thứ ba, 7 tháng 8, 2012
Nhóm nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt Nam lại gửi thư ngỏ lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoan nghênh Luật Biển và bênh vực bất đồng chính kiến.
Đây là lần đầu tiên có ý kiến công khai đề cập bất đồng chính kiến về chính trị, điểu mà Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ tồn tại ở trong nước với lập luận "không có tù chính trị, chỉ có người vi phạm pháp luật bị trừng phạt".
Thư ngỏ với chữ ký của 71 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội nổi tiếng cả ở trong nước lẫn ở hải ngoại cũng kêu gọi "chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước".
Trong số những người ký tên có các nhân vật như cựu Thứ trưởng Chu Hảo, TS Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh, GS Tương Lai, Hoàng Tụy, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, nhà văn Nguyên Ngọc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh...
Bức thư ký ngày 6/8 được gửi tới Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ Việt Nam, cũng như Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Hiện chưa rõ phản hồi của các bên nhận thư ngỏ.
Trước đây, các nhân sỹ trí thức này đã gửi hai thư khác vào tháng 7/2011 và tháng 9/2011 với tựa đề 'Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay' và 'Cải cách toàn diện để phát triển đất nước' để đóng góp ý kiến với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Lý do để họ gửi thư ngỏ thứ ba là vì nhận định Bắc Kinh "đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc".
Tuy nhiên, để Luật Biển đi vào cuộc sống, họ kiến nghị thống nhất tên gọi Biển Đông Nam Á cho các nước khu vực Asean, đồng thời "mong Nhà nước công bố trước nhân dân ta và nhân dân thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung", nhất là giải thích về bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông nhằm "bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc".
Thư ngỏ khẳng định "Việt Nam có chính nghĩa" và cần kêu gọi sự ủng hộ của các quốc gia trên trường quốc tế.
Những người ký tên trong lá thư cũng đề xuất tiến hành cải cách sâu sắc, toàn diện về chính trị, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh cải cách các lĩnh vực khác.
Thư viết: "Nhân dân ta rất quan tâm tới việc sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền".
"Trong việc bảo đảm thực hiện các quyền hiến định về tự do, dân chủ, cần nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa."
Các vị trí thức cho rằng việc biểu tình phản đối Trung Quốc góp phần hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh ngoại giao và "động viên ý chí bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc".
Đáp lại quan ngại rằng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể bị lợi dụng để chuyển thành biểu tình chống chính quyền, bức thư viết "chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích".
Thư ngỏ kêu gọi chấm dứt ngay hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước và "trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự".
Bức thư kết thúc bằng khuyến nghị: "Chúng tôi mong các nhà lãnh đạo đất nước đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nỗ lực thực hiện trách nhiệm nặng nề trong tình thế hiểm nghèo, không phụ lòng mong đợi của nhân dân".
@--Trí thức lại kiến nghị với lãnh đạo VN
-Thư ngỏ
Hóa đơn gửi thư ngỏ
**********************
(Quốc phòng) - Khi một cường quốc có tư tưởng bành trướng, bá quyền đang trỗi dậy thì việc thâu tóm khu vực… đương nhiên sẽ đối đầu với nhiều quốc gia và đặc biệt là Mỹ- cường quốc đang giữ ngôi vị số 1 thế giới, là không thể tránh khỏi.
Mỹ, Trung Quốc đổi vai cho nhau
Năm 1954, Việt Nam bị chia làm 2 miền mà giới tuyến là sông Bến Hải. Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, xây dựng ở miềm Nam chế độ Ngô Đình Diệm. Hiệp định Giơ-ne-vơ, theo đó, sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bị chế độ Sài Gòn xé bỏ bất chấp luật định quốc tế.
Công cuộc thống nhất đất nước không còn con đường nào khác ngoài con đường bạo lực, đã phát triển mạnh mẽ. Chế độ Ngô Đình Diệm đã đến hồi lâm nguy thì Mỹ trực tiếp đưa quân vào để cứu vãn.
Trung Quốc bấy giờ không muốn Việt Nam đánh Mỹ, họ muốn giữ nguyên hiện trạng như Triều Tiên bây giờ.
Nếu như cho đến bây giờ, đã 6 thập kỷ trôi qua, ngày 3/8/2012, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên mới nói “Thống nhất 2 miền Triều Tiên vốn bị thế lực bên ngoài chia cắt là nhiệm vụ tối thượng”, thì ngay từ khi bị các nước lớn mặc cả trên lưng trong việc ký hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam đã coi nhiệm vụ thống nhất Tổ quốc là tối thượng rồi.
“Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”.
Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, dù phải hy sinh không biết bao xương máu Việt Nam vẫn kiên quyết đánh Mỹ để thống nhất 2 miền Nam-Bắc.
Bởi vậy, mối quan hệ Việt- Trung- Mỹ lúc đó, tính chất và đối đầu biểu hiện rất nhiều góc cạnh.
Việt Nam trực tiếp đánh Mỹ. Đây là sự việc bắt buộc mà Trung Quốc có ủng hộ hay không, Việt Nam vẫn đánh Mỹ. Đó truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Trung Quốc, như trên đã nói, không muốn Việt Nam đánh Mỹ, nhưng khi Việt Nam kiên quyết đánh và biết cách thắng Mỹ thì vì lợi ích quốc gia, nên ủng hộ Việt Nam và thực tế sau khi Việt Nam đánh Mỹ giòn dã, “làm ăn được”, Trung Quốc mới được Mỹ “hạ cố” đến và cho ra đời cái “Thông cáo Thượng Hải năm 1972” rồi chiếm được Hoàng Sa năm 1974.
