Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Yêu cầu Trung Quốc trả lời gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc tuồn sang Việt Nam

Chán mớ đời với mấy ông quản lý chất lượng ntn !!!
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản vừa có thông báo gửi Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc trả lời việc gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc tuồn sang Việt Nam.

Táo hồng Trung Quốc (ảnh minh họa)
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị các cơ quan chức năng phía Trung Quốc điều tra rõ nguyên nhân vụ việc, truy xuất nguồn gốc các lô hàng vi phạm và sớm thông báo kết quả thực hiện tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; đồng thời, yêu cầu phía Trung Quốc có kế hoạch thực hiện việc áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp đối với những lô hàng nói trên.

Được biết, trước đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã phát hiện 17 lô hàng vi phạm. Trong đó có 8 loại gồm 6 loại trái cây và 2 loại củ từ Trung Quốc chứa chất độc hại bao gồm: Nho tươi, chanh tươi, hồng quả, cà rốt, táo, cam tươi, quýt tươi và củ cải trắng


 >>  Hoa quả nhiễm độc “mai phục” người tiêu dùng
 >>  Nhiều lô rau, củ, quả Trung Quốc thiếu an toàn




-Sự thật gây chết người từ xoài chín, hồng xiêm không phải ai cũng biết.
Các chuyên gia cho biết việc dùng quá liều lượng các hợp chất (như ethephone) – thuốc kích thích trái cây chín nhanh gây những tác hại khó lường

Hồng xiêm ngâm bột sắt vừa ngọt vừa thơm


Theo tin tức từ báo Sức Khỏe & Đời Sống, hồng xiêm là một trong những loại trái cây phải sử dụng nhiều chất bảo quản nhất để chúng có thể bóng bẩy, mượt mà, hút khách mua. Các chuyên gia vềcông nghệhóa học cho biết, loại hóa chất dùng cho hồng xiêm là bột sắt nhuộm, một chất rất độc hại nhưng lại được bán phổ biến và tràn lan tại nhiều chợ hoa quả, thực phẩm.
Trái cây chín đều, đẹp do chứa lượng hóa chất độc hại cao
Trái cây chín đều, đẹp do chứa chất bảo quản độc hại (Ảnh minh họa)
Bột sắt là hợp chất gây hại cho gan, thận, có thể gây ung thư da, ung thư bàng quang. Thậm chí, nếu thường xuyên tiếp xúc với bột sắt sẽ mắc chứng viêm da, hen suyễn, co giật, hôn mê.
Tương tự như với mít, sầu riêng, các chủ vựa thường hái cả hồng xiêm non lẫn già, qua khâu nhuộm bột sắt là hồng xiêm sẽ chuyển thành màu vàng thẫm khiến người mua lầm tưởng là hồng đã già. Người kỹ tính, cẩn thận trước khi mua có thể sẽ nếm trước để đánh giá mùi, vị, nhưng họ sẽ bị dễ dàng qua mặt vì hồng nhuộm bột sắt còn giữ được mùi thơm và hương vị của trái hồng.
Chuối tắm hóa chất độc chết người
Chỉ với một lọ hóa chất nhỏ xíu, giá bèo 2.000 đồng nhập từ Trung Quốc cộng với vài chục lít nước lã, một số chủ vựa chuối đã có thể thúc chín được 70 nải chuối với công nghệ vô cùng đơn giản là tắm chuối qua hóa chất. Qua ngày hôm sau, những nải chuối này đã chín vàng đều và loại chuối chín siêu tốc được đem bán khắp nơi.
Với những chủ vựa vô lương tâm, dùng thuốc này lợi cả đôi đường vì vừa đỡ tốn công dấm cho chuối chín, lại bán ra được giá cao. Họ biết mười mươi đây là hóa chất độc hại, ăn vào có thể chết. Bởi vậy họ đã từng tiết lộ rằng chuối chín kiểu này chỉ để bán cho người ta chứ không bao giờ ăn.
Sự nguy hại của hóa chất ngâm hoa quả
Theo các chuyên gia, chất ethylen có thể bay hơi nên ảnh hưởng không lớn đến sức khoẻ. Tuy nhiên việc dùng quá liều lượng các hợp chất (như ethephone) sẽ gây những tác hại khó lường.
Trong danh mục của Cục BVTV, hiện hoạt chất ethephon chỉ có tác dụng kích thích mủ cây cao su, kích thích ra hoa đối với các cây xoài, nhãn, thanh long, cây cảnh, chứ hoàn toàn không cho đăng ký thúc cho trái chín nhanh.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, chất ethephon là chất kích thích tăng trưởng dùng cho các loại cây trồng. Hóa chất này có chứa ethylen, phốt pho và clo.
Hóa chất ngâm trong trái cây có thể gây bệnh nguy hiểm cho gan, thận
Hóa chất ngâm trong trái cây có thể gây nguy hiểm cho gan, thận…
Trong đó chất ethylen có chức năng kích thích chính. Ethylen là chất khí, vì thế thường được kết hợp với các hợp chất khác để tạo nên hợp chất ở dạng lỏng. Khi cho chất ethephon vào quả sẽ tạo nên phản ứng và ethylen bay hơi. Hiện chất ethylen không được dùng với tư cách là phụ gia thực phẩm mà chỉ là loại thuốc BVTV.
Theo một số nghiên cứu, hợp chất ethephone có thể dùng để dấm hoa quả chín đều trong 2 – 3 ngày với lượng thấp. Tuy nhiên, vì hám lợi và “đốt cháy giai đoạn” nên người bán hàng đã sử dụng hợp chất ethephon với hàm lượng cao.
Với nồng độ này, chất ethylen làm chín nhanh nhưng chưa thể bay hơi hết, vì thế sẽ tồn dư chất clorit gây độc cho người ăn. Ở giai đoạn đầu ngộ độc, con người sẽ bị kích thích thần kinh gây ra các triệu chứng như nhức đầu, cay mắt… Về lâu dài, chất clorit sẽ tích tụ gây nên các nguy cơ cho gan, thận, theo báo Đất Việt.
-

