Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Việt Nam đã rơi vào bẫy thanh khoản!

-Việt Nam đã rơi vào bẫy thanh khoản! ddkt

Bẫy thanh khoản xảy ra khi ngân hàng Trung Ương bơm tiền cho các ngân hàng thương mại thất bại trong việc giảm lãi suất và kích thích kinh tế. Nguyên nhân của bẫy thanh khoản là do người dân thích tích trữ tiền do kỳ vọng giảm phát, tổng cầu sụt giảm nghiêm trọng hay chiến tranh.

Nguyên nhân

Các dấu hiệu rõ ràng của bẫy thanh khoản là ứ đọng tín dụng và giảm phát. Trong trường hợp dính bẫy thanh khoản thì chính sách tiền tệ thông thường của ngân hàng Trung Ương không còn hiệu quả trong việc điều hành kinh tế vĩ mô nữa. Chúng ta hãy xem xét kỹ các sự kiện sau:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kể từ tháng 5/2012 đã ra các quy định áp trần lãi vay, ấp trần lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất và thi hành chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách bơm tiền cứu thanh khoản các ngân hàng yếu kém, tránh gây đổ vỡ hàng loạt (Dân trí, 22/06/2012).

Vậy nhưng kết quả của những điều này thật đáng lo ngại. 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng là âm 0,14% (Tầm nhìn, 11/07/2012).

Tại sao lại như vậy, ta có thể dễ dàng giải thích rằng lượng nợ xấu của ngân hàng rất là cao và triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa gì nên họ hạn chế lượng tiền cho vay ra. Thế nên 300.000 tỷ đồng bơm từ đầu năm của thống đốc Bình cứ đi đâu mất hút là vì vậy (Tiền Phong, 09/08/2012).

Nền kinh tế Việt Nam còn đang rơi vào tình trạng giảm phát. Trong 2 tháng 6 và tháng 7/2012, tỉ lệ lạm phát là -0,26% và -0,29%. Người dân không mong muốn mang tiền đi đầu tư mà thay vào đó co cụm, chờ thời do tính uncertainty của nền kinh tế hiện nay (Cafef, 24/07/2012).

Uncertainty

Trong cung cách điều hành một nền kinh tế quốc gia, không có ai như ông Bình, Dũng chỉ biết in tiền, nói láo, rình rình canh me giựt tiền dân chúng, đột ngột ra decrees “từ trời rơi xuống” bất ngờ như các vụ lên giá xăng, điện, làm thót tim người tiêu dùng, làm người ta không kịp trở tay.

Hoạt động KT mà như thời chiến tranh rình rình phục kích, bắn đại bác vào khu dân cư vậy.

Ông Bình, Dũng rất thích làm ma nhát dân chúng.


Họ núp kỹ, rồi BẤT NGỜ nhảy ra HÙÙÙÙ, hôm thì ra lệnh giảm lãi suất, hôm thì tung tiền, bữa thì ra lệnh siết vàng (Nghị định 24), rồi cho bán lại tự do, rồi can thiệp bán ra USD, rồi mua vô USD trở lại, v.v… Lung tung lộn tùng phèo, làm traders, investors, “hết biết đường đâu mà mò”.

Hoàn toàn TÙY Ý, không 1 chút lý do, không cơ quan nào kiểm soát, cũng không có tranh luận, không đưa ra các bản lượng định nền KT gì ráo.

Nhà đầu tư không sợ lãi suất lên hay xuống, giá USD thế nào, v.v… mà họ sợ UNCERTAINTY – sự thiếu vững vàng, chắc chắn, của các chính sách.

Do thị trường đang trong tình trạng UNCERTAIN, người ta cũng uncertain luôn về đầu tư. Người ta rút tiền về, mua ngoại tệ, vàng, hoặc gởi VND vô ngân hàng, co cụm, không đầu tư gì hết.

GDP sụt giảm mạnh

Tình hình hiện nay là CUNG TIỀN tăng, lãi suất bị ép giảm, NHƯNG CẦU TIỀN không tăng, do người ta (1) ngại đầu tư, (2) ngại cho vay (3) NỀN KINH TẾ TÊ LIỆT HOẶC GẦN NHƯ VẬY.

Tôi có thể chứng minh GIÁN TIẾP, rằng nền KT Việt Cộng đang co cụm, GDP giảm, CHO DÙ không có các con số chính thức. 

Cầu giảm, cung giảm, GDP giảm.

AS1 xuống AS0 còn AD1 xuống AD0.

Giá hiện đang giảm toàn diện, trên MỌI mặt hàng trừ vài món “không có thì chết” như sữa, thuốc Tây.

TẤT CẢ mọi mặt hàng không cần thiết cho sự sống còn, sống sót, thì đều bị giảm.

Cầu và Cung đều giảm, nhưng CẦU giảm nhiều hơn, do đó giá giảm, Quantity giảm, GDP giảm.