Quan hệ Trung- Việt được coi như mối quan hệ lợi ích, tự nhiên. Nhưng dù là gì thì nhân dân Việt Nam vẫn ghi lòng tạc dạ, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, quý báu mà nhân dân Trung Quốc đã dành cho.
Trung Quốc và Mỹ đối đầu gián tiếp. Trung Quốc đánh Mỹ bằng Việt Nam vì không muốn Mỹ sát biên giới của mình. Cả hai đều mặc cả với nhau vì lợi ích quốc gia trên lưng Việt Nam. Sau khi có “Thông cáo Thượng Hải năm 1972” thì Mỹ muốn làm gì Việt Nam cũng được, miễn sao “ngươi không đụng đến ta thì ta không đụng đến ngươi”.
Và, một trong kết quả đó là Việt Nam phải hứng chịu một trận tập kích bằng B52 khốc liệt, tàn bạo nhất trong lịch sử để biến Việt Nam trở lại “thời kỳ đồ đá” của không lực Mỹ.
Lịch sử là vậy, hiện nay lịch sử vẫn lặp lại tuy vai vế và cách sử dụng lực lượng có thay đổi.
Rõ ràng, Việt Nam vẫn là quốc gia bị xâm lược, nếu Trung Quốc khi xâm chiếm Trường Sa thì Việt Nam buộc phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc như từng đối đầu với Mỹ trước đây là điều không cần bàn cãi.
Tại sao Trung Quốc lại như vậy? Tại vì Trung Quốc chiếm Trường Sa, chiếm trọn Biển Đông, thực hiện xong “chuỗi đảo thứ nhất”, tiếp đến bành trướng nốt “chuỗi đảo thứ hai”…là chiến lược bành trướng bá quyền, bá chủ thế giới của một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Âm mưu và hành động của Trung Quốc như vậy, liệu Mỹ để Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông, bước khởi đầu quyết định, để thực hiện âm mưu bá chủ, thách thức vị trí thống trị của Mỹ trong khi sức mạnh của Mỹ đang vượt trội đối thủ hay không? Câu trả lời chắc chắn là không bao giờ.
Do đó ủng hộ Việt Nam bắt nguồn từ lợi ích quốc gia của Mỹ dù Mỹ có thích Việt Nam hay không, cũng như Trung Quốc giúp Việt Nam trước đây.
Mỹ và Trung Quốc đổi vai cho nhau, phải chăng là sự mỉa mai của lịch sử?
Nếu như lịch sử, Trung Quốc đối đầu với Mỹ bằng mỗi Việt Nam thì hiện tại Mỹ đối đầu với Trung Quốc không chỉ “bằng mỗi Việt Nam” mà thực tế đã cho thấy Philipines, Nhật bản…là những tuyến đầu của Mỹ được hình thành một cách tự nhiên bắt nguồn từ chính Trung Quốc.
Thế lực vượt trội, sức mạnh vượt trội nên rất khó để Trung Quốc biến biển Đông thành “ao nhà”. Huống chi trên biển Đông đâu phải chỉ tồn tại 3 thế lực Việt- Trung- Mỹ, vì thế, các hoạt động của Trung Quốc vừa qua đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng.
Hoạt động là để tạo thời cơ, thúc đẩy thời cơ và khi thời cơ xuất hiện thì đón lấy cho mình, nhưng các hoạt động của mình lại tạo thời cơ cho người khác thì sự hoạt động đó có ý nghĩa gì?.
Có thể thấy, sách lược của Trung Quốc đúng như BTV Chu Phương của Tân Hoa Xã đã nói: “…Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” (xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt…”
Trung Quốc và Mỹ ai hiếu chiến và man rợ?
Tình hình hiện nay, căn cứ vào thái độ, hành động và phát ngôn của Trung Quốc thì không ai không đánh giá Trung Quốc hiếu chiến hơn Mỹ.
Mỹ đã từng hiếu chiến và giờ đây chắc họ đã hiểu hiếu chiến sẽ thu lại lợi lộc gì. Nhưng thật sự Trung Quốc có hiếu chiến hay không?
Với tư tưởng của Mao Trạch Đông “chính quyền hình thành trên mũi súng” thì khi cái gọi là “Thành phố Tam Sa” xuất hiện, tất nhiên, sẽ khiến Việt Nam cảnh giác cao độ trước tình huống Trung Quốc sẽ dùng vũ lực.
Và lịch sử có vẻ như đang lặp lại mà “trang phục mới” chính là cách sử dụng lực lượng?
Nếu như Việt Nam đã từng đối đầu với quân đội chính quy Mỹ, thì hiện tại, Việt Nam đang phải chống xâm lăng bởi hàng trăm nghìn ngư dân Trung Quốc trên hàng chục nghìn chiếc tàu cá.
Trong chiến tranh, kẻ xâm lược bắt nhân dân làm con tin, xua đi đầu trong các cuộc càn quét, tấn công là có xảy ra dù là hèn hạ. Nhưng bắt chính dân mình làm bia đỡ đạn, lên tuyến đầu…thì không gì dã man hơn.