Bột sắt, chất gây ung thư được ‘tẩm’ vào thực phẩm thế nào?
Theo điều tra của phóng viên, bột sắt được người tiêu dùng ăn vào mà không hề biết. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư đang hoành hành.
Bột sắt – chất gây ung thư nguy hiểm
Bột sắt là hóa chất không được phép cho vào thực phẩm nhưng nhiều người kinh doanh thiếu hiểu biết hoặc vì lợi nhuận vẫn cho chất độc hại này vào bún cua, chim cút rán, gà làm sẵn.

Chị Liên (Ngọc Hà, Hà Nội) chia sẻ: Tôi đi chợ, thấy trên cùng một quầy hàng, có những con gà vàng ruộm từ mỏ, đầu tới chân. Nhưng cũng có con gà trắng bệch. Tôi không bao giờ mua gà vàng trừ khi cắt thớ thịt thấy mỡ phía trong cũng vàng thì đó là con gà ngon. Còn gà mà ngoài vàng, mỡ phía trong trắng thì cẩn thận vì có thể gà bị ngâm phẩm màu”.
Lần tìm vào nhà một người quen bán gà mổ sẵn trên đường Văn Cao, Hà Nội, phóng viên mục sở thị xem cách làm gà có tẩm bột sắt.
Gà đã cắt tiết được nhúng vào nước lạnh sau đó nhúng nước sôi khoảng 80 độ, vặt lông, mổ moi sạch. Tiếp theo, người này chuẩn bị một chiếc chậu chứa khoảng 10 lít nước có nhiệt độ khoảng 40 độ có pha chút bột sắt bằng đầu đũa. Bột sắt cho vào được khuấy lên cho đều. Sau đó, gà được cho vào ngâm từ 5- 10 phút thì vớt ra. Lúc này gà sẽ chuyển từ màu trắng thành màu vàng, da gà căng phồng trông rất ngon.
Sau gà, chim cút, đến bún riêu cũng bị sử dụng bột sắt để tạo màu. Bà H. người bán bún riêu cua trên phố Đội Cấn (Hà Nội) từng cho bột sắt vào bún riêu để tạo màu kể lại: “Trước đây cô không biết, nên cũng sử dụng bột sắt về nấu nước dùng. Mỗi nồi canh 20 lít chỉ cho bột sắt bằng ¼ hạt ngô thôi, màu nước canh sẽ vàng ươm, trông bát bún hấp dẫn hẳn. Bây giờ, cô dùng hạt điều thôi, đắt hơn nhưng không hại, vì mình cũng ăn bún mà”.
Theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ sinh học và thự phẩm, trường Đại học Công nghiệp TP. HCM, “bột sắt” là một loại màu công nghiệp chứa chất 2,4 diamioazobenzene hydrochloride. Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su) mực in… và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: Với chất màu thực phẩm, Bộ Y tế đã quy định rõ, đối với phụ gia được phép sử dụng, trên bao bì bao giờ cũng ghi rõ tên hóa chất, thành phần hóa học, tính năng kỹ thuật và tính chất vật lý, liều lượng, cách dùng…
Nếu dùng màu để nhuộm, đặc biệt các chất gốc azo thì rất độc, chúng có khả năng giải phóng vòng benzen, có thể gây ung thư, nhẹ thì có thể gây dị ứng. Với trẻ nhỏ việc hấp thụ quá nhiều có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc lơ đãng.
Chim quay tẩm màu bột sắt.
Chống ung thư cũng bằng ăn, uống
Một giải pháp mà nhiều người hiện nay đưa ra để chống ung thư là ăn, uống những thực phẩm giúp giải độc.
Chị Nhàn (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Nếu bảo để tránh ăn phải chất độc hiện nay thì rất khó. Từ rau củ đến đồ ăn sáng làm sao kiêng ăn tất được. Vì vậy, tôi tìm đến giải pháp là uống những thảo dược để thải độc.
Và một trong những biện pháp chị Nhàn dùng là uống nước đun từ nấm linh chi và tinh nghệ Nano CumarGold. Trong đó có thành phần Nano Curcumin trong CumarGold giúp chống ô xy hóa, tiêu diệt gốc tự do, ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Nếu không được kiểm soát các gốc tự do này sẽ gây đột biến tế bào, làm cho tế bào thường trở thành ác tính và tạo thành các khối u.
Với thành phần chứa Nano Curcumin, tinh chất nghệ curcumin được bào chế dưới dạng nano giúp hấp thu tới 95%, hoạt tính sinh học tăng lên gấp 40 lần curcumin thông thường, CumarGold đang được kỳ vọng là vũ khí hiện đại giúp chống lại bệnh ung thư hiệu quả, nhưng rất an toàn, thích hợp cho việc sử dụng thường xuyên, lâu dài để ngăn ngừa ung thư và các bệnh mạn tính
Đồng thời các nghiên cứu cho thấy Nano Curcumin còn ức chế yếu tố nhân N.F.kappa.B (yếu tố gây ung thư, khi yếu tố nhân NF.kappa.B bị kích hoạt, tế bào khoẻ mạnh sẽ bị chuyển đổi thành tế bào ung thư). Do đó, Nano Curcumin giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh ung thư hay khả năng di căn và phát triển của mô ung thư.
Mới đây, tại Hội thảo “Ứng dụng Nano Curcumin trong phòng và trị bệnh”, do Hội Nội khoa Việt Nam kết hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN tổ chức. Viện này tuyên bố đã chuyển giao nguồn nguyên liệu Nano Curcumin cho công ty dược trung ương Mediplantex sản xuất, công ty dược mỹ phẩm CVI phân phối viên nang mềm CumarGold với giá thành bằng 1/5 các chế phẩm Nano Curcumin của nước ngoài.
CumarGold đã được nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học chống ung thư tại Trung tâm Ung thư thực nghiệm, Đại học Quốc gia HN cho thấy khả năng xâm nhập đạt nồng độ cao và có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển của tế bào ung thư.

