-- Vụ ‘cây đè chết người’: Cty cây xanh phải chịu? (VNN).
- VietNamNet đã trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Tú - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang để làm rõ trách nhiệm của đơn vị quản lí liên quan.
Liên quan đến vụ việc cây xà cừ cổ thụ ở số 97 phố Lò Đúc, Hà Nội bị mưa bão quật ngã và đè lên chiếc taxi 4 chỗ của hãng Mai Linh khiến tài xế Phạm Tuấn Anh tử vong ngay trong xe, đã hơn nửa tháng trôi qua nhưng vẫn chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra nhận trách nhiệm.
VietNamNet đã trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Tú - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang để làm rõ trách nhiệm của đơn vị quản lí liên quan.
Lỗi của công ty cây xanh?
Sau cái chết của lái xe taxi Phạm Tuấn Anh, an toàn tính mạng cho người dân vẫn là câu hỏi lơ lửng khi chưa có cơ quan quản lí nào lên tiếng nhận trách nhiệm.
Cây xanh đổ đè phải chiếc xe taxi khiến tài xế thiệt mạng trong ngày mưa giông 17/8 tại Hà Nội.(Ảnh: Phạm Hải)
Theo luật sư Nguyễn Văn Tú, bão số 5 là hiện tượng thiên nhiên và ai cũng có thể nghĩ ngay rằng đó là sự kiện bất khả kháng, do vậy mọi nghĩa vụ con người đối với thiệt hại xảy ra đều được miễn trừ.
Tuy nhiên, xem xét một cách cụ thể thì trường hợp cây ở phố Lò Đúc đổ gây ra cái chết của anh Phạm Tuấn Anh cũng như các thiệt hại vật chất khác thì lại có cách nhìn nhận khác.
Khi mùa mưa bão đến, thường thấy các động tác như: dự báo bão, công điện của Thủ tướng, người dân lo đắp đê be bờ, chặt bớt tán lá cành cây… Đó là những hành động mà người dân thường làm khi mùa mưa bão về.
Cơn bão số 5 được dự báo trước, xảy ra ở Biển Đông rất xa và mãi sau mới đi vào đến Hà Nội. Đến Hà Nội, bão đã suy yếu thực sự nhưng công tác phòng ngừa tại đây không tốt nên mới để xảy ra hậu quả đó.
Luật sư Tú cho rằng, Công ty quản lý cây xanh Hà Nội nếu có động tác chặt bớt cành lá khiến cho cây có sự cân đối giữa gốc và lá thì chắc chắn hậu quả kia sẽ không xảy ra. Mưa làm mềm đất, gió xoáy trên ngọn cây khiến cho cây càng mất cân đối hơn những ngày thông thường khác.
"Đây không phải là bất khả kháng nữa mà là thực sự do lỗi của công ty quản lý cây xanh" - LS Tú nói.
Vì bất khả kháng phải được hiểu theo đúng tinh thần của Điều 161 Bộ luật dân sự: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Có thể khởi kiện!
Sau tai nạn đáng tiếc xảy ra với lái xe taxi Phạm Tuấn Anh, rất nhiều độc giả đã lên tiếng vì hàng loạt vụ việc nghiêm trọng xảy ra cây đổ vào nhà, cây đè nát xe cộ lưu thông trên đường, cây đổ đè chết người… nhưng chưa có 1 cơ quan quản lí nào lên tiếng nhận trách nhiệm.
Giông bão giật mạnh khiến 1 cột điện trên phố Trần Huy Liệu xảy ra vụ đổ cột điện, đổ cây đè nát, bẹp dúm chiếc taxi. Rất may, nhân viên lái taxi là anh Nguyễn Phú Tuấn đã may mắn thoát chết, chỉ bị thương tích nhẹ do các mảnh vỡ cửa kính xe găm vào - ảnh Anh Tuấn
Theo luật sư Tú, đây thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chủ quản lý là Công ty cây xanh phải bồi thường toàn bộ thiệt hại về người và tài sản cho các bên bị thiệt hại. Thiệt hại được tính theo các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.
Bên thiệt hại có thể nhờ luật sư tư vấn để làm việc với Công ty quản lý cây xanh về nội dung, con số và tiến độ chi trả tiền bồi thường. Nếu không thương thảo được thì cần khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
“Về quản lý nhà nước, UBND thành phố Hà Nội, Ban phòng chống lụt bão cần có văn bản nhắc nhở đơn vị quản lý cây xanh đẩy cao tinh thần trách nhiệm vì sự lơ là của họ làm thiệt hại cho cả ngân sách nhà nước, tài sản và tính mạng sức khoẻ của nhân dân và thời gian của xã hội” - luật sư Tú đề xuất.
