Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

"Đàm" hay "đánh" ?

-@ "Đàm" hay "đánh" ?-  Trương Nhân Tuấn
Chính phủ Hoa Kỳ ngày 3 tháng 8 vừa qua ra thông cáo báo chí về biển Đông, trong đó có đoạn đề cập đến khả năng giải quyết tranh chấp bằng một trọng tài hay bằng một định chế pháp lý quốc tế. Đây là lần đầu tiên ý kiến này được nhắc đến. Từ trước đến nay, lập trường của HK về tranh chấp giữa các nước là không ủng hộ bên nào nhưng khuyến nghị các bên giải quyết tranh chấp bằng đường lối hòa bình, không sử dụng vũ lực, trên căn bản tuyên bố DOC hay luật quốc tế trong đó có Luật quốc tế về Biển 1982. Ý kiến về « một trọng tài » của HK đưa ra trong bối cảnh tranh chấp Trung-Phi về chủ quyền bãi cạn Scarborough đang lâm vào bế tắt. Phía TQ ngày càng tăng áp lực, bằng răn đe quân sự và kinh tế, cho thấy cho thấy quyết tâm của nước này. Ý kiến này cũng đưa ra đúng vào lúc căng thẳng Việt-Trung lên đến tột độ do việc TQ cho đấu thầu các lô dầu khí trên thềm lục địa VN. Đồng lúc TQ cho thành lập thành phố Tam Sa, biến đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa của VN) thành một địa điểm quân sự quan trọng đầu tiên trên biển Đông. Nhiều tiếng nói từ VN cất lên yêu cầu « đánh » !

Tranh chấp các nước về chủ quyền các đảo HS và TS đã dây dưa kéo dài từ nhiều thập niên. Các phương cách được các bên áp dụng để giải quyết tranh chấp từ trước đến nay, như tuyên bố Ứng xử biển Đông (DOC), thuơng lượng song phương, đa phương… cho thấy đã thất bại. Biển Đông lần hồi trở thành một khu vực nóng, có thể trở thành đầu mối cho chiến tranh bùng nổ. Vì không bên nào nói đến cốt lõi của vấn đề, vấn đề của mọi vấn đề : chủ quyền các đảo. Đề nghị của Hoa Kỳ, với tư cách là một cường quốc đứng đầu thế giới, mặc dầu chậm trễ nhưng là phương pháp thực tế (và hữu hiệu) nhứt đễ gìn giữ hòa bình cho khu vực.
Thấy gì qua tuyên bố của chính phủ Hoa Kỳ ? Ta thấy, có thể đó là hành động nhằm ủng hộ nước đồng minh là Phi đang bị TQ chèn ép trên vấn đề bãi cạn Scarborough. Từ vài tháng nay, nhà nước Phi đang vận động để đưa vụ tranh chấp Scarborough ra một tòa án quốc tế. Như thế phía Phi đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến mới với TQ về pháp lý. Tuyên bố của HK giúp Phi gỡ một nước cờ bí. Phía TQ, nếu không chấp nhận đề nghị, chắc chắn sẽ bị đuối lý trước dư luận quốc tế. Họ không có lý do nào để khuớc từ. Họ khó có thể tiếp tục hành sử bá đạo đe dọa quân sự hay bóp chẹt kinh tế như hiện nay đối với Phi.
Nhưng về phía VN thì vấn đề phức tạp. Tuyên bố này có thể giúp cho VN gỡ thế cờ bí nhưng cũng có thể đưa VN vào thế bí. Nhà nước CSVN chưa bao giờ đề nghị giải quyết tranh chấp với TQ bằng một trọng tài quốc tế, (như Phi đối với TQ), mặc dầu áp lực mỗi ngày mỗi tăng của TQ. Những sự việc đã thấy hiện nay, như TQ cho đấu thầu khai thác trên thềm lục địa VN, cho nhiều đoàn hàng ngàn chiếc thuyền vào đánh bắt trên vùng biển của VN, bắt bớ ngư dân VN tịch thu tài sản… là áp lực mà TQ đặt lên VN, buộc lãnh đạo CSVN phải thực hiện các hứa hẹn mà hai bên đã ký kết trong quá khứ.
Thế tiến thoái lưỡng nan của VN đã rất rõ rệt. Nếu không đưa ra tòa án quốc tế thì rất có thể sẽ phải xung đột vũ trang với TQ. Nếu đưa ra tòa thì những bằng chứng chuyển nhượng đất đai, biển đảo mà đảng CSVN đã cam kết với TQ sẽ bị bạch hóa trước công chúng. Đây là một hình thức « tự sát chính trị ».
Nhưng lối thoát của dân tộc VN, muốn bảo toàn được lãnh thổ của cha ông để lại, là phải đưa vấn đề ra một trọng tài hay một tòa án quốc tế để phân giải. Tuyên bố của nhà nước HK cho thấy nước này sẽ ủng hộ VN, nếu VN nỗ lực thực hiện. Vấn đề là phía VN phải làm thế nào hóa giải các hứa hẹn của lãnh đạo CSVN đã thể hiện với TQ để có thể có một hy vọng thắng kiện. Mà muốn hóa giải các « hứa hẹn » này thì phải biết nội dung nó như thế nào, hiệu lực pháp lý của nó ra sao… Đây là công việc của các học giả.
Các học giả VN cho thấy khó mà có một lựa chọn nào khác, ngoài đảng CSVN. Nhưng người dân không thể hy sinh lần nữa. Vì những hứa hẹn ngu xuẩn của lãnh đạo CSVN. Nhất là những hứa hẹn này có thể hóa giải được. Với cái đầu nóng suy nghĩ để thấy rằng kinh tế VN hiện nay không đủ trả nợ cho các vũ khí vừa mua (chưa giao) của Nga (tàu ngầm và SU30). Nhiều người nóng lòng lên tiếng giục  « đánh » TQ. Nhưng lấy cái gì để đánh ? Không lẽ lấy máu của dân ?
Phải « đàm ». « Đàm » không phải là « hàng ». Đây là xu hướng của thời đại, là nếp nghĩ của con người văn minh. Đó là đề nghị của Hoa Kỳ đưa vấn đề ra một trọng tài, hay một tòa án quốc tế để phân giải. VN dám « ủng hộ » đề nghị này không ?
-@ "Đàm" hay "đánh" ?