-Sản xuất giá ăn bằng hóa chất
Để những cọng giá ăn (làm từ đậu xanh) không rễ, mập mạp, trắng đẹp bắt mắt..., người làm giá không ngần ngại sử dụng hóa chất từ khâu đầu đến khâu cuối.
Bản thân người sản xuất cũng không cần biết đó là chất gì miễn có lời. PV Thanh Niên đã thâm nhập học nghề làm giá với hóa chất.
 làm giá ăn bằng hóa chất
Những cọng giá thành phẩm sau khi được ủ bằng hóa chất Trung Quốc - Ảnh: Thanh Thùy
Không hóa chất = không bán được
Tôi đến cơ sở làm giá của chị Ph. (H.Hóc Môn, TP.HCM) để tìm hiểu về nghề làm giá. Chị Ph. lanh lẹ: “Làm giá mà không bỏ thuốc, rễ nhiều nhìn thấy gớm lắm”. Chị Ph. nói, để các mối chịu lấy hàng của mình thì hàng phải đẹp, nhất là không có rễ, vì rễ lùm xùm nhìn vào không muốn ăn. Gia đình chị Ph. có thâm niên 10 năm làm giá nên biết rất rõ từ nguyên liệu cho đến hóa chất dùng trong nghề. Thậm chí, những người làm 10 năm đều đã “kinh” qua nhiều loại hóa chất có thể làm cho giá không ra rễ, tăng trưởng nhanh, trắng, mập...

Người làm giá luôn khẳng định thuốc mà họ dùng không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn giá. Nhưng chính những chủ cơ sở này cũng không dám ăn giá do họ làm

