Thanh tra Chính phủ kiến nghị tạm dừng việc thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước theo phương thức quyết định hành chính như vừa qua.
Qua kết luận tại 4 tập đoàn và một tổng công ty nhà nước, hàng loạt sai phạm của các “ông lớn” này đã được nêu trong một tài liệu của Thanh tra Chính phủ, nhằm phục vụ cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra sáng 22/8 tới đây.
Hiệu quả hoạt động thanh tra đối với các dự án sử dụng vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là một trong những nội dung sẽ được Tổng thanh tra Chính phủ trả lời các đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn này.Tài liệu nói trên cho biết, theo kế hoạch 2011 - 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án tại 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; kiểm tra trách nhiệm phòng chống tham nhũng của 6 tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Từ kết luận thanh tra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các tập đoàn kinh tế là Dầu khí, Sông Đà, Hoá chất, Viettel, đã phát hiện khuyết điểm, vi phạm, kiến nghị thu hồi gần 3.930 tỷ đồng (đã thu hồi 2.137 tỷ đồng); kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 29.844 tỷ đồng (đã xử lý 17.079 tỷ đồng); chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 3 vụ việc. Một số khuyết điểm, vi phạm chủ yếu cũng được Thanh tra Chính phủ “điểm danh”. Đó là, vi phạm về thẩm quyền: sử dụng tiền cổ phần hóa phải nộp về quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp để tăng vốn, mua tài sản có giá trị lớn khi chưa được Thủ tướng chấp thuận; chỉ định thầu không đúng với quy định. Thực hiện dự án đầu tư, mua sắm tài sản không đúng trình tự, thủ tục. Các “ông lớn” còn vi phạm phân bổ nguồn vốn chưa đúng đối tượng, cho doanh nghiệp khác vay và gửi ngân hàng không đúng quy định số tiền phải nộp về quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp. Hạch toán không đúng nguồn dẫn đến phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sai với thực tế.Trình độ quản trị doanh nghiệp còn yếu dẫn đến việc chấp hành pháp luật không nghiêm và sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, một số trường hợp vi phạm pháp luật phải chuyển cơ quan điều tra xử lý; đầu tư ngoài ngành, ngoài doanh nghiệp không đúng quy định, góp vốn dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả; một số dự án đầu tư ngoài ngành tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao, Tổng thanh tra Chính phủ tiếp tục nêu các yếu kém, vốn dĩ đã được đề cập nhiều lần tại diễn đàn Quốc hội.Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị các giải pháp về quản lý hoạt động của các tập đoàn, mà trước hết cần phải rà soát lại toàn bộ khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của tập đoàn kinh tế, tạm dừng việc thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước theo phương thức quyết định hành chính như vừa qua. Cũng theo cơ quan này, cần phân định rõ địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước và công ty mẹ thuộc tập đoàn, chuyển quá trình xây dựng và hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước sang căn cứ vào nhu cầu liên kết kinh tế tự nguyện của các đơn vị thành viên và tổ chức vận hành các tập đoàn kinh tế nhà nước theo khuôn khổ thể chế.Nhằm góp phần hoàn thiện mô hình, cơ chế, chính sách liên quan đến tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Thanh tra Chính phủ cho biết từ nay đến cuối năm 2012, sẽ triển khai thanh tra tại 4 tập đoàn nhà nước, gồm: Cao su, Phát triển nhà và đô thị, Dệt may, Xăng dầu-Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại 5 tập đoàn, tổng công ty
**********************************
Cảng Cam Ranh sợ lỗ vì ôm nợ từ Vinalines(Sgtt)- SGTT.VN - Ông Phạm Hữu Tấn, tổng giám đốc công ty TNHH MTV cảng Cam Ranh (gọi tắt là cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà) cho biết, đang lo lắng về số nợ vay ngân hàng gần 200 tỉ đồng của tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sắp bàn giao cho đơn vị này.
Đây là số tiền mà Vinalines (công ty mẹ) đã đầu tư xây dựng một bến cảng mới sắp bàn giao cho cảng Cam Ranh tiếp nhận và khai thác trong tháng 9. “Từ trước đến nay, cảng Cam Ranh chưa bao giờ thua lỗ. Nay nếu nhận nợ gần 200 tỉ đồng với lãi suất từ 17 – 24%/năm, thì chúng tôi sẽ thua lỗ vì phí dịch vụ bốc xếp hàng hoá của cảng biển hiện không đủ trả lãi ngân hàng. Nhưng chúng tôi không thể không nhận”, ông Tấn nói.
Tháng 5.2010, Vinalines đã tổ chức lễ khởi công hoành tráng dự án đầu tư xây dựng bến số 2 cảng Cam Ranh trị giá 519,9 tỉ đồng, trên diện tích 18ha. Toàn bộ nguồn vốn trên đều vay ngân hàng thương mại. Sau đó, Vinalines gặp khó khăn về vốn, lãi suất ngân hàng tăng quá cao, nên giảm tổng số tiền đầu tư xuống còn gần 200 tỉ đồng.
