Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Mitt Romney chọn DB Paul Ryan đứng phó: Một chọn lựa để thất bại

Trần Bình Nam
PaulRyan
 Hôm Thứ Bảy 11 tháng 8, vào lúc dân chúng Hoa Kỳ đang theo dõi và thưởng thức thành quả khích lệ của đoàn vận động viên của Hoa Kỳ tại Thế Vận Hội mùa hè ở Luân Đôn, càng lúc càng dẫn đầu xa Trung quốc, thì ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa làm cho cơn sốt truyền thông lên cao thêm một cung bậc. Ông tuyên bố chọn Dân biểu Paul Ryan (bang Wisconsin) đứng phó tổng thống trong một buổi xuất hiện chung trước công chúng tại Norfolk, Virginia.

Ông Paul Ryan đương kim Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ nghị viện sau khi đảng Cộng hòa nắm lại đa số tại Hạ nghị viện trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 2010. Paul Ryan là một dân biểu trẻ tuổi có tài. Ông nổi tiếng trong cuộc tranh luận với tổng thống Obama về ngân sách. Nguyên tắc của Paul Ryan cực kỳ đơn gỉản: cắt các chương trình chi tiêu của chính phủ, giảm chi phí các chương trình an sinh xã hội và giảm thêm thuế cho thành phần dư dã để khuyến khích đầu tư.

Xuất hiện bên cạnh ông Mitt Romney, Dân biểu Paul Ryan trẻ tuổi, đầy sức sống, rạng rỡ hứa sẽ cùng với Mitt Romney lãnh đạo đưa Hoa Kỳ ra khỏi cơn khó khăn kinh tế và ngân sách hiện tại. Sự chọn lựa ông Paul Ryan đã bơm một chất xúc tác vào cuộc tranh cử tổng thống bắt đầu khó khăn của ông Romney.
Vào mùa Xuân năm nay cuộc tranh cử khởi đầu với nhiều lợi điểm cho phía Cộng hòa vì kinh tế khó khăn, thất nghiệp, giá dầu xăng tăng, và yếu  tố tâm lý làm dân chúng  Hoa Kỳ dường như muốn đổi ngựa. Mặt khác ông Mitt Romney xuất hiện như một khuôn mặt Cộng hòa trung dung, nhiều kinh nghiệm kinh doanh và với tên tuổi quen thuộc qua cuộc tranh cử năm 2004 gìanh sự đề cử của Cộng hòa với Thượng nghị sĩ John McCain. Cuộc chạy đua vào Bạch Ốc của Thượng nghị sĩ McCain bất thành làm cho dân chúng Hoa Kỳ dường như luyến tiếc đã chọn nhầm ứng cử viên cho đảng Cộng hòa, và lần này dành nhiều cảm tình cho ông Mitt Romney ngay từ bước đầu.
Khi còn là thống đốc bang Massachusetts (2003-2007) Mitt Romney ký ban hành luật bảo hiểm sức khỏe bảo đảm mọi người sống trong tiểu bang đều được bảo hiểm sức khỏe trong đó có khoản buộc một số công dân Mỹ sống tại bang Massachusetts phải mua bảo hiểm dưới một hình thức nào đó, hoặc tự liệu hoặc do chính phủ tiểu bang giúp đỡ. Luật này đã có ảnh hưởng đến nỗ lực của tổng thống Obama khi vừa đắc cử vận động quốc hội thông qua luật Affordable Care Act (hay còn gọi là Obamacare) tháng 3 năm 2010.
Thành phần phía hữu chống luật Affordable Care Act buộc một thành phần công dân phải mua bảo hiểm là vi hiến, và sự tranh luận đã phân cực xã hội Hoa Kỳ, một bên là hữu, một bên là tả, không dành một chỗ đứng nào cho thành phần ở giữa.  Kết quả cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 2010 đảng Tea Party của bà Sarah Palin xuất hiện và gíup đảng Cộng hòa chiếm lại đa số tại Hạ nghị viện.
