Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Nợ công Việt Nam vượt 80% GDP nếu tính cả nợ của DNNN

-Theo TS. Phạm Thế Anh, nợ xấu của DNNN, có thể phải dùng ngân sách nhà nước để trả, là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam. 

Cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Theo chiến lược này, Việt Nam sẽ từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. 

TS. Phạm Thế Anh, quyền Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng để những mục tiêu này được khả thi, việc quản trị rủi ro về nợ công phải được chú ý đúng mức.

Theo báo cáo của Bộ trưởng Tài chính trước Quốc hội, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ công/GDP của Việt Nam ước vào khoảng 54,6%, có giảm đôi chút so với năm 2010 chủ yếu do lạm phát cao của năm 2011 làm tăng giá trị hiện hành của GDP chứ không phải do vay nợ của Việt Nam giảm. Trong đó, nợ công nước ngoài vào khoảng 31,1% GDP. Các con số này hoàn toàn nằm trong ngưỡng an toàn của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu của TS. Phạm Thế Anh, rủi ro của nợ công Việt Nam không nằm ở các con số báo cáo ở trên mà nằm ở khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bởi khu vực này luôn nhận được ngân sách “mềm” từ Chính phủ. 

Khi các DNNN lâm vào khó khăn, các khoản nợ trong nước của các doanh nghiệp này thường được Chính phủ hỗ trợ dưới các hình thức bổ sung vốn, khoanh nợ, giãn nợ, chuyển nợ, xóa nợ, trả nợ thay... Vinashin, Vinalines, tập đoàn Sông Đà, và hàng loạt công ty cơ khí xây dựng và công ty xi măng là những ví dụ điển hình.

Tất cả các hình thức ngân sách mềm này đều sẽ khiến chi tiêu ngân sách tăng. Khi ngân sách nhà nước liên tục bội chi, để bù đắp phần chi tiêu cho khu vực DNNN, Chính phủ sẽ buộc phải phát hành trái phiếu và làm tăng nợ công. 

Chi tiết hơn, con số nợ công 54,6% vào thời điểm cuối năm 2011 chưa tính đến hơn 11,1% GDP nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, mà các khoản nợ này chủ yếu là của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.

Ngoài ra, theo đề án tái cơ cấu DNNN mới đây của Bộ Tài chính, tổng dư nợ tín dụng trong nước của các DNNN cũng lên tới 16,5% GDP. Nếu tính cả những con số này, nợ công Việt Nam hiện đã ở trên 80% GDP, vượt xa mức khuyến cáo của các tổ chức quốc tế.

Vì vậy, TS. Anh và nhóm nghiên cứu cho rằng, những khoản nợ xấu của khu vực DNNN mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam. Nợ của DNNN - yếu tố chưa có những chỉ tiêu cụ thể trong Chiến lược nợ quốc gia - nên được coi là một phần không thể tách rời trong việc xây dựng chiến lược và phân tích về nợ công của Việt Nam.

***************

Vinaconex cũng nợ hàng nghìn tỷ   –   (BBC). ? - Vinaconex lỗ hơn 757 tỷ đồng (RFA). -Vinaconex bị nợ gần 2.000 tỷ đồng (VNE). - Vinaconex nợ nghìn tỷ, những “đứa con cưng” bị bỏ hoang, “đắp chiếu” (GDVN).  – Vinaconex lỗ lũy kế hơn 757 tỉ đồng (NLĐ). Thêm một Vina nợ ngân hàng nghìn tỷ (VnEx 15-8-12)

Nợ công lớn dần: sức ép đối với chính sách tài khoá (13/08)

- Phỏng vấn TS. Nguyễn Trí Hiếu: Tìm giải pháp hữu hiệu để sớm khắc phục tình trạng nợ xấu(Chinhphu.vn).

- Bao giờ Ngân hàng Nhà nước chịu dỡ bỏ barie? (ĐBND).


Thống đốc Nguyễn Văn Bình làm trưởng ban công tác về tài chính quy mô nhỏ
Ban công tác về tài chính quy mô nhỏ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng phương hướng, giải pháp để phát triển hoạt động tài chính quy mô nhỏ.