Chị Ph. cho biết nếu muốn làm nghề này thì không thể nào làm theo phương pháp truyền thống với nguyên liệu trong nước vì rất khó làm. Muốn bỏ mối cho các chợ phải làm bằng đậu nhập từ nước ngoài. Chị Ph. nói: “Đậu của mình làm ra giá xấu hoắc à, nhất là không để được lâu, rễ tua tủa, ốm nhom. Nếu tối nay ra giá đi giao, sáng mai người ta bán là đã thấy rễ xồm xoàm thêm, lại mọc lá xanh nữa. Ai dám mua?”. Theo những người làm giá, trước đây, đa phần họ chọn đậu của Trung Quốc và Myanmar. Những năm trở lại đây, người làm giá chỉ dùng loại đậu của Trung Quốc vì nó dễ làm. Song song đó, hóa chất dùng để ngâm giá và pha nước tưới giá cũng là của Trung Quốc. “Ở đây nhiều người làm vậy không à. Ủ đậu vài tiếng rồi ngâm nước vôi, sau đó cách 3 tiếng thì tưới nước một lần. Nước phải xử lý bằng cách pha một thứ bột. Các lu giá đến ngày thứ 2 có thể ngâm với thuốc chống rễ được rồi. Ngày thứ 2 và ngày thứ 3 ngâm với thuốc này khoảng 15 phút mỗi lần ngâm, qua hôm sau là ra giá. Không có thuốc đố ai làm được”, chị Ph. cười.
Để tìm hiểu rõ việc dùng hóa chất sản xuất giá, chúng tôi đã đi nhiều cơ sở làm giá tại H.Hóc Môn (TP.HCM); cuối cùng, cũng được cơ sở làm giá của ông H. (xã Trung Chánh) nhận vào học nghề. Khuôn viên để dành làm giá ở nhà ông H. rộng hơn 30 m2. Trên các giá đỡ bằng khung sắt là các lu sành chứa đậu, giá được xếp thứ tự theo số ngày đã ủ. Ông H. hỏi tôi đã từng làm giá chưa. Khi nghe tôi nói đã làm rồi, làm bằng đậu xanh của ta, cũng tưới nước thường xuyên nhưng cọng giá vừa dài vừa nhiều rễ, nhiều lá nên bán không ai mua, ông H. cười, vừa kéo từng nắm giá trắng, mập trong lu ra ngoài vừa nói: “Trời ơi, đậu đó sao mà làm được. Làm giá không đơn giản đâu. Ở đây có dùng thuốc mới ngon như vậy. Thuốc nhập từ nước ngoài”.
Nguyên liệu đều của Trung Quốc
Qua nhiều ngày làm việc tại cơ sở ông H., chúng tôi nhận thấy quy trình để làm ra một lu giá (cho từ 15 kg giá trở lên) trải qua nhiều công đoạn. Quan trọng nhất là pha hóa chất và tưới vào giá để cọng giá phát triển đúng ý muốn. Đậu dùng để làm giá phải là loại đậu Trung Quốc hạt nhỏ, đều tăm tắp được đóng gói trong bao 50 kg. Vừa đổ 1,5 kg đậu vào mỗi lu, tôi thắc mắc sao không dùng đậu xanh trong nước, anh G., người làm công lâu năm ở đây khó chịu: “Vì nó cho giá đẹp, dễ làm chứ làm ra cọng dài nhằng như đậu xanh mình ai mà mua”. Sau khi cho đậu vào, chúng tôi lấy miếng đệm đậy lên trên, dùng vòng sắt cứng chèn lại. Đậu được ủ khoảng 12 giờ rồi ngâm tiếp 6 giờ với nước vôi. Sau đó, các lu giá được úp xuống. Từ thời điểm này trở đi, cứ mỗi 3 giờ các lu giá lại được lật lên để ngâm nước khoảng 10 phút rồi úp xuống. Theo kinh nghiệm của vợ chồng ông H., giá ngon hay không còn phụ thuộc vào nước ngâm. Nước ngâm giá chính là nước giếng được pha với một loại bột màu trắng (đựng trong bao bì loại 50 kg, xuất xứ từ Trung Quốc). Nước được pha với loại bột này sẽ dùng để ngâm giá từ khi bắt đầu cho đến ngày thu hoạch.


Không nhận làm giá “không hóa chất”
Chị Ph. cho biết, có nhiều nhân viên siêu thị xuống trực tiếp đặt mua giá với số lượng nhiều, ổn định nhưng phải đảm bảo yêu cầu là không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào trong quá trình sản xuất. Thế nhưng khu này không có cơ sở nào nhận làm. Chị Ph. nhăn mặt: “Không có thuốc làm rất khó, giờ mình đã có mối ổn định rồi, làm như vầy dễ hơn, làm không thuốc cọng giá ốm, xấu, lỡ siêu thị không mua nữa biết làm sao?”.

Đến ngày thứ 3, đúng 13 giờ, ông H. lấy một gói bên ngoài in toàn chữ Trung Quốc, bên trong chứa 20 ống nhựa nhỏ, đựng chất lỏng màu trắng, cắt ra pha thêm vào nước ngâm giá (loại nước đã có pha chất bột trắng). Vừa lật các lu giá lên, tôi vừa thắc mắc: “Bây giờ có nhiều thứ hóa chất độc hại quá rồi, mình xài thêm cái này có sao không ông?”. Ông H. vừa cho thứ nước pha 2 loại hóa chất vào lu vừa nói cho qua chuyện: “Nếu độc sao nhiều người xài từ hồi đó tới giờ? Phải có nó thì giá mới ngon, để được lâu, biết chưa!”. Giá được ngâm ở công đoạn này khoảng 15 phút thì chúng tôi trút hết nước và úp xuống.
Sau công đoạn xử lý với hóa chất thứ 2, giá trong các lu tiếp tục được tưới ngâm với thứ nước pha hóa chất đầu tiên cho "bung" tối đa; đến khi nào có mối lái đến, giá được lấy ra, sàng sạch vỏ đậu rồi cho vào túi mang đi tiêu thụ, thường là ở chợ đầu mối Hóc Môn, các chợ nhỏ và quán ăn.
Tay chân lở ngứa, mất móng…
Ông H. khuyên tôi nên xin đi làm công nhân trong các KCN vì làm nghề này dù mấy tiếng đồng hồ mới tiếp xúc với nước một lần nhưng tay chân đều bị lở, ngứa, móng bị hư hết. Vừa nói ông H. vừa đưa bàn tay, bàn chân cho tôi xem. Tay ông H. bị lở, da bị ăn mòn, ngứa ngáy; móng chân bị hư, nhiều ngón mất móng.
Người làm giá luôn khẳng định thuốc mà họ dùng không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn giá. Nhưng chính những chủ cơ sở này cũng không dám ăn giá do họ làm. Khi tôi hỏi, thì bà N. - vợ ông H. nói qua loa: “Nhà này không ai ăn giá hết”. Chính chị Ph. cũng thừa nhận gia đình hạn chế ăn giá và ở xóm chị, nhiều người dân biết rõ quá trình làm giá có dùng hóa chất Trung Quốc nên cũng không dám ăn. Nếu nhà có đám tiệc, họ đến đặt một vài lu không bỏ thuốc.
Loại đậu và hóa chất mà các cơ sở làm giá sử dụng là giống nhau. Họ sản xuất giá với quy trình giống nhau. Trên các bao bì chứa đậu vừa có chữ Việt vừa có chữ Trung Quốc. Phần chữ Việt ghi xuất xứ đậu là từ Trung Quốc. Riêng bao bì các loại hóa chất chỉ có chữ Trung Quốc. Hầu hết các chủ làm giá đều cho biết, họ mua đậu và hóa chất từ những người chuyên bán các loại nguyên liệu, dụng cụ làm giá. Họ chỉ nghe nói những người này nhập hàng về từ Trung Quốc. Mỗi ngày, chỗ của ông H. cung cấp ra thị trường từ 800 kg đến 1 tấn giá. Riêng chỗ chị Ph. mỗi ngày bán hơn 500 kg ra các chợ ở Q.5, Q.6. Chỉ riêng trong khu vực nhà ông H. đã có tới hơn 20 cơ sở làm giá quy mô như ông. Theo một người chuyên vận chuyển giá cho chợ đầu mối Hóc Môn, ước tính mỗi đêm, chợ này tiêu thụ khoảng 50-60 tấn giá.
 làm giá ăn bằng hóa chất
làm giá ăn bằng hóa chất
làm giá ăn bằng hóa chất
làm giá ăn bằng hóa chất
Quy trình pha hóa chất, ngâm và ủ giá
-Sản xuất giá ăn bằng hóa chất
Sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Kỳ 2: Bất chấp sức khỏe người dùng

