, người nông dân nuôi cá, ông Đoàn Văn Vươn, đã được tôn làm anh hùng sau khi ông tổ chức một cuộc phản kháng, có vũ trang, nhằm vào lực lượng quan chức địa phương – những kẻ đã cố cưỡng chiếm mảnh đất của ông ở ngoại thành Hải Phòng. Vụ việc này được cả báo chí chính thống lẫn blogger đưa tin.
Mối hận Trung Quốc kích động blogger
Các blogger liên hệ chuyện đất đai với những nguyên nhân khác nữa, mà theo họ là đều có điểm chung: Một chính quyền chỉ nhìn vào lợi ích kinh tế của mình mà phớt lờ nguyện vọng của dân chúng.
“Phong trào blog đang lớn mạnh” – ông Nguyễn Văn Đài nói. Ông là luật sư và là nhà hoạt động nhân quyền, từng bị giam bốn năm vì tội sử dụng Internet kêu gọi dân chủ, và hiện vẫn chịu một hình thức quản thúc nhẹ ở Hà Nội.
“Chính quyền không thể giữ bí mật mọi chuyện như trước kia nữa”.
Một nhà hoạt động có ảnh hưởng khác, lấy bí danh Boris và hiện làm việc cho một công ty quốc doanh, đã giúp nông dân Văn Giang hiểu được về quyền của họ, và hướng dẫn họ cách gửi ảnh, video bằng điện thoại di động. Mặc dù đến nay, có khoảng 1000 hộ dân đã thất bại trong việc ngăn chặn dự án Ecopark trên mảnh đất 500 hecta, nhưng Boris cho rằng dư luận rộng lớn về vụ việc này đã ngăn chặn những công ty đầu tư bất động sản khác xúc tiến các dự án tương tự.
Boris khoe rằng anh có thể huy động tới 1000 người dân kéo lên Hà Nội mà chỉ cần thông báo trước một ngày. Anh bảo anh cũng đã đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các cuộc biểu tình thường xuyên chống lại các mục tiêu của Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông – một lời kêu gọi mà nhiều blogger khác cũng ủng hộ. Năm ngoái, chính quyền có cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra, nhưng rồi đã nhanh chóng đàn áp biểu tình, sau khi thấy rõ rằng đó có thể là một tia lửa mở đầu cho cơn bất mãn ngày một lớn hơn.
Một số nhà hoạt động tỏ ra liều lĩnh đến bất ngờ khi nói tới những hình phạt tù giam nghiêm khắc đã dội xuống đầu những cá nhân khác vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Alfonso Le, một blogger 42 tuổi, viết blog có tên “Quê hương nổi dậy”, nói với Reuters tại một quán café nhỏ xíu ở Hà Nội, trong tầm tai nghe của một viên công an mặc cảnh phục xanh lá cây – từ vị trí này có thể nghe cả phòng. “Bây giờ mạng xã hội đã phổ biến hơn rồi, công an không dễ bắt người đâu” – Lê nói. Anh xưng danh bằng tên trên Facebook của mình. “Nếu bị công an làm phiền, tôi chỉ cần gửi một thông báo trạng thái lên Facebook, và nhiều người sẽ kéo đến”.
Anh đã phải trả giá vì hoạt động của mình. Anh kể, anh đã từng ba lần bị bắt, và đã ly dị vợ sau khi người vợ khai thông tin cho công an.
Một blogger khác, xin giấu tên, cũng chiếm lĩnh thế giới của những blogger có sự thỏa hiệp. Chị cho rằng mình an toàn, miễn là viết không quá giới hạn (nguyên văn là “red line”, nghĩa là “lằn ranh, vạch đỏ” – ND). Trên blog của chị, một cuộc biểu tình có thể được diễn đạt thành “tuần hành” hoặc “đi dạo”. Tuy vậy, thỉnh thoảng chị vẫn bị công an theo dõi và đã từng bị bắt trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong tháng này, bị giữ một ngày ở trại phục hồi nhân phẩm dành cho “con nghiện và gái mại dâm”.
“Họ (chính quyền) sợ chết khiếp trước những gì đã xảy ra ở Myanmar và mùa xuân Ảrập” – chị nói.
Cựu sĩ quan quân đọi Lê Thanh Tùng là nhà hoạt động trên mạng gần đây nhất bị trừng phạt, trong tháng này. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết, ông Tùng nhận bản án 5 năm tù, sau một phiên tòa kéo dài một tiếng đồng hồ. Chuyện xảy ra không đầy một tuần sau khi blogger Đinh Đăng Định bị kết án 6 năm tù.