Do sự phân cực không khí chính trị Hoa Kỳ, trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay (2012) nhiều thành phần cực hữu đã xuất hiện, như Newt Ginrich, Ron Paul, Rick Santorum, Rick Perry, Michelle Bachmann tranh với ông Mitt Romney, một khuôn mặt ôn hòa. Do nhu cầu giành sự đề cử của đảng ông Mitt Romney đã tạm thời từ bỏ lập trường trung dung của ông trong các lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe, quyền di trú (immigration), quyền của những người đồng tính … Khi được chất vấn quan điểm của ông về bảo hiểm sức khỏe, ông nói luật đó cần cho bang Massachusetts, nhưng không cần cho cả nước. Ai cũng hiểu đó là một cách nói cho qua chuyện, nhưng sự  thích ứng với nhu cầu tranh cử trong nội bộ đảng Cộng hòa cuối cùng đã làm cho ông Mitt Romney được sự chấp nhận của đảng Cộng hòa.
Nhưng phóng lao phải theo lao, ứng cử viên Mitt Romney nhận ra rằng ông chỉ có một con đường để thắng ông Obama là tận dụng khuynh hướng cực hữu.  Điều này được thấy qua thái độ của ông ngày 28/6 vừa qua  khi Tối cao Pháp viện phán quyết duy trì Affordable Care Act. Ông long trọng cho dựng một bệ gỗ với khẩu hiệu “Repeal & Replace Obamacare” (Hủy bỏ và thay thế Luật Bảo hiểm Sức khỏe của Obama) và dõng dạc tuyên bố: “Nhiệm vụ của chúng ta rất rõ ràng. Nếu chúng ta muốn hủy bỏ Obamacare, chúng ta phải thay thế tổng thống Obama. Sứ mạng của tôi là thực hiện điều đó.” (Nguyên văn: Our mission is clear. If we want to get rid of Obamacare, we are going to have to replace President Obama. My mission is to make sure we do exactly that) (1)
Lời tuyên bố của ông Mitt Romney cho thấy ông là một nhà chính trị có thể làm bất cứ gì để được phíếu, bất chấp thực tế, bất chấp quan điểm vốn có của mình.
Ký gỉa Michael Tomasky trong một bài báo viết cho tờ tuần báo Newsweek số ngày 6 tháng 8 không ngần ngại dùng danh từ “wimp” để miêu tả ông Mitt Romney (2). Wimp có nghĩa là nhát gan, người không có xương sống, một người không có lập trường. Dẫn chứng hoạt động chính trị của ông Romney nhất là kinh qua hai cuộc tranh cử tổng thống ông Tomasky  nhận định rằng ông Mitt Romney không có một lập trường  rõ ràng về bất cứ một vấn đề gì. Về quyền phá thai? Ông bà Romney từng viết chi phiếu ủng hộ tổ chức “Kế hoạch hóa Gia đình” (Planned Parenthood) thì nay  chương trình “kế hoạch hóa” đang ở trong danh mục cần đánh phá. Về lập trường đánh thuế?  Ông Romney đã không ký vào “bản cam kết không tăng thuế” (Taxpayer Protection Pledge) do nhà chủ trương cải tổ thuế khóa Grover Norquist đưa ra khi đang tranh cử thống đốc bang Massachusetts, nhưng năm 2007 lại hăm hở ký. Về di dân và quốc tịch ông Romney từng chủ trương tạo cơ hội cho người định cư bất hợp pháp trở thành công dân Hoa Kỳ thì bây giờ là người chống đối nó mạnh mẽ nhất. Lập trường về quyền mang súng?  Ông từng ủng hộ “Luật Brady” (3) giới hạn quyền mang súng thì bây giờ ông chống mọi giới hạn.
Ông Michael Tomasky viết rằng người Mỹ rất thông cảm sự thay đổi lập trường vì nhu cầu tranh cử của các chính trị gia trong một chừng mực nào đó nhưng rất kiêng kỵ các ứng cử viên không có xương sống. Ông Tomasky nói rằng có 3 lý do làm cho một chính trị gia thay đổi lập trường. Thứ nhất là được tiền, thứ hai là can đảm khi thấy lập trường  mình sai, thứ ba là hèn nhát sợ đám đông mình đang ve vuốt. Theo ông Tomasky ông Mitt Romney không cần tiền, cũng chẳng phải thấy lập trường  mình sai mà chỉ vì nhát gan không dám đối diện với áp lực .