 

-Cho dù không có TPP, tương lai thương mại giữa Trung Quốc và châu Á vẫn sáng sủa

 Bauxite Việt Nam 

Vikram NehruThe Diplomat, 13 tháng Tám 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Trong khi một Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) còn nằm trong giai đoạn đàm phán và không phải là không có những chướng ngại vật, chẳng hạn có một số quốc gia đang phản đối những ràng buộc gay gắt của quyền sở hữu trí tuệ mà Mỹ muốn áp đặt qua Hiệp định này, thì tiến trình hội nhập kinh tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ tại châu Á theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc. Bài tiểu luận dưới đây được viết theo cái nhìn khách quan của một nhà nghiên cứu, nhưng chúng ta không loại trừ khả năng TQ đang dùng sức mạnh kinh tế để o ép các nước nhược tiểu láng giềng trong chính sách bành trướng qua chiêu bài “hội nhập kinh tế khu vực”, nhằm tiến tới một “khối thịnh vượng chung” do TQ điều khiển.

Bauxite Việt Nam

Vẫn chưa có dấu hiệu nào đáng vui mừng về thương mại toàn cầu trong mấy năm vừa qua. Vòng đàm phán Dohavề thương mại đa phương vẫn nằm trong tình trạng hôn mê, nếu chưa chết hẳn. Vì thế, một nỗ lực gần đây nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại giữa các nước nằm ven bờ Thái Bình Dương, tức Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã được đón chào bằng thái độ nồng nhiệt và bằng tâm lý nhẹ nhõm, như là một bước đi đúng hướng. Nhưng mặc dù TPP chắc chắn được nhìn nhận và hoan nghênh vì viễn ảnh tương lai của nó – một hiệp định tạo thêm sự ổn định đặt cơ sở trên các luật lệ trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên TPP – nhưng nó thiếu sự tham gia của Trung Quốc (TQ), một nền kinh tế đứng hạng nhì và là nước xuất khẩu và sản xuất lớn nhất thế giới. Đối với Đông Nam Á, đó là điều quan trọng.

Tầm cỡ, vị trí địa lý, và tính năng động của TQ đã tạo nên một sức thu hút không có gì làm lay chuyển được, một sức thu hút đã biến TQ thành đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á. Và TPP chắc sẽ không thay đổi thực tế là, thị trường và địa lý là hai yếu tố chính thúc đẩy sự hội nhập kinh tế của Đông Nam Á với TQ, như 20 năm qua đã cho thấy. Dẫu sao, các hiệp định thương mại và đầu tư chỉ có thể thúc đẩy các lực tác động thị trường, chứ không chống lại chúng. Rốt cuộc, thị trường và địa lý sẽ hướng châu Á tới việc hội nhập khu vực trước đã, rồi sau đó khu vực này mới ở vào một tư thế để hòa nhập với TPP.

Tiến trình hội nhập thương mại Đông Á đã bắt đầu khá lâu trước khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) trở nên phổ biến gần đây. Thị trường và địa lý đã thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại của châu Á; sau đó mới có các chính sách nhằm hậu thuẫn tiến trình này. Việc gộp lại các nền kinh tế phản ánh tầm quan trọng ngày một gia tăng của các mạng lưới sản xuất của khu vực, trong đó các giai đoạn khác nhau của tiến trình sản xuất được thực hiện trong nhiều nước khác nhau. Việc này cho phép các công ty chuyên môn hóa, sản xuất đại trà nhưng ít tốn kém, và phát hiện được nơi nào có điều kiện thuân lợi nhất.

Đồng thời, sự gần gũi địa lý giúp cho việc vận chuyển và giao thông ít tốn kém. Chẳng phải do tình cờ mà quan hệ mậu dịch với TQ đã phát triển nhanh hơn đối với các nước Đông Nam Á (ĐNA) ở đất liền so với các nước ĐNA nằm trong biển – chính vì sự gần gũi địa lý của TQ. Tương tự như thế, mặc dù không có Hiệp định Tự do Mậu dịch (FTA) song phương, thương mại của Ấn Độ với TQ đã phát triển nhanh chóng – nhanh chóng đến nỗi TQ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ.

Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) chắc chắn sẽ không cản trở tiến trình hội nhập giữa các nước trong khu vực tại châu Á. Một trong những lý do là, châu Á rất có thể là khu vực có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong một tương lai có thể trông thấy và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu nơi đây ngày một gia tăng. Điều này có nghĩa là thương mại giữa các nước châu Á sẽ tiếp tục vượt trội hơn thương mại giữa châu Á với phần còn lại của thế giới.

Các nước trong khu vực cũng nhấn mạnh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng của mạng lưới vận chuyển nối kết các nền kinh tế ĐNA lại với nhau và với TQ. Việc này sẽ thu ngắn hơn nữa khoảng cách không gian giữa các nền kinh tế châu Á, đặc biệt tại lục địa Đông Nam Á.

