Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Cộng hoà Séc: Mafia ép Thủ tướng cách chức Bộ trưởng Tư pháp?; Cựu phó đại sứ Séc từng bị quay cảnh nóng ở Hà Nội

Chính trường Cộng hòa Séc đang dậy sóng khi luật sư – nhà báo Milan Hulik, thành viên của Ủy ban phòng chống tham nhũng Séc, đã bất ngờ tiết lộ những thông tin gây sốc dư luận trong cuộc phỏng vấn với trang báo điện tử Parlamentnilisty.cz. Hulik tỏ ra vô cùng bất bình và thất vọng khi khẳng định bộ máy công quyền nhà nước Séc có dấu hiệu hợp tác với mafia và luôn che giấu những thất bại trong các nhiệm vụ cơ bản điều hành đất nước.

Từ trái qua phải: Bộ trưởng Tư pháp Jiri Pospisil, Thủ tướng Petr Necas, Tổng thống Vaclav Klaus.

Từ trái qua phải: Bộ trưởng Tư pháp Jiri Pospisil, Thủ tướng Petr Necas, Tổng thống Vaclav Klaus.

Minh chứng là nhiều bộ trưởng, thị trưởng và quan chức cao cấp khác đã gắn bó mật thiết với các “ông trùm”, điều này làm dấy lên nghi ngờ mafia đang can thiệp quá sâu vào bộ máy chính quyền cộng hòa Séc hiện tại.

Mafia ép Thủ tướng cách chức Bộ trưởng Tư pháp?

Milan Hulik theo dõi vụ án liên quan tới Bộ trưởng Tư pháp Jiri Pospisil từ nhiều tháng trước. Cho tới khi quyết định cách chức ông này chính thức được Tổng thống Vaclav Klaus phê chuẩn vào ngày 27/6 vừa qua, Hulik bắt đầu đăng tải những phân tích trên trang blog cá nhân. Theo Hulik, quyết định này xuất phát từ một đề nghị vô cùng bất ngờ của Thủ tướng Petr Necas với lý do Bộ trưởng không cố gắng tiết kiệm chi tiêu, khiến chỉ số tín nhiệm của Necas “rơi xuống địa ngục”.

Thật nực cười khi trước đó, Thủ tướng chưa từng bày tỏ thái độ bất bình với những đòi hỏi liên quan tới tài chính của Bộ Tư pháp. Thậm chí, Necas còn hết lòng khen ngợi Bộ trưởng trên báo điện tử idnes.cz khi làm tốt công tác chống tham nhũng và tiết kiệm kinh phí cho hoạt động nước nhà!?

Hulik cho rằng, cú “thay ngựa giữa dòng” này chính là chỉ báo của việc Thủ tướng đang bao che cho mafia. Hành động của Necas đã đánh mất sự tín nhiệm cuối cùng còn sót lại của một chính phủ luôn theo đuổi mục tiêu chống tham nhũng. Hai năm trước, Necas lên nhậm chức với tham vọng chỉ huy một nội các chống tham nhũng, song giờ đây ông ta đang để tham nhũng lũng đoạn bộ máy chính quyền.

Chuyện loại bỏ Pospisil không phải bởi ông này có năng lực hạn chế, mà thực chất liên quan tới nỗ lực bổ nhiệm công tố ủy viên Lenka Bradacova vào chức Chánh công tố tối cao Praha. Lenka vốn là “cái gai” của nhiều ông trùm, lại quan hệ khăng khít với Pospisil, một chính khách trẻ có sức ép rất lớn lên hệ thống tòa án và nỗ lực làm trong sạch các cơ quan nhà nước Séc. Hulik nhận định, Pospisil không dính líu gì tới các chính khách lén lút trong bộ máy lãnh đạo đang dính phải nạn bè phái và các mối làm ăn với mafia. Bởi vậy, Pospisil là kẻ thù của vô số các chính trị gia và Thủ tướng chẳng phải là một ngoại lệ.

“Thủ tướng Necas hành động vì quyền lợi của các nhóm mafia và đây chưa phải là sai lầm duy nhất của Necas”. Hulik khẳng định Necas hành động hoặc vì sự bạc nhược cá nhân hoặc trực tiếp và tích cực tiếp tay cho tội phạm, vốn bị cảnh sát và Viện Công tố thanh trừng từng bước nhiều năm qua.