Hóa chất không những khiến cho giá ăn đẹp, bắt mắt mà còn làm tăng sản lượng đáng kể. Người sản xuất được lợi còn sức khỏe người dùng bị làm ngơ.

Thực nghiệm so sánh
Nghe tôi nói đến những phương pháp làm giá truyền thống không cần dùng hóa chất nhưng giá vẫn đẹp, chị M. (chủ cơ sở làm giá ở Hóc Môn, TP.HCM) trợn mắt: “Làm thử rồi sẽ biết, em sẽ thấy làm kiểu đó giá dài nhằng, xấu xí, nhìn hết muốn ăn”. Để chứng minh điều vừa nói, chị M. muốn tôi cá cược làm thực để so sánh. Chị và tôi cùng làm 2 lu giá, một có hóa chất và một không có. Nếu cùng một điều kiện mà loại giá không dùng hóa chất xấu giống như lời chị miêu tả thì tôi sẽ phải trả cho chị tiền của số kg giá được làm ra bằng giá bán lẻ ở các chợ.

Sản xuất giá ăn bằng hóa chất
Sự khác biệt rõ rệt giữa giá được làm bằng hóa chất (phải) và không hóa chất (trái) - Ảnh: Thanh Thùy

Tôi đồng ý và giám sát suốt quy trình. Sau khi bơm nước giếng lên bồn để lắng kỹ, sử dụng cho quá trình thực nghiệm, chúng tôi bắt đầu làm. Mỗi lu giá chúng tôi ủ 1,5 kg đậu vàng (loại đậu Trung Quốc mà gia đình chị M. đang dùng để sản xuất). Lu đậu thứ nhất được chăm sóc theo quy trình có hóa chất. Lu này được ủ 12 giờ, rồi ngâm nước vôi 6 giờ. Sau đó, chúng tôi canh thời gian khoảng 3 giờ sẽ ngâm đậu (khoảng 10 phút) với nước được pha loại bột màu trắng của Trung Quốc mà nhiều người làm giá sử dụng. Song song đó, lu đậu thứ hai không dùng bất cứ loại hóa chất nào, cũng được ủ 12 giờ rồi ngâm 6 giờ với nước giếng không qua xử lý hóa chất. Sau đó, cách 3 giờ chúng tôi mang lu này ngâm nước giếng sạch khoảng 10 phút. Đến ngày thứ 3, chúng tôi pha loại hóa chất dạng ống nhựa đổ vào lu thứ nhất, ngâm 15 phút. Suốt quá trình, chúng tôi tuân thủ những kinh nghiệm ràng giá, ngâm tưới nước của chị M., người làm giá 10 năm. Thời gian ràng chặt lu giá và cách ràng hoàn toàn giống nhau.