Lý do tiếp theo là, hiện nay lương công nhân và giá đất tại TQ đang gia tăng và đồng nhân dân tệ đang lên giá. Những xu thế này sẽ thúc đẩy các công ty TQ cần nhiều lao động cuối cùng sẽ phải dời sang các nền kinh tế ĐNA có nguồn lao động phong phú, nhờ vậy sẽ đóng góp thêm cho tiến trình hội nhập bằng các luồng thương mại và đầu tư.

Và sau cùng, vì TQ đang ở trong tình trạng thặng dư mậu dịch, các công ty TQ đang chịu sức ép phải gia tăng vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Một số lớn đầu tư sẽ hướng tới các nước láng giềng ở ĐNA.

Sự hội nhập các luồng thương mại và tài chính ngày càng sâu sắc này chắc chắn cần thêm sự hỗ trợ bằng chính sách. Nhưng đáp án không nằm ở chỗ cần có thêm nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Nhiều người tranh luận rằng “mớ bòng bong” FTA trong khu vực đã tạo thuận lợi thì ít mà tạo cản trở thì nhiều. Việc thi hành vô số luật lệ và qui định song phương và đa phương sẽ gia tăng phí tổn hành chánh, cản trở việc vận chuyển hữu hiệu các loại hàng hóa qua biên giới, và có thể khuyến khích nạn tham nhũng. Ngoài ra, một khi bị các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) kiềm tỏa, các chính phủ đã từng vận dụng chính sách riêng của mình để bảo vệ công nghiệp trong nước.

Như vậy, đối với châu Á, đáp số của bài toán không những nằm trong việc hình thành một hiệp định thương mãi toàn diện cho khu vực để loại bỏ nhu cầu đối với nhiều FTA đa phương và song phương, mà lại còn nằm trong việc đảm bảo rằng một hiệp định như thế sẽ giảm bớt những rào cản do các nước đặt ra để bảo vệ công nghiệp của mình. Việc này sẽ hình thành và nuôi dưỡng sức sống của thị trường cũng như tạo thế mạnh địa lý trong một nền kinh tế khu vực sinh động và tăng trưởng nhanh chóng. Và sẽ tạo ra một môi trường để dần dần tiến tới chỗ hợp lưu với sự phát triển song hành của TPP.

V. N.

Vikram Nehru là một nhân viên cao cấp trong Chương trình châu Á và Chủ nhiệm Chương trình Bakrie trong Ban Nghiên cứu Đông Nam Á tại Viện Carnegie Endowment. Tác giả xin cảm ơn Navtej Dhaliwal đã giúp đỡ nghiên cứu. Bài báo này đã được Carnegie Endowment for International Peace cho xuất bản lần đầu.

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN. -Cho dù không có TPP, tương lai thương mại giữa Trung Quốc và châu Á vẫn sáng sủa

****************

ASEAN: ASEAN in crisis: Divided we stagger (Economist 18-8-12)

-Nhập siêu từ Trung Quốc tháng 7 tăng gần 54% Tính chung 7 tháng, nhập siêu từ Trung Quốc là 8,449 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Người Việt ngày càng cảnh giác với hàng Trung Quốc

Hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn kết hơn nữa với đổi mới KT- XH đất nước (chinhphu 14-8-12) -- Bơm bài này của Thủ tướng vào một khinh khí cầu thì nó sẽ bay rất cao, trước khi nổ tung! (Full of hot air and nothingness)

Siết chặt nhập khẩu nông sản Trung Quốc (DV).  - Nhộn nhịp mua bán ở chợ rau quả biên giới(SGTT).

- Chuyên gia: Doanh nghiệp cần có thông tin thị trường Trung Quốc (TBKTSG).
-  Phát hiện kho hàng Trung Quốc giả, lậu. - Đánh bại hàng Trung Quốc (TN). - Đã kiểm soát được gia cầm nhập lậu? (GTVT).- Nông sản Trung Quốc ‘đại náo’ thị trường (TP). - Lập lờ trái cây Trung Quốc (ĐĐK). - Truy nguồn gốc nho Trung Quốc dán mác nho Mỹ (NLĐ).  – ‘Cánh gà giả’ hầm cả tiếng không nhừ (TP).  
Mùa Vu lan, thực phẩm chay Trung Quốc hoành hành (Infonet).

