Khởi tố,bắt tạm giam 3 nguyên lãnh đạo Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.Ngày 15/1, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48 Bộ Công an) đã khởi tố,bắt tạm giam 3 bị can, gồm: ông Đỗ Quốc Khánh- nguyên Tổng giám đốc tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam,thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, ông Bùi Văn Viện - nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam và ông Phạm Văn Đoàn - Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Hợp Thủy
.
Các đối tượng này bị khởi tố, bắt tạm giam vì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, ngày 16/10/2012, C48 đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Thế Ngọc - nguyên kế toán trưởng của Xí nghiệp Vận tải thuộc TCty cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam - về tội tham ô.
Theo kết quả điều tra ban đầu, C48 xác định các đối tượng đã lập khống hồ sơ tài liệu để chiếm đoạt hàng tỉ đồng của Nhà nước và quá trình mua bán tàu biển đã làm thất thoát hàng nghìn tỉ đồng.
Theo Lao động
-Thủ tướng biểu dương Bộ Công an đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng. Tưởng rằng Thủ Tướng không còn nắm chức trưởng ban chống tham nhũng????-Các bộ không thể phủi trách nhiệm trong sai phạm ở Vinalines
SGTT.VN - Tại phiên chất vấn sáng 22.8 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, việc Thanh tra Chính phủ kết luận trách nhiệm sai phạm ở Vinalines là của chủ tịch tập đoàn và giám đốc các đơn vị thành viên tức là đã “gián tiếp loại bỏ trách nhiệm các bộ”
Thanh tra không thực hiện quyền kiến nghị là sai luật?
Việc mua sắm hàng loạt gói thầu cực lớn là những con tàu cũ, ụ kém… trị giá cả trăm tỉ đồng của ban lãnh đạo Vinalines suốt một thời gian dài, kể cả khi Vinashin đổ bể với sự chuyển dịch công nợ, trách nhiệm của các bộ chủ quản ở đâu? (Hình minh họa).
Vụ việc sai phạm tại Vinalines và việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng sau một thời gian tạm lắng đã được phó chủ nhiệm Nga làm mới dưới một khía cạnh khác: trách nhiệm của Thanh tra chính phủ. Bà Nga nói, bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng nói rằng việc bổ nhiệm là do thiếu phối hợp, trao đổi thông tin khi thanh tra, nhưng trong khi Thanh tra có quyền kiến nghị dừng thuyên chuyển nếu xét thấy việc thuyên chuyển đó gây trở ngại cho quá trình thanh tra. Bởi theo bà, khi bổ nhiệm ông Dũng, thanh tra chưa kết thúc, và thực tế sau đó, ngày 16.2, tức 10 ngày sau khi ông Dũng thuyên chuyển, Thanh tra vẫn tiếp tục làm việc với Vinalines về dự thảo kết luận, “khi đó ông Dũng đương nhiên không còn là người của Vinalines nữa nên không thể nói không ảnh hưởng đến kết luận”, bà Nga thắc mắc.
Tuy nhiên, tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng việc thanh tra là theo quy định, còn công tác cán bộ thì Thanh tra không có thẩm truyền, trách nhiệm. “Chủ tịch hội đồng thành viên lại do Thủ tướng bổ nhiệm, điều động, mà lúc thuyên chuyển chưa phát hiện vi phạm, cơ quan thuyên chuyển cũng không tham khảo ý kiến Thanh tra nên chúng tôi không cản trở điều động nếu cán bộ chưa có dấu hiệu”, tổng Thanh tra nói.
Bà Nga phản bác: "Bộ trưởng Thăng nói không nhận được thông tin từ Thanh tra Chính phủ, còn tổng Thanh tra lại nói không nhận được kiến nghị từ cơ quan bổ nhiệm"? Theo bà, lỗi của thanh tra “là đã im lặng không kiến nghị” theo điều 46 của luật Thanh tra.
Liên quan đến trách nhiệm của các bộ trong vụ Vinalines, bà Nga yêu cầu tổng thanh tra nói rõ căn cứ pháp lí khi loại bỏ trách nhiệm của các bộ Kế hoạch đầu tư, Tài chính về sai phạm tại đơn vị này trong kết luận. “Trả lời trước Quốc hội về trách nhiệm của bộ Tài chính trong vi phạm tại Vinalines, bộ trưởng Vương Đình Huệ viện dẫn kết luận của Thanh tra Chính phủ nói rằng “trách nhiệm trong sai phạm này là của chủ tịch tập đoàn và giám đốc các đơn vị thành viên. Kết luận này không có câu nào nói không đến trách nhiệm của bộ Kế hoạch đầu tư và bộ Tài chính. Như vậy tức là đã gián tiếp loại bỏ trách nhiệm các bộ và kết luận này đã được bộ trưởng Tài chính dùng làm bằng chứng trước Quốc hội để chứng minh cho việc không phải chịu trách nhiệm của bộ Tài chính”, bà lập luận.