LÊ ANH-Cảng Cam Ranh sợ lỗ vì ôm nợ từ Vinalines(Sgtt)-
Yêu cầu EVN xem xét tăng giá mua điện từ Vinacomin và Vinachem Bộ Công thương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư thuỷ điện nhỏ thông qua việc tăng giá mua điện của EVN.
-Ngành chế biến hạt điều tại Đồng Nai tồn kho cả nghìn tỷ đồng
Giá điều nhân giảm mạnh cùng với thị trường xuất khẩu ảm đạm khiến các doanh nghiệp điều trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.
-Đấu thầu thất bại 2.500 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội
Tỷ lệ trúng thầu trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành đối với cả 3 kỳ hạn 2 năm, 3 năm và 5 năm đều bằng 0.
Một số tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu trong báo cáo tài chính thấp hơn thực tế.
Nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng nhanh có nguyên nhân chủ quan từ năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian dài còn hạn chế, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình lý giải.
Ở một tài liệu phục vụ phiên chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra vào chiều mai (21/8), người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đánh giá, từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh.Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến ngày 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 54,6 ngàn tỷ đồng, chiếm 3,96% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 41 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,54% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, ông Bình cho biết.Còn theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 202.099 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 125,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước; nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.Thống đốc Bình lý giải, nguyên nhân số liệu giám sát của Ngân hàng Nhà nước cao hơn so với báo cáo của các tổ chức tín dụng là do: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng quy định hiện hành trong khi một số tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu trong báo cáo tài chính thấp hơn thực tế để giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro.Các tiêu chí phân loại nợ theo quy định hiện hành có bao gồm tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính. Quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng do năng lực quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng không đồng đều, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ có thể dẫn đến sự khác nhau về nhóm nợ khi xác định và ghi nhận nợ xấu của tổ chức tín dụng.Nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng nhanh trong thời gian cũng được ông Bình diễn giải cụ thể.Đưa con số trong giai đoạn 2008 - 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân là 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân ở mức 51%, Thống đốc lý giải nguyên nhân từ cuối năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút... làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể và trong 7 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 1,02% nhưng nợ xấu tăng tới 45,5%.Ở nguyên nhân chủ quan, theo Thống đốc Bình, công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của một số tổ chức tín dụng còn bất cập. Như việc thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quy định. Công tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chưa sát với thị trường để có biện pháp ứng xử kịp thời. Việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực tế, nhận tài sản đảm bảo không đầy đủ tính pháp lý, có tranh chấp dẫn tới tình trạng khó xử lý, phát mại hoặc phát mại được thì giá trị thu hồi thấp. Một số tổ chức tín dụng áp dụng chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng...Nguyên nhân tiếp theo được nhìn nhận là trong những năm gần đây, các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng cổ phần liên tục tăng vốn điều lệ dẫn đến sức ép tăng trưởng tín dụng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nhiều tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm quá cao (trên 50%), trong khi khả năng về quản trị rủi ro, giám sát vốn vay còn bất cập.Bên cạnh đó, năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian dài còn hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, nhất là các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.
- Thống đốc NHNN giải trình về nợ xấu (NLĐ). – Chất vấn gì với Thống đốc Nguyễn Văn Bình?(VNN). - Nếu tiền dồn dập ra thị trường (TT).
- Nhìn từ cục nợ của các ông lớn: Ngư ông đắc lợi? (PLTP). - Truy tìm ngân hàng nhận cầm cố cổ phần đại gia Diệu Hiền (VNE). - Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Thời điểm “vi chỉnh” chính sách (SGGP).
- Chưa qua lãi suất, lại rơi sụt cầu (SGTT). - Chậm xử lý vụ vàng miếng SJC cong vênh, móp méo (NLĐ). - Gây khó cho dân làm sao huy động vàng? (LĐ). - Hạ lãi suất cho vay: Già néo đứt dây? (VnEco). - VIB triển khai gói cho vay với lãi suất hấp dẫn nhất từ 9,9%/năm (TT).
– Từ chuyện “Ông già chống tham nhũng”(SGGP). – Thanh Chương (Nghệ An): Thu hồi 8,1 héc ta đất rừng của Chủ nhiệm UB Kiểm tra Huyện ủy (Faxuca). – Tin vui từ BT BXD Trịnh Đình Dũng!? – (Chống tham nhũng). - Cho thôi nhiệm vụ GĐ Sở LĐTBXH vì bị tố cáo nhận hối lộ (LĐ). - Bắt kiểm sát viên nhận tiền gia đình phạm nhân (PLTP). - Chuyện ‘gia đình trị’ ở một xã miền núi (TP).
Chưa qua lãi suất, lại rơi sụt cầu(Sgtt)-
- Xuất khẩu tăng lượng, giảm kim ngạch (TN). - Hội nhập thì phải nhập! (PLTP).
- Đua nhau trồng cây mác ca (TN). - Chuyên gia Hà Lan giúp người trồng hoa Đà Lạt. - Kiên Giang xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao (TT).