- Nho Trung Quốc có dư lượng thuốc BVTV cao gấp 3-5 lần (TN).  - Nhập lậu máy nén khí từ Trung Quốc để hủy diệt thủy sản (NLĐ).

- Cái chết của sòng bạc biên giới – Kỳ 2: “Tay trong” nói về gian lận (TN).

- Giá đỗ được ủ từ hóa chất Trung Quốc (VNE).  – “Chất trong giá đỗ không ảnh hưởng nghiêm trọng” (TTXVN).  – Vẫn nỗi lo rau “bẩn”(SK&ĐS).  -  Tăng cường kiểm tra chất lượng trái cây nhập khẩu (TT).

- Âu lo vì nhiều người bị ung thư (TT).

- Bia Huế bác tin đồn bán cho Trung Quốc (TT). -  Nhận diện nho Trung Quốc đội lốt hàng Mỹ (VNE).  - Gà lậu được hợp thức hóa? (TP).

-  Tràn lan phụ tùng xe máy giả: Hiểm họa với người tiêu dùng (PLXH).
- Vốn ngoại “chạy” khỏi thị trường Trung Quốc (WSJ/DT). - Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới (VNE).- Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên khắp thế giới (DT).

 

-Why Are Governments Paralyzed?

Project Syndicate -Michael Spence, et al.
Despite a palpable sense of concern that something is very wrong with the global economy, the prognosis for significant change is bleak. Of the many explanations for the apparent lack of effective policy action across a broad range of countries and regions, the most compelling may be a rapid decline in trust in elites.


Sự xuất hiện một trật tự mới ở châu Á - Thái Bình Dương: The emergence of a new Asia Pacific order (East Pacific Forum 6-8-12)
Điểm sách của Stiglitz: Separate and Unequal (NYT 3-8-12) -- Bài này có ích.  Đọc nó thì không cần đọc sách!
Kinh tế học phát triển: No More Growth Miracles (Project Syndicate 6-8-12) -- VERY THOUGHTFUL piece by Dani Rodrik("Manufacturing industries will remain poor countries’ “escalator industries,” but the escalator will neither move as rapidly, nor go as high")

Kinh tế Nhật: How Japan Lost Its Electronics Crown (WSJ 15-8-12) Sony, Sharp and Panasonic Fixated on Hardware Breakthroughs; 'Sometimes, It's Easier to Run From Behind'
TOKYO—During a business trip to Japan in 2004, technology analyst Michael Gartenberg caught a glimpse of Sony Corp.'s Librie, the first e-book reader with an electronic ink display.
Mr. Gartenberg was impressed. He saw it as a harbinger of a new wave of products that would hit the U.S. But there were problems. The software was in Japanese. It required a computer to download a book and selection was limited.
Today, Amazon.com Inc.'s Kindle dominates the e-reader business and the Librie is little remembered. Sony is playing catch-up with a successor device, which ranks a distant third in the global

-LUCIFER - NHÌN LẠI CƠN ÁC MỘNG TÀI CHÍNH 2007 CỦA HOA KỲ

China’s Next Transformation Project Syndicate - Andrew Sheng, et al.

During three decades of favorable global economic conditions, China created an integrated global production system unprecedented in scale and complexity. But now its policymakers must deal with the triple challenges of the unfolding European debt crisis, slow recovery in the US, and a secular growth slowdown in China’s economy.  

 

 

 

- Nợ xấu hệ thống ngân hàng Trung Quốc tăng mạnh (Gafin/VOV).

- Trần Vinh Dự: Lựa chọn và nghịch lý của lựa chọn (phần 3)

(VOA’s blog)

.

 

- Phá sản thành phố: Lựa chọn an toàn trong quẫn bách (VEF).
- Bảy ngân hàng bị Mỹ chất vấn về Libor   –   (BBC).
- Báo cáo cho thấy những dấu hiệu khác nhau về kinh tế Mỹ (VOA).
- Đức sẽ làm mọi cách để cứu eurozone (Gafin).
Former loyalist accuses Merkel of crushing dissent
The Independent

-
Chancellor Angela Merkel faced a fresh onslaught from within her own party yesterday as a senior Christian Democrat delivered a withering critique of her leadership style and accused her of crushing dissent, stifling debate and making it impossible for anyone to succeed her.

