Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Nợ xấu và mùa đông của suy thoái


Xét về mặt vĩ mô, Việt Nam đã tạm thời vượt qua giai đoạn nguy cấp nhất, khi hệ thống ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt. 

Lãi suất liên ngân hàng là một chỉ dấu quan trọng của hệ thống. Tại thời điểm cuối quý 3, đầu quý 4 năm ngoái, lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, có thời điểm tới hơn 40%. Đó là dấu hiệu của tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng tới mức có thể phá sản bất kỳ lúc nào của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ.

Từ đầu năm trở lại đây, lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiều, hiện nay đã nằm ở mức một con số. Điều đó cho thấy mặc dù còn một số ngân hàng nhỏ vẫn trong vùng nguy hiểm, nhưng câu chuyện đổ vỡ hàng loạt có vẻ như đã được tạm thời loại bỏ.

Từ chỗ chênh vênh bên miệng núi lửa của khủng hoảng tài chính hồi nửa cuối năm ngoái, kinh tế Việt Nam đang đi dần vào một mùa đông lạnh giá của suy thoái toàn diện.

Mùa đông của suy thoái

Lạm phát đã hạ nhiệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng trong 6 tháng qua chỉ có 2.52% so với mức tăng 13.33% của 6 tháng đầu năm 2011 và 3.37% của 6 tháng đầu năm 2010. Điều này không lạ vì giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát có quan hệ nhân quả rất chặt chẽ với độ trễ khoảng 6 tới 8 tháng. Việc lạm phát thấp tại thời điểm này là kết quả của việc thắt chặt tiền tệ - tín dụng từ khoảng tháng 4 tới tháng 12 năm ngoái.

Lãi suất ngân hàng nhờ các quyết định hành chính liên tục kế tiếp nhau của Ngân hàng Nhà nước đã giảm về mức thấp đáng kể so với năm ngoái. Lãi suất huy động không kỳ hạn về còn 9% trong khi lãi suất huy động có kỳ hạn nằm ở mức 12% - 13% và lãi suất cho vay chính thức giảm còn khoảng 15% - 17%. 

Do lãi suất tiền Đồng trong suốt năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 rất cao so với tốc độ trượt giá đồng tiền và việc nhà nước siết chặt quản lý kinh doanh ngoại hối ngoài luồng, sức ép về tỷ giá lên VND trong giai đoạn vừa qua không lớn. Tiền Đồng cơ bản giữ được giá trị sau đợt phá giá mạnh hồi tháng 2 năm ngoái.

Sự ổn định này phần nhiều mang tính tình huống và giả tạo. Lạm phát sẽ lại bùng phát trở lại một khi tín dụng tăng trở lại giống như kịch bản hồi năm 2010: Năm 2008 gặp lạm phát cao tương tự năm 2011. Năm 2009 lạm phát giảm do hiệu ứng độ trễ của chính sách thắt chặt vào cuối năm 2008, giống như những gì đang diễn ra hiện nay. Năm 2010 lạm phát vụt lên trở lại ở mức hai con số sau khi chính sách tiền tệ - tín dụng được nới lỏng một phần.

Lãi suất giảm trong thời gian qua phần nhiều là do các biện pháp hành chính. Trên thực tế, lạm phát đã giảm rất mạnh và Ngân hàng Nhà nước đã bơm khá nhiều tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại và dư địa tín dụng được mở toang từ đầu năm nhưng hệ thống ngân hàng thương mại (mất thanh khỏa mạnh và nợ xấu trên 10%) vẫn phải cạnh tranh quyết liệt để dành dật nguồn tiền gửi. Vì thế lãi suất huy động vẫn cao hơn rất nhiều so với lạm phát.

Câu chuyện tranh cãi về lãi suất thực dương hay âm, sau hơn 1 năm, vẫn đối mặt với câu trả lời từ thực tế là lãi suất thực vẫn còn dương, và dương rất nhiều. CPI tháng 5 và tháng 6 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 8.34%  và 6.9% trong khi lãi suất huy động trung bình vẫn còn ở mức hai con số. Điều này dẫn tới chuyện lãi suất cho vay có giảm nhưng còn xa mới nằm trong sức chịu đựng hợp lý của hệ thống doanh nghiệp.

Tương tự như thế, áp lực về tỷ giá hiện nay ở mức thấp là do trênh lệch về lãi suất gửi VND và USD quá cao. Ngay cả khi điều chỉnh yếu tố trượt giá, thì lãi suất thực – tức là lãi suất tiền Đồng trừ đi lạm phát của tiền Đồng - vẫn cao hơn nhiều so với USD. Tuy nhiên vì tỷ giá được giữ cố định cho nên người dân chỉ quan tâm đến lãi suất danh nghĩa: tiền Đồng không mất giá với USD, lãi suất tiền Đồng cao hơn từ 3 lần (hiện nay) tới 5 lần (như hồi năm 2011) so với lãi suất USD, vì thế không có lý do gì phải giữ USD. Mức trênh lệch quá lớn này đủ để bảo vệ người giữ tiền Đồng ngay cả khi tiền Đồng bị phá từ 5% (năm nay) tới 15% (năm ngoái). Đó là lý do lớn để đồng VND ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên, lòng tin này của người giữ tiền Đồng sẽ bị phá vỡ ngay khi lãi suất tiền Đồng giảm tới mức mà chênh lệch lãi suất VND và USD không còn đủ lớn để cho họ cảm giác an toàn nữa.