“Sau khi kết luận trách nhiệm chủ tịch tập đoàn, chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng về trách nhiệm của ba bộ, thực hiện đánh giá khuyết điểm ba bộ là chỉ đạo rà soát quy định đăng kí mua tàu biển. (với bộ Giao thông vận tải), chỉ đạo bộ Nội vụ, Tài chính xem xét quy định quản lí vốn và bổ nhiệm điều động cán bộ”, đặc biệt, tổng Thanh tra nhấn mạnh: “Chúng tôi thấy TTCP kiến nghị nhiều năm nay đều làm thế”, câu trả lời này bị phó chủ nhiệm Nga đề nghị “cần cân nhắc”. “xác định (trách nhiệm) theo pháp luật chứ không phải thông lệ. Tổng thanh tra nói khi thanh tra thì theo luật nhưng khi trả lời các vụ cụ thể thì lại nói theo thông lệ”, bà Nga tỏ vẻ ngạc nhiên.
Ngành Thanh tra có cần “thanh tra đức”
Đại biểu Lê Như Tiến, phó chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng hồ nghi: chỉ chưa đến 1% vụ việc thanh tra phát hiện chuyển cơ quan điều tra có phải là xu hướng hành chính hóa các vụ án hình sự?
Ông Huỳnh Phong Tranh cho hay, khi thanh tra thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đều bàn bạc với cơ quan điều tra để chuyển theo quy chế phối hợp hoạt động. “Thanh tra nhiều, phát hiện sai nhiều nhưng xử lí các hành thức khác cũng nhiều, chuyển cơ quan điều tra ít là do khuyết điểm của thanh tra phát hiện chưa đầy đủ, cần nâng cao chất lượng thanh tra để phát hiện vi phạm pháp luật, cố ý làm trái và sẽ phối hợp chặt hơn với cơ quan tố tụng để phát hiện điều này".
Phó chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cũng muốn Tổng Thanh tra lí giải về việc thanh tra ngày càng nhiều nhưng phát hiện và xử lí tham nhũng năm sau giảm hơn năm trước.
Theo Tổng Thanh tra, việc phát hiện tham nhũng trong thời gian dài chưa thống kê, cộng với việc các vụ còn tồn đọng kéo dài chuyển sang nên năm sau nhiều hơn năm trước. “Tham nhũng tinh vi, khó phát hiện, càng về sau thường (rơi vào) người có chức vụ nên phát hiện càng khó khăn, vậy nên trong các tổ chức cơ quan nhà nước rất ít người bị phát hiện tham nhũng”, ông Tranh nói.
Giải trình thêm, thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ cũng cho rằng, số vụ chuyển cơ quan điều tra còn ít do đặc thù tội phạm tham nhũng khó, che dấu giỏi nên năng lực thanh tra có mức độ. Thêm vào đó, thanh tra còn cầu toàn, chờ khi kết luận mới chuyển cơ quan công an. "Vụ Vinalines thanh tra đang kết luận nhưng công an tự phát hiện, có xác lập chuyên án, dù sau đó thanh tra đã phối hợp chặt chẽ. Tôi đề nghị cái gì trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có dấu hiệu thì nên chuyển sớm, đừng cầu toàn", tướng Ngọ kiến nghị.
Không hài lòng, ông Quyền nói thẳng: năng lực (Thanh tra) không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu. Vấn đề ở quản lí cán bộ, phải làm rõ trách nhiệm thanh tra. Còn ông Tiến thì cho rằng, có lẽ đã đến lúc ngành Thanh tra cần có “thanh tra đức” như y đức của ngành y tế để làm đẹp hình ảnh thanh tra.
- Chủ tịch Sang nêu quyết tâm chỉnh đốn – (BBC).- Đẩy nhanh tiến độ xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp(ĐCSVN). – Tham nhũng nhiều, phát hiện ít: Vì sao? (VnMedia). - Vì sao tham nhũng càng nhiều, phát hiện càng ít? (VNMedia). - Chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ: Thanh tra giơ cao, đánh khẽ? (DV). - Thủ tướng yêu cầu bắt bằng được bị can Dương Chí Dũng (PLTP).- “Cuối cùng ông Dũng trốn thoát” (TBKTSG). – Tổng Thanh tra CP: Không có trách nhiệm trong vụ bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng (NLĐ). – Thanh tra đã im lặng trong vụ điều chuyển ông Dũng (TQ).- “Xác định trách nhiệm theo luật, không phải theo lệ” (TT). - Nợ dân ba câu hỏi (LĐ).
- Truy trách nhiệm sai phạm ở Vinalines (NNVN).
- Đồng Nai: Phát hiện hơn 19 tỷ đồng sai phạm (NNVN).
- Công ty nợ hàng trăm tỉ đồng, Phó TGĐ vẫn say sưa đánh bạc (DT).
- Quản lý, sử dụng đất tại Hà Nội: Xử lý chưa xứng với hậu quả lãng phí (TP).
- “Làm thịt” đất nông, lâm trường: Không sản xuất, giữ đất làm gì? (NNVN). - Long An: Tiếp tục thu hồi trên 1.000 ha đất dự án “treo” (PLTP). - -… Hà Nội xảy ra hơn 1000 vụ khiếu nại, tố cáo về đất đai mỗi năm (VOV).
- Trầy trật đòi… bồi thường oan sai (NLĐ).
- Đình chỉ công tác trưởng phòng đăng ký đất (PLTP). - Tòa trả hồ sơ vụ năm bị can tại ngoại bất thường . - Trưởng công an xã bị đánh trọng thương. - Bắt tổng giám đốc công ty dầu khí trốn thuế(NLĐ). - Sóc Trăng: Cho thôi việc phó bí thư phường (DV).
Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn cầm đầu 'ban chống tham nhũng'
Người Việt
HÀ NỘI (NV) - Như một phản ứng lại những lời bình luận về sự tranh giành quyền lực trong thượng tầng đảng CSVN, ông Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, họp “Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng” khen ngợi công an “nghiêm túc chấp hành sự chỉ ...
Thủ tướng yêu cầu bắt bằng được bị can Dương Chí DũngDân Trí
Thủ tướng VN kêu gọi xử lý hành vi thâu tóm ngân hàngĐài Á Châu Tự Do
Thâu tóm ngân hàng trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêmĐài Tiếng Nói Việt Nam
BBC Tiếng Việt -VNMedia -Tiền Phong Online
--Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm thâu tóm ngân hàng VnEconomy -
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phú đồng chủ trì phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Nguồn tin từ Cổng thông tin Chính phủ cho biết, tại phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng.
Chiều 22/8, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đánh giá, 7 tháng đầu năm 2012, công tác phòng, chống tham nhũng có những chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu lên những tồn tại, hạn chế của công tác phòng, chống tham nhũng, như còn có cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm; việc sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về các giải pháp liên quan đến phòng ngừa tham nhũng còn chậm (như việc chuyển đổi vị trí công tác, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, minh bạch tài sản, thu nhập); một số vụ án tham nhũng tiến độ xử lý chậm, gây bức xúc… Ông nêu bật yêu cầu cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ các giải pháp cả về phòng và chống tham nhũng.
Với tinh thần như vậy, Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống tham nhũng gắn với quán triệt và triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa 11); tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước, trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước…
Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp, làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, nhất là những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Thủ tướng cũng biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật tất cả những người, bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong cả nước.
Về nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại của năm 2012, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; khẩn trương hoàn thành các văn bản: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012); Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về công tác, phòng chống tham nhũng, lãng phí; Quy chế phối hợp thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng.
Đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý vụ án tại Công ty Cho thuê tài chính 2 và 9 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp có khó khăn, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử.
Ban cũng sẽ sớm thành lập các đoàn công tác giám sát, kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng theo Kế hoạch số 08-KH/TW ngày 12/3/2012 của Bộ Chính trị.
-Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm thâu tóm ngân hàng VnEconomy -
*************
- Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai..Chính phủ: - “Lợi ích nhóm” có bao che tham nhũng?(VnEco).
- Bổ nhiệm Dương Chí Dũng: Truy “trách nhiệm im lặng” của Thanh tra (DT). - Ba lần trả lời, Tổng thanh tra không làm nữ đại biểu thỏa mãn (ĐV). - Báo cáo phòng chống tham nhũng ‘không thấy tham nhũng’ (VTC).- Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời chất vấn QH về vụ Dương Chí Dũng (GDVN). - Sự “chồng chéo” khiến ông Dương Chí Dũng được thăng chức? (VietQ).
- Lại truy trách nhiệm về sai phạm của Vinalines (VnEco). - Các bộ có trách nhiệm gì trong vụ Vinalines? (TT).
- “Chưa có sự can thiệp nào nhằm làm thay đổi kết luận thanh tra” (Infonet).
- Cuba bỏ tù 12 quan chức tham nhũng – (BBC).
-“Lợi ích nhóm” có bao che tham nhũng?-Đại biểu Lê Như Tiến chất vấn: "Có biểu hiện ngại, nể nang, né tránh, e dè, sợ va chạm hoặc lựa chọn hệ số an toàn cao trong thanh tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng không?" - Ảnh: M.Đ
“Năng lực không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát hiện được tham nhũng, phải chăng có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ?”.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền “phản biện” trả lời của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại phiên chất vấn mà những quan ngại về sự kém hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tham nhũng được thể hiện ở hầu hết các câu hỏi, trong phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 22/8.
Ông Quyền cũng không phải là đại biểu duy nhất nhấn nút lần thứ hai để “nhắc” Tổng thanh tra về sự chưa đầy đủ và thiếu thuyết phục trong một số nội dung trả lời chất vấn.
Nhấn mạnh một thực trạng hết sức đáng lo ngại của Đảng và Nhà nước là 5 năm qua việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng năm sau giảm hơn năm trước, dù tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, đại biểu Quyền đề nghị Tổng thanh tra cho biết nguyên nhân.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng chất vấn người đứng đầu ngành thanh tra về hiệu quả của công tác thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong việc ít phát hiện hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, ông Tranh đã không trả lời nội dung này.
Với câu hỏi thứ nhất, ông Tranh lý giải rằng trong thời gian dài chưa có thống kê số vụ tham nhũng, cho nên những năm đầu thống kê thường cao, nhất là những vụ mà có giải quyết nhưng còn tồn đọng. Những năm về sau ít hơn vì tồn đọng không còn.
Nguyên nhân thứ hai, theo Tổng thanh tra, tham nhũng là hành vi rất tinh vi, tiềm ẩn, càng về sau người tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt trong các tổ chức của cơ quan nhà nước phát hiện tố cáo tham nhũng rất ít.
Các giải pháp phòng, chống tham nhũng ngày càng mạnh mẽ hơn nên hành vi tham nhũng cũng được xử lý một cách kịp thời là nguyên nhân tiếp theo được ông Tranh đề cập.
