Chiến tranh đã mang theo nó những gì tinh hoa nhất, đám tro tàn còn lại là những gì thối tha nhất nó không thèm ngó tới. Tởm thật !
TT - Có hàng chục tranh ký họa thời chiến tranh của họa sĩ Bến Tre đã bị thất lạc. Ðiều đáng nói là tranh không chỉ mất vì bảo quản không tốt.
Một số đã "mất" do đồng nghiệp - một người từng có hai nhiệm kỳ giữ chức chủ tịch một hội văn học nghệ thuật - mang tranh đem bán!
Trong đó họa sĩ Nguyễn Hoàng (nguyên hiệu trưởng Trường ÐH Mỹ thuật TP.HCM) mất 20 bức, họa sĩ Trường Chăm (nguyên hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật Bến Tre) mất không dưới 30 bức.
Ông Vương Thu Hồng, phó giám đốc Bảo tàng Long An, kiểm tra chữ ký, tên của tác phẩm Sau trận chiến đấu - Ảnh: Q.Vinh
Ðiều đáng nói là tranh không chỉ bị mất vì bảo quản không tốt mà một số bị "mất" còn do đồng nghiệp - một người từng có hai nhiệm kỳ giữ chức chủ tịch một hội văn học nghệ thuật - mang tranh đem bán!
Tưởng thất lạc nhưng lại ở bảo tàng
Chuộc tranh từ người bán ve chai Về vấn đề bảo quản tranh, họa sĩ Trường Chăm cho biết trong một đợt tỉnh Bến Tre tổ chức triển lãm tranh thời chiến tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, tranh triển lãm đã bị rơi và bay ra đường. Một người bán ve chai đã nhặt lại hàng chục bức tranh của họa sĩ Dương Tấn Hồng, Đặng Văn Long, Trường Chăm và đề nghị họa sĩ chuộc lại. |
Câu chuyện này tồn tại mấy mươi năm trong nỗi bức xúc của các họa sĩ, nhưng đến gần đây mới râm ran trong giới văn nghệ sĩ Bến Tre khi một học trò của họa sĩ Nguyễn Hoàng (69 tuổi) phát hiện bức tranh sơn dầu Sau trận chiến đấu của ông nằm ở Bảo tàng Long An thay vì tại trụ sở Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Ðình Chiểu - Bến Tre.
Theo họa sĩ Nguyễn Hoàng, bức tranh khổ 1,8x1,1m này được ông vẽ trong ba năm khi học nghiên cứu sinh ngành mỹ thuật ở Nga, phía sau bức tranh ông có ký tên mình và viết tên tác phẩm bằng tiếng Nga. Khi về nước, ông đã đem bức tranh tham gia triển lãm khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Bến Tre khoảng năm 1985, sau đó ông để lại cho Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Ðình Chiểu - Bến Tre, cụ thể là ông Lê Dân - lúc này đang làm việc tại hội - mượn.
Ngày 27-7, chúng tôi đến Bảo tàng tỉnh Long An để tìm hiểu và thấy bức tranh như mô tả của ông Nguyễn Hoàng nằm ở đây thật. Ông Nguyễn Hoàng bảo ông rất vui khi biết "đứa con tinh thần" của mình tưởng đã thất lạc nay được tìm thấy. Thế nhưng ông cũng không hiểu vì sao tranh của ông lại vào được bảo tàng.
Ông Hoàng kể sau giải phóng, ông và vợ là họa sĩ Tạ Diệu Hương đã giao trực tiếp cho ông Lê Dân 20 bức tranh ký họa vẽ về chiến tranh ở tỉnh Bến Tre (1972-1975) để ngành văn hóa tỉnh Bến Tre tổ chức triển lãm, nhưng về sau được ông Lê Dân thông báo 20 bức tranh đã "bị thất lạc hết rồi". Ông rất buồn vì đó là những bức tranh ông vẽ khi đứng trước mưa bom, bão đạn và vẽ bằng cả trái tim đối với quê hương Ðồng khởi anh hùng.
Tranh mình, tên người
Trong khi đó họa sĩ Trường Chăm, 62 tuổi, nguyên hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật Bến Tre, cho biết ông cũng bị mất "không dưới 30 bức tranh ký họa chiến tranh, vẽ từ năm 1967-1975". Theo ông, do từ năm 1976-1980 ngành văn hóa tỉnh tổ chức nhiều đợt triển lãm tranh nhưng bảo quản không tốt nên đã gây thất lạc trong và sau triển lãm.
Khi biết tranh bị mất, họa sĩ Trường Chăm đã cất công đi tìm. Kết quả là vào năm 2002 ông tìm thấy bốn bức ở... Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM khi đi xem tranh của các họa sĩ vẽ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, ông không thể nào vui được bởi người ký tên trên các bức tranh của ông lại là ông Lê Dân!
Họa sĩ Trường Chăm kể: "Tôi phát hiện hai bức tranh của mình nhưng lại ký tên Lê Dân và đã đề nghị bảo tàng làm rõ vụ việc, kiểm tra các gói tranh mà ông Lê Dân đã bán trước đó. Kết quả là phát hiện thêm hai bức tranh của tôi cũng ký tên tác giả là Lê Dân".