Anh Tuấn
- VietNamNet đã trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Tú - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang để làm rõ trách nhiệm của đơn vị quản lí liên quan.
Liên quan đến vụ việc cây xà cừ cổ thụ ở số 97 phố Lò Đúc, Hà Nội bị mưa bão quật ngã và đè lên chiếc taxi 4 chỗ của hãng Mai Linh khiến tài xế Phạm Tuấn Anh tử vong ngay trong xe, đã hơn nửa tháng trôi qua nhưng vẫn chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra nhận trách nhiệm.
VietNamNet đã trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Tú - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang để làm rõ trách nhiệm của đơn vị quản lí liên quan.
Lỗi của công ty cây xanh?
Sau cái chết của lái xe taxi Phạm Tuấn Anh, an toàn tính mạng cho người dân vẫn là câu hỏi lơ lửng khi chưa có cơ quan quản lí nào lên tiếng nhận trách nhiệm.
Cây xanh đổ đè phải chiếc xe taxi khiến tài xế thiệt mạng trong ngày mưa giông 17/8 tại Hà Nội.(Ảnh: Phạm Hải)
Theo luật sư Nguyễn Văn Tú, bão số 5 là hiện tượng thiên nhiên và ai cũng có thể nghĩ ngay rằng đó là sự kiện bất khả kháng, do vậy mọi nghĩa vụ con người đối với thiệt hại xảy ra đều được miễn trừ.
Tuy nhiên, xem xét một cách cụ thể thì trường hợp cây ở phố Lò Đúc đổ gây ra cái chết của anh Phạm Tuấn Anh cũng như các thiệt hại vật chất khác thì lại có cách nhìn nhận khác.
Khi mùa mưa bão đến, thường thấy các động tác như: dự báo bão, công điện của Thủ tướng, người dân lo đắp đê be bờ, chặt bớt tán lá cành cây… Đó là những hành động mà người dân thường làm khi mùa mưa bão về.
Cơn bão số 5 được dự báo trước, xảy ra ở Biển Đông rất xa và mãi sau mới đi vào đến Hà Nội. Đến Hà Nội, bão đã suy yếu thực sự nhưng công tác phòng ngừa tại đây không tốt nên mới để xảy ra hậu quả đó.
Luật sư Tú cho rằng, Công ty quản lý cây xanh Hà Nội nếu có động tác chặt bớt cành lá khiến cho cây có sự cân đối giữa gốc và lá thì chắc chắn hậu quả kia sẽ không xảy ra. Mưa làm mềm đất, gió xoáy trên ngọn cây khiến cho cây càng mất cân đối hơn những ngày thông thường khác.
"Đây không phải là bất khả kháng nữa mà là thực sự do lỗi của công ty quản lý cây xanh" - LS Tú nói.
Vì bất khả kháng phải được hiểu theo đúng tinh thần của Điều 161 Bộ luật dân sự: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Có thể khởi kiện!
Sau tai nạn đáng tiếc xảy ra với lái xe taxi Phạm Tuấn Anh, rất nhiều độc giả đã lên tiếng vì hàng loạt vụ việc nghiêm trọng xảy ra cây đổ vào nhà, cây đè nát xe cộ lưu thông trên đường, cây đổ đè chết người… nhưng chưa có 1 cơ quan quản lí nào lên tiếng nhận trách nhiệm.
Giông bão giật mạnh khiến 1 cột điện trên phố Trần Huy Liệu xảy ra vụ đổ cột điện, đổ cây đè nát, bẹp dúm chiếc taxi. Rất may, nhân viên lái taxi là anh Nguyễn Phú Tuấn đã may mắn thoát chết, chỉ bị thương tích nhẹ do các mảnh vỡ cửa kính xe găm vào - ảnh Anh Tuấn
Theo luật sư Tú, đây thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chủ quản lý là Công ty cây xanh phải bồi thường toàn bộ thiệt hại về người và tài sản cho các bên bị thiệt hại. Thiệt hại được tính theo các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.
Bên thiệt hại có thể nhờ luật sư tư vấn để làm việc với Công ty quản lý cây xanh về nội dung, con số và tiến độ chi trả tiền bồi thường. Nếu không thương thảo được thì cần khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
“Về quản lý nhà nước, UBND thành phố Hà Nội, Ban phòng chống lụt bão cần có văn bản nhắc nhở đơn vị quản lý cây xanh đẩy cao tinh thần trách nhiệm vì sự lơ là của họ làm thiệt hại cho cả ngân sách nhà nước, tài sản và tính mạng sức khoẻ của nhân dân và thời gian của xã hội” - luật sư Tú đề xuất.
