Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Nước Mỹ sẽ quay trở lại với chế độ bản vị vàng?


Lần đầu tiên sau 30 năm, chế độ bản vị vàng lại trở thành vấn đề trọng tâm trên chính trường nước Mỹ. Trong chính sách tranh cử chính thức của đảng Cộng hòa, một ủy ban vàng sẽ được thành lập.

Theo bản dự thảo cương lĩnh đảng sẽ được đưa ra trong cuộc hội nghị tại vịnh Tampa, bang Florida vào tuần tới, đảng Cộng hòa kêu gọi kiểm toán lại chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và thành lập 1 ủy ban vàng nghiên cứu thiết lập lại mối liên hệ giữa đồng USD và vàng.

Quay trở lại với nguồn cung tiền ổn định cũng sẽ khiến NHTW không còn khả năng làm dịu đi những cú sốc về cầu thông qua điều chỉnh lãi suất. Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ dễ biến động hơn và tỷ lệ thất nghiệp trung bình tăng cao. 

Theo Marsha Blackburn, cử tri đến từ bang Tennessee và cũng là đồng chủ tịch của ủy ban cương lĩnh đảng Cộng hòa, những chính sách trên được áp dụng không phải để xoa dịu Ron Paul – vị phó Tổng thống được Mitt Romney lựa chọn trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm nay. Đây là những chính sách được toàn bộ đảng Cộng hòa thông qua và đây chính là điều cần thiết phải làm. 

Đề nghị này khiến người ta nhớ về  Ủy ban vàng được thành lập bởi Tổng thống Ronald Reagan hồi năm 1981, 10 năm sau khi Tổng thống trước đó - Richard Nixon – phá vỡ mối liên hệ giữa vàng và đồng USD khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1971 xảy ra. 

Theo Sean Fieler, Chủ tịch của American Principles Project (1 nhóm bảo thủ đang kêu gọi quay trở lại với chế độ bản vị vàng), ngày càng có nhiều người trong đảng Cộng hòa nói riêng và cả nước Mỹ nói chung nhận ra rằng con đường mà nước Mỹ đang đi theo không phải là con đường dẫn đến sự thịnh vượng.   

Theo Fielder, ủy ban vàng sẽ không có sức mạnh quyết định mà chỉ đóng vai trò đưa ra các khuyến nghị. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các chính trị gia cũng như công chúng nhận ra những căn cứ chứng minh quay trở lại với vàng là điều hợp lý. 

Cương lĩnh của đảng Cộng hòa năm 1980 có nhắc đến việc “khôi phục lại 1 chế độ tiền tệ đáng tin cậy” trong khi cương lĩnh năm 1984 cho rằng “chế độ bản vị vàng là một cơ chế hữu ích”. Ngược lại, những bản cương lĩnh gần đây không nhắc đến điều này. 

Bất kỳ ủy ban nào muốn trở lại với tiêu chuẩn vàng sẽ phải nghiên cứu và giải thích kỹ lưỡng một loạt các vấn đề mang tính chất lý thuyết, thực nghiệm và thực tiễn.

Trong những năm gần đây, lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát bất chấp những cảnh báo cho rằng việc mở rộng bảng cân đối kế toán của FED sẽ khiến giá cả tăng vọt. Trong khi đó, giá vàng lại biến động mạnh. Tính bằng đồng USD, giá kim loại đã tăng hơn 500% trong suốt thập kỷ vừa qua.









--Nước Mỹ sẽ quay trở lại với chế độ bản vị vàng?
************
Chống Niall Ferguson: The Age of Niallism: Ferguson and the Post-Fact World (Atlantic 24-8-12)  -- Brutal!
Điểm cuốn sách mới của Stiglitz về Inequality: ‘The Price of Inequality’ and ‘The Betrayal of the American Dream’ (WP 24-8-12)


 
Nhật Bản - Trung Quốc: Japan, China and their ‘history problem’ (FT 22-8-12) -- David Pilling Kinh tế Nhật: Can Japan's Hobbled Giants Adapt?  (WSJ 16-8-12)
Khủng hoảng trong kinh tế học: Economics in Denial (Project Syndicate 22-8-12)