Việc ông Romney chọn ông Paul Ryan đứng phó thể hiện chân dung của ông. Ông chọn một xã hội phân cực và cực hữu để đắc cử. Ông quên quá khứ, bất chấp các cử tri ở giữa, bất cần phiếu của người thiểu số, bất chấp thành phần yếu kém trong xã hội.
Sự chọn lựa của ông Mitt Romney không khác quyết định của Thượng nghị sĩ John McCain khi chọn bà Sarah Palin đứng phó. Chỉ khác ở chỗ trước khi được chọn không ai biết bà Palin là ai. Dân biểu Paul Ryan trái lại đã nổi danh bởi những quan điểm cực hữu của ông về thuế (dứt khoát không tăng thuế thành phần có lợi tức cao), về thâm thủng ngân sách (giảm chi phí công), về an sinh xã hội (cắt giảm các chương trình Medicare, Medicaid, tem phiếu, chương trình giúp trẻ em các gia đình nghèo …). Sự đáp ứng của truyền thông dành cho ông Paul Ryan có thể khích lệ hơn khi được ông McCain chọn bà Palin. Nhưng tác dụng sau cùng cũng sẽ không khác nhau.
Nếu năm 2008 ông Barack Obama đã thắng nhờ sự tính toán sai lầm của Thượng nghị sĩ John McCain chọn bà Sarah Palin và cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra một tháng trước ngày bầu cử. Thì lần này ông Obama lại thắng nhờ lập trường chao đảo của ứng cử viên Mitt Romney và việc chọn ông Paul Ryan đứng phó làm cho cử tri đứng giữa và thành phần thiểu số không có một sự lựa chọn nào khác. /.

Trần Bình Nam
Aug. 13, 2012
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

(1)                     Xem www.tranbinhnam.com àBình luận à tài liệu số 433 – July 2012
(2)                     Xem “A Mouse in the White House?: Mitt has bowed to reporters and cowered from the rights, he is a candidate with a serious wimp problesm” by Michael Tomasky, tuần báo Newsweek, August 6, 2012
(3)                     “Brady Act” tên bộ luật tổng thống Bill Clinton ký ban hành ngày 30/11/1993 do vụ tổng thống Ronald Reagan bị John Hinskley, Jr.  mưu sát năm 1981 bằng súng đặt theo tên của James Brady, tùy viên báo chí phủ tổng thống. Tổng thống  Regan và Brady đều bị thương nặng. Brady Act quy định ai đăng ký mua súng phải chờ ngày 5 ngày để cơ quan an ninh kiểm soát lý lịch.
 -Mitt Romney chọn DB Paul Ryan đứng phó: Một chọn lựa để thất bại
 *************************************
-Tư Bản Thân Tộc
Nguyễn-Xuân Nghĩa – Người Việt Ngày 120813
“Kinh Tế Cũng Là Chính Trị”
Thành lũy Wall Street Vẫn Vững Bền
* Tài phiệt Jon Corzine tại Wall Street – cựu Nghị sĩ, cựu Thống đốc Dân Chủ của New Jersey –
một trong các chính khách giàu nhất Hoa Kỳ! Ông đang chủ trì một vụ thua lỗ hai tỷ mà không biết vì đâu. * 
Tư bản thân tộc, “crony capitalism” – hay “tư bản đái quần” nói theo kiểu Trung Quốc – thật ra xuất hiện… trước khi có tư bản chủ nghĩa.
Nó chỉ là hiện tượng “một người làm quan cả họ được nhờ” trong mọi xã hội cổ xưa. Tinh thần cưu mang đại gia đình, hoặc chỉ tin vào người thân hay dân cùng làng cùng họ là điều mà người ta hiểu được. Nhưng khi việc đỡ đần và nhờ cậy nhau trở thành phổ biến thì ta dễ gặp hiện tượng phe phái. Và càng ở trên cao thì càng dễ có cách vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp.
Tại các quốc gia mà vương quyền được coi là tối thượng, việc vận động hay củng cố phe phái – nội thân, ngoại thích, các quan thái giám hay cận thần – quanh ngai vua trở thành một phần cốt tủy của mưu lược chính trị ở mọi nơi. Khi có quyền thì ai ai cũng có thể nghĩ đến lợi. Quyền ở trên đem mối lợi cho người dưới và trên dưới đều xây dựng quan hệ hữu cơ để nuôi nấng nhau.