Vì sao Trung Quốc có ý tưởng dùng tàu cá mang đầy chất nổ để chống Hải quân Mỹ? Vì sao Trung Quốc (giới hiếu chiến) muốn trang bị vũ khí cho ngư dân?
Vì sao Trung Quốc biến ngư dân tàu cá thành công cụ bành trướng xâm lược, công cụ để khiêu khích? Vì sao 23.000 tàu cá Trung Quốc hùng hổ ra khơi, xa bờ trên ngàn hải lý, bất chấp, khi mùa bão trên biển Đông bắt đầu, liệu họ có kịp về khi bão đến?...
Bởi vì, như báo TQ phân tích: “Dùng tàu cá sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho quốc gia, vì nếu chúng ta đưa lực lượng hải quân lên tuyến đầu lúc này, chúng ta sẽ rơi ngay vào bẫy do chính phủ Mỹ giăng ra". (Tức là Hải quân Trung Quốc phải tránh xa Hải quân Mỹ, Nhật…, đối thủ đáng sợ, để cho tàu cá và ngư dân chết bớt đi cho Hải quân hưởng lợi, bảo toàn lực lượng chờ thời).
Như vậy, tư tưởng tránh đối đầu với Mỹ tồn tại ngay cả trong giới được cho là hiếu chiến nhất của Trung Quốc.
Trong khi đó, đối với các nước nhỏ thì dùng tàu cá để khiêu khích tạo cớ cho hành động quân sự (khác với Mỹ trong sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 dùng hạm đội 7 để gây cớ).
Có thể nói, bất kỳ cách sử dụng tàu cá như thế nào, hễ là vì mục đích xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác mà vượt quá giới hạn của sự chịu đựng thì sớm hay muộn sẽ bị giáng trả và lúc đó ngư dân là vật tế thần chiến tranh đầu tiên.
Vì vậy, chỉ có một cách giải thích duy nhất cho sách lược kia là bắt ngư dân làm bia đỡ đạn.
Vậy, Trung Quốc và Mỹ ai hiếu chiến, ai dã man…dư luận tự đánh giá chính xác.
Một lần nữa, BTV Chu Phương của THX nói đúng: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh…”
(Xin lưu ý bạn đọc: Cụm từ “thành phố Tam Sa” có nghĩa là “Xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”).
-Trung Quốc không chỉ gây sự với các nước ven Biển Đông
(Đất Việt)-Sự hiện diện của Ấn Độ tại Biển Đông khiến Trung Quốc rất tức tối, giữa lúc Bắc Kinh muốn độc chiếm vùng biển giàu tài nguyên này.
Trung Quốc tố Mỹ-Hàn... nhái tiêm kích của mình
Đây là lần đầu tiên có ý kiến công khai đề cập bất đồng chính kiến về chính trị, điểu mà Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ tồn tại ở trong nước với lập luận "không có tù chính trị, chỉ có người vi phạm pháp luật bị trừng phạt".
Thư ngỏ với chữ ký của 71 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội nổi tiếng cả ở trong nước lẫn ở hải ngoại cũng kêu gọi "chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước".
Trong số những người ký tên có các nhân vật như cựu Thứ trưởng Chu Hảo, TS Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh, GS Tương Lai, Hoàng Tụy, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, nhà văn Nguyên Ngọc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh...
Bức thư ký ngày 6/8 được gửi tới Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ Việt Nam, cũng như Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Hiện chưa rõ phản hồi của các bên nhận thư ngỏ.
Trước đây, các nhân sỹ trí thức này đã gửi hai thư khác vào tháng 7/2011 và tháng 9/2011 với tựa đề 'Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay' và 'Cải cách toàn diện để phát triển đất nước' để đóng góp ý kiến với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Lý do để họ gửi thư ngỏ thứ ba là vì nhận định Bắc Kinh "đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc".
Hoan nghênh Luật Biển
Các nhân sỹ trí thức ngỏ lời 'hoan nghênh và đánh giá cao' Luật Biển vừa được Quốc hội thông qua và cho rằng "sau một thời gian bị kìm hãm, báo chí nước ta đã được cất tiếng nói phê phán thẳng thắn, mạnh mẽ và kịp thời những chủ trương và hành động sai trái của Trung Quốc".Tuy nhiên, để Luật Biển đi vào cuộc sống, họ kiến nghị thống nhất tên gọi Biển Đông Nam Á cho các nước khu vực Asean, đồng thời "mong Nhà nước công bố trước nhân dân ta và nhân dân thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung", nhất là giải thích về bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông nhằm "bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc".
Thư ngỏ khẳng định "Việt Nam có chính nghĩa" và cần kêu gọi sự ủng hộ của các quốc gia trên trường quốc tế.
Những người ký tên trong lá thư cũng đề xuất tiến hành cải cách sâu sắc, toàn diện về chính trị, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh cải cách các lĩnh vực khác.
Thư viết: "Nhân dân ta rất quan tâm tới việc sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền".
"Trong việc bảo đảm thực hiện các quyền hiến định về tự do, dân chủ, cần nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa."
Các vị trí thức cho rằng việc biểu tình phản đối Trung Quốc góp phần hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh ngoại giao và "động viên ý chí bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc".
Đáp lại quan ngại rằng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể bị lợi dụng để chuyển thành biểu tình chống chính quyền, bức thư viết "chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích".
Thư ngỏ kêu gọi chấm dứt ngay hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước và "trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự".