***************


Philippines tạo lá chắn phòng thủ bằng các hiệp ước quân sự


Trong lúc Mỹ còn dè dặt trong các cam kết về quan hệ phòng thủ quân sự, và ASEAN chia rẽ nghiêm trọng trong cách thức ứng xử với hành động ngày càng xác quyết của Trung Quốc đối với các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, những tuần gần đây, Philippines đã thúc đẩy hiệp ước quân sự mới với các đồng minh ngoài khu vực là Australia và Nhật Bản như một kế hoạch phòng hờ.

Hôm 24/7, Thượng viện Philippines đã phê chuẩn Hiệp ước thăm viếng quân sự với Australia, vốn đã bị trì hoãn tại cơ quan lập pháp nước này khá lâu kể từ khi được kí 5 năm trước. Tuyên bố về hiệp ước mới này, nghị sĩ Edgardo Angara nói Philippines cần “hiệp ước phòng thủ mang tính bảo vệ với các bạn bè và đồng minh của mình”.

Ông cho rằng cùng với các hiệp ước khác từ Bắc chí Nam, từ Nhật Bản tới Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Brunei, Indonesia và Australia, hiệp ước sẽ giúp tạo được lá chắn phòng thủ cho Philippines.

Nghị sĩ Loren Legarda thì cho hay : “Chúng ta đã phải đối mặt với những mối nguy hiểm và đe dọa lớn không tồn tại cách đây 15 năm và Philippines ở vị trí trung tâm chiến lược của tất cả những thực tế đáng lo ngại ấy. Một trung tâm chiến lược không có điểm tựa thì không thể tiến hành cuộc chiến thắng lợi và lâu dài chống lại các mối đe dọa quốc tế và khu vực”




Quân đội Mỹ và Philippines tập trận bắn đạn thật.




Được kí năm 2007, và sau đó được Quốc hội Australia phê chuẩn, Hiệp ước từng bị treo tại Thượng viện Philippines do vấp phải phản đối của nhóm chủ nghĩa dân tộc nước này.