Phiên xử ba blogger tiếng tăm khác cũng đã bị hoãn trong tháng, sau khi mẹ của một trong ba bị cáo tự thiêu.
Có đàn áp cũng vô ích?
Washington đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại đối với Việt Nam, về một dự thảo nghị định mới, theo đó người sử dụng Internet phải đăng ký tên thật, và điều này giúp chính quyền dễ dàng truy tìm những kẻ đã chỉ trích họ trên mạng.
Nhưng ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng mọi nỗ lực của chính quyền nhằm kiểm soát Internet có lẽ đều vô hiệu, trong bối cảnh web đã thâm nhập vào Việt Nam, và blogger ngày càng tài tình hơn trong việc vượt qua những rào cản bằng công nghệ.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, Việt Nam nằm trong số những nước có tốc độ tăng trưởng về sử dụng Internet cao nhất thế giới.
Tỷ lệ người dùng Internet ở Hà Nội và tại TP.HCM – thủ đô về kinh tế của đất nước, ở miền Nam – đã tăng lên hơn 50%.
“Đó là một cuộc chiến mà tôi không nghĩ chính quyền Việt Nam sẽ thắng” – ông Thayer nói.
Vấn đề quyền sở hữu đất đai, vốn dĩ rất gai góc, là cốt lõi của tính chính danh của Đảng Cộng sản, mà nền tảng sức mạnh truyền thống của họ là hơn 10 triệu nông dân. Vấn đề đất đai này cũng là lĩnh vực mà trong đó, giới blogger có ảnh hưởng lớn nhất.
Sau vụ bạo lực ở Văn Giang và Hải Phòng, một số nhà lập pháp và học giả đã kêu gọi thực hiện sở hữu tư nhân về đất đai để bảo vệ nông dân – một đề xuất mà cho đến gần đây vẫn là không thể tưởng tượng được, ở một quốc gia nơi mà nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai là một điều được ghi nhận thiêng liêng trong hiến pháp.
Ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ tịch ủy ban kinh tế của Quốc hội, nói với Reuters rằng Luật Đất đai của Việt Nam sẽ được xem xét lại, và nông dân sẽ được phép ở lại trên mảnh đất của họ sau năm 2013. Diễn giải theo nghĩa đen là, luật hiện hành cho phép nhà nước lấy lại đất đai mà không phải đền bù gì cho nông dân, khi thời hạn cho thuê đất đã hết.
“Đất đai là một vấn đề tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng trong xã hội” – ông Kiên nói.
Bình luận của ông Kiên và các bình luận của những quan chức khác đã làm các nhà hoạt động kiêm blogger tin rằng thời hạn cho thuê đất sẽ được kéo dài, mặc dù điều đó tự nó không giải quyết được vấn nạn các nhà đầu tư tư nhân, được sự hậu thuẫn của nhà nước, cưỡng chiếm đất đai của nông dân.
“Blogger là một phần quan trọng trong câu chuyện” – blogger Lê nói. “Chúng tôi kể lại mọi chuyện từ một khía cạnh khác. Chúng tôi kể để cho thấy rằng lời nói của đảng cầm quyền chẳng đi đôi với việc làm của họ”.
Biên tập: Jason Szep và Paul Tait.
Ảnh: Một phụ nữ đang chụp ảnh blogger tham gia biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, ngày 22-7-2012. Mối liên minh không mong đợi giữa nông dân và những nhà hoạt động người thành thị trên Internet là minh chứng cho một thách thức ngày càng lớn hơn với tốc độ nhanh chóng, đe dọa quyền lực của chính quyền cộng sản, khi mà người dân Việt Nam ngày càng tỏ ra táo gan hơn trong những cuộc biểu tình của họ – về một loạt vấn đề từ quyền sở hữu đất đai cho đến tham nhũng và ảnh hưởng ngày một lan rộng của Trung Quốc trong khu vực. Ảnh chụp ngày 22-7-2012, REUTERS/Alfonso Le.
Nguồn: Reuters/ MSNBC
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

 – GS.TSKH Đặng Hùng Võ: Thêm một bước trong xây dựng luật Đất đai (SGTT).
--Gia đình ông Vươn 'phấp phỏng'
Gia đình của ông Đoàn Văn Vươn nói vẫn chưa được gặp thân nhân và cũng không biết bao giờ vụ việc được xét xử.
- Trả đất sau quy hoạch – dự án “treo”: Phải để dân thật sự tham gia (TTCT).
- Người dân chấm điểm lãnh đạo (TT).

Tổng số lượt xem trang