Bức thư kết thúc bằng khuyến nghị: "Chúng tôi mong các nhà lãnh đạo đất nước đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nỗ lực thực hiện trách nhiệm nặng nề trong tình thế hiểm nghèo, không phụ lòng mong đợi của nhân dân".
@--Trí thức lại kiến nghị với lãnh đạo VN
-Thư ngỏ
Kính gửi: Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam,
Chúng tôi, những người đã tham gia ký và gửi tới lãnh đạo Nhà nước và Đảng bản kiến nghị ngày 10-07-2011 về “Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay” (dưới đây gọi tắt là kiến nghị 7-11) và bản ý kiến về “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” ngày 08-09-2011 (gọi tắt là ý kiến 9-11), nay xin gửi tiếp thư này tới Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị bổ sung ý kiến trước tình hình mới.
1- Bản kiến nghị 7-11 và bản ý kiến 9-11 đều có chung nhận định: Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc. Họ dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn để dụ dỗ, mua chuộc, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, lấn chiếm không chỉ trên Biển Đông mà còn trên nhiều địa bàn khác, không chỉ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải mà còn thâm nhập và gây hại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời tìm cách “chia để trị” các nước ASEAN.
Đúng như dự đoán, hơn một năm qua, Trung Quốc thực hiện những bước mới xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta cũng như các quốc gia giáp Biển Đông. Họ ngang nhiên lập đơn vị hành chính có quân đồn trú ở nơi rất ít dân hòng cai quản vùng biển đảo rộng lớn không phải của mình, mời thầu thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đưa tàu thuyền đánh cá cùng với tàu bán quân sự và quân sự hoạt động trên vùng này, đồng thời bức hại ngư dân ta đang hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhiều khả năng những hành động gây hấn của Trung Quốc sẽ còn tăng mức độ quyết liệt đi đôi với việc chuẩn bị dư luận và điều kiện cho bước leo thang nguy hiểm hơn, kể cả đe dọa gây chiến.
Chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao Luật Biển vừa được Quốc hội thông qua, tạo căn cứ pháp lý cho nhà nước và nhân dân ta bảo vệ, quản lý, phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế đối với vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế. Sau một thời gian bị kìm hãm, báo chí nước ta đã được cất tiếng nói phê phán thẳng thắn, mạnh mẽ và
kịp thời những chủ trương và hành động sai trái của Trung Quốc đối với nước ta.
Phản đối mạnh mẽ sự chiếm đoạt bằng vũ lực của Trung Quốc đối với các đảo vốn thuộc chủ quyền Việt Nam và các quốc gia khác ven biển, chúng ta kiên trì giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng phương pháp hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế. Chúng ta tôn trọng lợi ích chính đáng của các quốc gia khác ven Biển Đông, cùng nhau thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển, đặc biệt là đối với các đảo, bãi đá cùng với lãnh hải bao quanh theo đúng Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển. Theo ý kiến đề xuất của các nhà nghiên cứu ở một số nước, lúc này là thích hợp để các quốc gia ven biển Đông thống nhất tên gọi Biển Đông Nam Á thay cho cách gọi khác nhau của từng nước theo vị trí tiếp giáp biển. Đó là những giải pháp thiết thực để củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn biến vùng biển này thành ao nhà của mình.
Chúng tôi mong Nhà nước công bố trước nhân dân ta và nhân dân thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Nhân dịp này, Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc. Chúng ta luôn phân biệt những hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới cầm quyền Trung Quốc, khác với quan hệ láng giềng thân thiện của đông đảo nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam.
Đi đôi với việc tỏ rõ thái độ như trên, Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện phát huy năng lực của các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước, kể cả các nhà nghiên cứu quốc tế, trong việc sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Các cơ quan chức năng của Nhà nước phối hợp với các nhà nghiên cứu hoàn chỉnh hồ sơ có đủ căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý, công bố rộng rãi để nhân dân ta, nhân dân Trung Quốc và dư luận thế giới hiểu rõ sự thật, không bị lừa mị hoặc rối trí bởi các luận điệu xuyên tạc, dối trá xuất phát từ mưu đồ bành trướng.
Thực hiện tham vọng bá quyền và chính sách thực dân mới, nhà cầm quyền Trung Quốc ỷ vào sức mạnh kinh tế và quân sự, tìm cách đánh lừa dư luận, lẩn tránh luật pháp và công lý quốc tế, đang tự phơi bày bộ mặt thật, đồng thời lại phải đối mặt với những vấn đề chính trị nóng bỏng trong nước, như các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, chủng tộc và mâu thuẫn trong các tầng lớp lãnh đạo, nên
thế cô lập về chính trị của họ trước thế giới càng sâu sắc thêm.
Việt Nam có chính nghĩa. Nhiều quốc gia trên thế giới mong đợi Việt Nam tự lực, tự cường, thoát khỏi vòng kiềm tỏa, chi phối của Trung Quốc, cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới hợp thành sức mạnh ngăn chặn và làm thất bại mọi mưu đồ bành trướng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, chúng ta cần nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, sáng suốt lựa chọn các đối tác chiến lược vì lợi ích của dân tộc và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
2- Đi đôi với tăng cường quốc phòng, chuẩn bị đối phó với mọi tình huống có thể xẩy ra, chúng ta cần phát huy thế mạnh cơ bản là ý chí độc lập, tự chủ được hun đúc từ lòng yêu nước của nhân dân ta và sự ủng hộ quốc tế đối với nước ta.