Chuỗi tuần tăng điểm liên tục của Phố Wall đã dứt?
Anh điều chỉnh mức tăng GDP trong quý 2 năm 2012
Văn phòng thống kê quốc gia Anh (ONS) vừa điều chỉnh lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 2 năm 2012...A much bolder vision is needed to lay the foundations for UK growth
Telegraph --The first 18 months of recovery to mid-2011 had looked promising, particularly for manufacturers. The sector was delivering an increased share of output, providing a boost to our trade performance and investing more than the wider economy.
The Heirs of Inequality
from Project Syndicate by Alexander Stille
It has long been known that spurts of rapid economic growth can increase inequality: China and India are the latest examples. But might slow growth and rising inequality – the two most salient characteristics of developed economies nowadays – also be connected?
Vẽ lại chuỗi cung ứng toàn cầu
Chuỗi cung ứng, đem lại những phương thức phát triển kinh tế mới và tác động đến công nghiệp hóa, đặc biệt đối với các nước chậm phát triển.-Exposures: For Russians, Corruption Is Just a Way of Life Most Russians have grown so accustomed to a certain lawless way of life that they have come to view corruption as “Russia’s own special way.”
Russia joins the 'global club' as economy slows
Telegraph One of the very few pieces of good news in terms of the global economy last week was that Russia became the 156th member of the World Trade Organisation.