Trong khi đó, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Hưng – Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên công viên cây xanh Hà Nội cho biết: “Quản lý cây xanh trên địa bàn thủ đô được công ty thực hiện theo nghị định 64/2010 NĐ-CP ban hành, trên nguyên tắc Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp theo trách nhiệm quy định của pháp luật”.
Ông Hưng cũng cho biết thêm: Theo nghị định 64, chương III, điều 13.4 thì công ty công viên cây xanh thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh trên địa bàn được giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp.
Về trường hợp lái xe taxi Phạm Tuấn Anh bị cây đè vào ô tô dẫn đến tử vong trên phố Lò Đúc, ông Hưng cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin, công ty đã cử cán bộ và công nhân đến phối hợp với các cơ quan chức năng cùng giải quyết. Đây là trường hợp tử vong do thiên tai (mưa giông lớn do ảnh hưởng của báo số 5)”.
“Sau đó, đoàn cán bộ công ty đã đến nhà anh Phạm Tuấn Anh thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình và trao một khoản tiền giúp đỡ hai cháu nhỏ cùng gia đình khi năm học mới sắp bắt đầu. Khi biết gia đình có hoàn cảnh khó khăn (vợ anh Tuấn không có công việc ổn định), ban lãnh đạo công ty đã đề nghị được giúp đỡ, tạo điều kiện nhận vợ anh Tuấn Anh vào làm việc tại công ty để có nhiều điều kiện giúp đỡ gia đình hơn về sau này” - ông Hưng nói.
Phạm Hải |
-Trách nhiệm ngành quản lý đến đâu?
TT - Trưa 22-8, thi thể bà Đỗ Thị Tuyết Hạnh - nạn nhân trong vụ rớt cành cây khô (đường Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - đã được đưa về quê an táng.
Nhánh cây rơi, một phụ nữ tử vong
Hiện trường vụ nhánh cây khô rớt xuống gây chết người trên đường Đinh Tiên Hoàng, TP.HCM (ảnh chụp tối 21-8) - Ảnh: MẬU TRƯỜNG |
Dư luận đặt vấn đề cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong vụ tai nạn này.
Trong khi đó, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh TP (gọi tắt là Công ty Công viên cây xanh TP) cho rằng đây chỉ là tai nạn.
Xử lý theo quy trình = tai nạn chết người
Ông Trần Thiện Hà, giám đốc Công ty Công viên cây xanh TP, cho biết trước mùa mưa đã cắt cành cây khô trên hàng chục ngàn cây xanh ở đường phố. Tháng 5-2012, công ty đã cắt tỉa cành khô trên cây ở đường Đinh Tiên Hoàng, kể cả cây dầu 106 - cây có nhánh khô vừa gây tai nạn.
Theo kế hoạch trong tháng 8 này, công ty tiếp tục cắt cành khô lần nữa. “Các cây xanh phía bên kia đường vừa được cắt cành khô xong, còn hàng cây bên này đường (khu vực xảy ra tai nạn - PV) cũng đã được lên kế hoạch và đang chờ ngành điện cúp điện để thực hiện thì tai nạn xảy ra” - ông Hà nói.
Đây không phải là vụ tai nạn đầu tiên liên quan đến cây xanh. Trước đó đã có nhiều vụ tai nạn do cây ngã khiến nhiều người đi đường bị thương hoặc gây hư hỏng xe cộ. Hiện nay, trên đường phố vẫn còn nhiều cây bị chết khô, trong đó nhiều cây cổ thụ cao trên 20m ở các tuyến đường Trần Quang Diệu, Lê Hồng Phong, Lê Đức Thọ... chưa được đốn hạ.
Theo ông Hà, khi phát hiện cây bị chết khô, Công ty Công viên cây xanh TP sẽ làm văn bản báo cáo cho các đơn vị được giao trách nhiệm quản lý trực tiếp là các khu quản lý giao thông đô thị. Khi các khu quản lý giao thông đô thị có văn bản đồng ý cho đốn cây thì mới đốn được. Trường hợp các cây bị chết khô tại các tuyến đường nói trên, công ty đã báo cho các khu quản lý giao thông đô thị nhưng các đơn vị này phản hồi rằng “phải tiếp tục theo dõi”. Tương tự, việc cắt cành, nhánh khô cũng phải chờ kế hoạch cúp điện của ngành điện để phối hợp thực hiện. “Tuy nhiên qua sự cố trên, chúng tôi kiến nghị xử lý sớm các cây chết khô trên, đồng thời tăng cường tuần tra, nếu phát hiện những trường hợp nguy hiểm khác sẽ đề xuất làm liền chứ không thực hiện theo quy trình bình thường nữa. Ngoài ra, công ty sẽ đề xuất trang bị thêm xe thang cao để tăng cường cắt tỉa cành, nhánh khô đối với các cây xanh cao trên 30m” - ông Hà nói.