Chúng tôi đã đề xuất mấy giải pháp chính là tiến hành cải cách sâu sắc, toàn diện về chính trị, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh cải cách các lĩnh vực khác, trước hết là cải cách kinh tế và giáo dục. Nội dung cải cách chính trị nhằm trước hết đổi mới căn bản thể chế lãnh đạo và quản lý của bộ máy công quyền, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ của dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm phát huy ý chí và năng lực của nhân dân, tăng cường đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng và làm trong sạch bộ máy công quyền.
Nhân dân ta rất quan tâm tới việc sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền. Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và có kết luận về sửa đổi Hiến pháp (và về Luật đất đai); đề nghị Bộ Chính trị tuyên bố rõ là việc này không cản trở nhân dân và cán bộ, đảng viên tiếp tục góp ý kiến về vấn đề hệ trọng này trước khi Quốc hội quyết định.
Trong việc bảo đảm thực hiện các quyền hiến định về tự do, dân chủ, cần nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa. Việc nhân dân ta biểu tình phản đối hành vi xâm lược, bành trướng của Trung Quốc góp phần hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và động viên ý chí bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Nhân dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng luật bảo đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự.
Bước tiến mạnh mẽ về thực hiện dân chủ, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng là đòn xeo xoay chuyển tình hình nước ta, đồng thời tăng ảnh hưởng tích cực trong quan hệ quốc tế, tác động tới tình hình Trung Quốc, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bình đẳng giữa Nhà nước và nhân dân hai nước, có lợi cho sự phát triển của mỗi nước và cho sự nghiệp hòa bình, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Dân tộc Việt Nam đang mong đợi chủ trương và hành động thiết thực của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị để đưa đất nước vượt qua hiểm họa, phát triển mạnh mẽ và bền vững. Chúng tôi mong các nhà lãnh đạo đất nước đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nỗ lực thực hiện trách nhiệm nặng nề trong tình thế hiểm nghèo, không phụ lòng mong đợi của nhân dân./.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN
1. Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2. Nguyễn Đình An, nguyên Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng, Đà Nẵng
3. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975), TP HCM
4. Vũ Thành Tự Anh, TS, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, TP HCM
5. Trịnh Đình Ban, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, TP HCM
6. Hồ Tú Bảo, Giáo sư Tin học, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Nhật Bản.
7. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
8. Thiện Cẩm, Linh mục, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ
tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
9. Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, California, Hoa Kỳ
10. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
11. Đào Duy Chữ, TS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Nam, TP HCM
12. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
13. Hồ Ngọc Cứ, Luật gia, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM
14. Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
15. Lê Đăng Doanh, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS
16. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm, TP HCM
17. Trần Hữu Dũng, Giáo sư Kinh tế học, Đại học Wright State, Hoa Kỳ
18. Nguyễn Tiến Dũng, Giáo sư Toán học, Đại học Toulouse, Pháp
19. Giáp Văn Dương, TS, nhà nghiên cứu Vật lý, Đại học Quốc gia Singapore
20. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố HCM, TP HCM
21. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
22. Phan Hồng Giang, GS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường Viết Văn, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội
23. Nguyễn Ngọc Giao, nhà báo, nguyên giảng viên Toán, Đại học Paris VII, Pháp
24. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
25. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội
26. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
27. Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
28. Nguyễn Thị Từ Huy, Tiến sĩ, TP HCM
29. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội
30. Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Phó Viện trưởng Viện Mác-Lênin, Hà Nội
31. Nguyễn Văn Kích, nguyên Vụ trưởng, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
32. Tương Lai, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
33. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện phó Viện IDS, Hà Nội
34. Cao Lập, cựu tù Côn Đảo, TP HCM
35. Nguyễn Xuân Lập, nguyên Phó Chủ tịch Hội Y Dược Việt Nam, nguyên Trưởng đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn (trước 1975), TP HCM
36. Hồ Uy Liêm, PGS TS, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
37. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
38. Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Sử học, Đại học Maine, Hoa Kỳ
39. Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
40. Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
41. Trần Tố Nga, nhà giáo, Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp, TP HCM
42. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
43. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
44. Phạm Đức Nguyên, PGS TS, giảng viên cao cấp, Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội
45. Trần Đức Nguyên, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
46. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng, TP HCM
47. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu Huế học, Huế
48. Ngô Văn Phương, nguyên Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 6, nguyên Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa 5, TP HCM
49. Trần Việt Phương, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
50. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
51. Trần Hữu Tá, PGS TS, nguyên Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
52. Lê Văn Tâm, Tiến sĩ Hóa học, Tokyo, Nhật Bản
53. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
54. Lê Mạnh Thát, Thiền sư, GS TS, TP HCM
55. Nguyễn Minh Thọ, Giáo sư Hóa học, Đại học Leuven, Bỉ
56. Trần Văn Thọ, Giáo sư Kinh tế học, Đại học Waseda, Nhật Bản
57. Cao Huy Thuần, Giáo sư danh dự (Chính trị học), Đại học Picardie, Pháp
58. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, TP HCM
59. Đào Công Tiến, PGSTS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM
60. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
61. Nguyễn Thị Ngọc Toản, Đại tá, GS Bác sĩ, cựu chiến binh, Viện Quân y 108, Hà Nội
62. Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, thành viên Viện IDS, Hà Nội
63. Tô Văn Trường, Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, TP HCM
64. Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư Y khoa, Đại học New South Wales, Úc
65. Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS, Hà Nội
66. Võ Thị Bạch Tuyết, nguyên Giám đốc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
67. Hà Dương Tường, nguyên Giáo sư Toán học, Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
68. Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
69. Vũ Quang Việt, chuyên gia tư vấn Thống kê Kinh tế cho Liên Hiệp Quốc, Myanmar, Philippines và Lào; nguyên chuyên viên cao cấp Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
70. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, cựu chiến binh, Hà Nội
71. Phạm Xuân Yêm, nguy-ên Giám đốc nghiên cứu (Vật lý), Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS), nguyên Giáo sư Đại học Paris VI, Pháp
|
**********************
Châu Á Thái Bình Dương- lịch sử tồi tệ đang lặp lại? |
(Quốc phòng) - Khi một cường quốc có tư tưởng bành trướng, bá quyền đang trỗi dậy thì việc thâu tóm khu vực… đương nhiên sẽ đối đầu với nhiều quốc gia và đặc biệt là Mỹ- cường quốc đang giữ ngôi vị số 1 thế giới, là không thể tránh khỏi.