Điều đáng ngạc nhiên là nhiều kinh tế gia Việt Nam cũng như giới điều hành kinh tế vĩ mô vẫn chưa dám thừa nhận điều nguy hiểm này.

Họ không công nhận GDP giảm thì lại CÀNG HẠI nền KT họ, do không có biện pháp giải quyết thích ứng.

Không khác phòng lab đưa ra các con số sai cho bác sĩ!

Bác sĩ giỏi cỡ nào cũng cho thuốc sai bét.

—————————————

Dân trí, Bơm tiền “khủng khiếp”: Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút, 22/06/2012, http://dantri.com.vn/c76/s76-609696/bom-tien-khung-khiep-gan-300000-ty-dong-di-dau-mat-hut.htm

Tầm nhìn, Tăng trưởng tín dụng âm nhưng ngân hàng vẫn lãi ?, 11/07/2012, http://tamnhin.net/Kinh-te/22027/Tang-truong-tin-dung-am-nhung-ngan-hang-van-lai–.html

Tiền Phong, Moody’s: ‘Nợ xấu ngân hàng Việt Nam rất khó lường’, 09/08/2012, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/587701/Moodys-%E2%80%98No-xau-ngan-hang-Viet-Nam-ra%CC%81t-kho%CC%81-luo%CC%80ng-tpol.html

Cafef, CPI cả nước tháng 7 giảm 0,29% so với tháng 6, 24/07/2012,http://cafef.vn/20120724093818628ca33/cpi-ca-nuoc-thang-7-giam-029-so-voi-thang-6.chn

 

*************************

-Hệ thống ngân hàng và góc khuất

Huỳnh Việt Lang

Khó mà hình dung ra mức lãi 15%/năm mà các doanh nghiệp phải trả, trong khi những dự báo lạc quan nhất về mức tăng trưởng kinh tế cho năm nay chỉ khoảng là 6%. Liệu tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 sẽ đi về đâu nếu dòng tiền không chảy thông suốt, thay vì được rót vào các dự án ích nước lợi dân, chúng lại trôi vào những góc khuất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Lãi suất
Nguồn ảnh: http://tintuc.xalo.vn

Hệ thống ngân hàng và góc khuất

Hiện nay, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, được tổ chức thành hai cấp: trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trung ương và trực thuộc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Tình trạng song trùng lãnh đạo giám sát ngân hàng tại NHNN trung ương và các chi nhánh địa phương đã làm nảy sinh hiện tượng “cha chung không ai khóc” về trách nhiệm giữa trung ương và địa phương. Đồng thời, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng không có quyền thực hiện thanh tra giám sát các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực khác, như: chứng khoán, bảo hiểm. Do đó không đánh giá chính xác được toàn bộ hoạt động kinh doanh của một tổ chức tín dụng.

Theo đánh giá của CIDA (Canada) trong khuôn khổ Dự án hợp tác về cải cách ngân hàng Việt Nam, hoạt động giám sát của ngân hàng Việt Nam hiện chỉ đáp ứng 6/25 nguyên tắc của Basel – Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn. Trong sáu tháng đầu năm 2012, tín dụng của hệ thống chỉ tăng 0,76% so với cuối năm 2011, nhưng cơ cấu nợ của các ngân hàng thương mại (NHTM) thay đổi mạnh về cách phân loại nợ. Nợ quá hạn tăng nhanh, đặc biệt là nợ cần chú ý và nợ có khả năng mất vốn. Các NHTM quốc doanh có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh. Chẳng hạn Vietcombank trong quý 2/2012 đã ghi nhận tới 3.900 tỉ đồng nợ có khả năng mất vốn (1).

Các con số biết trình diễn

Có vẻ những con số trong ngành ngân hàng Việt Nam ngoài chức năng phản ánh hiện thực còn có công dụng đáp ứng một nhu cầu giải trí nào đó. Chẳng hạn, khoản lợi nhuận trong năm 2011 của NHTM cổ phần Bản Việt công bố hồi cuối tháng 3 năm nay khiến người ta choáng váng. Tăng gần gấp 4 lần so với năm trước. Giữa thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, đây là những con số mà ngay trong chiêm bao cũng khó mà mơ thấy. Lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng này đến từ thu nhập lãi thuần, với 442 tỷ đồng, tăng trưởng 31.5% so với năm trước. Trong khoản lợi nhuận ấy, khoản tăng nghẹt thở là lãi thuần từ hoạt động khác, từ 9 tỷ đồng tăng vọt lên tới 174 tỷ đồng. Hay nói cách khác, ngân hàng Bản Việt giàu thêm nhờ các hoạt động phi dịch vụ ngân hàng hay kinh doanh ngoại hối (2).