Bức tranh cổ động của họa sĩ Trường Chăm đã bị bán vào Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - Ảnh: Q.Vinh |
Vụ tranh chấp trên đã được ban kiểm tra Hội Mỹ thuật Việt Nam làm rõ và kết luận ông Lê Dân là người sưu tầm, lưu giữ nhiều tranh ký họa, ấn phẩm trong chiến tranh. Khi bán cho bảo tàng, để thủ tục có thể hoàn tất nhanh chóng, ông đã ký tên mình vào trong tranh của họa sĩ Trường Chăm. Ban kiểm tra đã yêu cầu họa sĩ Lê Dân có trách nhiệm trả lại tên cho tác giả và trả tiền đã bán tranh. Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cũng đã chỉnh sửa tên tác giả bốn bức tranh này là của họa sĩ Trường Chăm. Nhưng theo lời "khổ chủ", mãi tám năm sau ông Lê Dân mới trả lại khoản tiền bán tranh.
Xung quanh các vấn đề lùm xùm nói trên, ông Lê Dân giải thích sở dĩ số lượng tranh bị thất lạc nhiều là do ngành văn hóa Bến Tre không bảo quản kỹ sau các lần triển lãm, bản thân ông cũng có nhiều bức tranh đã bị mất. Ông thừa nhận có bán tranh của họa sĩ Trường Chăm cho Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM nhưng "đó là tranh in ra từ bản gốc mà ông sưu tầm có được, những loại tranh in sao như thế nhiều lắm".
Tuy nhiên theo họa sĩ Trường Chăm, trong bốn bức tranh nói trên chỉ có ba bức là in sao, còn lại một bức là bản gốc của ông.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hồ Trường - phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bến Tre - nói sẽ tổ chức cuộc họp để làm rõ việc tranh bị thất lạc, hội cũng mong các họa sĩ có tranh bị thất lạc cung cấp thêm thông tin để hội có cơ sở tìm lại.
@-Hàng chục bức tranh thời chiến tranh “thất lạc”
--Khánh thành bia chiến thắng mặt trận biên giới phía Bắc tno–--Vị tướng tài ba và một nhân cách lớn (CAND 25-7-12) -- Tướng Phạm Kiệt
- Nơi chiến tranh chưa kết thúc (VOV).
- Trận đánh kinh động cả thế giới của người Việt (ĐV). Nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu Thân ở Huế. – Quảng Trị mùa hè 1972 (II) – (Vương Trí Nhàn).
- Khởi tố vụ án trốn thuế tại Muaban24(DT). - Thẩm phán bị tố vòi… máy ảnh (PLTP). - Kỷ luật đại úy công an dẫn vợ người khác vào nhà nghỉ(NLĐ). - Quảng Ngãi: Kỷ luật cán bộ vi phạm trong dự án Nước Trong (TN). – Khởi tố vụ thi công ẩu làm chết 3 người (TN). - Vĩnh Long: Kiến nghị kiểm điểm, xử lý 74 cán bộ, công chức (TN). – Kỷ luật năm cán bộ xã xài bằng giả (PLTP).
- Người việt nam hèn hạ (Hanwonders). –*
“… bọn này là sản phẩm của công thức:
-Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật
-Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình
-Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt
= Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh & ức hiếp bên dưới.
Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?! Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm ‘đầy tớ’ của nhân dân!”
(Sưu tầm trang Basam ngày Thứ Tư 01/8/2012)"
- Dân khốn khó bởi… dự án vì dân (SGGP). – Khởi tố 4 “quan xã” bán đất dự án (TN).
- Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước – Tạm dừng giải quyết việc sang quyền thuê nhà (SGGP).
- Yêu cầu báo cáo Thủ tướng vụ phá nhà thờ và mộ tổ tại Hà Nam (DT).
- Xã có 500 cán bộ ở Thanh Hóa: Báo cáo 200 vẫn là nhiều (VOV).
– Hà Nội: Lòng tự trọng còn xa xỉ nói gì đến văn hóa! (VNN). - 6 lý do khiến người Hà Nội không thích xe buýt (VTC). - Sẽ lấy ý kiến người dân về xe buýt (Infonet). - Giao thông và đặc quyền (TVN). - Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè: Căn bệnh mãn tính không thuốc chữa? (Petrotimes). - Chê lò mổ xịn, thịt bẩn còn đất sống (KP). - Nhức óc bởi tiếng ồn (NLĐ). - Chuột “đại náo” nhà dân (LĐ). - Tam Thái: Đại gia xơi cua vàng, thủ khoa còm cưỡi xe cà khổ (PN Today).
- Nhìn thẳng nói thật về… “nghề mại dâm” (NĐT). - Trở lại loạt bài: Một tù binh dũng cảm 35 năm không được hưởng quyền lợi thương binh (NCT).
- Công an viên “chỉ đạo” ném mìn vào nhà dân ngồi tù (NLĐ).
- Dị nhân kê đơn thuốc qua lời kể (Bee). - Người nhà sản phụ tử vong đập phá bệnh viện (PLTP).
- Giám đốc CA Thái Nguyên nói về vụ nổ ở Khánh Hòa (PN Today). - Vụ nổ ở nhà Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa qua lời nhân chứng (VOV).