Tăng trưởng kinh tế, theo con số chính thức của Tổng cục Thống kê, cũng giảm trở về mức thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. GDP của 6 tháng đầu năm nay tăng 4.38% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức thấp nhất trước đó là 4.46% vào Q2, 2009. Và điều này hợp lý bởi vì cuộc củng hoảng năm 2008-2009 diễn ra khi sức chịu của hệ thống doanh nghiệp còn tương đối tốt do có một thời gian dài tăng trưởng đều đặn và nhiều doanh nghiệp huy động được tài chính do phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư để tạo thànhcái đệm tiền mặt (cash cushion) cho doanh nghiệp khi tín dụng bị thắt chặt.

Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp không còn được lợi thế này nữa và vì thế sức chịu đựng của họ kém hơn rất nhiều so với hồi 3 năm trước.

 Nợ xấu và mùa đông của suy thoái 

- Nợ xấu và mùa đông của suy thoái (phần 2) (VOA).

 Chưa phải đáy? 


Sự ổn định tạm thời trên bề mặt do lạm phát hạ nhiệt không phải là chỉ dấu của sự an toàn. Khối thuốc nổ lớn đang nằm trong hệ thống ngân hàng hiện nay là các khoản nợ xấu, và không ai biết quy mô (đi kèm với sức tàn phá) của nó đến đâu.

Ngay cả số liệu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước cũng không rõ ràng: chiều 7/6/2012, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con sốnợ xấu tới 10%. Tuy nhiên tại hội nghị sơ kết sáu tháng của ngành ngân hàng ngày 7/7/2012 tại Hà Nội, lại thông báo rằng tính đến cuối tháng 5, tổng nợ xấu của toàn hệ thống chiếm 4,47% (tương đương 100.000 tỉ đồng) tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa 4.47% và 10% là mức chênh lệch vô cùng lớn, tương đương 241 nghìn tỷ đồng, hoặc khoảng 11,5 tỷ USD.

Mặc dù có nhiều giải pháp được bàn đến để giải quyết khối tài sản “xấu” này, nhưng chưa có bất kỳ động tác kiên quyết nào được thực hiện. Lý do cũng dễ hiểu: Việt Nam đang ở trong tình trạng có rất nhiều ràng buộc và vì thế không dễ gì giải được bài toán nợ xấu một cách nhanh chóng.

Với mối lo khá mơ hồ và cảm tính về việc “đổ vỡ dây chuyền”, Việt Nam không muốn cho bất kỳ ngân hàng nào phá sản, không muốn bất kỳ người gửi tiền nào bị mất tiền, không quốc hữu hóa, và cũng không đủ nguồn lực để bail-out toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như các doanh nghiệp too-big-to-fail, Việt Nam rất dễ, và nhiều khả năng sẽ, rơi vào tình trạng hệ thống ngân hàng dày đặc các zombie banks giống như ở Nhật hồi thập kỷ 90 trước đây (mặc dù lý do Nhật Bản có các zombie banks khác với Việt Nam). Đặc điểm của zombie banks là chúng tồn tại nhưng không còn khả năng cung cấp các chức năng bình thường của ngân hàng, tức là huy động rồi cho vay. Việc này dường như đã bắt đầu từ đầu năm nay khi mà dư địa tín dụng được mở toang nhưng tính đến ngày 30/6/2012, tín dụng tăng trưởng chỉ ở mức 0,76% so với cuối năm 2011.
Hậu quả mà Nhật Bản phải đối phó hồi thập kỷ 90 thường được nhắc đến làmột thập kỷ bị đánh mất – tức là một thập kỷ hầu như không có tăng trưởng. Và một tương lai tương tự không phải là không thể xảy ra đối với Việt Nam.

Loay hoay chưa tìm được đường ra

Đã có thời thành tích tăng trưởng liên tục kéo dài vài thập kỷ khiến nhiều người Việt Nam tự tin vào tiềm lực của nền kinh tế, sức mạnh và tài năng của các doanh nhân bản địa, và khả năng điều hành của nhà nước. Giấc mơ hóa rồng là một giấc mơ gây nghiện và có sức lan tỏa cao. Tuy nhiên, sau 5 năm lặn ngụp trong lạm phát, khó khăn và đình đốn, với nhiều người thì giấc mơ này đã tan thành mây khói.

Thực tế đã cho nhiều người Việt thấy không có một nền kinh tế nào không thể rơi vào khủng hoảng, kể cả Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không phải quá suất sắc, đặc biệt trong chuyện điều hành và quản trị rủi ro, thậm chí nhiều khi tương đối mù quáng và tham lam. Chính phủ Việt Nam cũng không giỏi về mặt điều hành nền kinh tế, nếu không muốn nói là trong nhiều mặt còn yếu kém. Các chuyên gia của Việt Nam cũng không giỏi về việc phân tích, dự đoán, và tư vấn chính sách cho nhà nước.

Đó là chưa kể Việt Nam còn gánh trên vai gánh nặng di sản của chính sách kinh tế cũ, đó là khối doanh nghiệp nhà nước. Đây là khối khổng lồ các doanh nghiệp tiêu dùng rất nhiều nguồn lực của nền kinh tế nhưng hoạt động rất kém hiệu quả, và là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tình trạng khủng hoảng toàn diện hiện nay. Chìa khóa để giải bài toán doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa có. Không phải vì không thể nghĩ ra, mà vì có nghĩ ra cũng không thực hiện được do sự đan chéo của rất nhiều nhóm lợi ích.