- Việt-Trung khai thông cửa khẩu đường bộ   –   (BBC).   – HỒ TÂY SẮP BỊ XÉ ĐÔI BỞI TUYẾN ĐƯỜNG SẮT CHẠY THEO TRỤC ĐƯỜNG SỐ 5   –   (Phạm Viết Đào).   – Nguyễn Thanh Hà: KHI ĐÃ XẺ THỊT ĐƯỢC HỒ TÂY THÌ SÁ GÌ MÀ NGƯỜI TA KHÔNG SAN PHẲNG ĐỀN HÙNG LÀM SÂN BAY ?   –   (Phạm Viết Đào).

Định giá toàn diện, điện sao còn cạnh tranh?!
(Dân trí) - “Khâu phát điện, truyền tải điện đã thực hiện theo “khung” quy định tại luật Giá. Giờ luật Điện lực quy định thêm giá phân phối điện nữa thì cạnh tranh ở khâu nào” - Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề trong phiên ...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bác phí điện lựcTiền Phong Online
Bác đề xuất thu phí điều tiết điện lựcTuổi Trẻ
Không thu phí điều tiết điện lựcBáo Đất Việt

 

Nhật: Sẽ Biến Rác Thành Điện Ở Hà Nội (08/17/2012 Từ rác kỹ nghệ, biến ra điện lực.... Bản tin Kyodo cho biết, công ty Nhật Hitachi Zosen Corp. đã ký một hợp đồng hôm Thứ Ba để khởi sự một dự án trình diễn tại Hà Nội nhằm biết rác kỹ nghệ thành điện. Hitachi đã ký với Urban Environment Co., một công ty xử lý rác tại Hà Nội. Dự án nhằm giảm lượng rác kỹ nghệ 1/20 vào năm 2014, và tạo ra điện cho 4,500 hộ dân. Hitachi sẽ xây một lò nung rác gần Hà Nội để xử lý 75 tấn/ngày các loại rác thải cao su, da giày, vải vóc từ các xưởng giày và may dệt. (Photo AVB)
VN Sẽ Thiếu Điện Các Năm 2014-2016 (08/17/2012) - Miền Nam có nguy cơ thiếu điện rất cao (TT). - Kỳ lạ, bán điện cho EVN với giá 0 đồng/kwh (DT).

 

-  “Bác” đề xuất thu phí điều tiết điện lực (PLTP). –  Thị trường phát điện cạnh tranh: “Cuộc chơi” không cân sức (CL).  - Ùn tắc giấy phép: Thủy điện nhỏ gặp khó? (VNN).- Đập thủy điện sông Tranh 2: Trước ngày 24-8, hoàn thành chống thấm (NLĐ).  - Đường làm chưa xong đã tính tăng phí (KP). - Nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam: Tồn 4.000 tấn bùn thải chưa biết đổ đâu (SGTT).

Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động lại sau một tuần “đau tim” (SGTT). - Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành trở lại (DT). - ‘Sự cố tại nhà máy lọc dầu Dung Quất trong tầm kiểm soát’ (TP).

 

-Vinacomin xuất than sang Cuba, Nam Phi

 

Theo kế hoạch xuất khẩu than, Vinacomin sẽ xuất khoảng 25.000 tấn sang Nam Phi và 18.000 tấn than đi thị trường Cuba.

 

- 5 tháng cuối năm 2012: Kiên quyết xử lý nợ xấu, phá băng tín dụng (ĐĐK)

- “Tín dụng đen” và những mánh “bóp chẹt” khổ chủ: Kỳ 2: Vay nặng lãi và những hệ lụy (PL&XH). - Ngân hàng không sợ thừa ‘room’ tín dụng 27% (VNE).

- Gửi tiết kiệm sao cho có lợi nhất? (SGTT).

- Ngừng bán xăng tràn lan trước giờ tăng giá: Khó xử lý? (DT). - Lợi ích nhóm đang chi phối trong việc điều hành giá xăng dầu? (ĐV). -Tăng giá xăng liên tiếp: DN và người dân dính đòn đau (VEF). - Giá tăng, cây xăng lập tức có hàng (ĐV).

- Vàng trong nước giảm nhẹ (VOV).

- Chứng khoán thời khó: Nhà đầu tư lo mất tiền (TP).

- Đến lượt căn hộ giá rẻ cắt lỗ (VIR).

- Tìm cách “cứu” thương hiệu Việt (Infonet).

- Xuất khẩu qua biên giới phía Bắc: Sụt giảm do đâu? (Công thương).

- Giá hồ tiêu giảm bất thường  (NNVN).

- Xuất khẩu thủy sản sẽ tăng mạnh (TP). - XK cá ngừ nhiều thuận lợi  (NNVN).