Ngày nay hiện tượng cấu kết giữa quyền lực chính trị và quyền lợi kinh tế lại tăng gấp bội. Vì mưu thuật chính trị thì vẫn vậy, chứ tiền tài đã hơn xưa triệu lần nhờ kinh tế thị trường.
Tại các nước độc tài theo kinh tế thị trường nhưng dưới định hướng của nhà nước, chủ nghĩa tư bản thân tộc đã thành bản chất. Lý do chẳng có gì khó hiểu vì quyền bính được ban từ trên xuống, còn quyền lợi được dâng từ dưới lên.
Tại các nước dân chủ, vì người cầm quyền là do dân bầu lên, hiện tượng cấu kết khó xảy ra hơn. Mà nếu có thì cũng khó bền vì người dân có thể bầu lại. Với điều kiện là họ biết về tệ nạn cấu kết nhờ truyền thông có quyền tìm hiểu, và khả năng trình bày. Bài này sẽ nói về chuyện đó.
Từ nguyên nghĩa, chữ “crony” tiếng Anh hay “copinage” tiếng Pháp chỉ là bè bạn. Nhưng đi vào chính trường và doanh trường thì chuyện bạn bầy lại mở ra cho tay chân, thân hữu và gia tộc. Vì vậy, người viết xin dịch gọn là “thân tộc”. Chứ nếu gọi là “đái quần” (cái dải quần) như Trung Quốc thì độc giả thấy khó hiểu. Hoặc… hiểu ra chuyện bài tiết hay thoát y phẩn dưới thì nguy.
Tại Hoa Kỳ, hiện tượng tư bản thân tộc cũng có, còn gia tăng sau biến động kinh tế của bốn năm qua. Vì năm nay lại có tranh cử, chúng ta nên ngó vào góc tối này.
Qua khảo sát hồi Tháng Bảy của viện Gallup, chỉ có 16% dân Mỹ hài lòng với lưỡng viện Quốc hội. Đây là tin mừng cho các dân biểu nghị sĩ vì Tháng Hai vừa qua, tỷ lệ tín nhiệm chỉ có 10% thôi. Thực tế thì trong các định chế Hoa Kỳ, Quốc hội đứng cuối bảng! Còn tệ hơn bốn thành phần tệ nhất – lần lượt là các HMO, đại tổ hợp, nghiệp đoàn và tài phiệt Wall Street.
Có gì đó quả là không ổn cho nền dân chủ này, mà không chỉ vì bế tắc chính trị do sự đối lập giữa hai đảng đang cố thủ trong hai viện như hai pháo đài. Cứ tưởng rằng chỉ có đám tài phiệt mới là đáng nghi và khó thương, thật ra họ tung hoành được cũng là nhờ chính khách.
Wall Street là tên gọi chung về giới quản trị các ngân hàng lớn nhất, các tổ hợp đầu tư, giao dịch chứng khoán và định chế tài chánh. So với 10 năm trước, ngày nay hỗn danh Wall Street là sản phẩm mất giá nặng nhất trên thị trường công luận, còn thua truyền hình và báo chí, là hai định chế chưa có được 30% dân Mỹ tin cậy! Cuộc thăm dò Tháng Năm của viện Harris còn cho thấy 70% dân Mỹ nghĩ rằng tài phiệt Wall Street sẵn sàng phạm luật nếu tin là có lợi và sẽ thoát tội.
Nhiều phần thì họ vẫn thoát như đã thoát sau những bất cẩn và bất lương khiến hệ thống tài chánh và ngân hàng Hoa Kỳ bị khủng hoảng năm 2008. Lý do là chính Wall Street đã hào phóng yểm trợ các chính khách thuộc cả hai đảng – và nhiều nhất là cho Barack Obama, vào năm tranh cử 2008 lẫn năm nay. Không những vậy, nhiều đại gia Wall Street hay thân hữu của họ đã tham chính từ năm 2009, hoặc ngồi cạnh giới làm luật, hay bên trong Bộ Tư Pháp, kể ra không hết.