Câu chuyện đầu tư công cũng vậy, ai cũng biết đầu tư công ở Việt Nam không có hiệu quả cao. Nói cho công bằng, điều này không riêng ở Việt Nam, mà ở phần lớn các nước đang phát triển đều là vậy. Thế nhưng câu chuyện ở Việt Nam khác một chút, đó là việc phải dựa vào đầu tư công để tăng trưởng, ít ra là trong khoảng gần mười năm trở lại đây. Chính vì thế, nó tạo thành một thứ tiến thoái lưỡng nan rất khó chịu cho nhà nước: nếu không giảm đầu tư công, thì tình trạng kém hiệu quả còn tiếp diễn, tất dẫn tới tiềm năng tăng trưởng dài hạn bị mai một. Nhưng nếu giảm đầu tư công thì tăng trưởng ngắn hạn lại bị ảnh hưởng nặng, và điều này làm tổn hại uy tín chính trị của Chính phủ. Đó là chưa kể việc giảm đầu tư công, cũng như việc cải cách doanh nghiệp nhà nước, gặp rất nhiều rắc rối không giải quyết được do sự đan chéo của các nhóm lợi ích.

Câu chuyện cải cách ngân hàng và giải quyết nợ xấu tưởng chừng đơn giản hơn nhưng thực ra lại không phải vậy. Con số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay quá lớn, và nhà nước thực tế không có đủ lực để gánh cục nợ này. Đối với các ngân hàng tư nhân, việc giải quyết nợ xấu không phải quá khó. Khu vực tư nhân có thể tự mua bán nợ xấu của nhau, và thị trường sẽ giúp định giá giá trị của các tài sản nợ này như thế nào. Thế nhưng một phần rất lớn nợ xấu là nằm trong balance sheet của các ngân hàng quốc doanh, hoặc do nhà nước nắm sở hữu chi phối. Sẽ không thể ép các ngân hàng này phải đánh tụt giá trị của các khoản cho vay và thanh lý các khoản nợ xấu. Lý do là khi đi sâu vào các câu chuyện này sẽ dẫn tới vấn đề trách nhiệm thuộc về ai, và nhiều người sẽ bị liên đới. Hệ thống các quan hệ lợi ích chằng chịt sẽ không thể cho phép các vấn đề này được phanh phui.

Và như thế một câu chuyện khác là dùng tiền nhà nước để mua nợ xấu. Đi kèm với nó sẽ là định giá hời để không ai (hoặc ít người) bị mất mặt hoặc phải chịu trách nhiệm về các tổn thất hoặc thất thoát. Thế nhưng giải pháp này cũng bế tắc nốt, vì một lý do đơn giản là tiền ở đâu ra?

Đấu tranh để tồn tại

Dưới góc độ vi mô, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bài toán khó, có lẽ là khó nhất từ kể trong lịch sử khiêm tốn về kinh tế thị trường của Việt Nam hiện đại. Trong khi thị trường đầu ra bị thu hẹp nghiêm trọng, lãi suất các khoản vay vẫn còn rất cao và khả năng vay mượn thêm khá bi đát, câu chuyện xoay đủ vốn để cầm cự tiếp trở thành câu chuyện tồn tại hay không tồn tại.

Có một khe cửa hẹp để giúp các doanh nghiệp này, đó là dòng vốn tìm đến mục tiêu mua bán và sáp nhập (M&As). Về triển vọng dài hạn, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang phát triển còn nhiều tiềm năng để tiếp tục bứt phá. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư quốc tế đang hướng sự chú ý tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ các quốc gia mà khả năng phát triển hầu như đã bị bão hòa. Nhật Bản là một trong các quốc gia có sự quan tâm mạnh mẽ nhất đến việc tìm mua hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, cánh cửa này chỉ là một cánh cửa hẹp. Nó không phải là một thứ thuốc an thần mà ai cũng có thể mua được ngoài chợ. Dòng vốn này chỉ tìm đến với một số doanh nghiệp tốt nhất, có nhiều tiềm năng nhất, được quản trị bài bản nhất trong các ngành có sức hấp dẫn nhất ở Việt Nam trong trung hạn. Nó cũng chỉ đến được với các doanh nghiệp biết cách săn lùng và tiếp cận với nó.

Dẫu là một cánh cửa hẹp, nhưng có còn hơn không.

 

- Bức tranh” ngân hàng Việt Nam đến tháng 6 có gì mới (VnEco).
- Xử lý nợ xấu: Rủi ro nhiều, dự phòng ít (TN). - Nhức nhối nợ xấu: Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc (Stox).  – Phỏng vấn ông Cao Sĩ Kiêm: Để giải quyết nợ xấu: Cũng phải để một số ngân hàng phá sản? (Petrotimes).
- Tái cấu trúc: Chưa nhiều doanh nghiệp chuyển tư duy (Đầu tư).  – Tái cấu trúc doanh nghiệp: Nhìn từ những doanh nghiệp lớn.  - Tái cấu trúc doanh nghiệp cần có chiều sâu (SGGP). - DN Việt: Làm ăn như “lẩu thập cẩm” (VEF).
- Cứu nền kinh tế phải bắt đầu từ cứu doanh nghiệp (Đầu tư).  – Úng vốn và khát vốn: Cùng… “chết”? (DV).  – Tìm lối đi chung giữa ngân hàng và doanh nghiệp (VOH).  – Tôi đi vay tôi  (ĐĐK).  - Chủ nợ “bắt tay”… con nợ – “chiêu” tự cứu bất ngờ của nhà băng  (NĐT).

‘Ông lớn’ ngân hàng cũng nâng lãi suất huy động kỳ hạn dài (VNE). - ANZ: Việt Nam có thể tiếp tục nới lỏng tiền tệ (VnEco). - “Hạ lãi suất không phải là “cây gậy thần”” (ĐTCK).