Một nước cờ khá cao tay của Thủ tướng nhằm củng cố vị thế trong đảng ODS, thu nạp thêm đồng minh để thắt chặt quyền lực. Milan Hulik phỏng đoán Necas sẽ đưa những tay chân thân tín (có thể là mafia trá hình) vào các vị trí quan trọng, khởi điểm là Bộ Tư pháp, để thay đổi luật có lợi cho hoạt động của thế giới ngầm. Luật sư tiếp tục đưa ra những dẫn chứng về chuyện che giấu vụ bê bối mua dàn máy bay chiến đấu CASA mà Thủ tướng muốn “đưa vào quên lãng” khi Bộ Tư pháp đang điều tra. Necas cũng nổi tiếng về việc thay đổi nhân sự và Pospisil là thành viên thứ 9 của nội các Necas buộc phải ra đi trong vòng hai năm nay.

Quyết định của Necas chứng minh một thắng lợi tiếp theo của thế lực các “ông trùm” trong chính trường Séc. Hulik đã lập một trang ủng hộ Pospisil trên mạng xã hội Facebook, đồng loạt gửi những lời nhắn nhủ tới giới chính khách nỗi lo ngại về quyết định của Thủ tướng. Necas quyết loại bỏ Pospisil cho dù vị cựu Bộ trưởng Tư pháp nhận được sự tín nhiệm tuyệt đối của dư luận.

Necas muốn xóa bỏ vị trí và những tuyên bố thẳng thắn của Pospisil về tham nhũng, rửa tiền cùng hàng loạt chiến dịch vận động Pospisil đang tiến hành ở Séc, nhất là trước kỳ bầu cử vào mùa thu tới. “Cú nước rút” nhân sự khiến đảng ODS của Necas xuất hiện những rạn nứt, thủ tướng tiếp tục cách chức các thành viên ủng hộ Pospisil bằng tuyên bố: “Muốn tồn tại, phải tuân theo những gì tôi nói”.

Xã hội trên nền tảng giả dối

Theo Hulik, xã hội Séc hiện nay hình thành trên cơ sở nhiều vị chính khách lừa đảo, bị tình nghi hối lộ và dùng bằng cấp giả. Ông chỉ ra các vấn đề nóng bỏng khác khi hàng loạt chính khách được đào tạo đại học và lĩnh bằng cấp  trong những hoàn cảnh vô cùng khả nghi. “Hãy lấy trường hợp Ivana Rapkova – chẳng có kiến thức, không biết gì về tình hình xã hội, không rõ trụ sở tòa án Tối cao Séc ở đâu, không nhớ tên ai là người đã sát hạch mình. Thế mà vẫn là là đảng viên ODS và đại biểu Quốc hội. Lẽ ra phải bị khai trừ lâu rồi”, luật sư cho biết.

Điều tồi tệ nhất là bắt đầu xuất hiện sự giả dối cả trong nền giáo dục quốc dân. Thực tế, giá trị bằng cấp đại học đã bị lũ lừa đảo thâu tóm, khiến Séc đang trở nên phân rã. Hulik lấy chuyện Thống đốc tỉnh Michal Hasek, tốt nghiệp “đâu đó” ở Slovakia với bản luận văn chẳng ai được nhìn thấy. Trong khi ấy, luận văn tốt nghiệp của nghị sĩ ODS Marek Benda thì ngắn ngủn và chẳng có chút gì chất lượng. Sự tha hóa thể hiện ở bằng cấp “dởm” của các lãnh đạo ODS, thay vì học thật lại quay sang đổi tiền mua danh, mua chức quyền.

Mafia và tham nhũng đang dần lũng đoạn bộ máy chính quyền nhà nước Séc.

Mafia và tham nhũng đang dần lũng đoạn bộ máy chính quyền nhà nước Séc.

Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy bộ máy chính trị Cộng hòa Séc đang lùi bước trước sức ép của giới mafia? Séc là thánh địa của mafia, bị thao túng nhiều mặt kinh tế xã hội trong khi nhà nước luôn mạnh bạo tuyên bố sẽ từng bước thanh trừng các ông trùm thế giới ngầm. Hàng loạt tờ báo giật tít: “Necas đang bị những bàn tay bẩn thỉu xô đẩy” với bài bình luận sắc sảo của Hulik về cái gọi là “thí nghiệm” thay nhân sự của Necas cùng câu hỏi: liệu chính phủ này có thực sự muốn chiến đấu chống tham nhũng? Trong khi đó nhà báo này cho biết, Bộ Quốc phòng dường như đã bất lực trước mafia. Các tổ chức tội phạm hoàn toàn thâu tóm các hợp đồng quân sự của bộ, dẫn tới việc 24 quan chức cùng nhiều doanh nghiệp liên quan bị cáo buộc tham nhũng.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng đã bị mafia chi phối sau hàng loạt những lời mời chào từ các đơn hàng chục triệu bảng. Một số nhân vật chóp bu của Chính phủ Séc không được tiết lộ danh tính cũng tham gia vào việc ăn chia hoa hồng từ các phi vụ với mafia, thu về nguồn tiền khổng lồ bất chính. Các nhân vật này từng bị kiện và yêu cầu từ chức, tuy nhiên vì một lý do nào đó, các phiên xét xử đều kết thúc với án treo hoặc trắng án, và họ vẫn ngang nhiên giữ vị trí trong bộ máy nhà nước dưới quyền chỉ đạo của Thủ tướng Necas.

Rõ ràng chính phủ Necas đang phát ra những tín hiệu đầu hàng mafia với tốc độ cách chức chóng mặt. Việc sa thải những vị trí chủ chốt trong thời kỳ đang xét xử những vụ tham nhũng lớn đã công khai mở đường cho tội phạm hoạt động. Một vài động thái yếu ớt như bắt giam nghị sĩ đảng đối lập David Rath với chiếc két đầy tiền vẫn chưa thuyết phục được người dân Séc rằng, đang có sự thay đổi cả hệ thống trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Hulik đánh giá cao lòng dũng cảm của cảnh sát khi bắt được David Rath chỉ bởi vì “họ không báo cáo các nghi vấn lên cấp trên”. Nếu cảnh sát làm vậy thì quá trình điều tra có thể đã kết thúc ngay lập tức và vụ án sẽ “chìm xuồng” như tất cả các vụ khác. Tuy nhiên, Hulik cho rằng, không hề có sự thay đổi tích cực nào trong hệ thống làm việc của cảnh sát từ khi Necas lên nắm quyền. Và lý do luật sư này đưa ra vẫn chỉ có một: “Họ cần tiền, ai cho thì họ theo phe người ấy”.

Thất bại và khủng hoảng lòng tin với người dân

Milan Hulik gọi xã hội Séc là một xã hội không có đáy, trong khi nhà nước tiếp tục “rơi” trong sự bất lực. Ông đánh giá tình hình hiện nay rất nghiêm trọng khi hầu hết các quan chức chẳng khác nào “những con đỉa hút máu công quỹ”, đút túi hàng trăm triệu bảng từ hối lộ, tham gia móc nối với các mạng lưới mafia bằng những hợp đồng làm ăn béo bở. Phần lớn những bố già chính trị sau khi “ăn đủ” sẽ chẳng dám đứng tên chủ tài sản, mà nhượng lại cho những người thân quen nhằm chứng minh nhân thân vẫn còn trong sạch và đáng tin cậy, sau đó tự tin tiếp tục… “ăn”.

Hulik nhắc lại vụ việc cựu Thủ tướng Stanislav Gross của đảng CSSD sau khi rời khỏi chính trường bỗng nhiên kiếm được gần trăm triệu bảng do bán cổ phiếu. “Tất cả chúng ta đều biết đấy không phải là tiền bán cổ phiếu, mà là hối lộ. Nếu như cảnh sát quan tâm đôi chút, thì tôi tin rằng, họ sẽ lật tẩy trò ma mãnh ấy và tống giam ông ta vào tù. Và chỉ khi Gross ngồi tù, tôi mới dám tin cái xã hội này, bộ máy chính quyền này không còn rơi tự do trong cơn bão tham nhũng nữa”.

Hulik phê phán giới điều tra thiếu dũng khí và năng lực, bị chi phối bởi tiền bạc và thế lực của các chính khách. Mỗi khi có vụ việc nhạy cảm, cảnh sát bắt đầu để ý, nhận tiền, rồi chuyển cho cấp trên thụ lý hoàn toàn và điều tra sẽ tự nhiên chấm dứt. “Cảnh sát tốt chán nản bỏ ngành, lũ sâu bọ ở lại làm tay sai cho giới chóp bu của tiền và quyền”, luật sư thẳng thắn bình luận với phóng viên parlamentnílísty.cz.