Nói rõ là “chưa đồng tình”, ông Quyền cho rằng cần phải đi thẳng vào vấn đề, vì không phải là thống kê tồn năm nọ qua năm kia mà phải chăng ở đây có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ trong việc phát hiện hành vi tham nhũng.
Cũng chưa đồng tình với Tổng thanh tra, đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) cho rằng nguyên nhân xử lý được ít vụ việc tham nhũng “chính là chỗ mắc mớ về quyền lực và tiền bạc”.
Muốn thoát ra được thì nên chăng xem lại vị trí độc lập của cơ quan phòng, chống tham nhũng. Điều đó lý giải vì sao các nước khác không giao cho cơ quan hành pháp trực tiếp điều tra tham nhũng mà giao cho viện kiểm sát và công tố, ông Đương nêu kiến nghị.
Sốt ruột vì những giải pháp chung chung của cơ quan thanh tra, nhiều ý kiến khác cho rằng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến chất vấn, có biểu hiện ngại, nể nang, né tránh, e dè, sợ va chạm hoặc lựa chọn hệ số an toàn cao trong thanh tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng không, khi các vị đại biểu Quốc hội cho rằng hầu hết quá trình xử lý các vụ tham nhũng đều kéo dài, có vụ các cơ quan tố tụng chờ đợi kết luận của thanh tra để xử lý, song mãi vẫn chưa có.
Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Ngô Văn Minh nói rằng ở 2,5 trang về nội dung phòng chống tham nhũng tại báo cáo của Thanh tra chỉ có một dòng chấp nhận được. Đó là “công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu và mục tiêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành gây bức xúc, bất bình trong xã hội”.
Điều cụ thể mà đại biểu Minh muốn biết là kết luận thanh tra tại 4 tập đoàn và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có chỗ nào tham nhũng không?.
“Đối với các tập đoàn, tổng công ty, trên cơ sở phát hiện những thiếu sót, những sai phạm, vi phạm chúng tôi đề nghị chấn chỉnh và thu hồi, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ, nếu có phát hiện thêm vụ nào sau kết luận thanh tra chúng tôi chuyển tiếp cơ quan điều tra”, Tổng thanh tra trả lời.
“Trong các khuyết điểm sai phạm qua kết quả thanh tra tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước lại không có khuyết điểm tham nhũng, như thế có thể nói công tác phòng, chống tham nhũng qua hoạt động Thanh tra Chính phủ không đạt yêu cầu?”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) truy tiếp.
“Phát hiện tham nhũng trong thanh tra vừa qua chưa tương xứng với khuyết điểm vi phạm của các tập đoàn, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường chất lượng trong công tác thanh tra làm sao truy cho đến cùng vi phạm để tìm dấu hiệu tham nhũng, chuyển các cơ quan có trách nhiệm xử lý”, Tổng thanh tra hứa.
Sau một số ý kiến phản hồi bày tỏ sự chưa đồng tình, ông Tranh xin tiếp thu ý kiến đại biểu để trong thời gian tới đây, thực hiện trách nhiệm thanh tra để phát hiện các hành vi tham nhũng sẽ làm kỹ hơn, tích cực hơn.
“Trong thời gian vừa qua chất lượng công tác thanh tra chưa thực hiện được một cách nghiêm túc đi đến cuối cùng những việc vi phạm của các tổ chức, đối tượng thanh tra. Cho nên việc phát hiện tham nhũng và đề nghị các cơ quan điều tra, xử lý hành vi tham nhũng chúng tôi cũng làm chưa nhiều, chúng tôi thấy được điều này”, Tổng thanh tra “tự kiểm điểm”.
“Lợi ích nhóm” có bao che tham nhũng?
*****************
Lại truy trách nhiệm về sai phạm của Vinalines
Sáng 22/8, lần đầu tiên Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn trực tiếp các vị đại biểu Quốc hội, tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Một trong những chủ đề liên tục nóng tại diễn đàn Quốc hội là hiệu quả quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà tâm điểm là Vinalines đã nóng ngay từ đầu phiên chất vấn.
Nhắc lại lời Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ tại kỳ họp Quốc hội thứ ba vừa qua khi ông dẫn báo cáo của Thanh tra Chính phủ để nói rằng bộ này và Bộ Kế hoạch và Đầu tư không có trách nhiệm trong sai phạm tại Vinalines, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã chất vấn về căn cứ pháp lý loại bỏ trách nhiệm của các bộ liên quan trong vụ việc này và trách nhiệm của cá nhân Tổng thanh tra.
Ông Tranh cho biết, sau khi kết luận sai phạm của Chủ tịch và Ban giám đốc Vinalines, Thanh tra Chính phủ đã có kiến nghị liên quan đến ba bộ Giao thông Vận tải, Nội vụ và Tài chính để Thủ tướng xem xét đánh giá khuyết điểm 3 cơ quan này.
"Chúng tôi đã kiến nghị trách nhiệm của ba bộ, việc kiến nghị trách nhiệm của các cơ quan liên quan nhiều năm trước vẫn thực hiện như thế", ông Tranh nói.
Ở chất vấn tiếp theo của đại biểu Nga về xác định trách nhiệm các bộ trong sai phạm qua kết luận sau khi thanh tra 5 tập đoàn tổng công ty trong báo cáo mới đây, Tổng thanh tra nói rằng, việc tách trách nhiệm từng bộ ngành khi kết luận thanh tra ở các đơn vị kinh tế trực tiếp là không thể làm được, có lý do là do tiền lệ chưa làm và cũng do quy mô của từng cuộc thanh tra.