Lập danh sách “đen” khách hàng tiền gửi (Infonet/Đầu tư).
Trả giá sòng phẳng khi đặt quan hệ tín dụng (LĐ).


- Bơm tiền gỡ nợ xấu không cứu nổi BĐS (VEF). - Những dự án bất động sản đang bán phá giá (VTC).
- Miễn thuế thu nhập cá nhân bậc 1 trong 6 tháng (TN).
- Giải pháp cho ngành hàng cá tra ĐBSCL: Gắn kết lại chuỗi sản xuất (VOV).

 

- Tàu câu mực la liệt nằm bờ “do thương lái Trung Quốc giảm nhập loại hải sản này” (NLĐ).
- Chiêu ép giá tôm hùm mới của thương lái Trung Quốc (DT).


- Luật sư đề nghị kê biên tài sản Bianfishco (SGGP).


- - Bán hàng qua mạng: Đừng tham và cả tin!  (PLTP).  -  Chiêu trò bán hàng trên mạng – Kỳ 2: Nhiều kẽ hở trong quản lý (TN). - Mạng lưới Muaban24 nhiều nơi “tê liệt” sau khi lãnh đạo bị bắt (DT). - Bắt 4 thành viên của MB24 (SGGP).
- Thiếu quy chuẩn quốc gia, săm lốp Việt thiệt thòi (VTV).
- Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam bi quan về kinh doanh (TBKTSG).  – Doanh nghiệp châu Âu bi quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam (VnEco).- Thị trường sẽ tiếp tục trì trệ (PNTP).
-  Nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch phải chịu thuế 80 – 100% (TN).
- Đã mua gần 250.000 tấn gạo tạm trữ (TT).
- 83 triệu tài khoản Facebook là giả?   –   (BBC). - Cạnh tranh chưa công bằng (Thanh Tra).
- Những đại gia công nghệ khốn đốn vì cổ phiếu (DT). - Những sếp công nghệ “méo mặt” vì cổ phiếu (VnEco).
-

 

- 3 ngân hàng ‘kẹt’ trong vụ giải cứu công ty đại gia Diệu Hiền (VNE).


- Các khu công nghiệp duyên hải miền Trung: Làm gì để thu hút đầu tư? (LĐ).  Cả chục năm vẫn bế tắc (30/07) SGTT.VN - TP.HCM hiện có 16 cụm công nghiệp, thì chỉ có ba cụm có chủ đầu tư, còn lại 13 cụm khác vẫn ở tình trạng chưa rõ ràng. Nhiều hệ luỵ xuất hiện: ô nhiễm và bế tắc kéo dài cả chục năm. 


- Tháo gỡ vướng mắc trong cấp sổ đỏ tại Hà Nội: Phạt nặng chủ đầu tư (TP). - Bất động sản dẫn đầu danh sách lỗ (VIR).
- Vàng mất giá ngày thứ 5 liên tục (VnEco).
- Vùng vẫy tìm khách hàng (SGTT).
- Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (DV).

- 17 năm nữa, quỹ lương hưu sẽ cạn? (NNVN).

 

@ -Vì sao nền kinh tế Việt nam thảm haị đến thế? Sau khi đọc bài viết “Nền kinh tế đang có nguy cơ lao dốc không phanh”, tôi thiết nghĩ nên có đôi lời cần chia sẻ với độc giả. Cũng như tôi, có lẽ những điều tôi sắp nói mọi người đã biết cả rồi, nhưng lạ lùng thay chẳng tờ báo nào viết lại cả. Và có vẻ các nhà kinh doanh ở Việt Nam đều tảng lờ chẳng ai dám thẳng thắn thừa nhận.

Bài viết của độc giả Nightmoonlight ( moonlightofthenight@gmail.com) gửi tới REDS.VN. Đã đăng ở chuyên mục Góc nhìn đa chiều.

Chúng ta hãy dẹp hết những khái niệm, học thuyết hay những ngôn từ phức tạp trong kinh tế đi mà dùng những lời lẽ “bình dân học vụ” nhất mà ai cũng từng biết.

Mọi người có biết một trong những lí do tại sao nền kinh tế Việt Nam thảm hại đến thế không? Đó là do chính con người Việt Nam tạo ra đấy! Mọi người đừng nhảy cẫng lên phản đối, vì tôi cũng là người Việt Nam mà, có thế nên tôi mới biết điều đấy!

- Trên đời này làm gì có dân tộc nào mua nhà thì bằng vàng, mua xe thì bằng USD như người Việt chúng ta? (cho đến khi CP chịu không nổi nữa, điên lên gào: “Tất cả các mua bán, giao dịch ở Việt Nam đều phải sử dụng VNĐ” thì mới miễn cưỡng thôi không chơi USD nữa). Chúng ta cũng không hề yêu Mỹ mà chúng ta yêu dollar Mỹ thôi.

- Thử hỏi cả thế giới này, có dân tộc nào sính ngoại kinh khủng như Việt Nam? Nghe tới đồ khựa, đồ Việt là không chơi, nhưng chỉ cần nghe đồ Nhật đồ Mỹ là chơi tuốt mà chả cần biết là nó cũng "Made in China" cả. Trong cơn thập tử nhất sinh, hoặc khi nhờ bác sĩ kê đơn thuốc người nhà bệnh nhân vẫn "căn dặn" bác sĩ dùng thuốc ngoại cho nó xịn và bỏ ngoài tai lời khuyên của bác sĩ.