- Vì sao thương mại điện tử Việt Nam chưa cất cánh? (VnEco).

- Đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu ở doanh nghiệp (TT).

- Phí gửi tài sản quý hiếm tại kho bạc 0,05%/giá trị tài sản/tháng (CP).


- Doanh nghiệp vận tải “méo mặt” vì giá xăng dầu (VOV).  - Mướt mải chạy theo giá xăng tăng…(Petrotimes).

- Tiền lẻ nguy cơ mất tích (VNE).

- Tổng giám đốc FPT nghỉ phép 2 tháng (VNE).  - FPT: Đằng sau việc nghỉ phép 2 tháng của CEO Trương Đình Anh (Vietstock). - “Nốt giáng” của ông Trương Đình Anh? (LĐ).  - FPT dưới thời Tổng giám đốc Trương Đình Anh (VnEco).

- Toàn cảnh kinh tế-tài chính VN 14-8-2012 (VF).  Tổng quan chuyển động ngành BĐS 14-8-2012.

- Nông dân buộc Bianfishco ký cam kết trả nợ (VEF).

- Indonesia có thể nhập 500.000 tấn gạo của Việt Nam (VnEco).

- Nhìn lại kinh tế thế giới 7 tháng đầu năm (Petrotimes).  - Những nền kinh tế mạnh nhất thế giới (VnEco).

 

 

- Bệnh gì mà Tổng giám đốc FPT nghỉ ốm đến 2 tháng? (VTC).-  Nhằm lúc CPI âm để tăng quá đồng loạt? (VNN).  -  Rùng mình trước ‘bão” giá mới.

-  Siết lại kỷ cương trên thị trường liên ngân hàng (DĐDN).  - Rầm rộ căng khẩu hiệu ‘bao vây’ đòi tiền hội sở HD Bank (Infonet). -  Du khách còn xài tiền quá ít (TT).  -  Chênh lệch giá vàng bị kéo rộng (LĐ).

- Xăng dầu và câu chuyện thiểu phát (ĐTCK). - Taxi rục rịch tăng cước theo giá xăng (TBKTSG).  – Thiếu xăng thật sự hay “ông lớn” găm hàng? (PLTP).  – Đục nước béo cò.  – Giá xăng dầu tăng gây bức xúc (NLĐ).  – Lại biết rồi, khổ lắm! (TP).  – Giá xăng tăng và sức chịu đựng của người dân (LĐ).

- Bắt đầu cuộc đua bánh trung thu (ĐV).

- Những chủ nợ chân lấm tay bùn của đại gia Diệu Hiền (VNE).  - Bianfishco sẽ giao nhà máy nếu không trả được nợ (PLTP).

- Bắt thêm hàng chục đối tượng trong đường dây Muaban24 (Petrotimes). - Lại thêm DN Việt mất tiền vì thương mại điện tử (Infonet).  -  Vụ “AFCA bị tố lạm quyền”: Cơ quan chức năng vào cuộc (TN).

 

- Nhà thu nhập thấp Đặng Xá vừa bàn giao đã ngấm dột, hôi mốc (Infonet).

 

-Đề án tái cấu trúc của VNPT chưa hợp lệ?
Theo lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông, đề án này chỉ mang tính chất chủ quan của doanh nghiệp, chưa có ý kiến chính thức của bộ ngành liên quan.


Tăng tín dụng phải đi kèm với tăng trưởng kinh tế (LĐ 16-8-12) -- P/v TS Vủ Đình Ánh

- Áp lực tiêu dùng (TN). - Dịch vụ, hàng hóa tăng giá (TN).
- Không tổ chức thêm lực lượng điều tra, cảnh sát thuế (TP).
- Thao túng giá cổ phiếu: Vi phạm nhiều, xử được bao nhiêu? (VEF).
- Bản quyền truyền hình các giải thể thao: Khắc nghiệt cạnh tranh (TP).
- Hàng Việt khó ngoi lên (NLĐ).  – Trái cây mác Thái, ruột Việt (NLĐ).
- Giải bài toán hàng tồn kho (TP).
- Nguyễn Hồng Khoái: Làm sao cứ phải SJC? - (boxitvn). -  Thống đốc và 1 năm nóng rẫy chuyện tiền-vàng (Infonet).
-  Kém hiệu quả trong việc hỗ trợ tạm trữ lúa gạo (SGGP).
- Sóc Trăng: Ồ ạt trồng dừa lấy cổ hũ (DV).
- Cam Ranh: 3 dự án sân golf choán đất cả một xã  (VNE). Lại dính Vinashin.