Trung Quốc cho rằng "thời cơ" chiếm Trường Sa đã đến? |
Mỹ, Trung Quốc đổi vai cho nhau
Năm 1954, Việt Nam bị chia làm 2 miền mà giới tuyến là sông Bến Hải. Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, xây dựng ở miềm Nam chế độ Ngô Đình Diệm. Hiệp định Giơ-ne-vơ, theo đó, sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bị chế độ Sài Gòn xé bỏ bất chấp luật định quốc tế.
Công cuộc thống nhất đất nước không còn con đường nào khác ngoài con đường bạo lực, đã phát triển mạnh mẽ. Chế độ Ngô Đình Diệm đã đến hồi lâm nguy thì Mỹ trực tiếp đưa quân vào để cứu vãn.
Trung Quốc bấy giờ không muốn Việt Nam đánh Mỹ, họ muốn giữ nguyên hiện trạng như Triều Tiên bây giờ.
Bộ đội tên lửa của Quân dội Nhân dân Việt Nam bắn đạn thật |
Nếu như cho đến bây giờ, đã 6 thập kỷ trôi qua, ngày 3/8/2012, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên mới nói “Thống nhất 2 miền Triều Tiên vốn bị thế lực bên ngoài chia cắt là nhiệm vụ tối thượng”, thì ngay từ khi bị các nước lớn mặc cả trên lưng trong việc ký hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam đã coi nhiệm vụ thống nhất Tổ quốc là tối thượng rồi.
“Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”.
Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, dù phải hy sinh không biết bao xương máu Việt Nam vẫn kiên quyết đánh Mỹ để thống nhất 2 miền Nam-Bắc.
Bởi vậy, mối quan hệ Việt- Trung- Mỹ lúc đó, tính chất và đối đầu biểu hiện rất nhiều góc cạnh.
Việt Nam trực tiếp đánh Mỹ. Đây là sự việc bắt buộc mà Trung Quốc có ủng hộ hay không, Việt Nam vẫn đánh Mỹ. Đó truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Trung Quốc, như trên đã nói, không muốn Việt Nam đánh Mỹ, nhưng khi Việt Nam kiên quyết đánh và biết cách thắng Mỹ thì vì lợi ích quốc gia, nên ủng hộ Việt Nam và thực tế sau khi Việt Nam đánh Mỹ giòn dã, “làm ăn được”, Trung Quốc mới được Mỹ “hạ cố” đến và cho ra đời cái “Thông cáo Thượng Hải năm 1972” rồi chiếm được Hoàng Sa năm 1974.
Trung Quốc đang dùng chiến lược "biển người trên biển" để thử lòng kiên nhẫn của Việt Nam |
Quan hệ Trung- Việt được coi như mối quan hệ lợi ích, tự nhiên. Nhưng dù là gì thì nhân dân Việt Nam vẫn ghi lòng tạc dạ, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, quý báu mà nhân dân Trung Quốc đã dành cho.
Trung Quốc và Mỹ đối đầu gián tiếp. Trung Quốc đánh Mỹ bằng Việt Nam vì không muốn Mỹ sát biên giới của mình. Cả hai đều mặc cả với nhau vì lợi ích quốc gia trên lưng Việt Nam. Sau khi có “Thông cáo Thượng Hải năm 1972” thì Mỹ muốn làm gì Việt Nam cũng được, miễn sao “ngươi không đụng đến ta thì ta không đụng đến ngươi”.
Và, một trong kết quả đó là Việt Nam phải hứng chịu một trận tập kích bằng B52 khốc liệt, tàn bạo nhất trong lịch sử để biến Việt Nam trở lại “thời kỳ đồ đá” của không lực Mỹ.
Lịch sử là vậy, hiện nay lịch sử vẫn lặp lại tuy vai vế và cách sử dụng lực lượng có thay đổi.
Rõ ràng, Việt Nam vẫn là quốc gia bị xâm lược, nếu Trung Quốc khi xâm chiếm Trường Sa thì Việt Nam buộc phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc như từng đối đầu với Mỹ trước đây là điều không cần bàn cãi.