Phải bồi thường thiệt hại
Trong vụ nhánh cây khô rơi xuống đường gây chết người, luật sư Lê Đình Phạt (Đoàn luật sư TP) cho rằng Công ty Công viên cây xanh TP được giao trách nhiệm cắt tỉa nhánh khô, xử lý cây nghiêng, nguy hiểm để đảm bảo an toàn nhưng lại để nhánh cây khô rơi gây chết người, đặc biệt trong điều kiện không có dông lốc hay bão tố thì phải chịu trách nhiệm đầu tiên.
Trong khi đó, ông Trần Thiện Hà cho rằng: “Đặt vấn đề bồi thường cho gia đình nạn nhân là chưa hợp lý lắm, vì mạng người đâu thể nói bồi thường 100-200 triệu đồng là xong. Nhưng nói hỗ trợ thì cũng chưa đúng”. Theo ông Hà, hướng giải quyết của Công ty Công viên cây xanh TP là sau khi xảy ra tai nạn, công ty cử người đến chia buồn cùng gia đình nạn nhân, hỗ trợ tiền mua quan tài, xe đưa nạn nhân về Đồng Tháp lo an táng. Sau đó, vận động nhân viên đóng góp hỗ trợ, đồng thời sẽ làm việc với gia đình nạn nhân để thỏa thuận hướng xử lý tiếp theo.
Theo các luật sư, trường hợp tai nạn liên quan đến cây xanh xảy ra do lỗi chủ quan của đơn vị được giao chăm sóc bảo dưỡng cây xanh thì đơn vị phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thậm chí một số trường hợp gây chết người có thể bị xử lý hình sự. Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Hội Luật gia TP) cho biết theo điều 626 Bộ luật dân sự, chủ sở hữu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc cây cối gãy đổ gây ra, trừ trường hợp lỗi do người bị thiệt hại gây ra hoặc do sự kiện bất khả kháng như bão, lũ, động đất... Vụ nhánh cây khô rớt trên đường Đinh Tiên Hoàng gây chết người không phải là sự kiện bất khả kháng. Mặt khác, đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, chăm sóc cây xanh không thực hiện đúng quy định trong việc kiểm tra, ngăn ngừa cây gãy đổ dẫn đến tai nạn chết người phải bồi thường. Còn việc khởi tố hình sự sẽ do cơ quan công an điều tra quyết định sau khi điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. Trước mắt, theo luật sư Lê Đình Phạt, gia đình nạn nhân có thể khởi kiện Công ty Công viên cây xanh TP đòi bồi thường thiệt hại.
- TP.HCM: Cành cây rơi, một phụ nữ tử vong (VTC).- - TP.HCM: Bị cành cây rơi trúng đầu, một phụ nữ thiệt mạng (DT). -Năm năm trèo tường vào nhà (PLTP).
-'Con tôi chết oan quá'
3 ngày sau khi anh Phạm Tuấn Anh (SN 1978) - lái xe hãng Taxi Mai Linh tử nạn vì cây đổ, người ta vẫn chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm, trong khi “những cái chết từ trên trời rơi xuống” vẫn rình rập người dân bất cứ lúc nào. Chúng tôi tìm tới căn nhà nhỏ trong ngõ 461 phố Trần Khát Chân, Hà Nội, đúng lúc những người thân của Tuấn Anh vừa từ lễ an táng trở về. Bà Nguyễn Thị Tâm, mẹ Tuấn Anh nói trong nước mắt: “Con tôi chết oan quá. Tôi nghe người dân ở phố Lò Đúc nói lại rằng, họ đã mấy lần kiến nghị đơn vị quản lý cây xanh có biện pháp xử lý cái cây đó rồi, nhưng chẳng có ai quan tâm thực hiện. Giá như trước mùa mưa bão, kiến nghị ấy được quan tâm giải quyết thì có lẽ con tôi đã không tử nạn”.
Gia đình đau xót trước cái chết oan uổng của anh Phạm Tuấn Anh |
Cái chết của lái xe hãng Mai Linh khiến khá nhiều người ngậm ngùi, nhất là khi hoàn cảnh gia đình của người lái xe này khá khó khăn. Ông Phạm Văn Bình, chú ruột nạn nhân cho biết: “Tuấn Anh vốn là người chịu thương chịu khó, nhưng số nó khổ. Trước đây nó làm Bí thư đoàn phường Thanh Nhàn. Nhưng làm cán bộ phường thì đồng lương không đủ sống nên sau đó cháu nó xin chuyển sang làm cán bộ kỹ thuật cho Lilama. Làm được 3 năm thì gần đây công ty ít việc, nên cháu nó xin nghỉ không lương rồi xoay qua nghề lái taxi. Ai dè, mới đi làm chưa được 2 tháng thì xảy ra cơ sự này. Cả nhà có mỗi nó là lao động chính nuôi vợ và hai đứa nhỏ. Bố thì yếu về mất sức đã lâu. Mẹ ốm đau quanh năm, lại mắc thêm bệnh suy tim độ 3. Bây giờ như vậy, lũ trẻ con chẳng biết dựa vào đâu”.
Nhìn 2 đứa trẻ, những người dự đám tang không ai cầm được nước mắt. Tội nghiệp hai bé Nhật Anh và Quốc Anh còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau và cả tương lai mịt mờ mà mẹ nó đang phải đối mặt. Mặc áo xô, hai đứa trẻ cứ vô tư nô đùa mà chẳng hề biết rằng chúng đang phải mặc tang phục cho lễ tang cha mình. Thậm chí cu Nhật Anh còn gọi bạn ra khoe: “Bố tớ được nằm trong cái thùng gỗ đẹp lắm”. Câu nói của đứa bé 4 tuổi như cứa thêm một nhát dao vào tâm can của tất cả những ai chứng kiến. Còn Quốc Anh, cu cậu vẫn chỉ nghĩ bố đi lái xe như thường lệ và lời hứa “tối bố sẽ về đưa 2 anh em đi ăn kem” chắc sắp thành hiện thực. Thế nên cứ thi thoảng nó lại ríu rít khoe việc ấy với bà.
Mấy ngày vừa rồi ông Phạm Minh Chiến, cha ruột Tuấn Anh mắt đỏ ngầu vì thiếu ngủ. Cứ nghĩ tới hình ảnh con trai nằm trong chiếc xe bị đè bẹp dúm dưới gốc cây mà không thể cứu ra được là ông bị ám ảnh không sao chợp được mắt. Ông nhớ lại, lúc ấy là 6h chiều, ông nhận điện báo của hãng Mai Linh gọi về mà bủn rủn chân tay. Cả nhà đội mưa chạy ra đến nơi nhưng cũng chỉ biết gào khóc và đứng nhìn. Rồi cũng phải mất cả tiếng đồng hồ sau mới thấy xe cứu hộ của công ty cây xanh đến để cẩu gốc cây này ra. Bao nhiêu con người đứng đó, ai cũng muốn giúp một tay mà đành chịu.
Rồi ông thở dài: “Chúng tôi già rồi, nuôi thân chẳng xong thì biết làm cách nào mà cưu mang cho mấy đứa nhỏ. Càng nghĩ càng thấy bi quan. Con tôi đằng nào cũng đã chết, nhưng nếu người ta cứ quản lý theo kiểu vô trách nhiệm như thế này thì không chỉ có cây đổ mà tới đây sẽ còn những vụ việc khác tương tự như trụ điện bị hở, dây điện lòng thòng hay hố ga mất nắp, rồi còn nhiều người dân khác chết oan”.
Yêu cầu làm đúng pháp luật vụ cây đè chết tài xế (Bee).-(Kienthuc.net.vn) - Sau sự cố cây đổ vào chiều ngày 17/8, ở phố Lò Đúc (Hà Nội), đè chết tài xế taxi Phạm Tuấn Anh, lãnh đạo Công ty Mai Linh yêu cầu làm đúng pháp luật.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên cây xanh Hà Nội cho biết: “Cây xanh ở trước số nhà 97 phố Lò Đúc thuộc TP Hà Nội quản lý. Sau khi cây đổ, chúng tôi đã tiến hành cắt tỉa cành nhằm tránh ùn tắc giao thông còn vẫn để nguyên hiện trạng gốc để cơ quan chức năng điều tra xử lý”.
Theo ông Hưng, tính tới thời điểm hiện tại, công ty đã ghi nhận thông tin về 106 trường hợp sự cố cây đổ, cành gẫy. "Không phải chỉ cây to mà ngay cả cây nhỏ cũng bị đổ, gãy nếu xảy ra mưa to kèm gió lớn. Chính vì vậy, chúng tôi khó có thể đưa ra khuyến cáo cụ thể cho người dân" - ông Hưng nói.
Theo ông Hưng, tính tới thời điểm hiện tại, công ty đã ghi nhận thông tin về 106 trường hợp sự cố cây đổ, cành gẫy. "Không phải chỉ cây to mà ngay cả cây nhỏ cũng bị đổ, gãy nếu xảy ra mưa to kèm gió lớn. Chính vì vậy, chúng tôi khó có thể đưa ra khuyến cáo cụ thể cho người dân" - ông Hưng nói.
Về trách nhiệm cây đổ ở phố Lò Đúc đè chết tài xế taxi Mai Linh, ông Hưng cho hay: “Vụ tai nạn này là trường hợp khách quan, bất khả kháng. Công ty cũng đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng lập kinh phí để hỗ trợ cho những trường hợp như trên nhưng chưa được”, ông Hưng cho biết thêm.
Trong một diễn biến khác, trao đổi với PV Kienthuc.net.vn, ông Hồ Huy - Tổng giám đốc Tổng Công ty Mai Linh cho biết: “Về sự việc cây đổ đè chết tài xế Phạm Tuấn Anh, phía Mai Linh mong muốn các cơ quan chức năng cần làm đúng pháp luật, đặc biệt là các cơ quan chức năng cần xem xét cây đó có được chăm sóc, tỉa cành thường xuyên không?"
Cây xanh đè từ trên xuống |
"Trước mắt Mai Linh sẽ lo an táng chu đáo cho nạn nhân Tuấn Anh rồi sẽ lo công ăn việc làm ổn định cho vợ nạn nhân. Ngoài ra công ty sẽ chu cấp cho 2 con của nạn nhân Tuấn Anh đến tuổi trưởng thành" - ông Huy khẳng định.
Cửa xe bị biến dang sau khi xảy ra đổ cây |
Tiến Dũng Mạnh- Yêu cầu làm đúng pháp luật vụ cây đè chết tài xế (Bee).
************
-Sau bão số 5: 10 người chết, 5.000 ngôi nhà bị tốc mái
(VOV) - Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 19h ngày 18/8, bão số 5 đã làm 28 người bị chết, mất tích và bị thương, trong đó có 10 người chết ở Yên Bái, Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội và Vĩnh Phúc. Bão số 5 cũng làm sập 139 ...
7 thuyền viên gặp nạn trên biển đang trên đường vào bờDân Trí
13 người chết và mất tíchTiền Phong Online
Cứu 7 thuyền viên bị nạn trên biểnThanh Niên
(VOV) - Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 19h ngày 18/8, bão số 5 đã làm 28 người bị chết, mất tích và bị thương, trong đó có 10 người chết ở Yên Bái, Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội và Vĩnh Phúc. Bão số 5 cũng làm sập 139 ...
7 thuyền viên gặp nạn trên biển đang trên đường vào bờDân Trí
13 người chết và mất tíchTiền Phong Online
Cứu 7 thuyền viên bị nạn trên biểnThanh Niên
Tái hiện trận lụt lịch sử Thanh Niên
Bão số 5 đổ bộ đã làm 5 người chết, 3 người bị thương, hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái, hư hại. Hà Nội lại ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư hôm qua 18.8 đã phát đi bản tin cuối cùng về cơn bão số 5.
Bão số 5 làm 10 người chết, 9 người mất tíchSài gòn Giải Phóng
Mưa lũ gây thiệt hại ở các địa phươngĐài Tiếng Nói Việt Nam
- Bão Kai-Tak làm 4 người thiệt mạng ở Việt Nam – (RFI). – Ảnh: Hà Nội ‘lại thành sông’ sau bão Kai Tak – (BBC). – 28 người chết, mất tích, bị thương trong bão số 5 (TTXVN). - Tái hiện trận lụt lịch sử (TN).
Typhoon Kai-Tak kills 9 in Vietnam, thousands of homes damagedAugust 19, 2012 3:34 PM
HANOI (AFP) - At least nine people were killed, thousands of homes damaged and swathes of farmland flooded as Typhoon Kai-Tak swept across northern Vietnam, authorities said on Sunday.
-Hiện trường Taxi Mai Linh bị cây đè, tài xế tử vong - Cơn mưa to kèm gió lớn chiều 17/8 đã khiến cho cây cối trên nhiều tuyến phố bị đổ. Nghiêm trọng nhất, tại phố Lò Đúc có 1 cây xanh đổ đè lên Taxi làm cho tài xế tử vong, giao thông bị cản trở.
Đây là chiếc xe Mai Linh mang BKS 29A - 268.80, sau hơn 1 tiếng đồng hồ, lực lượng chức năng vẫn chưa đưa được nạn nhân ra khỏi xe.
Vụ tai nạn này xảy ra trước số nhà 97 phố Lò Đúc (Hà Nội). Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là Phạm Tuấn Anh ( 26 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Tin, ảnh: Tiến Dũng/ Vietnamnet/Infonet
----------Lái xe thoát chết kinh hoàng kể phút cây đè nát 'xế hộp'
> Gió to, mưa lớn, cây đè chết người, bẹp ô tô
TPO – Anh Nguyễn Phú Tuấn - lái xe taxi bị cây đè nhưng may mắn thoát chết- cho biết, trời đang mưa rất to, vừa tới đầu đường Trần Huy Liệu (Hà Nội), bỗng cây lớn đổ ập xuống ngay trước mũi xe.
Xe ô tô bị cành cây và cột đèn cao áp đè trên phố Tràng Thi. Ảnh: Tuấn Nguyễn. |
Lời kể người thoát chết
Anh Nguyễn Phú Tuấn hoảng hốt, lùi xe lại thì cây cột điện cạnh đó cũng đổ rầm trúng xe. Rất may, cột điện chỉ đập trúng cánh cửa bên trái xe (khiến cánh xe nát vụn).
Anh Tuấn cùng khách vội chui ra khỏi xe. Cửa trái xe taxi bị cột điện đè sập hẳn xuống. Anh Tuấn bị các mảnh vỡ cửa xe găm trúng tay xây xát.
Theo một số người chứng kiến vụ việc, lúc cây đổ còn có đôi nam nữ đi qua, cũng bị cành lá đè lên. Rất may, họ chỉ bị xây xát nhẹ và chui ra được.
Nhiều người vẫn chưa khỏi bàng hoàng khi chứng kiến cột đèn cao áp tại ngã tư Tràng Thi – Quang Trung (Hà Nội) đổ ập xuống đường, kéo theo nhiều cành cây xanh đè lên đầu chiếc xe Huyndai bốn chỗ.
Xe bị đè nát cửa . |
Cột đèn đổ chắn ngang phần đầu xe, đúng vị trí tài xế ngồi. Các cành cây đổ xuống phía trước mui xe. Rất may, tài xế nhanh trí né kịp, sau đó, tìm cách cạy cánh cửa sau thoát ra ngoài.
Trận mưa lớn kèm gió mạnh xảy ra khoảng 16h30 phút ngày 17 - 8 trên địa bàn Hà Nội. Gió, lốc làm tốc nhiều mái nhà lợp tôn, đổ nhiều cây xanh, cột điện. Đặc biệt, đoạn trước ngõ 442 Ngô Gia Tự (Long Biên, Hà Nội), nhiều mái nhà lợp bằng tôn bị thổi bay.
Mưa to kèm gió mạnh cũng quật đổ nhiều cây cổ thụ, đổ xuống đường trên các tuyến phố Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt, Tràng Thi, Lò Đúc, Kim Giang, Trần Huy Liệu.
Trên phố Lò Đúc, một cây xà cừ đổ, đè trúng xe taxi đang chạy, khiến lái xe tử vong tại chỗ.
|
Anh Hà, lái xe taxi Vạn Xuân BKS 31F-1625 cho biết: “Đang đi tới đoạn này thì bất ngờ hai cây phượng bên vỉa hè đổ ập xuống đường. Tôi vội quay xe lại, vừa đi được một đoạn thì lại bị cây thứ ba đổ chắn ngang đầu”.
Rất may, cây đổ xuống còn nhỏ nên chỉ đè nhẹ lên xe, chắn lối đi chứ không gây thương tích cho anh Hà.
Hai cây đổ trước đó cũng đề lên một chiếc xế hộp hạng sang, BKS 30S-0550. Rất may, tài xế không bị thương.
Nhiều cây lớn đổ nát xe
Trên phố Nguyễn Du, đoạn giữa hồ Thiền Quang cũng có hai cây xà cừ cổ thụ bật gốc, chắn ngang đường đi. Đặc biệt, tại ngã tư Nguyễn Du – Trần Bình Trọng, cây xà cừ cổ thụ đổ xuống đúng lúc hai thanh niên đi hai xe máy qua. Một người chỉ bị cành cây quật nhẹ, người kia bị cành cây đè ngã xuống đường. Rất may, sau đó, anh này đã bò dậy, chui được ra ngoài.
Xe taxi bị đè trên phố Chùa Bộc. |
Trên phố Lý Thường Kiệt cũng có nhiều cây xà cừ cổ thụ bật gốc. Một cây đổ ngang đường, đoạn trước trường THPT Việt Đức. Rất may, thời điểm này học sinh chưa về nhiều nên không có ai bị thương.
Trong khi đó, cây cổ thụ đoạn ngã tư Lý Thường Kiệt – Bà Triệu đè nát một xe máy AirBlade, hai ô tô hiệu Mazda và một chiếc Ford đỗ trên vỉa hè.
Tuấn Nguyễn
----
Hà Nội: Ngập, cây đổ, giao thông rối loạn, có người chết
- Từ 16h15 chiều 17/8, do ảnh hưởng của bão số 5, Hà Nội đã bắt đầu có mưa và gió lớn, hàng loạt cây lớn bị đổ trên nhiều tuyến đường như Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Kim Liên mới...
Bản tin mới nhất của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: Do ảnh hưởng của cơn bão số 5 ở khu vực nội thành Hà Nội đang có mưa với cường độ lớn kèm theo gió giật mạnh.
Đợt mưa này có khả năng gây ngập lụt cho các tuyến phố Hà Nội từ úng từ 0,6 – 0,8m tại các phố: Thái Hà, Thái Thịnh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thái Học, Cao Bá Quát, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng- Văn Miếu, Nguyễn Du-Quang Trung, Ngã 5 Bà Triệu, Liên Trì-Nguyễn Gia Thiều, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Phạm Ngọc Thạch…và ngập úng từ 0,4 – 0,6m tại các phố: Cát Linh, Quốc Tử Giám -Nguyễn Khuyến-Ga Hà Nội, Khâm Thiên, Phan Bội Châu- Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ-Nguyễn Tri Phương…
|
Các tuyến phố chính của Hà Nội như Tôn Đức Thắng - Kim Liên mới - Giải Phóng... hiện đã bị ngập nước. Nhiều phương tiện giao thông bị chết máy giữa đường khiến cho các ngã tư rối loạn.
Mưa to, kèm theo đó là gió lớn khiến cho việc di chuyển bằng xe máy rất khó khăn.
17h15 phút, mưa đã ngớt trên nhiều tuyến phố, tình hình giao thông bắt đầu thoáng hơn ở nhiều khu vực. Một số điểm hay ùn tắc như vòng xoay Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng - Trung Hòa, Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng, Thái Hà - Chùa Bộc... vẫn có thể di chuyển được.
17h30 phút, đường Vạn Phúc đoạn tiếp giáp với đường Đại Mỗ, đường Nguyễn Xiển, Phương Mai, Lương Đình Của, Trường Chinh, đường Giải Phóng đi Ngọc Hồi đoạn dưới gầm cầu vượt... nước ngập sâu, rất khó khăn cho các phương tiện qua lại.
Phố Lò Đúc có 1 cây xanh đổ đè lên Taxi làm cho tài xế tử vong, giao thông bị cản trở. Đây là chiếc xe Mai Linh mang BKS 29A - 268.80, sau hơn 1 tiếng đồng hồ, lực lượng chức năng vẫn chưa đưa được nạn nhân ra khỏi xe.
Xem ảnh hiện trường tại đây.
Hình ảnh cơn bão số 5 từ vệ tinh - Nguồn: TTDBKTTV |
Theo báo cáo của Công ty Thoát nước Hà Nội, 16h20 - 17h, Hà Nội xảy ra mưa lớn, tổng lượng mưa đo được tại Vân Hồ là 48 mm; Xuân Đỉnh 42 mm; Trúc Bạch 48 mm; Yên Sở: 29 mm; Hầm chui Trung tâm Hội nghị quốc gia 30 mm; Đông Anh 30 mm; Thanh Liệt: 27 mm; Hồ Tây A: 25 mm.
Mưa lớn trong thời gian ngắn khiến một số vị trí úng ngập và ứ đọng nước chưa thoát kịp như Nguyễn Đức Cảnh, Lê Trọng Tấn, Trường Chinh, Thái Thịnh, Nguyễn Khuyến, ngã ba Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương... (Nguồn: Tin Nhanh Việt Nam).
Cây xà cừ đổ chắn giữa ngã tư Nguyễn Du - Trần Bình Trọng |
Cây xà cừ trên phố Lò Đúc đè chết nam lái xe taxi |
Cũng trên phố Lò Đúc cây xà cừ đè bẹp 2 xe máy |
Gốc cây nằm vật trên vỉa hè Trần Bình Trọng |
Tạo thành một hố sâu giữa phố |
Chắn ngang ngã tư Nguyễn Du - Trần Bình Trọng |
Hai ô tô bị cây xanh đè |
17h50: Mưa tạnh, tuy nhiên đây là thời điểm nhiều người bắt đầu rời công sở nên các tuyến phố chính lại rơi vào tình trạng tắc nghẽn.
Một số điểm ùn tắc nghiêm trọng: Trường Chinh, Chùa Bộc, cầu vượt Mai Dịch, ngã tư Cầu Giấy, cầu Khương Đình...
Theo dự báo của TTKTTV Trung ương, đêm nay, phía Tây Bắc bộ, nhiều mây, có mưa vừa, mưa to đến rất to, gió mạnh cấp 3 - 4. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24oC, nhiệt độ cao nhất từ 26 - 29oC.
Phía Đông Bắc Bộ, nhiều mây, có mưa vừa, mưa to đến rất to, gió mạnh cấp 4 – 5, có lúc cấp 6, giật trên cấp 6. Riêng các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng có gió mạnh có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9. Ngày mai gió đông nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 22 - 25oC, nhiệt độ cao nhất từ 26 - 29oC.
Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN |
---|