- Cú “sảy chân” của Tribeco và những góc khuất (DĐDN).  – Bài học sau vụ tribeco giải thể: Sức đề kháng mong manh hậu M&A(ĐT). - Thương hiệu Tribeco vào tay “ông lớn” nước ngoài (TT).

 

- “Xây dựng nền kinh tế tự chủ trong điều kiện hội nhập” (TTXVN).  – Kinh tế Việt Nam không có dấu hiệu phục hồi(VOA).   – Xuất khẩu VN thiệt vì kinh tế EU yếu?   –   (BBC).

- Thêm một Vina nợ ngân hàng nghìn tỷ (VNE). - Bộ Tài chính ‘thúc’ doanh nghiệp nhà nước về đề án tái cơ cấu(Petrotimes).

-  Phương án đột phá cho thuế thu nhập doanh nghiệp (DĐDN).

-  Góp ý “Dự thảo: Quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng lúa” - (boxitvn).

- Chỉ có khoảng 6% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp (DNSG). - Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu tiêu hàng đầu trên thế giới (VOA).  - Doanh nghiệp điều ngậm đắng phơi cảng nhìn giá tăng (TQ).  - Việt Nam qua mặt Brazil trở thành nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới   –   (RFI).  -  Nhập khẩu đường: Không nên cấp hạn ngạch cho từng DN (DĐDN).  -  Cúm gia cầm bao trùm tỉnh nghèo (NNVN).

 

- Thực hư chuyện “chạm ngõ” PVFC với Western Bank (VnEco). - Nếu thoái vốn khỏi Westernbank, ông Đặng Thành Tâm mất gì? (VNE).

- Cần Thơ báo cáo Thủ tướng vụ dân vây nhà đòi nợ Bianfishco (PLTP). -  Tòa đã thụ lý vụ khách hàng kiện KEANGNAM (NĐT).
-  Đề xuất lương tối thiểu trong doanh nghiệp 2,7 triệu đồng/tháng (PLTP).

- Xác định lại khẩu phần tín dụng (VnEco). - Lãi suất cho vay nhiều lĩnh vực ở mức 11-13%/năm(VOV).  - Ngân hàng chỉ thu lợi nhuận chênh lệch lãi suất 2%-3% (PLTP).  - Giao thêm chỉ tiêu tín dụng: “Sẽ không gây áp lực lạm phát” (VnEco).
- Tìm thuốc chữa bệnh lạm dụng tín dụng (PLTP).
- Chỉ cứu doanh nghiệp có khả năng phục hồi (VTV).
- Không thể vừa quản lý vừa giám sát (TP). - Giá xăng dầu thách thức lạm phát (NLĐ).   – Cước vận tải “phi mã” cùng giá xăng (VOV).  – Tăng giá xăng, đời sống người dân giảm (NCT). -  Nhạc sĩ Hồng Thuận “tìm lại… giá xăng” (TT). - “Có hiện tượng điều chỉnh giá xăng chưa phù hợp“ (PLVN).
- Sếp CK vào tù: Dân ‘làm giá’ không manh động (VEF). - ‘Chết’ vì đem lợi nhuận sản xuất đầu tư chứng khoán, địa ốc(VNE).  -  Nước đã ngập chân (LĐ).
- Để có một thương hiệu quốc gia mang tầm cỡ toàn cầu (DT).
- Nông dân: mua lúa thay vì gạo tạm trữ –   (RFA).
-  Thu mua cà-phê ở Tây Nguyên, các doanh nghiệp thua trên sân nhà (ND).
- Giá Thực phẩm: Chợ tăng, siêu thị khuyến mãi (TT).
- Bán thịt trong 8 giờ: Tiểu thương đe tăng giá (DT).
- CT Group trở thành chủ sở hữu mới của Công ty Thiên Lộc (TN).
- Đề nghị giải thể liên doanh lỗ 13 năm liên tục (TT).
-  Cấm xuất bán quặng vì chưa phục hồi môi trường (TN).