Hiệp ước Thăm viếng Quân sự không buộc một nước phải giúp đỡ nước kia trong trường hợp bị một nước thứ ba tấn công, mà bao gồm các vấn đề về thẩm quyền đối với quân đội Australia trong việc gửi quân đến đào tạo tại Philippines và ngược lại, cũng như việc hai nước có thể tiến hành và tăng cường các đợt đào tạo quân sự chung.

Hai nước đã có hoạt động hợp tác quốc phòng tích cực như tập trên chung trên biển và các chương trình đào tạo chống khủng bố, trên cơ sở thoả thuận sơ bộ về hợp tác an ninh và quốc phòng được kí năm 1995.

Philippines cũng đã nhận được sự trợ giúp quân sự từ Australia, bao gồm việc đào tạo các sỹ quan tại các trường quân sự Australia cũng như việc chuyển giao 28 chiếc xuồng cao tốc có trang bị súng máy hạng nặng, phục vụ cho các hoạt động quân sự cũng như cứu hộ.

“Australia đã hỗ trợ Philippines tăng cường năng lực an ninh biển với các sáng kiến như dự án Giám sát bờ biển phía Nam, Hoạt động đào tạo trên biển chung LUMBAS. Những sáng kiến này được trông đợi sẽ được mở rộng và phát triển thêm trên cơ sở của hiệp ước SOFA”, tuyên bố của Phủ Tổng thống Philippines cho hay.

Đầu tháng 7, Manila cũng kết thúc Hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã gặp người đồng nhiệm Nhật Bản Satoshi Morimoto tại Tokyo đầu tháng 7 vừa qua để kí bản ghi nhớ về một Hiệp ước hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn.

Hiệp định có thời hạn 5 năm này tạo điều kiện cho các cuộc trao đổi quân sự cấp cao, cấp làm việc và giữa các đơn vị quân đội hai nước, các cuộc trao đổi chính sách về an ninh và những mối quan tâm về quốc phòng, trao đổi về giáo dục và chia sẻ thông tin về hàng hải và khu vực. Hiệp định song phương này cũng bao gồm việc hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình cũng như điều khoản về xây dựng năng lực.

Trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng đã thảo luận với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda về nhu cầu tăng cường quan hệ giữa hai bên về bảo vệ bờ biển và hải quân.

“Chúng tôi – Nhật Bản chia sẻ với Philippines các giá trị cơ bản cũng như lợi ích chiến lược”, ông Noda nói trong cuộc họp báo. “Chúng tôi đã thống nhất tổ chức hội đàm thường xuyên giữa các lãnh đạo cao nhất và các bộ trưởng, tiến hành đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng, tăng cường hợp tác giữa lực lượng an ninh biển và lực lượng quốc phòng hai nước.”

Bản hiệp định quốc phòng cũng quy định Tokyo chấp thuận cung cấp cho Manila 12 tàu tuần tra cho Lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines.

Theo báo cáo, 10 tàu mới dài 40m, trang bị đầy đủ các thiết bị điện tử hiện đại theo chương trình ODA của Nhật Bản, trong khi hai tàu lớn khác đang được xem xét bàn giao cho Chính phủ Philippines theo một điều khoản không hoàn lại.

Các tàu mới này về hình thức không nằm trong các kế hoạch Manila tuyên bố là xây dựng một sức mạnh "phòng thủ tối thiểu đáng tin cậy" bởi chúng sẽ được bàn giao cho Lực lượng phòng vệ bờ biển. Tuy nhiên, động thái này cho thấy về vai trò tiềm năng lớn hơn của Lực lượng phòng vệ bờ biển trong việc ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Quân sự hóa

Tổng thống Aquino trước đó nhấn mạnh chính sách “trắng đối trắng, đen đối đen” khi nói về công tác bảo vệ biên giới biển. Ý ông muốn nói các tàu bảo vệ bờ biển sẽ là đơn vị đối phó với các tàu dân sự và tàu cá của Trung Quốc, chứ không phải là các tàu của hải quân.

Các hiệp định mới này có lẽ đã có tác dụng "động viên" các nhà hoạch định chính sách của Philippines. Tuần trước, Bộ Năng lượng Philippines công bố sẽ cho các công ty năng lượng đa quốc gia đấu thầu thăm dò dầu khí. Các lô dầu khí này được Manila cho hay nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ngoài khơi tỉnh Palawan của Philippines.