Người ta cứ nghĩ đảng Dân Chủ là đảng tranh đấu cho dân nghèo và người thiểu số, có thể lắm! Nhưng đảng này được các tài phiệt chiếu cố tận tình qua những khoản tiền vận động gây chóng mặt. Bên kia đường, đảng Cộng Hoà nhận tiền yểm trợ nhiều nhất là từ giới tiểu thương, nhưng Mitt Romney đang ra tranh cử tổng thống là tài phiệt có lý lịch, và đang bị ghim vào tội này. Đề tài ấy, xin để khi khác, ở nơi khác.
Chuyện đáng chú ý là từ mấy năm nay, ta nghe nói nhiều – dù hết còn thấy – về phong trào “Chiếm đóng Wall Street” và khẩu hiệu bên đảng Dân Chủ là phải triệt hạ thế lực tài phiệt. Vậy mà sau cơn khủng hoảng 2008, tài sản của hệ thống ngân hàng còn tập trung nhiều hơn trước, dưới một Chính quyền Dân Chủ!
Về chuyện tập trung: năm 1994, bốn ngân hàng lớn nhất là Bank of America, J.P. Morgan, Wells Fargo và Citibank nắm gần 12% tổng số tín dụng của cả nước. Đến năm 2000, tỷ lệ tập trung này vượt 21% và qua năm 2007 thì gần 30%. Khi vụ khủng hoảng bùng nổ năm 2008, vì nguyên lý “to big to fail” – các đại gia quá bự ở trên không thể sụp được, nếu sụp thì tiểu doanh ở dưới sẽ chết – chính quyền phải tung tiền cấp cứu cho cả hệ thống khỏi sụp đổ. Kết quả là các đại gia được bơm  mấy trăm tỷ chứ không ít, và thoát nạn.
Nhưng hậu quả ít ai biết là ngày nay bốn tổ hợp đó đã kiểm soát 40% thị trường tín dụng của 10 tiểu bang lớn nhất Hoa Kỳ, một sức tập trung cao hơn năm 2009 đến 10% và gấp đôi con số của năm 2000. Không chỉ nắm nhiều tài sản hơn, các tài phiệt còn có khả năng tác động mạnh hơn.
Sau vụ khủng hoảng 2008, ai cũng nghĩ là phải tăng cường kiểm soát các ngân hàng để khỏi có chuyện bất cẩn hay bất lương khiến dân nghèo bị vạ lây.
Tháng Bảy năm 2010, Quốc hội bèn biểu quyết đạo luật Dodd-Frank, được Tổng thống Obama ban hành, để “Cải cách Wall Street và Bảo vệ Giới tiêu thụ”. Cái tên của đạo luật là từ hai chính khách bảo trợ: Dân biểu Barney Frank và Nghị sĩ Chris Dodd, hai nhân vật Dân Chủ cầm đầu ủy ban tài chính ở hai viện. Nhưng báo chí ít nhắc đến sự kiện là họ được hai cơ sở bán công là Fannie Mae và Freddie Mac ủng hộ tiền bạc rất nhiều trước khi vỡ nợ trong vụ khủng hoảng. Trước vụ khủng hoảng, giới lãnh đạo hai cơ quan này cũng đã từng tham chính từ thời Bill Clinton, nên mới ra cơ sự!
Kết quả của mẻ lưới Dodd-Frank? Chỉ muốn bắt lòng tong cá chốt thôi: các ngân hàng nhỏ ở địa phương chết ngộp vì không có tiền tìm ra luật sự thượng thặng để lách khỏi mấy tầng kiểm soát nên hơn 300 cơ sở âm thầm đóng cửa, nhân viên mất việc. Trong khi ấy, các đại gia vẫn trụ vì có sẵn loại luật sư đắt tiền đó trong túi. Hoặc đã nhét túi tranh cử cho những ai muốn kiểm soát….
Vì vậy, sau cuộc tranh cử năm nay, xin yên tâm là thành lũy Wall Street vẫn vững bền nếu cử tri không thấy ra điều ấy.
Nhưng nói về Hoa Kỳ lại không nhắc đến Trung Quốc thì khí bất công! Cũng xin yên tâm. Vì Trung Quốc vẫn là tấm gương sáng về kinh tế và chính trị.
Kẻ lý luận như vậy trên tờ New York Times (ngày hai Tháng 12 năm ngoái) không là bình luận gia Thomas Friedman quen thuộc về tình thần phục Tầu, mà là người có thẩm quyền: tài phiệt Steven Rattner đầy tai tiếng đã từng phục vụ chính quyền Obama. Mà trong khối nhân lực Wall Street đã đi vào chính quyền, Rattner không là ngoại lệ. Việc họ ngợi ca hay dung túng Bắc Kinh không là hãn hữu. Một đồng một cốt đề huề.