- Rủi ro không nằm ở các con số báo cáo (TBKTSG).
- 8 ngân hàng niêm yết chiếm 25% lợi nhuận toàn thị trường (Vietstock).
- Vì sao DN bi quan hơn? (TBNH). - Doanh nghiệp vật lộn thích ứng với tăng giá đầu vào (TTXVN).
- Vàng trong nước tăng gần 100.000 đồng/lượng (VOV). - Đừng hoang mang? (TP).
- Những “độc chiêu” làm mất niềm tin của công ty chứng khoán (VnEco). - SBS: Tuột dốc và lỗ khủng vì đâu? (DĐDN).
- Năm 2013, lương tối thiểu là 2,7 triệu đồng/tháng/người (NNVN).
- Bình Định: Trúng mùa ốc hương (DV).
- Heo giống “chết” theo heo thịt  (NNVN).

Chân dung “nữ tướng” đang tạm điều hành FPT: 38 tuổi, 9 năm làm lãnh đạo (DĐDN 16-8-12)
Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Cả nước đang quan sát ông Nguyễn Bá Thanh đưa ra sáng kiến gì ở Đà Nẵng (infonet 16-8-12) --Đà Nẵng đã lơ là, chủ quan về năng lực cạnh tranh (infonet 16-8-12) -- "Đại gia" Đà Thành khốn khổ vì nước bẩn (NĐT 16-8-12) Và tại sao ông Thanh lại để Tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ còn khá phổ biến ở Đà Nẵng (PLTP 17-8-12)
- Đà Nẵng đã lơ là, chủ quan về năng lực cạnh tranh (Infonet). - Phải chi hoa hồng mới có hợp đồng (TT). - Đà Nẵng bổ nhiệm lãnh đạo qua thi tuyển (NLĐ).

- Hầm sông Sài Gòn còn 5 lỗi chưa khắc phục (NLĐ).  – “Chạy đua” khắc phục lún, thấm ở đường hầm sông Sài Gòn (TN).  – Chín tháng, 41 vụ tai nạn ở hầm vượt sông Sài Gòn(TTXVN). - Đường hầm sông SG: Đề nghị tăng thời gian bảo hành (TT). - Đề nghị gia hạn bảo hành (LĐ).

 

Nghề tiếp viên hàng không ở Việt Nam (RFA 15-8-12)
Biến văn hóa thành sức mạnh kinh doanh (DĐDN 16-8-12) -- Và nếu văn hoá cạn kiệt thì...

- Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đồng loạt đi “thị sát”  (VnMedia).  - Không ngạc nhiên nếu ngân hàng báo lỗ  (Infonet). - Chuyện hi hữu về lãi suất ngân hàng Việt Nam (VTC).
- Thị trường xăng dầu: “Sóng ngầm” vẫn tiếp diễn (CAND).
- ‘Tổng giám đốc FPT nghỉ phép 2 tháng là bất thường’ (GDVN).
- Nhiều dự án bất động sản có thể phải tạm dừng (VnEco).  - Biệt thự rao bán ê hề, hiếm khách mua (VNE).  -
- Một quả trứng, 5 lần đóng phí: “Thu sai một đồng cũng phải sửa” (DV).

- Thương mại điện tử Việt Nam: Con rồng ngủ quên (VNE).
- Một bức tranh thị trường hỗn độn về giá ngũ cốc, dầu và vàng (TQ).


- VN cần xây dựng chỉ báo kinh tế sớm (TT).

- Sẽ kết thúc chuỗi lạm phát giảm trong tháng Tám? (TTXVN).
- Nợ xấu phải coi là vốn đã mất (DNSG).
- “Siết” kiểm tra, chống lọt thuế với doanh nghiệp bất động sản (DT).
- Tăng giá xăng: DN đầu mối làm giá, găm hàng? (VTC). - Cần lập ủy ban giám sát thị trường (TT). - Dân méo mặt sau ba lần xăng tăng giá! (PLTP).  – “Chiếc áo ướt sũng mồ hôi…” (TQ).  – Cước vận tải “nhúc nhích” theo xăng (PLTP).

6 bãi đỗ xe trong CV Thống Nhất cùng chờ duyệt (VNN).
- Bán hàng đa cấp biến tướng lừa đảo (TN). - Nhiều kẽ hở trong quản lý bán hàng đa cấp (TT). - Vụ Muaban24: Lãnh đạo chi nhánh Đắk Lắk không chấp hành lệnh bắt (NLĐ). -  Bất thường bản án tranh chấp vốn góp ở Thaco – Kia Đà Nẵng (TN).
- Nhiều qui định… ném đá ao bèo: Vướng víu, thiếu chế tài (NLĐ).
- Bàn giải pháp dứt cảnh “loạn” xử phạt vi phạm hành chính (PLVN).
- Ăn đất sân golf (DV).

Tổng số lượt xem trang