Tại sao Trung Quốc lại như vậy? Tại vì Trung Quốc chiếm Trường Sa, chiếm trọn Biển Đông, thực hiện xong “chuỗi đảo thứ nhất”, tiếp đến bành trướng nốt “chuỗi đảo thứ hai”…là chiến lược bành trướng bá quyền, bá chủ thế giới của một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Trung Quốc đang theo dõi rất sát sao những động thái của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương. |
Âm mưu và hành động của Trung Quốc như vậy, liệu Mỹ để Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông, bước khởi đầu quyết định, để thực hiện âm mưu bá chủ, thách thức vị trí thống trị của Mỹ trong khi sức mạnh của Mỹ đang vượt trội đối thủ hay không? Câu trả lời chắc chắn là không bao giờ.
Do đó ủng hộ Việt Nam bắt nguồn từ lợi ích quốc gia của Mỹ dù Mỹ có thích Việt Nam hay không, cũng như Trung Quốc giúp Việt Nam trước đây.
Mỹ và Trung Quốc đổi vai cho nhau, phải chăng là sự mỉa mai của lịch sử?
Nếu như lịch sử, Trung Quốc đối đầu với Mỹ bằng mỗi Việt Nam thì hiện tại Mỹ đối đầu với Trung Quốc không chỉ “bằng mỗi Việt Nam” mà thực tế đã cho thấy Philipines, Nhật bản…là những tuyến đầu của Mỹ được hình thành một cách tự nhiên bắt nguồn từ chính Trung Quốc.
Thế lực vượt trội, sức mạnh vượt trội nên rất khó để Trung Quốc biến biển Đông thành “ao nhà”. Huống chi trên biển Đông đâu phải chỉ tồn tại 3 thế lực Việt- Trung- Mỹ, vì thế, các hoạt động của Trung Quốc vừa qua đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng.
Hoạt động là để tạo thời cơ, thúc đẩy thời cơ và khi thời cơ xuất hiện thì đón lấy cho mình, nhưng các hoạt động của mình lại tạo thời cơ cho người khác thì sự hoạt động đó có ý nghĩa gì?.
Có thể thấy, sách lược của Trung Quốc đúng như BTV Chu Phương của Tân Hoa Xã đã nói: “…Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” (xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt…”
Trung Quốc và Mỹ ai hiếu chiến và man rợ?
Tình hình hiện nay, căn cứ vào thái độ, hành động và phát ngôn của Trung Quốc thì không ai không đánh giá Trung Quốc hiếu chiến hơn Mỹ.
Mỹ đã từng hiếu chiến và giờ đây chắc họ đã hiểu hiếu chiến sẽ thu lại lợi lộc gì. Nhưng thật sự Trung Quốc có hiếu chiến hay không?
Với tư tưởng của Mao Trạch Đông “chính quyền hình thành trên mũi súng” thì khi cái gọi là “Thành phố Tam Sa” xuất hiện, tất nhiên, sẽ khiến Việt Nam cảnh giác cao độ trước tình huống Trung Quốc sẽ dùng vũ lực.
Và lịch sử có vẻ như đang lặp lại mà “trang phục mới” chính là cách sử dụng lực lượng?
Nếu như Việt Nam đã từng đối đầu với quân đội chính quy Mỹ, thì hiện tại, Việt Nam đang phải chống xâm lăng bởi hàng trăm nghìn ngư dân Trung Quốc trên hàng chục nghìn chiếc tàu cá.
Trong chiến tranh, kẻ xâm lược bắt nhân dân làm con tin, xua đi đầu trong các cuộc càn quét, tấn công là có xảy ra dù là hèn hạ. Nhưng bắt chính dân mình làm bia đỡ đạn, lên tuyến đầu…thì không gì dã man hơn.
Dân Trung Quốc trên bờ ôm chân “quan dân phòng” xin được mưu sinh. Ngư dân thì phải dấn thân vào công việc nguy hiểm trước phong ba bão táp, làn đạn mũi tên để thỏa lòng các “quan bành trướng”. |
Vì sao Trung Quốc có ý tưởng dùng tàu cá mang đầy chất nổ để chống Hải quân Mỹ? Vì sao Trung Quốc (giới hiếu chiến) muốn trang bị vũ khí cho ngư dân?
Vì sao Trung Quốc biến ngư dân tàu cá thành công cụ bành trướng xâm lược, công cụ để khiêu khích? Vì sao 23.000 tàu cá Trung Quốc hùng hổ ra khơi, xa bờ trên ngàn hải lý, bất chấp, khi mùa bão trên biển Đông bắt đầu, liệu họ có kịp về khi bão đến?...
Bởi vì, như báo TQ phân tích: “Dùng tàu cá sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho quốc gia, vì nếu chúng ta đưa lực lượng hải quân lên tuyến đầu lúc này, chúng ta sẽ rơi ngay vào bẫy do chính phủ Mỹ giăng ra". (Tức là Hải quân Trung Quốc phải tránh xa Hải quân Mỹ, Nhật…, đối thủ đáng sợ, để cho tàu cá và ngư dân chết bớt đi cho Hải quân hưởng lợi, bảo toàn lực lượng chờ thời).
Như vậy, tư tưởng tránh đối đầu với Mỹ tồn tại ngay cả trong giới được cho là hiếu chiến nhất của Trung Quốc.
Trong khi đó, đối với các nước nhỏ thì dùng tàu cá để khiêu khích tạo cớ cho hành động quân sự (khác với Mỹ trong sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 dùng hạm đội 7 để gây cớ).
Có thể nói, bất kỳ cách sử dụng tàu cá như thế nào, hễ là vì mục đích xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác mà vượt quá giới hạn của sự chịu đựng thì sớm hay muộn sẽ bị giáng trả và lúc đó ngư dân là vật tế thần chiến tranh đầu tiên.
Vì vậy, chỉ có một cách giải thích duy nhất cho sách lược kia là bắt ngư dân làm bia đỡ đạn.
Vậy, Trung Quốc và Mỹ ai hiếu chiến, ai dã man…dư luận tự đánh giá chính xác.
Một lần nữa, BTV Chu Phương của THX nói đúng: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh…”
(Xin lưu ý bạn đọc: Cụm từ “thành phố Tam Sa” có nghĩa là “Xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”).
- Lê Ngọc Thống
-Trung Quốc không chỉ gây sự với các nước ven Biển Đông
(Đất Việt)-Sự hiện diện của Ấn Độ tại Biển Đông khiến Trung Quốc rất tức tối, giữa lúc Bắc Kinh muốn độc chiếm vùng biển giàu tài nguyên này.
Trung Quốc tố Mỹ-Hàn... nhái tiêm kích của mình
(Phunutoday)-Nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân của mình, Hàn Quốc đã lên kế hoạch nâng cấp quy mô lớn các chiến đấu cơ KF-16. Dự kiến, công việc này sẽ hoàn thành vào năm 2021. Tuy nhiên, giới quân sự và truyền thông Trung Quốc không nghĩ vậy...
Phải hiện đại tàu cá (NNVN). - Ngư dân Phú Yên liên kết giữ biển (Infonet). - Ngư dân giỏi cứu bạn nghề lúc hiểm nguy(DV). - Không quân VN tập bắn và ném bom (BBC).
- Seabank tặng “tấm lưới nghĩa tình” cho ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (Petrotimes). - Khánh Hòa tiếp nhận bộ ảnh Trường Sa (TTVH).
- Càng lộ rõ chân tướng – (Nguyễn Vĩnh). - Leo thang ở biển Đông, Trung Quốc khiến quốc tế lo ngại (ĐV). - Vấn đề biển Đông – kiềm chế là cần thiết (VOV). - Vì sao hải quân Trung Quốc ‘chưa có tên tuổi’ gì? (Infonet).
- Thế giới 24h: Trung Quốc nổi khùng với Mỹ (VNN).
- Philippines ủng hộ tuyên bố của Mỹ về Biển Đông (VNE).
- Campuchia triệu hồi đại sứ tại Philippines về nước (SGGP). - “Tranh chấp Biển Đông: Thực trạng và giải pháp” (VnMedia).
- “Tam Sa” có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực (VNN). - ‘Mỹ đang ngăn Trung Quốc hành động bừa bãi’ (ĐV). - Điểm mặt Chỉ huy trưởng quân Trung Quốc chốt giữ 5 bãi đá ở Trường Sa (GDVN). -Trung Quốc không chỉ gây sự với các nước ven Biển Đông (ĐV).
- 37 ngư dân Trung Quốc vẫn bị giữ trên tàu ở Sri Lanka (VOV). - Trung Quốc: Vì sao 149 ngư dân bị bắt ở nước ngoài? (Infonet).
- Sri Lanka thả ngư dân TQ ‘đánh bắt trộm’ (BBC). - Sri Lanka bắt 37 ngư dân Trung Quốc do đánh bắt trái phép (VOV). - Sri Lanka thả 37 ngư dân Trung Quốc? (VTC).
- Seabank tặng “tấm lưới nghĩa tình” cho ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (Petrotimes). - Khánh Hòa tiếp nhận bộ ảnh Trường Sa (TTVH).
- Càng lộ rõ chân tướng – (Nguyễn Vĩnh). - Leo thang ở biển Đông, Trung Quốc khiến quốc tế lo ngại (ĐV). - Vấn đề biển Đông – kiềm chế là cần thiết (VOV). - Vì sao hải quân Trung Quốc ‘chưa có tên tuổi’ gì? (Infonet).
- Thế giới 24h: Trung Quốc nổi khùng với Mỹ (VNN).
- Philippines ủng hộ tuyên bố của Mỹ về Biển Đông (VNE).
- Campuchia triệu hồi đại sứ tại Philippines về nước (SGGP). - “Tranh chấp Biển Đông: Thực trạng và giải pháp” (VnMedia).
- “Tam Sa” có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực (VNN). - ‘Mỹ đang ngăn Trung Quốc hành động bừa bãi’ (ĐV). - Điểm mặt Chỉ huy trưởng quân Trung Quốc chốt giữ 5 bãi đá ở Trường Sa (GDVN). -Trung Quốc không chỉ gây sự với các nước ven Biển Đông (ĐV).
- 37 ngư dân Trung Quốc vẫn bị giữ trên tàu ở Sri Lanka (VOV). - Trung Quốc: Vì sao 149 ngư dân bị bắt ở nước ngoài? (Infonet).
- Sri Lanka thả ngư dân TQ ‘đánh bắt trộm’ (BBC). - Sri Lanka bắt 37 ngư dân Trung Quốc do đánh bắt trái phép (VOV). - Sri Lanka thả 37 ngư dân Trung Quốc? (VTC).