Vẫn liên quan đến Vinalines, đại biểu Nga truy tiếp, trách nhiệm để ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Vinalines chuyển công tác trong khi tranh tra, khi thay vì kiến nghị tạm dừng thì Thanh tra Chính phủ lại im lặng?
Thanh tra Chính phủ đã làm theo quy định, trong lúc chuyển chưa phát hiện ông Dũng vi phạm, cơ quan điều động cũng không tham khảo ý kiến nên chúng tôi cũng không thể cản trở việc điều động trong lúc cán bộ đó chưa có dấu hiệu vi phạm, ông Tranh trả lời.
Trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành là chậm ban hành hoặc còn có sơ hở trong ban hành các văn bản để quản lý tập đoàn, tổng công ty và trong công tác thanh tra kiểm tra giám sát, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nói khi ông được mời phát biểu làm rõ thêm những vấn đề đại biểu Nga chất vấn.
Sau khi nghe thêm ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ về vụ Vinalines rằng, nên rút kinh nghiệm "những gì trong quá trình thanh tra mà rõ tội phạm rồi thì các đồng chí thanh tra cũng nên chuyển xuống, chúng ta không để cầu toàn đến kết luận thanh tra rồi chuyển thì hơi muộn, tạo ra dư luận xã hội chưa đồng thuận lắm", đại biểu Nga “thở dài”, như vậy “thanh tra cứ thanh tra, bổ nhiệm cứ bổ nhiệm, điều tra cứ điều tra và cuối cùng là ông Dũng trốn thoát”.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói là quá trình bổ nhiệm ông Dũng đã không nhận được ý kiến từ Thanh tra, còn Tổng thanh tra nói là cơ quan bổ nhiệm không đề nghị, thế nghĩa là thế nào? Đại biểu Nga tiếp tục phân tích và nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan Thanh tra là đã không kiến nghị. Bà Nga cũng đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm của các bộ theo quy định pháp luật chứ không thể “xác định theo thông lệ”.
Tiếp tục chất vấn về sai phạm của Vinalines, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) cũng cho rằng việc bổ nhiệm ông Dũng có thể không thuộc thẩm quyền và không ai hỏi nhưng Thanh tra có quyền phản đối và bảo lưu ý kiến của mình. Vậy trả lời của Tổng thanh tra có thể nói là còn ngại, né tránh và không làm tròn trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm tham mưu cho Thủ tướng?
Đại biểu Nghĩa cũng đề nghị Bộ Công an cho biết kết quả ban đầu về điều tra vụ Dương Chí Dũng. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu Bộ Công an trả lời bằng văn bản vấn đề này.
Tổng thanh tra cũng nói ông sẽ trả lời đại biểu Nghĩa bằng văn bản.
--Quản lý lao động nước ngoài chưa chặt chẽ NLĐO - Lao động nước ngoài vào Việt Nam rất dễ tìm được cách ở lại để làm việc “chui” nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng hiện rất lúng túng -- Gần 25.000 lao động nước ngoài làm việc “chui” ở Việt Nam (TN).
Viết tiếp bài Dân mất đất kêu than, “quan” biến thành “địa chủ”: Lại chia đất bất minh!
--Biến đất “vàng” của dân thành bãi chăn bò
- Về việc chứng minh nhân dân ghi tên cha mẹ: Tư pháp nói “không”, công an nói “nên” (TT).
- Phó công an huyện đột tử tại phòng làm việc (VNE).
- Ngang nhiên rao 200 triệu đồng/suất đỗ ĐH Thương mại (NĐT).- Yếu kiến thức, học sinh bỏ học (NLĐ). - Do tranh chấp, học sinh chưa được nhập học(TT/ PLTP). – Gánh nặng bán trú trong trường học (PLTP).
Thiếu úy công an bị tên cướp nhiễm HIV đâm trọng thương(Dân trí) - Thấy 2 đối tượng đi xe máy vung dao chém người đi đường cướp túi xách, tổ công an huyện An Dương (Hải Phòng) đã truy đuổi. Trong quá trình vây bắt, thiếu úy Nguyễn Ngọc Ngự đã bị đối tượng Trần Văn Khoa (SN 1974) nhiễm HIV giai đoạn cuối ...Bị truy bắt, 2 tên cướp đâm trọng thương CATin tức 24h
Chém người đi đường, đâm trọng thương công anĐài Tiếng Nói Việt Nam
Bị thương nặng, thiếu úy công an vẫn xả mình bắt cướpVTC Lao động -VNExpress -An ninh thủ đô
- Truy trách nhiệm sai phạm ở Vinalines (NNVN).
- Đồng Nai: Phát hiện hơn 19 tỷ đồng sai phạm (NNVN).
- Công ty nợ hàng trăm tỉ đồng, Phó TGĐ vẫn say sưa đánh bạc (DT).
- Quản lý, sử dụng đất tại Hà Nội: Xử lý chưa xứng với hậu quả lãng phí (TP).
- “Làm thịt” đất nông, lâm trường: Không sản xuất, giữ đất làm gì? (NNVN). - Long An: Tiếp tục thu hồi trên 1.000 ha đất dự án “treo” (PLTP). - -… Hà Nội xảy ra hơn 1000 vụ khiếu nại, tố cáo về đất đai mỗi năm (VOV).