Nói của đáng tội, chỉ tại Trung Quốc ta mới thấy tệ nạn thân tộc được định chế hóa với “Thái tử đảng”, thế lực chính trị và kinh doanh của đám con cháu công thần “cách mạng”. Nàng Cốc Khai Lai chẳng cô đơn.
Vả lại, nếu có sự gì thì xứ này đã phát minh ra điều kỳ diệu, là phép “đính tội”. Có lỡ sa lưới thì thuê người thay mặt ra toà – để vào tù cũng được. Ở nhà, gia đình sẽ được các đại gia chu cấp cho! Việc “mạo danh đính thế” là một nghiệp vụ đầu tư đầy tội nghiệp của dân nghèo xứ này.
Chẳng phải “kinh tế cũng là chính trị” sao?
**************


Bộ Chính trị, Ban Bí thư gương mẫu kiểm điểm để cấp dưới noi theo (chinhphu 13-8-12) -- Bộ Chính trị kiểm điểm trong 4 ngày(VNN 13-8-12) -- Nghe đồn, ở một số nước mà lãnh đạo có liêm sĩ, sau khi kiểm điểm xong thì nhiều người mổ bụng tự tử! Nhưng nên đọc kỹ (giữa hai dòng chữ!) bản tin này: Làm rõ các vấn đề liên quan đến một số Uỷ viên Bộ Chính trị (VnEx 13-8-12) Tống Văn Công: Thuốc trị tham nhũng (viet-studies 12-8-12) ◄◄
Một sự kiện cần BCT kiểm điểm: Thịt khỉ xuất hiện giữa lòng thành phố (NĐT 13-8-12)
 - Bộ Chính trị, Ban Bí thư gương mẫu kiểm điểm để cấp dưới noi theo (Chinhphu.vn).
- Đừng ngại nói lời xin lỗi nhân dân…  (Petrotimes).
- Sẽ “tái cơ cấu” việc tổ chức lễ kỷ niệm (VnEco).
- Minh bạch – khắc tinh của tham nhũng (ĐBND).
- Một xã “gánh” 3 sân golf (TT).  - Cảng quốc tế hơn 360 tỷ đồng bỏ hoang (VNE).
- Xã Hưng Lộc (TP.Vinh, Nghệ An): Bị phá nhà, vợ liệt sĩ 81 tuổi phải đi thuê trọ (DV).
 
TS Đặng Kim Sơn:Hết gạo chạy rông mới coi trọng nông dân (PN Today 13-8-12)
Ông Đinh La Thăng đi vào Guinness: Khi bộ trưởng cất lời 'xin lỗi'… (TVN 13-8-12)  -- "Ông Đinh La Thăng là người từng có nhiều lời xin lỗi nhất trong các bộ trưởng ở Chính phủ khóa 2011-2016"?
Cảng quốc tế hơn 360 tỷ đồng bỏ hoang (VnEx 13-8-12)
5 tiến sĩ quyền lực trong giới doanh nhân Việt (VnEx 13-8-12) -- Bài có nhiều thông tin đáng nghi ngờ.
Những 'phố vẫy' tệ nạn ở Hà Nội (VnEx 13-8-12)
Hơn nửa triệu dân vùng than gặp khó (NĐT 13-8-12)
 
 
Kinh tế Trung Quốc: China's Debt Bomb (FP 13-8-112) -- China Is Running Out Of Money (Forbes 12-8-12) -- Bài này của Gordon Chang, không đáng tin cho lắm!
 - Nhìn từ Ấn Độ
Tyler Cowen nhìn về kinh tế Trung Quốc: Two Prisms for Looking at China’s Problems (NYT 11-8-12)
Giả từ Trung Quốc: You'll never be Chinese: Why I’m leaving the country I loved.(UK Prospect 8-8-12) - “Chưa có thần dược cho kinh tế Trung Quốc” (VnEco).