***************
- Ngô Nhân Dụng: Mối đe dọa trên kinh tế Trung Quốc   –   (Người Việt).

Hiện giờ chắc ai cũng đang chú ý tới bản tin chính quyền Trung Quốc đưa chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất của họ vào diễu võ dương oai trong vùng Biển Ðông.
 Nhưng thực sự nó đáng sợ hay không? Nó có mạnh bằng đạo quân 100,000 binh sĩ với 10,000 ngựa giống Thiểm Tây, và 200,000 dân phu phục dịch mà Tống Thần Tông sai Quách Quỳ và Triệu Tiết đưa sang tấn công nước ta năm 1077 hay không? Ai cũng nhớ, sau khi gặp quân đội Việt Nam của Lý Thường Kiệt, hai tướng báo cáo về triều rằng: Binh sĩ và dân phu đã chết một nửa. Các ông tướng giải thích: Chúng chết vì bệnh tật.
Một chiếc tàu sân bay đi giữa biển thì không lo lính tráng mắc bệnh dịch. Nhưng nó sẽ phải lo đối phó với phi cơ chiến đấu của những nước trong vùng (Phi Luật Tân và Việt Nam chẳng hạn). Nếu chẳng may có chiến tranh, những máy bay của các nước bị Trung Quốc đe dọa có thể cất cánh từ những phi trường trên đất liền, được tiếp tế nhiên liệu và bom đạn ngay gần nơi chiến trường, chắc không yếu sức hơn những máy bay trên chiếc tầu sân bay (chữ tầu sân bay nghe giản dị hơn chữ hàng không mẫu hạm, mà lại là chữ Việt, rất nên dùng). Một chiếc tầu sân bay mà không có đủ một hạm đội hộ tống thì giống như con vịt lênh đênh trên mặt hồ làm đích cho máy bay bên địch tập bắn hoặc thả bom!
Chuyện tầu sân bay không đáng quan tâm. Cho nên muốn nói chuyện Trung Quốc bây giờ thì chuyện kinh tế đáng chú ý nhất; nó lớn hơn chuyện bà Cốc Khai Lai bị án tử hình treo! Kinh tế Trung Quốc đang chạy với tốc độ chậm chạp nhất kể từ 2009 đến nay. Với tình trạng kinh tế Mỹ vẫn chưa phục hồi sức khỏe, khu vực đồng euro đang khủng hoảng, hàng Trung Quốc bán ra chậm hơn, trong khi giới tiêu thụ trong nước vẫn chưa dư tiền tiêu xài. Kinh tế Trung Quốc đang trì trệ đáng lo ngại. Tuy hiện giờ tỷ lệ tăng trưởng vẫn là 7.6% một năm (trong ba tháng quý thứ nhì 2012), nhưng tốc độ giảm đột ngột nếu so sánh với tỷ lệ trên 10% trước đây khiến nhiều xí nghiệp xính vính.
Các xí nghiệp không tuyển thêm nhân viên và công nhân nữa. Số xuất cảng gần như đứng khựng lại không lên được. Nhập cảng cũng xuống, đáng kể nhất là các nguyên liệu như sắt dùng để chế thép. Bởi vì các công ty chỉ mua nguyên liệu và bộ phận về khi tin rằng sẽ bán được hàng; nay viễn ảnh bán hàng đang đen tối. Giá nhà cửa đã xuống đều đều từ khi ông Ôn Gia Bảo đạp chân thắng, hạn chế không cho mua căn nhà thứ hai; vì ông muốn chặn đứng đầu cơ trong thị trường địa ốc. Mối lo lắng về kinh tế khiến nhiều người chuyển tiền ra nước ngoài.
Một nguồn tăng trưởng quan trọng nhất của kinh tế Trung Quốc là nhờ xuất cảng. Trong Tháng Sáu, số xuất cảng đã tăng 11% so với tháng trước; sang Tháng Bẩy chỉ tăng 1% so với Tháng Sáu. Các công ty xuất cảng sử dụng hàng trăm triệu công nhân. Công nhân đang đòi lương cao hơn, trong khi hàng bán không tăng, nhiều xí nghiệp đã phá sản. Báo China Times (Trung Quốc Thời Báo) cho biết đang có 46 xưởng đóng tầu lo phá sản, vì số bán giảm mất một nửa. Sau tin báo động này, chắc chính phủ Bắc Kinh sẽ đem tiền ra cứu, nhưng cứu cho các xí nghiệp tiếp tục chạy mà hàng vẫn không bán được thì đúng là “Gánh vàng đi đổ sông Ngô!”
Trung Quốc được gọi là “nhà sản xuất của thế giới” (trong khi dân Mỹ được gọi là nhà tiêu thụ của thế giới). Nhưng vì số giấy đặt hàng giảm, số hàng chế hóa ở Trung Quốc trong bẩy tháng qua tăng với tốc độ chậm nhất, và sang Tháng Tám thì không tăng nữa mà bắt đầu giảm bớt. Người ta đo lường sức khỏe của ngành chế hóa (manufacturing) bằng một chỉ số. Trong Tháng Năm, chỉ số PMI là 50.4, sang Tháng Sáu xuống 50.2; qua Tháng Bẩy xuống nữa, thành 49.3; nhưng chỉ số PMI Tháng Tám tụt xuống nữa, chỉ còn 47.8. Chỉ số PMI (Purchasing Managers Index), do Ngân Hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) tính toán, khi PMI xuống dưới 50 là dấu hiệu số sản xuất sắp xuống.
HSBC là một ngân hàng tư quốc tế cho nên công bố các số thống kê. Chính phủ Bắc Kinh thì chỉ muốn che giấu. Ủy Ban An Ninh Công Cộng đã ra lệnh các thành phố không được công bố thống kê về số xe đăng bộ (car registration). Vì sợ người ta biết xe hơi đang ế hàng. Lần cuối cùng có số thống kê về các căn hộ trong chung cư (apartment) bỏ trống là năm 2008. Từ đó tới nay không có con số nào cả! Những các nhà báo ngoại quốc quen nghề điều tra kinh tế vẫn tiết lộ được tình cảnh trì trệ trong cả hai ngành, xe hơi và nhà cửa. Ðó là hai ngành ảnh hưởng mạnh nhất đến sức khỏe cả nền kinh tế (coi nước Mỹ thì biết). Bởi vì khi người ta mua xe mới thì không phải chỉ có các hãng xe kiếm lời mà tất cả các xí nghiệp lớn nhỏ cung cấp phụ tùng, bộ phận làm chiếc xe đều có cơm ăn. Mua nhà cũng vậy, ai cũng phải lo mắc điện, ống nước, sắm sửa đồ đạc và trang hoàng, tu bổ căn nhà.
Các nhà báo đi thăm những sàn bán xe (car dealers), hỏi chuyện mấy câu cũng thấy được là số xe ế được nằm ụ lên cao. Làm tính cộng lại, người ta thấy từ Tháng Mười Hai năm ngoái đến Tháng Sáu năm nay, số xe nằm ụ tăng từ 1.3 triệu lên 2.2 triệu. Số “tồn kho” tăng thêm là 900,000 chiếc xe, đã tăng hơn 70%. Cho nên các công ty sản xuất xe hiện chỉ hoạt động 65% sức sản xuất bình thường. Một xưởng làm xe phải hoạt động 80% mới hy vọng có lời. Các đô thị lớn ở Trung Quốc đang lo nạn kẹt xe, đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế việc mua xe, góp phần vào cảnh trị trệ của thị trường bán xe. Giá nhà cửa xuống thì ai cũng biết từ lâu, và các công ty xây cất cũng giảm bớt hoạt động. Công nhân ngành xây dựng đang mất việc.
Các công ty tư vấn kinh doanh đi nghiên cứu để cung cấp tài liệu cho giới đầu tư quốc tế cho biết kho chứa tất cả các thứ hàng hóa ở các nhà bán sỉ và bán lẻ đang tăng lên, vì hàng bán quá chậm; trong khi nhà sản xuất vẫn tống hàng đến cho họ. Số hàng tồn kho trong Tháng Tám tăng lên với một tốc độ cao nhất kể từ khi số thống kê này được chính phủ tính toán vào năm 2004. Phỏng vấn các nhà sản xuất và nhà buôn sỉ người ta được biết từ năm ngoái sang năm nay, số bán đã giảm trong nhiều mặt hàng: máy hút không khí ẩm (dehumidifiers), ống dẫn trong hệ thống quạt thông không khí (ventilation systems), bàn thu điện mặt trời (solar panels), đà thép làm trần nhà, và cả khăn vải trải giường nữa. Tất cả những món hàng trên liên hệ đến việc mua nhà hay xây nhà mới!
Chính quyền Bắc Kinh cố che đậy những nhược điểm trên đây để dân không lo lắng, hoảng hốt. Ngay phương pháp làm thống kê cũng được sửa đi sửa lại để che giấu cảnh xuống dốc. Nhưng chỗ nhược nặng nề nhất là trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng quốc doanh lớn nhất (nhà nước nắm đại đa số cổ phần) đều chồng chất nợ xấu, khó đòi được. Nhưng họ tìm cách làm cho các tỷ số nợ xấu giảm đi bằng trò phù thủy.
Thí dụ tại Ngân Hàng Công Thương (ICBC) năm 2004 có 21% số tiền cho vay được liệt kê là nợ xấu. Năm nay, tỷ lệ xuống chỉ còn 1%. Hai ngân hàng khác, Trung Quốc Ngân Hàng và Trung Quốc Kiến Thiết Ngân Hàng cũng có tỷ lệ 16% và 17% nợ xấu, nay chỉ còn 1% thôi? Làm cách nào các ngân hàng giảm bớt nợ xấu nhanh như vậy?
Nhìn vào sổ sách của ICBC thì người ta thấy ngân hàng này có một món tài sản lớn 313 tỷ đồng Nguyên, gọi là “Trái phiếu Hoa Dong.” Ðó là những trái phiếu do công ty tài chánh Hoa Dong Tư Sản Quản Lý Công Ty phát hành. Tức là ICBC mua trái phiếu của Hoa Dong, đưa 313 tỷ Nguyên cho họ.
Rồi sau đó, ngay lập tức công ty Hoa Dong bỏ tiền ra mua các món nợ xấu của ICBC. Thoáng một cái, số nợ xấu của ICBC biến gần hết. Hoa Dong mua của nợ về làm gì? Không ai cần biết, đòi nợ được thì đòi, không thì thôi. Vì đó là một công ty do Bộ Tài Chánh làm chủ quản! Tóm lại, đảng Cộng Sản Trung Quốc làm phép cho các món nợ xấu của các ngân hàng biến mất. Những nó chỉ chạy từ chỗ này sang chỗ khác mà thôi! Ðến khi các trái phiếu Hoa Dong đáo hạn, làm sao ICBC lấy lại được tiền đầu tư, sẽ tính sau!
Một thứ nợ xấu không bao giờ đòi được nữa là do các ngân hàng cho các chính phủ địa phương vay, trong chương trình “kích thích kinh tế” của Bắc Kinh, từ năm 2009. Tổng số tiền kích thích lên tới $1,500 tỷ. Phần lớn là các ngân hàng đưa cho các tỉnh, các huyện xây cất gì đó, không cần biết có cần hay không, và có ích lợi gì hay không. Xây dựng xưa nay vẫn là món chi tiêu dễ rút ruột nhất!
Cả nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của Trung Quốc hiện nay như vậy đó. Ðó là một chiếc hàng không mẫu hạm đang bị lủng nhiều lỗ, không biết làm sao cứu. Tất nhiên, chính quyền cộng sản Trung Quốc vẫn còn tiền để bơm thêm cho kinh tế tiếp tục chạy, ít nhất từ đây cho đến cuối năm, khi Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo hết nhiệm kỳ. Nhưng sau đó, sẽ ra sao thì không biết được.
Ðây không phải là một tin vui đối với người Việt Nam cũng như người Mỹ. Nếu kinh tế Trung Quốc xuống thì cả thế giới cũng sẽ xuống, vì kinh tế Mỹ cũng như Châu Âu vẫn phải xuất cảng. Mà một nước nhập cảng nhiều hạng nhất hiện nay là Trung Quốc!
Ðiều người ta mong ước là kinh tế Trung Quốc sẽ xuống từ từ, đừng có sập nhanh quá. Chúng ta chúc dân Trung Hoa gặp nhiều may mắn. Và xin đừng giở trò đem tàu máy bay ra dọa láng giềng nữa. Dọa làm gì, vô ích. Năm 1078, sau khi một nửa số quân sĩ nhà Tống chết (vì bệnh thời khí!) và một nửa còn lại “khai bệnh,” Tống Thần Tông đã cho rút quân về ngay. Bởi vì lúc đó nhà Tống cũng đang lo quân nước Tây Hạ và nước Liêu tấn công. Ðảng Cộng Sản Trung Quốc nên để sức lo kinh tế hơn là đi hăm dọa các nước láng giềng!
-5 bí ẩn về kinh tế Tây Ban NhaNhìn nhận lại các quan điểm về kinh tế Tây Ban Nha được nhiều người chấp nhận dù chưa kiểm chứng sẽ cho cái nhìn toàn diện hơn về khủng hoảng.
- Trung Quốc: Thông xe 9 tháng, cầu đã sập   –   (BBC).
Những DN 'sa lầy' với các khoản đầu tư lớn
Những năm gần đây, nhiều khoản đầu tư lớn của các DN không mang lại hiệu quả như kỳ vọng, thậm chí trở thành “trái đắng”. Đầu tư không hiệu quả, nhưng DN muốn rút ra cũng không dễ.
-Mỹ áp thuế sơ bộ “tình huống khẩn cấp đặc biệt” với móc áo thép Việt Nam