Giá không dùng hóa chất có mập, ngắn thì vẫn có rễ bình thường. Không như giá dùng hóa chất sản xuất có rễ nhẵn nhụi, phình ra bất thường như Báo Thanh Niên phản ánh
Bà Ng. (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM), người làm giá theo phương pháp truyền thống

Sau 4 ngày, 3 đêm, giá được lấy ra để so sánh. Chị M. vừa tháo hai miếng đệm ràng chặt trên miệng hai lu giá xong mỉm cười đắc chí: “Chị nói có sai đâu, em nhìn lu không dùng thuốc đi, rễ như chúa chổm, thấy gớm”. Thực tế cho thấy, hai loại giá có sự khác biệt quá rõ rệt. Loại giá không dùng hóa chất dài gấp 2 lần loại có dùng hóa chất, thân giá nhỏ hơn, đa phần cọng giá cong queo, rễ dài và nhiều rễ con, có lá dài. Loại giá dùng hóa chất thì thân mập, rễ ngắn và nhẵn nhụi, đẹp mắt hơn rất nhiều. Lu không dùng hóa chất chỉ cho ra gần 11,5 kg giá nhưng lu có dùng hóa chất cho ra tới 14,5 kg. Chúng tôi dùng tay kéo giá ra khỏi lu. Hai lu đều mọc đầy giá, nhưng ở lu không hóa chất, chỉ cần chúng tôi kéo nhẹ cọng giá tuôn ra dễ dàng, thân giá rất dễ gãy; khi kéo được vài nắm, úp lu xuống nền thì giá đổ ra hết.
Trong khi đó, việc lấy giá trong lu có dùng hóa chất lại khó khăn hơn nhiều vì giá phình mập, chen chặt trong lu. Chúng tôi phải dùng tay, lay rất nhiều lần mới lấy ra được từng nắm giá. Lấy giá ra được 1/3 lu, chúng tôi úp lu trút xuống, giá vẫn dính chặt, không "chịu" ra ngoài. Người làm phải tiếp tục dùng tay lôi từng nắm giá trắng muốt ra ngoài.
Hóa chất cho lợi nhuận cao
Người sản xuất giá cho rằng, hóa chất mà họ dùng không làm lượng giá tăng hơn bao nhiêu, nó không phải chất kích thích tăng trưởng hay tẩy trắng. Tuy nhiên, khi mang bao bì gói hóa chất loại 20 ống nhựa màu trắng dịch sang tiếng Việt, chúng tôi được biết loại hóa chất này (không ghi rõ công thức hóa học hay thành phần) có tác dụng  kích thích giá tăng trưởng, không ra rễ, làm thân giá mập, tẩy trắng và làm giá đẹp hơn. Loại bột trắng dùng xử lý nước cũng có tác dụng tẩy trắng giá.

Sản xuất giá ăn bằng hóa chất
2 loại hóa chất xử lý nước ngâm giá - Ảnh: Thanh Thùy

Theo kinh nghiệm của chị M., nếu muốn rút ngắn thời gian làm giá thì ngâm thêm thuốc vào giá. “Nếu chỉ dùng hóa chất 1 lần, cho vào lu giá trong ngày thứ 2 thì phải để 5 ngày mới có thể thu hoạch giá được. Nhưng không ai muốn kéo dài thêm thời gian vì lợi nhuận. Thông thường người ta sẽ điều chỉnh để khoảng 4 ngày, 3 đêm là thu hoạch giá”, chị M. cho biết thêm.
PV Thanh Niên tìm gặp người từng làm giá theo phương pháp truyền thống, không sử dụng hóa chất để tìm hiểu về quy trình làm. Bà Ng. (ngụ Q.Tân Bình) cho biết không dùng hóa chất vẫn có thể làm được loại giá ngắn, mập. Người làm có thể điều chỉnh được độ dài, độ tròn của giá theo ý mình nhưng rất cực và khó. Trong khi các chủ sản xuất giá bằng hóa chất chú trọng khâu pha hóa chất và thời gian ngâm hóa chất vào giá thì những người làm giá theo kinh nghiệm dân gian chú trọng khâu ràng giá và lắng nước thật kỹ.
Bà Ng. nói: “Người làm phải kỹ lưỡng khâu tưới nước, ràng giá. Để cọng giá ngắn vừa, người làm phải ràng chặt miệng lu hết mức có thể. Riêng nước tưới giá, tôi cũng dùng nước giếng nhưng phải lắng lâu và kỹ. Nhưng dù giá không dùng hóa chất có mập, ngắn thì vẫn có rễ bình thường. Không như giá dùng hóa chất sản xuất có rễ nhẵn nhụi, phình ra bất thường như Báo Thanh Niên phản ánh”.
Theo kinh nghiệm và cách làm không dùng thuốc của bà Ng. thì bình quân mỗi ký đậu sẽ làm được từ 7 - 8 kg giá. Có trường hợp 1 kg đậu cho ra 9 kg giá nhưng rất hiếm. Trên thực tế, các cơ sở làm giá ở Hóc Môn sản xuất mỗi lu trung bình 1,5 kg đậu cho ra 15 kg giá thành phẩm. Như vậy, bình quân mỗi kg đậu sẽ cho ra từ 10 kg giá trở lên. Như vậy, rõ ràng loại có dùng hóa chất cho số lượng nhiều hơn từ 2 - 3 kg giá/kg đậu so với loại không dùng hóa chất; một lu giá có dùng hóa chất nhiều hơn ít nhất 3 kg so với lu không dùng hóa chất. Mỗi ngày, một cơ sở cho ra vài chục đến hàng trăm lu giá. Nếu tính lợi nhuận, thì người làm giá dùng hóa chất sẽ được lợi lên đến con số hàng trăm ký mỗi ngày so với người làm không dùng hóa chất. Con số này sẽ càng lớn nếu quy mô sản xuất lớn.