Không như nhiều người bi quan khác, luật sư Hulik cho rằng, cần thiết phải điều tra lại những vụ việc cũ. “Tại sao lại không thể? Tôi tin rằng, khi nào hệ thống tố tụng vận hành đúng thì sẽ điều tra cả các trường hợp của Gross, Rapkova, Pospisil và nhiều vụ khác. Những hành vi tội phạm hình sự như vậy, khi đụng chạm tới hàng tỉ, hàng trăm triệu USD, thì một con sói cô đơn không thể kham nổi. Đại đa số đều phải có nhiều người dính vào”.

Hulik giải thích rằng trong cái sợi dây tội phạm ấy bao giờ cũng tồn tại những mắt xích yếu mà có thể tìm thấy. Ông cũng yêu cầu phải làm rõ vai trò thực sự phía sau của mafia, và đảm bảo yêu cầu minh bạch hóa nhân thân các chính khách trước mỗi lần bầu cử Quốc hội. Milan Hulik phủ nhận danh hiệu vận động hành lang của các chính trị gia, được truyền thông đưa tin tràn ngập. Bởi lẽ, bọn họ không phải đang sắm vai tuyên truyền những chính sách tốt, đầy hứa hẹn với người dân mà chỉ “khoa môi múa mép” để có cơ hội vào Quốc hội kiếm chác.

Tất cả minh chứng cho thấy chính quyền Séc “đang tuyển quân bằng cảm tính khi đưa những cá nhân thiếu văn hóa ra làm lãnh đạo, khiến nhà nước cứ thế… trôi mãi về cực khủng hoảng và thất bại trước lòng tin người dân”

Việt Dũng – Khánh Hoa (tổng hợp)

-Cộng hoà Séc: Mafia ép Thủ tướng cách chức Bộ trưởng Tư pháp?

***************

-Cựu phó đại sứ Séc từng bị quay cảnh nóng ở Hà Nội

 

 

 
Ảnh chụp từ video, nguồn: iDnes.

 


 

Mafia Việt Nam đã từng tung lên mạng cảnh giường chiếu của Emil Paleček, cựu phó đại sứ Séc tại Việt Nam, nhằm tạo sức ép lên Séc trong việc cấp visa lao động, hàng loạt báo Séc đưa tin.

Sự việc xảy ra vào năm 2009 nhưng được bộ ngoại giao Séc giấu kín một cách thành công. Hiện nay, Emil Paleček đã không còn làm việc tại Hà Nội nữa. Sau khi đoạn băng quay ảnh ông lên giường với nhiều cô gái Việt Nam cùng một lúc được tung ra, bộ ngoại giao đã lập tức điều Palaček về nước. Được đánh giá là không mắc phải sai phạm nào, Paleček tiếp tục công tác tại Ả-rập.

Điều mà các báo Séc nhấn mạnh trong vụ việc này là vào những năm 2008-2009, các điều kiện để cấp thị thực lao động sang Séc cho người Việt Nam được lần lượt siết chặt. Theo tin đăng trên trang iDnes, hành động của phía Việt Nam có thể coi là mang dấu hiệu tạo sự ép lên nhà nước Séc trong chính sách nhập cư nghiêm khắc này. Tuy nhiên, phía Séc sau đó không hề đưa ra động tĩnh gì.

Cũng theo iDnes, video chỉ sau vài giờ tải lên mạng đã bị xóa. Tuy không nói thêm nhiều về nó, nhưng tờ Mladá fronta Dnes (phiên bản giấy của iDnes) phủ nhận việc các cô gái xuất hiện trong phim là gái gọi.

“Chúng ta chỉ có thể nghi ngờ rằng việc xảy ra với ông Paleček và sự can thiệp vào cuộc sống riêng tư của cá nhân ông có thể là phản ứng với chính sách thị thực nghiêm ngặt cũng như việc đại sứ quán Séc tại Hà Nội trong những năm 2008 và 2009 đã ngừng nhận đơn xin cấp visa,“ Karel Šrol từ ban truyền thông thuộc bộ ngoại giao cho biết.

Còn theo trang báo điện tử của thông tấn xã ČTK, việc giải quyết thị thực ở Việt Nam từng là một phi vụ làm ăn lớn mà những người làm dịch vụ có thể được trả đến 100 nghìn korun để lo liệu chúng. 

Nghiêm Trang – vietinfo.eu

 

Tổng số lượt xem trang