- Thử hỏi có doanh nghiệp nào “ngu” như doanh nghiệp tư nhân Việt Nam? Lúc kinh tế hưng thịnh thì bỏ rơi người tiêu dùng trong nước, lao đầu ra thế giới tìm kiếm vài xu lẻ ngoại tệ. Xui thay mới gia nhập WTO thì khủng hoảng kinh tế (nhờ Mỹ cả, cảm ơn cuộc chiến Apganistan của anh nhiều, nó đẩy dân anh ra đường và cả thế giới lao đao !) Thế rồi bán hàng không được, cuống cuồng đâm đầu về đất mẹ dựng vào cái chiêu bài rẻ tiền nhờ truyền thông nhà nước "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt"?. Vậy cái lúc kinh tế hưng thịnh còn thấy được cơ hội tranh đồng ngoại tệ, các anh ở đâu ? có trưng khẩu hiệu này hay không? Và cả lúc hưng thịnh lẫn khốn đốn. Các doanh nghiệp có thực sự “Ưu tiên cho người Việt dùng hàng Việt chất lượng cao hay không? “.

Các anh có thực sự muốn làm kinh tế Việt Nam sáng sủa lên không, làm người dân Việt Nam giàu có lên không hay chỉ đơn thuần xem Việt Nam như cái phao cứu sinh cho các phi vụ làm ăn vô cùng manh mún của các anh. Câu này tôi gửi thẳng cho các tập đoàn, công ty lớn luôn chứ không chỉ các công ty nhỏ đâu, vì tôi đã theo dõi động tĩnh và hành động các anh trên truyền thông một thời gian dài rồi, từ trước khủng hoảng kinh tế cơ đấy.

Các doanh nghiệp khối nhà nước và cả chính phủ Việt Nam, đầu óc nhìn xa trông rộng của các anh đến đâu? Kể ra thì vô số cái tên thua lỗ như Vinashin, Vinalines, EVN, hay những kẻ chuẩn bị toi mạng ngầm như Petrolimex chẳng hạn. Khi các anh mở rộng khi doanh các anh có biết bài học cơ bản nhất là để kinh doanh bền vững cần phải kinh doanh xoay quanh lõi không?

Ví dụ như anh đóng tàu thì chỉ kinh doanh quanh việc đóng tàu, nguyên liệu mà thôi, đằng này các anh thấy chứng khoán, bất đồng sản, vàng, CN xe hơi, v.v… Các anh lao vào chơi tuốt vì chỉ 1 chữ duy nhất: “Sinh lời”!

Như vậy các anh sụp đổ hoàn toàn không có gì là bất ngờ đối với người dân và các nhà kinh tế hết. EVN bên điện sao không lo các nhà máy điện hạt nhân, phong điện, nhiệt điện đi? Nhảy vào viễn thông làm gì cho thua lỗ?

Vẫn các vấn đề gạch đầu dòng trên, bây giờ xin mời nhìn qua 2 nước nước láng giềng thân cận, một là Nhật Bản mà người Việt ta vẫn hằng ngưỡng mộ và một là “quốc thù” của dân tộc Việt Nam mà ta vẫn hằng ghét cay ghét đắng: Trung Quốc.

Họ có điểm chung gì? Đấy chính là tinh thần dân tộc cực cao.

Khi các doanh nghiệp mới chập chững những bước đầu tiên. Điều mà họ làm là củng cố thị trường trong nước, để tạo hậu phương vững chắc cho doanh nghiệp, tạo một “không gian sinh tồn” riêng cho doanh nghiệp. Nên khi ra biển lớn đã đầy rẫy kinh nghiệm trong nước, từ triết lý, phong cách để thiết kế sản phẩm, chiều lòng khách hàng cho đến các chiến lược marketing đã chuẩn bị sẵn, có hậu phương vững chắc nên kinh doanh vô cùng thành công.

Một số cái tên có thể tạm nêu ra đó là Toyota, Panasonic, Mitsubishi, … của Nhật hay thậm chí là Huewei, ZTE của Trung Quốc.

Cho nên, nếu vô tình có xảy ra khủng hoảng thì vẫn có hậu phương, vẫn có đấy 1 đội ngũ người dùng quê nhà “vô cùng đông đảo và hung hãn” sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm nội để cứu chữa công ty. Đó là lí do tại sao nhiều tập đoàn Nhật gặp khủng hoảng cũng không đến nỗi phá sản như Việt Nam, họ chỉ suy giảm mà thôi.

Tôi lấy ví dụ trong ngành mà tôi khá rành, đó là hàng công nghệ cao. Món tiêu biểu: điện thoại Nhật! Điện thoại nắp gập của Nhật cấu hình còn khủng hơn điện thoại của thế giới. khi các điện thoại thế giới độ phân giải tối đa là 8MP thì Nhật đã là … 15MP, khi ở Mỹ mới chậm chững ra dòng Nexus đầu tiên của google thì nắp gập Nhật đã có CPU 1Ghz . Tôi đọc bài báo mà tưởng mình nhìn nhầm, còn độ bền điện thoại ? khỏi bàn cãi, điện thoại Nhật bền đến độ đập cũng không hỏng, chứ không phải như điện thoại các hãng gập lên gập xuống vài lần đứt dây màn hình.

Còn về độ ưu tiên cho khách hàng trong nước? Có những đĩa game mà muôn đời không bao giờ họ xuất ra nước ngoài, dẫu cho fan thèm rỏ nước dãi, nếu họ bán họ sẽ thu lợi nhuận lớn nhưng họ chỉ cần sản xuất để phục vụ trong nước mà thôi. Còn người nào thèm thì mặc kệ!