Bộ trưởng yêu cầu kiểm tra
Sáng 6.8, ngay sau khi Báo Thanh Niên đăng tải bài viết Sản xuất giá ăn bằng hóa chất, phản ánh về thực trạng nhiều người dân tại H.Hóc Môn (TP.HCM) dùng hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc để sản xuất giá cho tăng trưởng nhanh, trắng, mập..., Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra nội dung báo nêu. Các cục liên quan nêu trên phải báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra trước ngày 9.8.2012.
Quang Duẩn

Cơ sở làm giá bằng hóa chất mọc như nấm
Nhiều ngày làm việc tại cơ sở sản xuất giá bằng hóa chất của ông H., PV Thanh Niên được biết không chỉ riêng ông H. làm nghề này mà còn nhiều họ hàng bên vợ, bên nội, bên ngoại của ông cũng đến học kinh nghiệm và giờ đây họ đã mở những cơ sở sản xuất giá độc lập. Nguồn nguyên liệu và thuốc mà họ dùng là lấy từ một đầu mối cùng ngụ tại địa phương. Cách vài ba ngày, họ lại đến nhà nhau để chia sẻ kinh nghiệm. Vợ ông H. cho biết: “Từ chỗ này mà không biết mấy chục người vô làm công rồi ra làm riêng hết”. Anh Q., người làm công chỗ ông H. cho biết, 2 tháng nữa anh sẽ mở cơ sở làm giá độc lập ở Củ Chi sau hơn 1 năm làm công học nghề, tìm hiểu nơi mua nguyên liệu và hóa chất.



Tình trạng dùng chất kích thích, hóa chất không rõ nguồn gốc để “kích” giá phát triển nhanh, mập và đẹp là điều các chuyên gia y tế rất lo ngại cho sức khỏe người sử dụng.

Gây bệnh âm thầm
Ngoài dùng vôi để ngâm hạt đậu xanh, thì hai loại hóa chất “trụ cột” mà những cơ sở sản xuất giá ở TP.HCM sử dụng xuyên suốt mà PV Thanh Niên thu thập được trong quá trình điều tra: một hóa chất dạng bột màu trắng đựng trong bao 50 kg có tên Soda ASH Light, loại dung dịch đựng trong ống nhựa nhỏ 20 ml, cả hai toàn chữ Trung Quốc.   

Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư của những kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây nên các bệnh mãn tính, ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, và nó còn là yếu tố gây ung thư
Ông Hữu Toàn - chuyên gia trong ngành hóa chất ở TP.HCM

Về loại chất bột trắng có tên Soda ASH Light, ông Hữu Toàn, một chuyên gia trong ngành hóa chất ở TP.HCM, nói: “Loại hóa chất này dùng trong công nghiệp làm bột giặt (thường là làm xà bông bột), có công thức Na2CO3, mang tính kiềm cao và có công dụng tẩy trắng nên mục đích người ta tưới là để tẩy trắng thân giá cho đẹp. Còn việc cho bột trắng này từ khi còn là hạt đậu xanh nhằm “kích” hạt đậu nhanh bung vỏ để sớm phát triển thành cây giá, rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm” và khẳng định: “Soda ASH Light công nghiệp chứa rất nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư của những kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây nên các bệnh mãn tính, ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, và nó còn là yếu tố gây ung thư”.
Còn theo một chuyên gia của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (TP.HCM), Soda ASH Light dạng công nghiệp được sử dụng trong cả sản phẩm thuộc da - ngâm để làm mềm da trước khi làm giày, dép, và nó rất độc hại nếu con người sử dụng.
Với dung dịch kích thích cho thân giá mập, tròn và đẹp, trên đó có ghi một số thành phần của các kim loại nặng như Fe, Cu, Zn, Mn…, theo bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật ATVSTP VN, sẽ gây những hậu quả khó lường cho người sử dụng. “Hậu quả đó diễn ra từ từ, âm thầm, mà người ta không thể biết được. Cụ thể, các kim  loại nặng tích tụ lâu ngày sẽ tàn phá tế bào cơ thể, gây bệnh mãn tính, bệnh thần kinh, suy thận, tác hại lên tim mạch, gan; và ung thư là hậu quả sau cùng đáng lo ngại”, bác sĩ Ký nói.
Chuyên gia y tế cũng... sợ


Đà Nẵng tẩy chay từ lâu
Tại Đà Nẵng, bà Tí, tiểu thương chợ Hàn cười xòa khi PV ngỏ ý tìm loại giá ngắn, mập: “Không có đâu cô ơi, hồi mấy năm trước hàng có về một đợt vài ngày, nhưng khách hàng họ không ưng, cứ đòi mua loại giá dài, trồng đất cát nên dần dà loại giá đó cũng mất dạng luôn!”. Các tiểu thương khác cũng cho hay, hầu hết giá bán trên thị trường Đà Nẵng được mua từ những nông dân các làng rau tại Đà Nẵng và các cây giá này hoàn toàn được trồng bằng đất cát.
Chị Lê Thị Hoa, tiểu thương hàng rau chợ Mới, nói loại giá mập lùn, không có rễ ăn vào nghe rất bột, không có sự tươi tắn và giòn, nhiều nước như giá dài, nên không được ưa thích, chứ thực chất ban đầu cũng không ai biết giá đó trồng bằng hóa chất. Chính vì thói quen ăn uống của người tiêu dùng Đà Nẵng đã giúp loại bỏ được một loại thực phẩm độc hại ra khỏi thị trường.
Diệu Hiền