Mỹ cho rằng, các nhà nhập khẩu biết hàng hóa được bán với giá thấp hơn thông thường, có khả năng gây thiệt hại đáng kể, nhập khẩu tăng đột biến.
- Phạm Chi Lan: Thêm một Vina… (TN).
- Những ‘đại ý tưởng’ chết yểu (VEF).
- Lại lình xình tháp đôi điện lực (TP).
- Tái cơ cấu những “quả đấm thép” – Doanh nghiệp nhà nước: Cố “bọc” lại hay cương quyết loại trừ? (NB&CL). - Truy tố giám đốc Công ty Hoàng Anh – Vinashin (TT).
- Lọc dầu Dung Quất bắt đầu bán xăng dầu trở lại (VNE).
- Thực hư chuyện chủ cây xăng đồng loạt đòi… giải nghệ (Petrotimes).
- Vinalines – Chuyện siêu hài và dối trá – Tập 1  –   (CDCTN).  - TƯ DUY NHIỆM KỲ (Tâm Sáng).
- Nữ đại gia Diệu Hiền nhượng hết vốn khỏi Bianfishco (DT).
- 25 triệu cổ phần đại gia Diệu Hiền chuyển chủ mới (VNE).- Bianfishco truy lùng người cầm cố 25 triệu cổ phần (VNN).
Bà Diệu Hiền đã chuyển toàn bộ cổ phiếu cho SHB- SHB trở thành cổ đông lớn nhất của Bianfishco (NLĐ).- “Đại gia thủy sản” Diệu Hiền về nước dịp 2-9 (NLĐ).  - Bianfishco chính thức “đổi chủ”(DT).  - Nợ của Bianfishco sẽ được xử lý thế nào? (VnEco).  - Ưu tiên trả nợ cho nông dân là chủ nợ của Bianfishco (TN).  - Cuối năm 2012 Bianfishco trả hết nợ (VEF).Nợ của Bianfishco sẽ được xử lý thế nào? VnEconomy -Ngay từ tháng 9 tới, dự kiến là Bianfishco sẽ có tiền để trả một phần nợ, mua nguyên liệu để trở lại sản xuất