Có ai biết tại sao điện thoại Nhật không gắn sim mà lại tích hợp luôn sim vô điện thoại? Một trong những lí do đấy là để điện thoại không bị xách tay ra nước ngoài, phá mã rồi bán. Ba tôi đi Nhật nói họ còn cấm không cho đem điện thoại họ ra khỏi nước Nhật.

Họ chỉ muốn bán những thứ tốt nhất cho dân họ mà thôi, cho nên nếu các bạn thấy coi phim mà thấy ở Nhật sài iPhone thì đó chỉ là lời nói dối rẻ tiền thôi, chỉ là Apple ngầm đưa tiền để quảng cáo Macbook, iPhone, iPad thôi. Vì số lượng iPhone bán ở Nhật làm sao nhiều bằng ở … Việt Nam! (ai kinh doanh điện tử xin vui lòng kiểm chứng xem tôi nói có đúng không nhé!).

Còn bây giờ ta nói về anh láng giềng sát nách chúng ta, Trung Quốc. Chúng ta thường hay “khen” trình độ ếch nhái thượng thừa trong các sản phẩm copy của Trung Quốc nhưng liệu chúng ta có hỏi ngược lại một câu là những sản phẩm ấy copy ấy tiêu thụ thế nào không? Chính mớ dân số 1 tỷ 4 đấy tiêu thụ.

Dù rằng nói ra thì vẫn có tranh cãi là tại nghèo họ mới tiêu thụ mớ đồ rẻ tiền, nhưng liệu khi có những thương hiệu “tàu” mạnh, liệu họ còn mua iPhone nữa không?

Đó chỉ là dẫn chứng sơ lược vì nếu kể tiếp về tinh thần sính nội và dân tộc cao của Nhật Bản, Trung Quốc thì mấy chục trang giấy cũng không hết được.

Điều tiếp theo cần bàn đến là cái thói bảo hộ của chính phủ chúng ta và cái thói “chó cậy gần nhà” của doanh nghiệp nhà nước. Một dẫn chứng duy nhất thôi nhé: Beeline. Thế có ai tự hỏi phần chìm của tảng băng, phần lí do tại sao rút vốn không được trưng lên mặt báo chính thống ấy là gì hay không?

Ta hãy tập xâu chuỗi các vấn đề lại một tý, ngay trước thời điểm Beeline rút khỏi Việt Nam, hãng này đã đánh một cú rất mạnh trong kinh doanh: Đó là gói cước tỷ phú mà người tiêu dùng Việt Nam vô cùng thích thú. Và chuyện gì đã xảy ra?

Ngay tức khắc các doanh nghiệp trong nước, hay nói thẳng là doanh nghiệp nhà nước thay vì tìm cách tung chiêu cạnh tranh lành mạnh thì lại rỉ tai Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông để tìm kiếm một lệnh cấm, phạt cho Beeline. Và Beeline nói gì? Họ im lặng.

Kết quả là vài tháng sau đấy. VimpelCom lặng lẽ rút vốn khỏi Việt Nam mà lí do thì rất loanh quanh. Sự thực là sao? Là họ sợ chính phủ Việt Nam quá, bênh vực “gà nhà” quá! Doanh nghiệp Việt Nam chơi bẩn quá.

Bây giờ ta sẽ nói đến mặt tối nhất của vấn đề viễn thông. Mọi người có ai tự hỏi tại sao chỉ có mỗi VimpelCom của Nga vào Việt Nam kinh doanh viễn thông không? Tại sao không có AT&T (Mỹ), Vodafone (Úc), NTTDocomo (Nhật), ZTE (Trung Quốc)? Đó là vì đối tác Nga từ xưa (là Liên Xô) đã thân thiết với Việt Nam, nên họ kinh doanh chỉ thuần kinh doanh và không có mưu đồ chính trị gì cả.

Còn những nhà mạng trên như tôi kể tên, đặc biệt là AT&T và Vodafone thì chúng ta sẽ tha hồ thấy các sản phẩm “có vấn đề” tràn ngập điện thoại mình, góp thêm việc cho ngành an ninh. Đây cũng là một trong những lí do rất tế nhị khi để đối tác kinh doanh ở Việt Nam.

Thêm vào đó, Beeline cũng đâu có vào Việt Nam được một mình. Mà phải hợp tác với Gtel. (Còn nhìn lại các nhà mạng Việt Nam hiện tại xem, VNPT (Vinaphone, Mobifone) hay Viettel, hai “thằng” đứa thì con đẻ nhà nước, đứa thì … con hoang của chính phủ. Hỏi xem tại sao không “chó cậy gần nhà”? Khi ngành công nghiệp viễn thông ở Việt Nam đã đạt đến độ bão hòa, đây là lúc cho các anh vung cánh phát triển ra khỏi đất nước, các anh có lượng người dùng mạnh thì yên tâm ra khỏi bóng mẹ rồi đấy. Đầu tư đi, thiếu gì nơi hứa hẹn như Châu Phi? Châu Mỹ La Tinh, sao cứ tiếp tục bám váy mẹ (Chính phủ) để chăn dắt gà nhà (người Việt) vậy?

Movitel ở Mozambique chỉ là 1 dự án đầu tư rất nhỏ của Viettel cho Châu Phi mà thôi, trong khi các anh thừa sức làm hơn thế vì viễn thông là thế mạnh của Việt Nam mà? “Bao cấp” luôn cho Viễn thông 2G và internet ADSL Việt Nam đi, rồi 2 anh hợp sức “chống Mỹ” ở USA hay tấn công vào Châu Phi, Châu Mỹ? Venezula, Cuba luôn mở rộng vòng tay chào đón đồng minh thân thiết cơ mà?

