Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Viễn Kiến và Tự Thân

-Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày Nay Houston, Ngày 120825

Tranh Đua về Viễn Kiến Trong Kinh Tế

 
* Trí thức đây ư? *

Với Đại hội của đảng Cộng Hoà tại Tampa trong cơn bão tố theo nghĩa đen, tuần này cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ mới đi vào cao điểm, trước khi đến Đại hội đảng Dân Chủ tại Charlotte của North Carolina vào mùng ba tới. Được yêu cầu phân tích về sự khác biệt giữa hai đảng, bỉnh bút Nguyễn Xuân Nghĩa lại viết qua... vai trò của trí thức và những viễn kiến về xã hội. Rất thấm thía.

Khi nghe hoặc đọc thấy câu "quốc gia hưng vong - thất phu hữu trách", nhiều phần ta chờ đợi một liên từ như cái mưỡu hậu: "huống hồ". Chuyện hưng vong của quốc gia thì đến kẻ thất phu còn phải gánh vác - huống hồ người trí thức. Thí thức thì mới sẵn thành ngữ Hán-Việt kiểu đó!

Mà hình như là sự khác biệt mặc nhiên giữa quần chúng thất phu và thiểu số trí thức ưu tú là điều đã được nhiều người chấp nhận, kể cả đám "thất phu". 

Thật ra, hiện tượng này không là đặc tính riêng của các xã hội bị ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa. Xưa nay, nhiều xã hội Đông Tây cũng từng mong là được bậc "Triết Vương" cai trị. Đó là các Philosopher Kings, loại đại trí thức có viễn kiến và khả năng làm cho quốc thái dân an.

"Nghiêu Thuấn" là giấc mơ của nhân loại nói chung, Hoa Kỳ chẳng là ngoại lệ. Cuộc tranh cử Tổng thống đang dựng lên chân dung Nghiêu Thuấn với lời ám chỉ - quảng cáo bạc triệu - rằng bên kia gian ác gần bằng Kiệt Trụ.

Xin hãy tạm để các ứng cử viên trong trò tuyên truyền đó mà trở về chuyện "thí thức" vì họ mới ưa kẻ râu vẽ bùa cho các lãnh tụ.  

Trí thức đã đành là có kiến thức, nhưng còn vận dụng tư tưởng và suy luận để làm thay đổi xã hội hay quốc gia, hay cả thế giới. Một chuyên gia về khoa học vật lý hay nhân văn chưa chắc đã là trí thức nếu, ngoài nghề nghiệp riêng, họ không quảng bá tư tưởng để ảnh hưởng đến người khác. Các xã hội độc tài thường nghi ngờ và đàn áp trí thức. Xin miễn bàn về hiện tượng đó mà nói về xã hội tự do. Trong các xã hội tự do, ai cũng muốn thăng tiến cuộc sống. Trí thức là người khát khao ước vọng chính đáng ấy của xã hội, cho xã hội, và có quyền được lên tiếng.

Nhờ có kiến thức gọi là hơn người, họ hiểu ra sự bất toàn của xã hội con người và muốn thay đổi. Trong cách vận động sự thay đổi này, họ có thể đi vào hai ngả.

Có người cố tìm ra giải pháp ít tệ nhất để rồi tuần tự cải thiện sự bất toàn. Xã hội tự do và quyền dân chủ cho phép xuất hiện các giải pháp cải thiện. Đấy là loại trí thức bi quan về tình trạng thiếu hoàn hảo của xã hội mà lạc quan về khả năng cải tiến của con người. Họ tham gia vào việc đó, nhưng chỉ là loại "thường thường bậc trung". Vì bên kia đường lại có loại trí thức ưu việt.

Thành phần này lạc quan hơn về hoàn cảnh của xã hội mà trong đó họ có sứ mạng tự nhiên. Sở dĩ xã hội bất toàn là vì loại lý do thuộc về định chế, như nạn bất công hay bóc lột chẳng hạn. Họ sẽ làm cách mạng để cải tạo tất cả. Khác biệt ở đây là viễn kiến của hai thành phần.

Những người như Jean Jacques Rousseau hay Karl Marx có viễn kiến lạc quan rằng nghĩ là họ tìm ra nguyên nhân của sự bất toàn - "người coi người như thú" - và chủ trương tiến hành cách mạng để giải trừ nguyên nhân đó. Còn lại, nếu từ viễn kiến của Rousseau mà thiên hạ lại gặp Robespierre hoặc từ giấc mơ của Marx mà xuất hiện những tên đao phủ tập thể như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông hay Pol Pot thì đấy là chuyện khác.