Bà Cường (ở H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, trước đây có lần bà mua giá sống được các hộ sản xuất ở Q.Tân Phú bán rẻ để về cho dê ăn, sau một thời gian ăn giá, nhiều con dê có biểu hiện bệnh. Nghi ngờ giá có vấn đề, bà Cường đã đi tìm hiểu về việc trồng giá. “Qua tìm hiểu, tôi biết được hầu hết các hộ sản xuất giá đều có dùng hóa chất, chất kích tăng trưởng của Trung Quốc. Những hóa chất này rất rẻ, nhất là loại ống 20 ml dùng kích thích thân giá mập, chỉ vài trăm đồng/ống. Tôi cũng đã thử đem hai loại giá (làm bình thường và giá làm từ chất kích thích) luộc trong nước để xem biểu hiện của nước sau luộc. Kết quả, với giá có sử dụng hóa chất, chất tăng trưởng thì nước sau khi luộc có màu đục, chứ không trong như nước luộc từ giá trồng tự nhiên”, bà Cường khẳng định.
Lý giải về hiện tượng nước luộc giá có màu đục, ông Hữu Toàn cho biết: “Trong quá trình các hộ sản xuất giá như Báo Thanh Niên mô tả, người ta có dùng vôi - Ca (OH)2 để ngâm đậu xanh trong 6 giờ, rồi sau đó cho hóa chất Soda ASH Light (Na2CO3) vào.
Hai hóa chất này phản ứng với nhau sẽ cho ra CaCO3 - bản chất CaCO3 kết tủa nên khiến nước luộc giá có màu đục là như thế. Như vậy, với giá được sản xuất từ hóa chất, chất kích thích, ngoài thân giá mập, ngắn và trắng, ít rễ, thì nước luộc giá có màu vẩn đục”. 
Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM (thuộc Bộ Y tế), bác sĩ Vũ Trọng Thiện nói: “Từ nay hết dám dùng loại giá thân mập, ngắn. Đáng sợ khi ngày càng nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng hóa chất, phụ gia không rõ nguồn gốc, nhất là các hóa chất Trung Quốc”.
Theo bác sĩ Thiện, kinh phí nhà nước hằng năm cấp cho Viện thực hiện giám sát, kiểm nghiệm về ATVSTP có hạn, nên Viện chỉ tập trung vào một số loại thực phẩm, chưa thể giám sát hết các loại thực phẩm trong đó có mặt hàng giá. “Qua phản ánh của Báo Thanh Niên về thực trạng sản xuất giá, tới đây Viện sẽ lưu ý giám sát mặt hàng này”, ông Thiện nói.    


Siêu thị bán toàn giá mập, ngắn
Sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Kỳ 3: Ăn vào ảnh hưởng gan, thận, thần kinh...
Mặc dù lấy hàng từ những nơi cung cấp khác nhau, nhưng giá ăn bán tại các siêu thị khá giống nhau và không khác so với giá làm từ thuốc kích thích tăng trưởng và hóa chất: thân ngắn, mập, tròn, ít rễ. Nhân viên quản lý mặt hàng rau quả của siêu thị Maximark Cộng Hòa (Q.Tân Bình) cho  biết siêu thị lấy giá từ một công ty trung gian (không phải nhà sản xuất). Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc hệ thống siêu thị Co.op Mart, cho biết: “Mỗi ngày toàn hệ thống Coop.Mart ở TP tiêu thụ 200 - 300 kg giá, do 3 đơn vị cung cấp. Khi nhận hàng, siêu thị chỉ yêu cầu các công ty phải có giấy đảm bảo ATVSTP, hay VietGAP”. Siêu thị Big C cũng lấy giá từ một công ty, còn siêu thị Sài Gòn tiêu thụ bình quân 20 - 30 kg giá mỗi ngày và lấy từ chợ đầu mối Bình Điền.
Hầu hết các siêu thị lấy giá qua các công ty trung gian và giao phó việc đảm bảo chất lượng giá cho các công ty này chịu trách nhiệm. Chỉ cần các công ty cung cấp trưng ra tờ giấy đảm bảo ATVSTP, hay đạt tiêu chuẩn VietGAP là được, chứ các siêu thị không biết giá được các nhà cung cấp lấy từ đâu, và nó được sản xuất trong điều kiện như thế nào.
Ngoài các siêu thị, dạo quanh các chợ ở TP.HCM, từ chợ lớn, đến các chợ nhỏ, chúng tôi ghi nhận hầu hết giá đậu xanh được bày bán ở chợ cũng là loại giá thân ngắn, mập, ít rễ giống y loại giá được sản xuất từ chất kích thích, hóa chất Trung Quốc mà trong quá trình điều tra chúng tôi ghi nhận.
 Thanh Tùng - Thanh Thùy

Tổng số lượt xem trang