- Vấn nạn nữa, đó chính là trình độ “làm giá” của người Việt. Tôi nhớ mãi một câu nói của một chuyên gia kinh tế đến Việt Nam mà thầy tôi thuật lại: “Không thấy một đất nước nào như Việt Nam, một người bán hàng tăng giá là đồng loạt mọi người đều tăng” Mà khi xuống giá chẳng có ai muốn xuống, giá cứ giữ mãi thế thôi, hoặc tăng!

Ví dụ: Cổng trường học buổi tối của tôi, từ khi khủng hoảng kinh tế đến nay, giá giữ xe máy từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng và cứ đứng đấy nhìn, không thèm xuống mặc dù khủng hoảng đã hết, ai cũng than nhưng chẳng ai dám ý kiến, rồi thế mỗi ngày trôi qua, thu lời hơn 1.000 đồng, 500 đến 1.000 chiếc xe trong một đêm, “tích tiểu thành đại” thì liệu có ít không?

Bác Sen ơi, bác đừng lo vấn đề đại biểu quốc hội nữa, về coi trường Nhân Văn của mình từ cái khâu nhỏ nhất là giữ cửa đi, lo ba cái việc “đao to búa lớn” quá mà hiệu quả thực chả đến đâu. Trong khi sinh viên trường thì bức bối với gửi xe, với phòng công tác học sinh – sinh viên (nhiều lúc làm mình nhầm tưởng vào lộn sở thuế hay phòng nhà đất của chính phủ - trình “hành dân” cũng tương đương như thế).

Honda làm giá xe máy kinh khủng như vậy (đừng hỏi tôi đưa dẫn chứng chứng minh nguyên nhân làm giá, kẻo bài viết lại dài thêm vài trang), mà lãnh đạo Việt Nam lờ đi không thèm phạt, hóa đơn giả giá sai rành rành, nhưng vẫn “chăn” dân đến chục năm rồi. Tâm thức người Việt vốn trọng bền sâu, thích ổn định nên tâm lý xe Honda Nhật tốt nên muôn đời Honda Việt Nam vẫn tốt dù Yamaha, Suzuki cũng không hề kém cạnh.

Bó rau muống ngoài chợ từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng cách đây 5 năm và tôi đoán chắc giờ phải hơn thế nhiều, nhưng có mấy khi thấy giảm giá không hay chỉ tăng?

Trên đây là những gạch đầu dòng điểm qua các lý do tiêu biểu nhất trả lời cho câu hỏi: “Tại sao nền kinh tế đang nguy cơ lao dốc không phanh”.

Tóm lại ta thấy cái lí do lớn nhất khiến không chỉ nền kinh tế, mà toàn bộ xã hội xã hội “lao dốc không phanh” (ví dụ như chuyện cướp, giết, hiếp, tai nạn, tham nhũng v..v tràn lan), đó chính là Ý THỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM.

Dân không sính ngoại thì làm sao đồng tiền mất giá? đồng tiền mất giá mới dẫn đến lạm phát. Rồi chính người dân than rồi chửi chính phủ kém. Làm chính phủ đi rồi sẽ thấy họ bù đầu khốn khổ với tính cách thất thường của người dân Việt Nam như thế nào, phải “ở trong chăn mới biết chăn có rận” nhé!

Doanh nghiệp tư nhân bao giờ mới có tầm nhìn đủ xa trong việc xây dựng thương hiệu bền vững? Trong việc đem lại sức mạnh cho nền kinh tế Việt Nam? Nếu cho một bài thuốc thử: doanh nghiệp anh đang vững mạnh, bảo các anh hy sinh đi để cứu cả nền kinh tế, các anh có dám chấp nhận sẵn sàng hi sinh phá sản ra đường để cứu cả nền kinh tế Việt Nam hay không?

Nếu các anh mạnh dạn gật đầu: “Có” thì tức là các anh chắc chắn sẽ kiếm được con đường vững chãi nhất cho mình. Yên tâm doanh nghiệp anh sẽ tìm được hướng đi tốt và không sợ phá sản vì sẽ được chính phủ, người dân tin yêu mà chống lưng cho khi ra biển lớn (cùng lắm là tăng trưởng … âm vài tháng là cùng). Doanh nghiệp là ai? không phải là dân đi làm kinh doanh thành ra doanh nghiệp à, doanh nghiệp sai lầm đổ vỡ không phải là người dân sai lầm à? Đó là vấn đề ý thức.

Chính phủ là ai? quan chức là ai? Họ không phải dân đen, nhờ may mắn mà lên nắm quyền lực à? Khi còn là dân đen, ta thường chửi xéo lũ quan làm tham nhũng, là hành dân, nhưng rồi khi chúng ta leo lên cái ghế đấy ngồi, liệu chúng ta không lãng phí của công, tham nhũng, hay coi thường chính dân đen hay không? Thói đời là thế. Gặp người nghèo thì ta khinh, gặp người giàu thì ta ghen ghét. Vẫn là vấn đề ý thức.

Chính phủ muốn con mình cứng cáp (các tập đoàn nhà nước), thì dìu như vậy là đủ rồi, hãy thả ra cho chúng nó tự bơi đi, tụi nó mà chìm tụi nó sẽ tự có kinh nghiệm mà đứng lên. Đừng dùng pháp luật hay các chính sách bảo kê nó.