Ngược lại người trí thức tầm thường kia thì đi tìm giải pháp cải lương. Có khi bị đả kích là bảo thủ hay phản động, họ có thể tự an ủi là không vì lý tưởng cao đẹp mà biện minh cho bọn sát nhân!

Thật ra, khác biệt không chỉ về xã hội quan mà về vai trò của trí thức. Thành phần trí thức chủ trương cách mạng theo viễn kiến lạc quan thì tin vào vị trí ưu việt tự nhiên của họ. Nhiều nghệ sĩ Hollywood cũng tự nghĩ là trí thức kiểu đó nhờ ảnh hưởng của họ với quần chúng.

Trở lại chuyện kinh tế và tranh cử của nước Mỹ, Hoa Kỳ đang gặp ba loại vấn đề.

Trước mắt là thất nghiệp quá cao; lâu dài hơn thì có nạn bội chi ngân sách quá nặng; và trong trường kỳ, mươi năm nữa là sự phá sản của hệ thống an sinh xã hội vì tỷ lệ người đi làm và góp tiền cho quỹ hưu bổng và y tế ngày càng ít hơn người thụ hưởng. Một lý do chìm sâu bên dưới là sự chuyển dịch chậm rãi mà hãi hùng của dân số.

Một thí dụ về sự bất toàn của xã hội Hoa Kỳ là tình hình nhân dụng hay lao động.

Khoảng triệu rưởi thanh niên dưới 25 tuổi đã tốt nghiệp cao đẳng (bốn năm sau trung học) mà vẫn thất nghiệp hoặc làm việc bán thời như học sinh trung học, một tỷ lệ "khiếm dụng" là 53,6%. Trong khi ấy, người ở tuổi 55 trở lên (55+, thành phần "Babyboomer" sinh sau Thế chiến II, từ 1946 đến 1964) cứ... bám lấy thị trường lao động. Từ vụ Tổng suy trầm cuối năm 2007 đến nay, số việc làm của mọi lứa tuổi đã có lúc sụt mất tám triệu và nay vẫn thiếu bốn triệu, trong khi thành phần 55+ và có việc làm thì tăng thêm bốn triệu người.

Theo quy luật "hơn bù kém" (zero sum game), hoặc mọi người cùng chia một cái bánh, người này ăn thì kẻ kia nhịn – là viễn kiến phổ biến của các thí thức có sứ mạng cứu đời – vì sao người già chẳng chịu về hưu để nhường chỗ cho con trẻ? Bọn cao niên này là có tội "cố đấm ăn xôi"?

Lý do tất nhiên không thể là một hình thái đấu tranh giai cấp hay tuổi tác mà là sự đổi thay chậm rãi của dân số khiến tuổi thọ kéo dài mà nhu cầu của thị trường lao động cũng thay đổi.

Từ vụ Tổng suy trầm 2007, sự thay đổi ấy còn dẫn đến nạn "lệch khớp cung cầu về tay nghề".

Đã đành rằng thành phần trẻ, có trình độ thấp hơn trung học và thiếu tay nghề, bị thất nghiệp nặng nhất (gần 18% năm 2011) và phải về sống với phụ huynh. Nhưng thành phần trung học lại bị lớp người cao đẳng giật mất việc làm; mà ngay trong những người đã qua bốn năm cử nhân hay kỹ sư vẫn phải tìm loại việc loại thấp hơn khả năng và kiến thức. Ví dụ nôm na là tốt nghiệp cử nhân mà phải đi làm thư ký văn phòng. Họ bị những người thuộc trình độ cao học sau cử nhân giành mất việc!

Nhiều công trình nghiên cứu độc lập, thí dụ gần nhất là của Ngân hàng Dự trữ Chicago vào Tháng Bảy, cho thấy Hoa Kỳ tốn tiền đào tạo quá nhiều người có bằng cấp mà không thích hợp với yêu cầu của một thị trường đã thay đổi.

Hiện tượng ấy không thể được giải thích bởi loại lý luận đấu tranh giai cấp hoặc được giải quyết bằng biện pháp nhà nước bơm tiền kích thích. Và nó sẽ còn kéo dài khiến nạn thất nghiệp khó giảm dưới mức trung bình là hơn 8% hiện nay.