Tuy nhiên, những hiệp ước quân sự mới đã được các nhà lập pháp Philippines tranh cãi gay gắt. Nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago, cựu trưởng ban đối ngoại thượng viện phản đối việc phê chuẩn hiệp ước với Australia với những đoạn gây nghi vấn về cái mà bà mô tả là “các quy định mơ hồ” và những quy định này sẽ tạo ra vô số những khó chịu trong quan hệ song phương Philippine – Australia.”

Harry Roque, Giám đốc Viên nghiên cứu luật quốc tế thuộc ĐH Luật Philippines, không kỳ vọng nhiều vào tác dụng răn đe của hiệp định với Australia.

“Cũng giống như các nước ASEAN khác và thậm chí kể cả Mỹ, Australia có quá nhiều lợi ích ở Trung Quốc. Họ không thể để mình bị dính líu vào một cuộc xung đột không trực tiếp liên can đến họ và lại có thể gây tức giận cho đối tác thương mại lớn nhất của mình.”

Mặc dù phản đối sự hiện diện của quân đội nước ngoài ở Philippines, ông Roque thừa nhận, các điều khoản của SOFA dễ chấp nhận hơn Hiệp định thăm viếng quân sự (VFA) mà Philippines ký với Mỹ năm 1998. “Hiệp ước mới cho phép chính quyền Philippines được buộc tội những binh sĩ trong trường hợp cáo buộc không liên quan đến hoạt động của họ, không giống như Hiệp định với Mỹ.

Bất chấp những mối nghi ngại này, hiệp ước đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tại Thượng với 17 phiếu thuận và chỉ 1 phiếu chống. Việc thông qua dễ dàng phản ánh chính phủ đang chịu áp lực phài giải quyết tốt các tranh chấp nhức nhối trên biển với Trung Quốc.

Cách đây hai tuần, căng thẳng đe dọa bùng nổ khi một tàu chiến Trung Quốc bị mắc cạn tại biển Đông. Một tàu khu trục có trang bị tên lửa đã lâm nạn cách đảo Palawan của Philippines khoảng 60 hải lý và trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, nơi mà các tàu chiến của hải quân nước ngoài không được phép tuần tra.

Tuần trước, một đội hơn 20 tàu đánh cá Trung Quốc được hai tàu khu trục tên lửa của Trung Quốc hộ tống bị phát hiện đến đánh bắt trộm san hô và hải sản trên vùng biển tranh chấp.


Chính phủ của Tổng thống Aquino cũng xem xét các hiệp đinh quốc phòng mới tương tự với Malaysia, Singapore và Brunei.

Dù các hiệp định này không nhất thiết có nghĩa là các nước ký kết sẽ hỗ trợ Philippines một khi xảy ra cuộc đọ súng với Trung Quốc, mà chỉ giúp Philippines xây dựng khả năng quân sự thông qua các cuộc tập trận chung, đào tạo, giáo dục và mua bán vũ khí.

Thu Hiền (theo atimes)


Biểu tình chống Trung Quốc ngày càng lớn: Protests in Vietnam as anger over China's 'bullying' grows (Guardian 6-8-12) -- Love-hate thy neighbor in Vietnam (Asia Times 8-8-12)
Mưu đồ lập thành phố mới của Trung Quốc: China's New City: Is this Beijing's Pivot? (CSIS Pacific Forum 3-8-12) -- Bài của Robert Manning

-'Tàu lạ' liên tục đâm chìm tàu ngư dân Việt, 8 người mất tích Nguoi Viet Online
Trong những ngày đầu Tháng Tám, 2012, ít nhất có hai vụ 'tàu lạ' đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam làm 8 người mất tích.
- Hai tàu cá VN bị đâm chìm trên Biển Đông   –   (BBC).   – Cứu 7 ngư dân bị “tàu lạ” đâm chìm tàu (NLĐ).


