Lý giải điều này, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho rằng, có sự dung túng ở đây nên hàng giả mới có thể đi nguyên xe tải lớn không có giấy tờ từ biên giới vào sâu nội địa. Thậm chí, trước kia, hàng giả thường đi bằng con đường tiểu ngạch thì nay đi được bằng cả con đường nhập khẩu chính ngạch.
Từ đầu năm đến nay, công tác quản lý thị trường luôn “nóng” lên bởi liên tục phát hiện những vụ hàng nhái, hàng giả qui mô lớn từ nước ngoài tuồn vào, chủ yếu là của Trung Quốc. Nhưng đến nay vẫn chưa có cách nào ngăn chặn triệt để tình trạng này.
Bột ngọt là mặt hàng được Trung Quốc làm giả nhiều nhất để tuồn vào Việt Nam tiêu thụ
Theo Bộ Công thương, trong các mặt hàng làm giả và gian lận được tuồn từ Trung Quốc vào Việt Nam nhiều nhất hiện nay phải kể đến thực phẩm và thực phẩm chức năng. Đơn cử, đối với mặt hàng thực phẩm, cơ quan chức năng đã liên tục phát hiện những loại bột ngọt trôi nổi trên thị trường được tập hợp lại, đóng gói có nhãn hiệu rồi tiêu thụ trên thị trường với giá cao gấp nhiều lần. Chẳng hạn như, mới đây cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 tấn bột ngọt giả tại Đà Nẵng, 1,2 tấn bột ngọt giả tại Nghệ An, do các đối tượng sử dụng bột ngọt Trung Quốc để đóng gói và phân phối.
Đối với thực phẩm chức năng, chỉ tính riêng với nhãn hiệu Lishou, đã có gần 1.800 lọ có chứa hoạt chất sibutramine gây hại đến sức khỏe con người bị phát hiện. Chưa kể, tại các cửa khẩu, hải quan còn thu giữ hàng loạt các mặt hàng thực phẩm chức năng của Trung Quốc nhưng ghi xuất xứ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… để tuồn vào thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, các thủ đoạn được các đối tượng nhập lậu hàng từ Trung Quốc về tiêu thụ rất tinh vi. Người bán thường giới thiệu đây là hàng tiểu ngạch, xách tay từ nước ngoài về nên giá rẻ hơn từ 20 – 40%. “Cao tay” hơn, để hợp thức hóa các sản phẩm này thành hàng chính hãng, các đối tượng thường trộn hàng giả với hàng chính hãng để có giấy phép lưu hành, “qua mặt” người tiêu dùng.
Đáng lo ngại hơn là việc các đối tượng này đang lợi dụng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” làm giả nhãn hiệu của Việt Nam đưa vào tiêu thụ.
Lý giải điều này, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho rằng, có sự dung túng ở đây nên hàng giả mới có thể đi nguyên xe tải lớn không có giấy tờ từ biên giới vào sâu nội địa. Thậm chí, trước kia, hàng giả thường đi bằng con đường tiểu ngạch thì nay đi được bằng cả con đường nhập khẩu chính ngạch.
“Một điều cũng đáng lưu ý, Trung Quốc đang thực hiện chính sách “mềm” là hàng hóa đi đến đâu thì thương mại mở rộng đến đó, không hạn chế hàng vi phạm nhãn hiệu, kiểu dáng khi xuất khẩu vào Việt Nam. Do vậy, muốn ngăn chặn từ đầu nguồn hàng làm giả từ nước ngoài kể cả những nhãn hiệu do Việt Nam sản xuất nhập vào Việt Nam, cần sự phối hợp quốc tế”, ông Hùng nhấn mạnh.
-Có sự dung túng cho hàng giả Trung Quốc lộng hành?
- Lượng điện mua từ Trung Quốc tiếp tục tăng (TBKTSG). - Buộc công ty Trung Quốc hoàn thổ mỏ sắt (PLTP). - Phòng khám Trung Nam: Hai sở hai cách phạt (PLTP).
- Làm giàu bất chính, tàn phá rừng già (NĐT). - Người dân đổ xô trồng sưa với hy vọng đổi đời (NDDT). - - Phải xử lý nghiêm vi phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài(LĐ). – Một phó Thủ tướng gốc Hoa khai man lý lịch, buôn lậu ma túy – (DLB). - Tràn lan hàng giả (ĐĐK).- Tàu lạ lại đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam (RFA). - Tìm thấy thi thể thuyền viên bị tàu hàng đâm chìm (TN). - Chuyện TQ đầu độc dân ta: Chuyện nhỏ mà lớn (TN). - Bộ Nông nghiệp yêu cầu kiểm tra giá ăn làm từ hóa chất (VNE).
- Nương tay với phòng khám Trung Quốc (TT). - Phòng khám Trung Quốc: Bác sỹ ngồi ngáp! (VNN). - Khi thương lái Trung Quốc ‘lật kèo’ giá mực (TP).