- Trầy trật đòi… bồi thường oan sai (NLĐ).
- Đình chỉ công tác trưởng phòng đăng ký đất (PLTP). - Tòa trả hồ sơ vụ năm bị can tại ngoại bất thường . - Trưởng công an xã bị đánh trọng thương. - Bắt tổng giám đốc công ty dầu khí trốn thuế(NLĐ). - Sóc Trăng: Cho thôi việc phó bí thư phường (DV).
Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn cầm đầu 'ban chống tham nhũng'
Người Việt
HÀ NỘI (NV) - Như một phản ứng lại những lời bình luận về sự tranh giành quyền lực trong thượng tầng đảng CSVN, ông Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, họp “Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng” khen ngợi công an “nghiêm túc chấp hành sự chỉ ...
Thủ tướng yêu cầu bắt bằng được bị can Dương Chí DũngDân Trí
Thủ tướng VN kêu gọi xử lý hành vi thâu tóm ngân hàngĐài Á Châu Tự Do
Thâu tóm ngân hàng trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêmĐài Tiếng Nói Việt Nam
BBC Tiếng Việt -VNMedia -Tiền Phong Online
--Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm thâu tóm ngân hàng VnEconomy -
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phú đồng chủ trì phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Nguồn tin từ Cổng thông tin Chính phủ cho biết, tại phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng.
Chiều 22/8, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đánh giá, 7 tháng đầu năm 2012, công tác phòng, chống tham nhũng có những chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu lên những tồn tại, hạn chế của công tác phòng, chống tham nhũng, như còn có cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm; việc sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về các giải pháp liên quan đến phòng ngừa tham nhũng còn chậm (như việc chuyển đổi vị trí công tác, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, minh bạch tài sản, thu nhập); một số vụ án tham nhũng tiến độ xử lý chậm, gây bức xúc… Ông nêu bật yêu cầu cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ các giải pháp cả về phòng và chống tham nhũng.
Với tinh thần như vậy, Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống tham nhũng gắn với quán triệt và triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa 11); tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước, trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước…
Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp, làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, nhất là những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Thủ tướng cũng biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật tất cả những người, bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong cả nước.
Về nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại của năm 2012, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; khẩn trương hoàn thành các văn bản: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012); Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về công tác, phòng chống tham nhũng, lãng phí; Quy chế phối hợp thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng.
Đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý vụ án tại Công ty Cho thuê tài chính 2 và 9 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp có khó khăn, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử.
Ban cũng sẽ sớm thành lập các đoàn công tác giám sát, kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng theo Kế hoạch số 08-KH/TW ngày 12/3/2012 của Bộ Chính trị.
-Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm thâu tóm ngân hàng VnEconomy -
*************
- Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai..Chính phủ: - “Lợi ích nhóm” có bao che tham nhũng?(VnEco).
- Bổ nhiệm Dương Chí Dũng: Truy “trách nhiệm im lặng” của Thanh tra (DT). - Ba lần trả lời, Tổng thanh tra không làm nữ đại biểu thỏa mãn (ĐV). - Báo cáo phòng chống tham nhũng ‘không thấy tham nhũng’ (VTC).- Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời chất vấn QH về vụ Dương Chí Dũng (GDVN). - Sự “chồng chéo” khiến ông Dương Chí Dũng được thăng chức? (VietQ).
- Lại truy trách nhiệm về sai phạm của Vinalines (VnEco). - Các bộ có trách nhiệm gì trong vụ Vinalines? (TT).
- “Chưa có sự can thiệp nào nhằm làm thay đổi kết luận thanh tra” (Infonet).
- Cuba bỏ tù 12 quan chức tham nhũng – (BBC).
-“Lợi ích nhóm” có bao che tham nhũng?-Đại biểu Lê Như Tiến chất vấn: "Có biểu hiện ngại, nể nang, né tránh, e dè, sợ va chạm hoặc lựa chọn hệ số an toàn cao trong thanh tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng không?" - Ảnh: M.Đ
“Năng lực không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát hiện được tham nhũng, phải chăng có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ?”.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền “phản biện” trả lời của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại phiên chất vấn mà những quan ngại về sự kém hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tham nhũng được thể hiện ở hầu hết các câu hỏi, trong phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 22/8.
Ông Quyền cũng không phải là đại biểu duy nhất nhấn nút lần thứ hai để “nhắc” Tổng thanh tra về sự chưa đầy đủ và thiếu thuyết phục trong một số nội dung trả lời chất vấn.
Nhấn mạnh một thực trạng hết sức đáng lo ngại của Đảng và Nhà nước là 5 năm qua việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng năm sau giảm hơn năm trước, dù tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, đại biểu Quyền đề nghị Tổng thanh tra cho biết nguyên nhân.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng chất vấn người đứng đầu ngành thanh tra về hiệu quả của công tác thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong việc ít phát hiện hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, ông Tranh đã không trả lời nội dung này.
Với câu hỏi thứ nhất, ông Tranh lý giải rằng trong thời gian dài chưa có thống kê số vụ tham nhũng, cho nên những năm đầu thống kê thường cao, nhất là những vụ mà có giải quyết nhưng còn tồn đọng. Những năm về sau ít hơn vì tồn đọng không còn.