Sau 23.000 chiếc là bao nhiêu chiếc?
(Dân trí) - Sau hàng ngàn tàu cá của Trung Quốc khai thác trái phép đợt này, đợt tiếp theo sẽ là bao nhiêu chiếc? Khi Trung Quốc thực hiện chiến dịch xâm lấn bằng “biển tàu”, biển Đông sẽ dày đặc tàu cá và tàu hải giám của họ khống chế các ngư trường của Việt Nam…
>>  Trung Quốc toan tính gì khi mời thầu trái phép ở Biển Đông?
>>  Ngư dân Việt vẫn vững vàng
 - Nguyễn Trung Chính: TRUNG QUỐC ĐANG XÂM LƯỢC BIỂN ĐÔNG NGỤY TRANG DƯỚI HÌNH THÁI TRANH CHẤP LÃNH HẢI (Trí Nhân Media).
-   –Trí thức lại kiến nghị với lãnh đạo VN   –   (BBC). - Thư ngỏ gởi lãnh đạo VN hoan nghênh luật biển và bênh vực bất đồng chính kiến (RFA).
- Hà Nội: Xử lý hành vi tụ tập trái phép, gây mất trật tự công cộng (PL&XH).  – Kiên quyết xử lý các hành vi tụ tập trái phép, gây mất trật tự công cộng (KTĐT).
--Sự nhu nhược của triều đình (Lê Mai).
********************************
--Well...God bless you, Chinese chick! But... (Mafiovi)
...... let me be frank: when you become cock, it'll be crane already. 
Shame on you, bastard "comrades" ! ha ha.....


 


- Arrest all vessels encroached the Vietnam East Sea, Vietnam President ordered. - And let me be clear to warn you all, Japanese: If you don't - once more - want to be a victim of nuke  (in this time, China's, Believe you me, Impotent Samurai), let's be nuke.
Yes, yes....I know: your thinking is slower than lame turtle does, but it's - in any case - better than spending your brain on any baloney you call Japan power.
What's about American "nuclear umbrella"? - Forget it, you guys. I said: it's not Yankee but me and You, who must (and can) save one's own ass and the Yankee's too.
In other words: The time we - by our own power - must create an umbrella for Yankee .
- It's not relocating aircraft carriers to the Pacific or stationing 2,500 marines in Australia but Sansha is the pivot 
- Seems, from last Century to nowadays, Yankee still couldn't grasp the most elementary law of Physics: Some Americans pretended that they (Spheres of influence - Mafioivi) had ceased to exist after the end of the Cold War or ought not to exist. 
- Chinese teachers continue to teach American pupils on how to live 
- Whoa... It's not diddled tale people say about America: The country where any citizen is great thinker: Look! Even American carpenter wants to be the one. 
Why..... ? - That's why Ma'am: Chinese - of course - just aren't dare to give me the chance to redraw their map, I said.
- Whoa.....The moral dimension ? - How are you smart, Australians!
However, "in dealing with China..."( raw material sale to China), I'd recommend you to focus on - I'd say - ass-dimension, God bless you.
How should liberal democracies  deal with China and Russia?
- Simple....
1/ To continue to feed Chinese comrades (as you all - smart guys from the West - did for recent 30 years, Messrs)
2/ As for Russia? To forget the fact that Russia is facing to - at least - 3 fatal threats (demography, the economy still based on raw material sale, Chinese ants, who floods her East), and let her to remain a singer on Chinese songs.
A little more? - To pretend that you still can   rinse own brain
Blah! JMSDF ? - Japan Micro-School for Domestic Fishing.








***********************************************************
Group selection? - N...o !
(I'll Back)
- God created us, we created a heap of Gods. We - in turn - created technology, now it is creating a heap of both.  
----------- ****************************************************************