Trở lại lớp cao niên 55+ với cái tội "cố đấm ăn xôi" không chịu nhường chỗ cho lớp trẻ. Họ đã đóng góp cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ, chưa muốn và chưa thể về hưu ngay. Nhưng họ cũng chờ đợi là đến ngày nghỉ thì phải có quyền lợi hưu bổng xứng đáng. Trong khi chờ đợi, nhu cầu y tế và thuốc men cho sức khoẻ của họ sẽ chỉ có tăng.

Khi ấy ta mới nhìn vào quỹ An sinh Xã hội Social Secority  và Bão dưỡng Y tế Medicare. Chuyện hưu bổng sẽ khiến quỹ SS bị hụt vì hiện nay rồi, cứ hai người đóng góp thì đã có một người hưởng. Mà tình hình y tế còn nguy ngập hơn nhiều vì chi phí bảo dưỡng sẽ còn tăng. Giới quản trị quỹ y tế này dự đoán một vụ vỡ nợ trong 12 năm tới nếu không có cải cách.

Trong cuộc tranh cử Tổng thống, mãi rồi đảng Cộng Hoà mới nhìn ra vấn đề. Không thể cứ phê phán thành tích quá kém cỏi của Chính quyền Barack Obama, họ phải trình bày một viễn kiến về tương lai của nước Mỹ, trước hết là về những giải pháp cải cách để vượt qua tình trạng nguy khốn hiện nay. 

Phía Dân Chủ thì đã minh chứng viễn kiến của họ. Dù có một lực lượng trí thức – và cả nghệ sĩ trình diễn – bênh vực cái nhìn này, nó vẫn chưa có sức thuyết phục. Mà chỉ gây thêm tranh giành và phân hoá trong xã hội Mỹ. Sở dĩ như vậy vì ai ai cũng đồng ý là phải tăng thuế để lấy tiền cứu nguy ngân sách. Miễn là tăng thuế của ai khác chứ không được sờ vào khoản phúc lợi của mình.

Vì vậy, người ta có thể theo dõi cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ khi nhìn vào nội dung phát biểu của thành phần trí thức để biết rằng họ đứng ở đâu, nghĩ gì về chính họ. Buồn và cười!

China announces £800bn stimulus to boost confidence
 Telegraph China has announced a total of 8 trillion yuan (£800bn) of "stimulus projects" to try to boost confidence in an economy that appears to be cooling faster than expected.
Năng suất lao động tại Việt Nam thuộc hàng đáy khu vực (VnE 24-8-12)

 
Đằng sau những vé máy bay giá rẻ (DNSG 26-8-12)
TP.HCM hạn chế cán bộ đi nghỉ phép nước ngoài (TT 26-8-12) -- Khủng hoảng thật rồi!
Hồ sơ điện hạt nhân: 'Lương cán bộ hạt nhân phải gấp nhiều lần lương Bộ trưởng' (VnEx 24-8-12) -- Ấy chết!  Thế thì Nguyễn Đức Kiên sau khi ra tù sẽ xin làm cán bộ hạt nhân thì chết cả đám! (Nhưng có lẽ tôi hiểu lầm, ý của Bộ trưởng Nguyễn Quân là ông tình nguyện xin cắt lương của ông?)
Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng?: Xóm nghĩa địa ở Đà Nẵng (PLTP 27-8-12)
Kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn: China Confronts Mounting Piles of Unsold Goods (NYT 25-8-12)
Heck! Paul Krugman was in Scotland too! Over the Hump (Status Update) (NYT 18-8-12) -- Mười ngày sau THD!
---
Trung Quốc không đáng sợ! Inflating the China threat (FP 27-8-12) -- Stephen Walt kêu gọi hãy bình tĩnh!
Trung Quốc chia rẽ: China’s House Divided (Project Syndicate 22-8-12)
Điểm cuốn sách của một học giả Tàu: Never Forget National Humiliation: Historical Memory in Chinese Politics and Foreign Relations (FT 27-8-12)
Bào chữa cho Howard Zinn: Howard Zinn at 90: Defending the People’s Historian (Daliy Beast 27-8-12) -- Bài rất dài, fans của Zinn nên đọc!