Nguyên nhân thứ hai, theo Tổng thanh tra, tham nhũng là hành vi rất tinh vi, tiềm ẩn, càng về sau người tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt trong các tổ chức của cơ quan nhà nước phát hiện tố cáo tham nhũng rất ít.
Các giải pháp phòng, chống tham nhũng ngày càng mạnh mẽ hơn nên hành vi tham nhũng cũng được xử lý một cách kịp thời là nguyên nhân tiếp theo được ông Tranh đề cập.
Nói rõ là “chưa đồng tình”, ông Quyền cho rằng cần phải đi thẳng vào vấn đề, vì không phải là thống kê tồn năm nọ qua năm kia mà phải chăng ở đây có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ trong việc phát hiện hành vi tham nhũng.
Cũng chưa đồng tình với Tổng thanh tra, đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) cho rằng nguyên nhân xử lý được ít vụ việc tham nhũng “chính là chỗ mắc mớ về quyền lực và tiền bạc”.
Muốn thoát ra được thì nên chăng xem lại vị trí độc lập của cơ quan phòng, chống tham nhũng. Điều đó lý giải vì sao các nước khác không giao cho cơ quan hành pháp trực tiếp điều tra tham nhũng mà giao cho viện kiểm sát và công tố, ông Đương nêu kiến nghị.
Sốt ruột vì những giải pháp chung chung của cơ quan thanh tra, nhiều ý kiến khác cho rằng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến chất vấn, có biểu hiện ngại, nể nang, né tránh, e dè, sợ va chạm hoặc lựa chọn hệ số an toàn cao trong thanh tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng không, khi các vị đại biểu Quốc hội cho rằng hầu hết quá trình xử lý các vụ tham nhũng đều kéo dài, có vụ các cơ quan tố tụng chờ đợi kết luận của thanh tra để xử lý, song mãi vẫn chưa có.
Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Ngô Văn Minh nói rằng ở 2,5 trang về nội dung phòng chống tham nhũng tại báo cáo của Thanh tra chỉ có một dòng chấp nhận được. Đó là “công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu và mục tiêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành gây bức xúc, bất bình trong xã hội”.
Điều cụ thể mà đại biểu Minh muốn biết là kết luận thanh tra tại 4 tập đoàn và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có chỗ nào tham nhũng không?.
“Đối với các tập đoàn, tổng công ty, trên cơ sở phát hiện những thiếu sót, những sai phạm, vi phạm chúng tôi đề nghị chấn chỉnh và thu hồi, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ, nếu có phát hiện thêm vụ nào sau kết luận thanh tra chúng tôi chuyển tiếp cơ quan điều tra”, Tổng thanh tra trả lời.
“Trong các khuyết điểm sai phạm qua kết quả thanh tra tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước lại không có khuyết điểm tham nhũng, như thế có thể nói công tác phòng, chống tham nhũng qua hoạt động Thanh tra Chính phủ không đạt yêu cầu?”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) truy tiếp.
“Phát hiện tham nhũng trong thanh tra vừa qua chưa tương xứng với khuyết điểm vi phạm của các tập đoàn, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường chất lượng trong công tác thanh tra làm sao truy cho đến cùng vi phạm để tìm dấu hiệu tham nhũng, chuyển các cơ quan có trách nhiệm xử lý”, Tổng thanh tra hứa.
Sau một số ý kiến phản hồi bày tỏ sự chưa đồng tình, ông Tranh xin tiếp thu ý kiến đại biểu để trong thời gian tới đây, thực hiện trách nhiệm thanh tra để phát hiện các hành vi tham nhũng sẽ làm kỹ hơn, tích cực hơn.
“Trong thời gian vừa qua chất lượng công tác thanh tra chưa thực hiện được một cách nghiêm túc đi đến cuối cùng những việc vi phạm của các tổ chức, đối tượng thanh tra. Cho nên việc phát hiện tham nhũng và đề nghị các cơ quan điều tra, xử lý hành vi tham nhũng chúng tôi cũng làm chưa nhiều, chúng tôi thấy được điều này”, Tổng thanh tra “tự kiểm điểm”.
“Lợi ích nhóm” có bao che tham nhũng?
*****************
Lại truy trách nhiệm về sai phạm của Vinalines
Sáng 22/8, lần đầu tiên Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn trực tiếp các vị đại biểu Quốc hội, tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Một trong những chủ đề liên tục nóng tại diễn đàn Quốc hội là hiệu quả quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà tâm điểm là Vinalines đã nóng ngay từ đầu phiên chất vấn.
Nhắc lại lời Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ tại kỳ họp Quốc hội thứ ba vừa qua khi ông dẫn báo cáo của Thanh tra Chính phủ để nói rằng bộ này và Bộ Kế hoạch và Đầu tư không có trách nhiệm trong sai phạm tại Vinalines, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã chất vấn về căn cứ pháp lý loại bỏ trách nhiệm của các bộ liên quan trong vụ việc này và trách nhiệm của cá nhân Tổng thanh tra.
Ông Tranh cho biết, sau khi kết luận sai phạm của Chủ tịch và Ban giám đốc Vinalines, Thanh tra Chính phủ đã có kiến nghị liên quan đến ba bộ Giao thông Vận tải, Nội vụ và Tài chính để Thủ tướng xem xét đánh giá khuyết điểm 3 cơ quan này.