Nếu tất cả các thành phần tôi kể phía trên mà tự mình nâng tầm ý thức lên cao hơn, thì liệu chúng ta còn thấy đồng tiền Việt Nam yếu đuối như bây giờ không? Thì liệu có cần công an “đứng đường” canh đua xe không? Liệu có tai nạn giao thông nữa không? Liệu còn tham nhũng không và cuối cùng, có giải quyềt được bài toán “Nền kinh tế đang có nguy cơ lao dốc không phanh“ không ? Chắc chắn là được, hoàn toàn có thể.

Vậy cá nhân tôi thì sao ? Tôi thực ra là một người khá cầu toàn một chút, tôi chỉ chọn thứ gì tốt nhất (tốt nhất với tôi sẽ có những tiêu chuẩn lựa chọn riêng), và nếu hàng Việt đáp ứng yêu cầu của tôi (không cần phải tốt vượt trên hàng ngoại) thì tôi hoàn toàn chọn sài ngay mà không cần phải đắn đo suy nghĩ!

NIGHTMOONLIGHT

________________________________

Xem thêm:

>> Nền kinh tế đang có nguy cơ lao dốc không phanh

@ -Vì sao nền kinh tế Việt nam thảm haị đến thế?

 

*************************

-Thu hồi hàng trăm hối phiếu giả có nguồn gốc từ Trung Quốc (TNO) Ngày 2.8, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai thu hồi 140 tờ hối phiếu mệnh giá 1 triệu euro, 18 tờ hối phiếu mệnh giá 10.000 USD và 2 tờ hối phiếu mệnh giá 1 triệu USD vì đã bị làm giả nhằm mục đích lừa đảo.

>> Nghi án giao dịch hối phiếu mệnh giá lớn

Như Thanh Niên ngày 28.6 đã thông tin, ngày 26.6, có 4 người (gồm 1 người quốc tịch Trung Quốc và 3 người Việt Nam, cư ngụ tại TP.HCM và Đồng Nai) đến Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank Đồng Nai, tại P.Long Bình, TP.Biên Hòa) để gửi 140 tờ hối phiếu, trị giá mỗi tờ 1 triệu euro.

Khi đang làm thủ tục tính phí giữ tài sản thì nhân viên ngân hàng nghi ngờ nên đã nhanh chóng báo công an bắt giữ.

 hối phiếu giả
Hối phiếu giả đang bị tạm giữ tại Công an Đồng Nai - Ảnh: Kim Cương

Cơ quan An ninh điều tra Công an Đồng Nai phát hiện vụ việc có dấu hiệu “tàng trữ, vận chuyển lưu hành giấy tờ có giá giả” nên đã tạm giữ 3 người gửi hối phiếu vào ngân hàng là Shieh Der Houa (còn gọi Lý Ngọc Thành, 60 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, trú tại quận 10, TP.HCM), Liên Văn Hào (68 tuổi, quê TP.HCM), Hồ Khả (54 tuổi, là Giám đốc Công ty cổ phần Long Thuận Phát, tại P.Tam Hiệp, TP.Biên Hòa).

Theo điều tra, tháng 5.2012, Thành rủ Hào kêu gọi các đối tác tại Đài Loan đầu tư vào Việt Nam và hứa hẹn nếu giới thiệu được dự án có năng lực tài chính, đầu tư vào Đồng Nai thì Hào sẽ được chia hoa hồng rất cao.

Lúc này, Hào biết ông Huỳnh Văn Khánh (53 tuổi, quê TP.HCM) và một người phụ nữ tại Đà Nẵng kêu bán một số tờ hối phiếu mệnh giá 1 triệu USD, nhưng số hối phiếu này chỉ để làm mẫu lưu niệm, không có giá trị lưu hành.

Sau đó Hào đã tìm mua 140 tờ hối phiếu với mục đích gửi vào ngân hàng dưới dạng hợp đồng gửi giữ tài sản, để chứng minh tài chính với đối tác nước ngoài để kêu gọi đầu tư.

Tiếp đó, Hào nhờ Thành gặp ông Khả soạn thảo hợp đồng gửi 140 tờ hối phiếu trị giá 1 triệu euro vào ngân hàng Vietinbank Đồng Nai, do ông Thành đứng tên chủ tài sản.

Qua điều tra, ông Khánh cho biết nguồn gốc phần lớn số hối phiếu đó đã được một người khác nhờ bán dùm với giá 50 triệu đồng.

Kiểm tra nhà Khánh, công an phát hiện thêm 20 tờ USD (gồm 18 tờ mệnh giá 10.000 USD và 2 tờ in mệnh giá 1 triệu USD) cùng một số giấy tờ liên quan đến các dự án đầu tư.

Số hối phiếu này bị làm giả, được ông Khánh mua tại Trung Quốc với mục đích bán cho và tặng cho bạn bè làm… kỷ niệm.

Hiện cơ quan công an đang tiếp tục điều tra đường đi của những tờ hối phiếu này.

-Rau, quả Trung Quốc ế ẩm Rau củ, trái cây Trung Quốc (TQ) tồn kho, bị đẩy ra khỏi siêu thị, dội hàng ngoài chợ lẻ..., sức mua dồn sang rau, củ quả Việt Nam.

-Ngưng trồng cỏ "lạ" trên đường cao tốc -- - “Cỏ lạ” Trung Quốc chưa được phép nhập khẩu trồng trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai (TN).- Phát hiện 10 vụ vận chuyển thịt bẩn vào TP.HCM (TT).  - Gà “trọc” vẫn ào ạt tràn biên (NNVN).

-- DN Trung Quốc bán xăng trái phép trên lãnh thổ Việt Nam (TP). - Vụ bán đất cho người Trung Quốc: Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm! (NLĐ).   - ĐẮT, RẺ (Thái Bá Tân).

 

 

Tổng số lượt xem trang