SHB: sở hữu “vượt khung” tại Bianfishco vẫn hợp luật! --SHB chính thức sở hữu 50% cổ phần Bình An
TTO - Ngày 25-8, công ty CP thủy sản Bình An, Công ty Mua bán nợ và Ngân hàng SHB đã công bố Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơ cấp.
Tái cơ cấu Bianfishco: Tháng 9 bắt đầu trả nợ nông dân -  Tái cơ cấu Bianfishco: Tháng 9 bắt đầu trả nợ nông dân (SGGP).
Tại sao Vinaconex đẩy mạnh thoái vốn tại các công ty con?
-  Điện hạt nhân Ninh Thuận có thể không đạt kế hoạch khởi công (DT).  – Xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Chuẩn bị mất 15 năm   – Bộ trưởng bộ Khoa học và công nghệ Nguyễn Quân: Cán bộ nhà máy điện hạt nhân lương sẽ cao hơn bộ trưởng (SGTT).  – Luôn mở rộng cửa đón chất xám cho điện hạt nhân (TTXVN).
-  Cần cảnh giác với nguy cơ tái lạm phát (PLTP).
- Video + Xây dựng nông thôn mới – 25/8/2012 (Đóng góp xây dựng-Lạm thu hay tự nguyện); + Nông thôn mới – 18/08/2012; + Nông thôn mới – 04/08/2012 (thí điểm “Cánh đồng mẫu lớn” ở miền Bắc); + Xây dựng nông thôn mới – 28/07/2012
- Ninh Bình: Dân lao đao vì tôm nhiễm bệnh lạ chết hàng loạt(KP).
--Việt Nam: Những ngày đầu của vụ Bầu Kiên Tin tức về vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên và những hậu quả kế tiếp của vụ này có nhiều phần chắc sẽ là sự kiện gây chấn động trong những ngày tới
Cần khống chế giá trần xăng dầuDù vừa tăng giá ngày 13.8 nhưng các doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng dầu vẫn đang tiếp tục đề nghị một đợt tăng giá mới.
- Doanh nghiệp chi nửa tỷ đồng để có “mác” dầu khí (NĐT).
-Hàng ngàn cửa hàng xăng dầu nhập nhèm nhãn hiệu
Bị container cán chết vì mặt đường quá xấu
-  Cần khống chế giá trần xăng dầu (TN).  - Xung đột lợi ích trong giá xăng dầu (NLĐ).
- Thị trường đảo chiều ngoạn mục, CTCK vẫn “xả hàng” tháo chạy (VietStock). - Thêm 46.200 lượng vàng cho thị trường (TT).- Thị trường bán lẻ Việt Nam: Chưa mất hy vọng (ĐĐK).
- Người “gieo mầm” nghề cá (DV). - Nuôi cá tra tiếp tục bất lợi  (SGTT).
- Hội chợ Hàng Việt Nam và xuất khẩu lần thứ 10 tại Campuchia   –   (RFA).

- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 25-8-2012: Khoảnh khắc bình yên sau những biến động (VF).
- DN lững lẫy một thời: Thua lỗ tơi bời, mất sạch vốn (VEF).
- Nhà cho người thu nhập thấp Hà Nội sẽ giảm từ 30-50% (TQ).
- 5 nước ASEAN bàn hợp tác xuất khẩu gạo (DV).
- Quản lý bán hàng đa cấp qua mạng: Vẫn loay hoay (ĐĐK).
- Đặc khu kinh tế: Hành trình đang viết dở (DNSG).
- Chuyển động thị trường (TP). - Ngân hàng dồn vốn cho bất động sản (ĐTCK).
- Hơn 6.000 tỷ đồng được gửi trở lại ACB (DNSG).
- Giá vàng “hạ nhiệt” sau khi tăng 1,7 triệu đồng/lượng trong tuần (DT). - Ngân hàng Nhà nước tuyên bố độc quyền vàng miếng: Được gì, mất gì? (ĐĐK).
- Nước mắt bà nội trợ – (Bùi Văn Bồng). - Chứng khoán tăng nhẹ, USD giảm, vàng hạ nhiệt (TP). - Cú hích ngoạn mục trên sàn chứng khoán (VnMedia).
- Mù mờ chuyện kêu lỗ của DN xăng dầu (TP). - Yêu cầu Petrolimex phải minh bạch công bố thông tin (VnMedia). - Vô tư chịu phạt để kiếm lời (ĐĐK).
- Nhà đất: Thời mua… để dành (DĐDN). - Địa ốc xả hàng giữa tháng cô hồn (VNE).
- CPI tăng 0,63%: Phía sau nỗi lo (ĐĐK).

 
Trần ai nghề nhặt xác (NLĐ 25-8-12)
Mai một nghề nón Quế Minh (DV 25-8-12)
Doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam và những thách thức vào năm 2015 (SGTT 24-8-12)

Tổng số lượt xem trang