-------------

@Đài Loan lại gây rối ở Trường Sa (TNO) Đài Loan lại tiếp tục gây rối ở Trường Sa khi tuyên bố đã tăng cường sức mạnh phòng thủ trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cung cấp thêm nhiều vũ khí uy lực cho hòn đảo.
Tờ China Post dẫn thông báo của Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết họ đang hợp tác với Cơ quan Tuần duyên để tăng tường sức mạnh phòng thủ trên đảo Ba Bình.
Tuy nhiên, một người phát ngôn của Cơ quan Phòng vệ Đài Loan từ chối bình luận về những tường thuật nói rằng một tàu hải quân mang theo pháo phòng không 40 mm và pháo 120 mm đã khởi hành từ Cao Hùng và dự kiến sẽ đến Ba Bình trong một tuần nữa.
Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam hiện bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp.
Động thái tăng cường sức mạnh phòng thủ của Đài Loan diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều hoạt động khiêu khích, làm leo thang căng thẳng ở biển Đông, bao gồm việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đơn vị đồn trú tại đây.
 – Bài 4: Khẳng định chủ quyền – cơ sở cho phát triển kinh tế biển – Kỳ 1: Khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam (ĐĐK). -- Ban hành Luật Biển Việt Nam: Bài1: Yêu cầu tất yếu của một quốc gia ven biển;  – Bài 2: Nhanh chóng thực thi Luật Biển;   Bài 3: Phải thực thi Luật Biển một cách vững chắc.
-- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam: Hấp dẫn Di sản Văn hóa Biển Việt Nam (ĐĐK).   – Việt Nam xuất bản thêm sách về Biển Đông   –   (RFA).  - “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”(Infonet).   – Phỏng vấn ông Trần Công Trục: Bác bỏ tham vọng “đường lưỡi bò” (NLĐ).
-  – Thu giữ 12 bản đồ Trung Quốc in sai sự thật về mốc giới (NLĐ). - Thu 11 bản đồ do Trung Quốc xuất bản sai sự thật (TP).
- Hoàn thành bản đồ tiềm năng dầu khí vùng biển VN (Infonet).
- Dân mạng hào hứng đấu tranh vì chủ quyền biển đảo trên Internet(GenK).  - Cần linh hoạt và đổi mới hoạt động đối ngoại (PLTP). : Tập huấn công tác đối ngoại nhân dân.SGGP
- Tiếp nhận quà tặng bộ đội Trường Sa và nhà giàn DK1 (QĐND).  – Bộ Tư lệnh Hải quân tiếp nhận 1.500 tấn vữa khô xây dựng Trường Sa (Tin tức).
- Ngư dân liên kết trên biển lợi nhiều mặt   –   (www.cgi/http:/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/expr-pro-fish-in-grp-0807201208...">RFA

).
- Ai gây ra căng thẳng ở biển Đông? (CATP).  – Trung Quốc âm mưu “ăn mảnh” biển Đông(NLĐ).  – Trung Quốc đang đánh mất hình ảnh ngoại giao? (Project Syndicate/ NCBĐ).  - Leo thang Biển Đông: Chuyển lửa ra bên ngoài? (TVN). - Trung Quốc triển khai tàu cứu hộ lớn (TN). - Chiến lược bành trướng năng lượng của Trung Quốc: Ván cờ đầy bất trắc    –   (RFI).  – Châu Á Thái Bình Dương- lịch sử tồi tệ đang lặp lại? (PN Today). – TQ ‘không muốn thấy Asean chia rẽ’   –   (BBC).  - Biển Đông: điểm mặt 3 quan chức Ngoại giao TQ cay cú chỉ trích Mỹ (GDVN).
- Bắc Kinh và Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng qua các tranh chấp ở biển Đông: Beijing and US tense up over fresh South China Sea dispute (CSM). – Trung Quốc nhắm tới biển Đông: China targeting South China Sea (Boston Herald).   – Vì sao căng thẳng ở biển Đông sẽ dai dẳng chứ không leo thang: Guest post: Why tensions will persist, but not escalate, in the South China Sea (Financial Time).
- Tình hình Biển Đông: Philippines hoan nghênh, Campuchia triệu hồi (PN Today).   –Campuchia triệu hồi đại sứ ở Philippines (PLTP).   – Giải mã thế cờ biển Đông (NLĐ).
- “VN luôn tích cực, có trách nhiệm xây dựng ASEAN” (TTXVN). - Một ASEAN ngày càng gần gũi (TP). - Kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN (TN).
- Đối thủ đáng gờm của Hải quân Trung Quốc (ĐV).  – Mỹ giúp Philippines 2 tàu chiến và nhiều máy bay (NLĐ). - Mâu thuẫn Mỹ – Trung và vấn đề biển Đông (TN).
- So sánh sức mạnh quân sự Trung – Ấn (VNN).
- Sri Lanka “thả ngư dân Trung Quốc” (NLĐ).

Tổng số lượt xem trang