"Chúng tôi đã kiến nghị trách nhiệm của ba bộ, việc kiến nghị trách nhiệm của các cơ quan liên quan nhiều năm trước vẫn thực hiện như thế", ông Tranh nói.
Ở chất vấn tiếp theo của đại biểu Nga về xác định trách nhiệm các bộ trong sai phạm qua kết luận sau khi thanh tra 5 tập đoàn tổng công ty trong báo cáo mới đây, Tổng thanh tra nói rằng, việc tách trách nhiệm từng bộ ngành khi kết luận thanh tra ở các đơn vị kinh tế trực tiếp là không thể làm được, có lý do là do tiền lệ chưa làm và cũng do quy mô của từng cuộc thanh tra.
Vẫn liên quan đến Vinalines, đại biểu Nga truy tiếp, trách nhiệm để ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Vinalines chuyển công tác trong khi tranh tra, khi thay vì kiến nghị tạm dừng thì Thanh tra Chính phủ lại im lặng?
Thanh tra Chính phủ đã làm theo quy định, trong lúc chuyển chưa phát hiện ông Dũng vi phạm, cơ quan điều động cũng không tham khảo ý kiến nên chúng tôi cũng không thể cản trở việc điều động trong lúc cán bộ đó chưa có dấu hiệu vi phạm, ông Tranh trả lời.
Trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành là chậm ban hành hoặc còn có sơ hở trong ban hành các văn bản để quản lý tập đoàn, tổng công ty và trong công tác thanh tra kiểm tra giám sát, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nói khi ông được mời phát biểu làm rõ thêm những vấn đề đại biểu Nga chất vấn.
Sau khi nghe thêm ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ về vụ Vinalines rằng, nên rút kinh nghiệm "những gì trong quá trình thanh tra mà rõ tội phạm rồi thì các đồng chí thanh tra cũng nên chuyển xuống, chúng ta không để cầu toàn đến kết luận thanh tra rồi chuyển thì hơi muộn, tạo ra dư luận xã hội chưa đồng thuận lắm", đại biểu Nga “thở dài”, như vậy “thanh tra cứ thanh tra, bổ nhiệm cứ bổ nhiệm, điều tra cứ điều tra và cuối cùng là ông Dũng trốn thoát”.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói là quá trình bổ nhiệm ông Dũng đã không nhận được ý kiến từ Thanh tra, còn Tổng thanh tra nói là cơ quan bổ nhiệm không đề nghị, thế nghĩa là thế nào? Đại biểu Nga tiếp tục phân tích và nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan Thanh tra là đã không kiến nghị. Bà Nga cũng đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm của các bộ theo quy định pháp luật chứ không thể “xác định theo thông lệ”.
Tiếp tục chất vấn về sai phạm của Vinalines, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) cũng cho rằng việc bổ nhiệm ông Dũng có thể không thuộc thẩm quyền và không ai hỏi nhưng Thanh tra có quyền phản đối và bảo lưu ý kiến của mình. Vậy trả lời của Tổng thanh tra có thể nói là còn ngại, né tránh và không làm tròn trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm tham mưu cho Thủ tướng?
Đại biểu Nghĩa cũng đề nghị Bộ Công an cho biết kết quả ban đầu về điều tra vụ Dương Chí Dũng. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu Bộ Công an trả lời bằng văn bản vấn đề này.
Tổng thanh tra cũng nói ông sẽ trả lời đại biểu Nghĩa bằng văn bản.
--Quản lý lao động nước ngoài chưa chặt chẽ NLĐO - Lao động nước ngoài vào Việt Nam rất dễ tìm được cách ở lại để làm việc “chui” nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng hiện rất lúng túng -- Gần 25.000 lao động nước ngoài làm việc “chui” ở Việt Nam (TN).
Viết tiếp bài Dân mất đất kêu than, “quan” biến thành “địa chủ”: Lại chia đất bất minh!
--Biến đất “vàng” của dân thành bãi chăn bò
- Về việc chứng minh nhân dân ghi tên cha mẹ: Tư pháp nói “không”, công an nói “nên” (TT).
- Phó công an huyện đột tử tại phòng làm việc (VNE).
- Ngang nhiên rao 200 triệu đồng/suất đỗ ĐH Thương mại (NĐT).- Yếu kiến thức, học sinh bỏ học (NLĐ). - Do tranh chấp, học sinh chưa được nhập học(TT/ PLTP). – Gánh nặng bán trú trong trường học (PLTP).
Thiếu úy công an bị tên cướp nhiễm HIV đâm trọng thương(Dân trí) - Thấy 2 đối tượng đi xe máy vung dao chém người đi đường cướp túi xách, tổ công an huyện An Dương (Hải Phòng) đã truy đuổi. Trong quá trình vây bắt, thiếu úy Nguyễn Ngọc Ngự đã bị đối tượng Trần Văn Khoa (SN 1974) nhiễm HIV giai đoạn cuối ...Bị truy bắt, 2 tên cướp đâm trọng thương CATin tức 24h
Chém người đi đường, đâm trọng thương công anĐài Tiếng Nói Việt Nam
Bị thương nặng, thiếu úy công an vẫn xả mình bắt cướpVTC Lao động -VNExpress -An ninh thủ đô