Tất nhiên, sự thành công to lớn này không thể bỏ qua sự lãnh đạo tài ba của vị Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà Nguyễn Thanh Phượng. Đây là chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị thứ 4 của bà Phượng, sau khi làm chủ tịch của 3 công ty khác về đầu tư tài chính, chứng khoán và bất động sản đều có tên là Bản Việt. Được cho là một trong những công ty tư vấn hàng đầu của Việt Nam trong lãnh vực ngân hàng. Chẳng hạn đề án “Tư vấn tái cấu trúc Ngân hàng P.”, theo tin không chính thức được chi trả đến 1.500 tỷ đồng (3). 

Tất cả có vẻ trơn tru như người ta muốn trình bày cùng công chúng, cho đến khi nổ ra vụ Văn Giang. Chủ dự án Ecopark di dời gần 5.000 hộ dân là công ty Việt Hưng (VIHAJICO). Theo một nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2012, do đích thân bà Nguyễn Thanh Phượng ký, công ty Việt Hưng là “đối tác chiến lược” với công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (4). Và Bản Việt có đối tác đóng vai trò ngân hàng giám sát chính là HSBC của nước Anh (5).

Hồi tháng trước, tập đoàn HSBC bị một Ủy ban Điều tra của Thượng viện Mỹ cáo buộc liên quan đến các hoạt động rửa tiền. Theo nhiều nguồn tin, hồ sơ của HSBC đang nằm trên bàn Bộ Tư pháp Mỹ, khoản tiền phạt mà HSBC phải gánh có thể sẽ lên tới 1 tỷ USD. Trong lúc vụ bê bối rửa tiền chưa sàn xếp ổn thỏa, Reuter lại đưa tin: HSBC thoái vốn hoàn toàn khỏi tập đoàn Bảo Việt. Liệu động thái của HSBC nằm trong kế hoạch kéo dài trong 3 năm được dự tính trước, nhằm thu hẹp hoạt động ở các lĩnh vực kinh doanh và thị trường có mức lợi nhuận thấp… Hay là một hành vi nhằm đối phó trước tầm ngắm của Bộ Tư pháp Mỹ trong những phi vụ khác, vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Hình ảnh đối tác nước ngoài có liên doanh với các ngân hàng trong nước đã quen thuộc trong nhiều năm nay. Chẳng hạn, ông lớn Standard Chartered đang lùm xùm trong một cáo buộc của Sở dịch vụ tài chính New York về rửa tiền trong mấy ngày qua, đang nắm giữ 15% cổ phần ở ngân hàng Á Châu (ACB).


Nhận xét của TLS Mỹ Seth Winnick về con gái của TT Nguyễn Tấn Dũng
Nguồn ảnh: Wikileaks

Lúc mới hơn 25 tuổi, bà Phượng đã là giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị vốn đầu tư 112 triệu đôla của các nhà đầu tư Thụy Sỹ. Đến hơn 30 tuổi làm chủ tịch VietCapitalBank có vốn điều lệ khoảng 142 triệu đôla. Nhận xét về hiện tượng này, ông Seth Winnick, nguyên Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn từng viết trong một công điện: “Tất nhiên, về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý, là một điều khôn ngoan, nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà nhà nước kiểm soát, như dầu khí, ngân hàng và công nghệ thông tin.”(6)

Khủng hoảng niềm tin tín dụng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn bị các hãng đánh giá tín nhiệm xếp hạng thấp. Chẳng hạn, S&P xếp hạng nền kinh tế Việt Nam ở mức đầu cơ; đầu tư vào nhanh và rút thật nhanh thay vì thực hiện các dự án dài hạn. Những nỗi lo lắng của doanh nghiệp về tình trạng thiếu mạch lạc trong quản lý vĩ mô hiện đang phình to ra. Ở các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp đều được xếp hạng cụ thể. Mức cho vay cũng tương thích với sự xếp hạng theo nguyên lý: rủi ro càng cao thì lãi suất phải cao. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn cho vay dựa trên tài sản thế chấp mà không phân tích sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đang khủng hoảng niềm tin. Nhất là trong quan hệ tín dụng, niềm tin không còn thiết lập trên tinh thần đối thoại. Đứng về phía các doanh nghiệp, cộng đồng này cần giảm lãi suất. Song đối với giới ngân hàng, phối hợp để đưa phương án cơ cấu lại nợ quan trọng hơn việc giảm lãi suất. Bên cạnh đó, với các mục tiêu ngắn hạn, chính sách tài chính của Việt Nam đã hình thành một quy luật: bơm tiền kích tăng trưởng rồi lại siết chặt để chống lạm phát. Vậy cuối cùng chuyện gì sẽ xảy ra với hệ thống ngân hàng Việt Nam? Thay cho việc xuất hiện những đổ vỡ là hiện tượng tích tụ tư bản phát triển thêm một bước mới. Lượng tiền trong xã hội rơi vào tay vài nhóm tài phiệt, đủ sức lũng đoạn cả nền kinh tế quốc gia. Xem ra bất kