Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Kỷ nguyên “Made in Japan” sắp kết thúc

Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu mới của chính các doanh nghiệp nước này.
f
Lần đầu tiên trong lịch sử, các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản, trong đó có Nissan Motor chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài và xuất khẩu trở lại Nhật Bản. Điều này là bởi họ muốn tránh ảnh hưởng của đồng yên mạnh, lực lượng lao động già cỗi ở Nhật Bản trong khi có thể tận dụng ưu thế khi tay nghề của lực lượng lao động nước ngoài bắt đầu được cải thiện.

Quyết định của Nissan đã mở đường cho một số doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản như Shiseido, Toshiba chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Nhật Bản. Thực tế, số nhà máy của doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài đã tăng gấp đôi trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt tăng 31% trong 2 năm qua.
Lợi nhuận doanh nghiệp Nhật Bản tăng 2-3 lần nếu chuyển sản xuất ra nước ngoi.
Lợi nhuận doanh nghiệp Nhật Bản tăng 2-3 lần nếu chuyển sản xuất ra nước ngoài

Shiseido cho biết trong tháng tới sẽ giới thiệu tới khách hàng Nhật Bản loạt sản phẩm trang điểm của họ sản xuất tại Đài Loan và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên công ty mỹ phẩm lớn nhất của Nhật Bản nhập khẩu một trong những dòng hàng này.

Toshiba ngừng sản xuất dòng TV Regza trong nước năm trước sau gần một nửa thế kỷ. Trong khi đó, công ty sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất Nhật Bản Panasonic cũng đã chuyển toàn bộ nhà máy sản xuất điện thoại di động sang Malaysia và Trung Quốc để tăng sức cạnh tranh về giá.
Theo khảo sát của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, tỷ lệ sản phẩm của các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài sẽ đạt kỷ lục 39% vào năm tài khóa 2014-2015, tăng so với 33% cách đây 2 năm.
Đồng yên tăng, lực lượng lao động già cỗi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản. Goldman Sachs ước tính, cứ mỗi 1 yên tăng so với USD, lợi nhuận hoạt động của Nissan giảm khoảng 2,4%, Toyota giảm 3,3%. Trong khi đó, nếu chuyển sản xuất ra nước ngoài, lợi nhuận biên của họ có thể tăng từ 2,5 đến 3 lần.
Mặc dù vai trò của ngành công nghiệp Nhật Bản đang giảm dần, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những công xưởng lớn nhất thế giới, đặc biệt với các dòng sản phẩm công nghệ cao, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Yuqing Xing nhận định.
“Nhật Bản vẫn còn một lượng lớn kỹ sư, công nhân kỹ thuật và công nghệ cao. Tôi không cho rằng, Nhật Bản sẽ bị gạt khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Xing nói. Ông này cũng cảnh báo thêm, việc thay đổi phương thức nhập khẩu sẽ khiến tình trạng giảm phát của Nhật Bản tồi tệ hơn bởi nó tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, khi đó, giá trong nước sẽ giảm hơn nữa.
Theo Bloomberg/Khampha

-Kỷ nguyên “Made in Japan” sắp kết thúc
___________
Nhật Bản: Cần tái thẩm định quan hệ với Bắc Kinh
Nguoi Viet Online

  
Ngoại trưởng Nhật hôm Thứ Ba nói rằng nay đã đến lúc thẩm định mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, vốn trở nên căng thẳng do các tranh chấp biển đảo và vụ xe chở đại sứ Nhật tại Bắc Kinh bị tấn công, cờ Nhật bị giật lấy.


-Moody's: Chất lượng tài sản các ngân hàng Trung Quốc đang giảm
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu   –   (RFA).
- Kinh tế Mỹ tăng trưởng hơn dự đoán   –   (BBC).
- Nga chuẩn bị đàm phán về FTA với Việt Nam (VOA).  – Việt Nam, Hàn Quốc chuẩn bị mở vòng đàm phán FTA đầu tiên (VOA).
-  10 thống đốc ngân hàng trung ương kém nhất năm 2012  (VF).
- Thu ngân sách Nhà nước nguy cơ thâm hụt trầm trọng (TTXVN).
- TS Nguyễn Đình Cung: Phải đấu giá quyền khai thác than (TT).
  - Ngân hàng Nhà nước hút ròng tới 9.585 tỷ đồng trên OMO (VnEco).
- Fitch nhận định ngân hàng VN dễ tổn thương (DNSG). - Sáp nhập Habubank vào SHB   –   (BBC).   - SJC hết thời “bất kham” (DĐDN).
- Tăng tín dụng: “Ngân hàng Nhà nước đã làm hết cỡ” (VNEco/ cafef.vn.).


- Trái hay phải: Đội ơn Bộ Tài chính cho tăng giá, dân được mua xăng! (PN Today).  - Chới với vì giá xăng dầu (NLĐ).  – Rút giấy phép một cây xăng găm hàng (TT). – Xử lý nghiêm nạn “khan hiếm” xăng dầu (VnMedia). –Giá xăng tăng: Cơ quan quản lý chưa làm trọn trách nhiệm điều hành?(CAND).

Vợ ông Đặng Thành Tâm đăng ký thoái vốn tại Navibank
VnEconomy -Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Đặng Thành Tâm hiện là thành viên Hội đồng Quản trị NVB đăng ký bán hết 14.824.072 cổ phiếu
-Hàng loạt sàn BĐS 'chết lâm sàng'  Sau thời gian dài hoạt động lay lắt, nhiều sàn bất động sản đã buộc phải đóng cửa, không ít sàn đã biến mất một cách lặng lẽ.
-  Gia Lai rúng động tin đồn vỡ nợ hàng chục tỷ đồng (DV).
- Trần Vinh Dự: Mua bán doanh nghiệp vì sao gọi là ‘thôn tính’? (phần 2)(VOA).  - Rao bán doanh nghiệp: Tỷ đô có dễ?  (DNSG).
- Gạo Việt Nam tăng giá nhờ xuất qua Campuchia và Thái Lan  (VnEco).  – Mỗi năm sẽ có hai đợt thu mua tạm trữ lúa gạo (TQ).
-  Nho, khoai tây Trung Quốc vào danh sách “đen” (DV).
- Chúng ta đang xuất đi những cái thế giới không thiếu  (DNSG).  -  Đưa hàng vào Mỹ, dễ vào – khó ở! (ĐTCK).
-  Kêu lỗ: Vừa lên giá, xăng dầu muốn tăng tiếp (Vef).
- Công ty chứng khoán dùng “độc chiêu” thoát bị kiểm soát đặc biệt (VNEco). - TTCK ngày 30/8: Cơ hội lướt sóng (DNSG).  -  Ai đang sẵn sàng mua cổ phiếu? (ĐTCK).

- Vụ cháy chợ Việt lớn nhất Ba Lan đầy nghi vấn   –   (RFA).
-  Indonesia bắt 21 người Việt khai thác gỗ lậu (TN).

Tăng lương: Công nhân mừng, DN ngao ngán

Tổng số lượt xem trang