- Thuê thế thân cho bà Cốc Khai Lai vì sợ các tiết lộ động trời? (LĐ).- Các nhà báo Đức làm việc tại Trung Quốc gặp khó khăn    –   (RFI).   – Chuyện phóng viên Từ Hoài Khiêm gặp Neil Armstrong: Nhân sự mới cho báo Âm ty (SGTT).

China gets creative as the cultural revolution grows
Telegraph On the banks of the Chu river in Wuhan, a giant 2.5bn yuan (£250m) theatre, shaped like a red Chinese lantern, is under construction.

Analysis: Politics the priority for China as economy slows
BEIJING (Reuters) - China's policy chiefs have about two weeks left to decide about giving the economy a proper stimulative prod, or risk parading a new Communist Party leadership to the world just as growth falls below target for the first time in nearly four years.

-Merkel in ChinaProject Syndicate German Chancellor Angela Merkel’s second visit to China in a year comes against the backdrop of dire forecasts of a difficult September for the eurozone. Mindful of such concerns and persistent pessimism in global financial markets, Merkel is now taking bold initiatives at home and overseas, as her China trip demonstrates.

Project Syndicate -Minxin Pei
One of the most glaring, if unremarked, oddities concerning China nowadays is how perceptions of its leaders diverge depending on the observer. To the Chinese public, government officials are venal, incompetent, and often cruel; but Western executives invariably describe Chinese officials as smart, decisive, and far-sighted.

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng
Thâm hụt thương mại năm 2011 của Mỹ với Trung Quốc lên kỷ lục 295 tỷ USD, một phần do nhân dân tệ thấp hơn so với giá trị thực.
Trung Quốc đã công bố gói kích thích hơn 1.200 tỷ USD
Trung Quốc đã công bố hàng loạt dự án trị giá 8.000 tỷ nhân dân tệ (1.258 tỷ USD) nhằm thúc đẩy kinh tế.
-Trung Quốc đối mặt nhiều thách thức trong bối cảnh khủng hoảng
3 thách thức lớn Trung Quốc phải đối mặt gồm: khủng hoảng nợ châu Âu, hồi phục kinh tế Mỹ chậm chạp và suy giảm tăng trưởng của chính Trung Quốc.
-Nhật Bản đối diện với nguy cơ suy giảm kinh tế
Nhu cầu từ châu Âu đến Trung Quốc suy giảm ảnh hưởng tới xuất khẩu Nhật Bản, khiến rủi ro suy giảm kinh tế nước này ngày càng tăng.

-India Ink: Starving the Future THE NEW YORK TIMES
China and India are heavily investing in children's education while the United States squabbles, the author said.
-India Ink: Is a Youth Revolution Brewing in India? NYT 
India's combination of young population and older leaders may spark major upheaval in the near future.

Lại Nguyên Ân: Góp thêm một vài ý kiến xung quanh việc tiếp cận di sản văn học của Nguyễn Triệu Luật (1903-1946) (viet-studies 27-8-12) 
Hiện tượng tâng bốc thơ của giới chức Việt Nam (RFA 25-8-12) Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – nạn nhân của một nền văn học tâng bốc (RFA 5-8-12)◄◄
Nguyễn Trung: Lũ - Tập 1 - Chương 16 (viet-studies 26-8-12)
Giáo dục trước hết là tự giáo dục (TVN 26-8-12) -- Bài của TS Bùi Trân Phượng
Thắp lại tinh thần phụng sự Tổ quốc (SVVN 23-8-12) -- Lê Ngọc Sơn p/v GS Chu Hảo
Vài câu hỏi của người Việt làm người phương Tây khó chịu (TTVH 26-8-12)
Viết tiếp ""Đập cổ kính xưa", dựng... chùa mới": “Lỗ kim” nuốt cả… trăm gian chùa? (LĐ 25-8-12)
Khi 'Trẫm' Bùi Giáng tặng thơ cho các 'Đại ca' (TP 26-8-12)
Tương lai của tiểu thuyết: The future of fiction (Guardian 24-8-12) -- Có nói đến Kim Thuý và vài nhà văn châu Á khác (trong lúc ở Việt Nam thì có hội thảo về Hoàng Quang Thuận! Chẳng những "cột đèn" mà văn hoá Việt Nam rồi cũng bỏ nước mà đi!) (Và đừng quên tiểu thuyết đầu tay của Vincent Lam được khen là "tuyệt phẩm": Vincent Lam's first novel, about Vietnam, has makings of a masterpiece (Globe & Mail 23-4-12))

Tổng số lượt xem trang