Về Bí thư Uông Dương của Quảng Đông: Mr. Happy: Wang Yang is the great hope of China's urban intelligentsia. Is he about to make the big time? (FP Sep/Pct 12)
Ai là ai trong tốp lãnh tụ sắp đến của Trung Quốc: Meet China's Next Leaders (FP 13-8-12) Vương Kì San (Wang Qishan). Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli), Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), Lưu Diên Đông (Liu Yandong), Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng)
- Bài nói về Thuyết Domino của Mỹ: Thuyết dẫn đường sai lầm trong chính trị của Hoa Kỳ (phần 1) (Phan Ba/ Der Spiegel). “Bài học quan trọng nhất mà Nam Việt Nam đưa ra cho chúng ta là quyền lực của Mỹ không thể làm đầy một khoảng chân không chính trị, cái hình thành qua sự yếu kém của một giới tinh hoa châu Á”.
-“Ngân hàng còn dùng hai sổ sách, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng” (VnEconomy)-“Rủi ro tiềm ẩn lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại là vấn đề sổ sách thiếu minh bạch”

- PGS.TS Trần Hoàng Ngân: “Để lạm phát trở lại, niềm tin sẽ suy giảm” (VNEco).
-  FDI vào khai thác biển: Nhất tiễn song điêu  nghe rất khó hiểu (VNN). Nói luôn cho rồi: “thấp toàn diện”, không chỉ ở cơ sở hạ tầng mà còn khâu kỹ thuật, quản lý…”
- VN tăng giá xăng dầu lần ba   –   (BBC).   – Giá xăng dầu tiếp tục tăng: Nhiều doanh nghiệp bối rối (TN).  – “Găm” xăng dầu để trục lợi (NLĐ).  – Giá lên, xăng hiếm: Đổ lỗi để “găm” hàng?! (PLTP). – Doanh nghiệp không được lạm dụng quyền tự điều chỉnh giá (TQ).  – Giữ mức trích 300 đồng mỗi lít xăng nộp quỹ bình ổn(TTXVN). – Giá gas: Vẫn lúng túng trong điều hành (KTĐT). (TT).  - Hình ảnh các cây xăng ‘làm trò’ trước giờ tăng giá (Petrotimes).  - Dân ngán ngẩm vì giá xăng tăng 3 lần/tháng(VNN).  - Xăng tăng: Cây xăng vắng khách, chuyên gia ‘lại tăng à’ (VTC).
- TS. Nguyễn Đình Cung: Đo lường lạm phát phải theo năm (Chinhphu.vn).
- Ngân hàng ráo riết đòi nợ (VNE).  - Lãi suất cho vay cá nhân, có thấp như công bố? (ĐTCK).  - Việc thế chấp lợn, gà để… vay vốn: Ngân hàng xa rời nhà nông! (DV).

- Bộ NN&PTNTkhông cho xây nhà máy đường mới (TBKTSG).
- TS Đặng Kim Sơn: Hết gạo chạy rông mới coi trọng nông dân (PN Today).
-  “Ngân hàng còn dùng 2 sổ sách, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng” (VNEco). –  Cẩn trọng với bẫy lãi suất vay tiêu dùng ‘siêu rẻ’ (VNE).
-  Vỡ mộng đầu tư bất động sản hạng sang (VNE). - Nghi ngại 1.000 tỷ đồng tiền từ thuế đầu tư vào Vinaconex (PLVN).  - Thêm vốn, tăng ưu đãi nhà thu nhập thấp vẫn bế tắc (Vef). - Giá đắt, nhà thu nhập thấp ế nặng  (KP).
-  Nhan nhản nho Trung Quốc “đội lốt” nho Mỹ  (DV). –  Rau quả Trung Quốc bán giá… “trời ơi”.
- Giá vàng tăng mạnh(NLĐ). - Giá vàng tăng cao, SJC ngừng mua vàng móp méo (TT). Độc quyền một doanh nghiệp, làm cho dân chen lấn xô đẩy dẫm đạp nhau nên nó mới móp méo, mà không thông cảm, há?  - Vào chợ mỗi ngày TTCK 14-8-2012 (VF).
-  Giải mã Trầm Bê (Thebox/NCĐT).
- Chặn thuê bao “ảo” bằng phí hòa mạng (NLĐ).
- Xuất khẩu Trung Quốc trì trệ khiến thế giới lo âu   –   (RFI).


Tổng số lượt xem trang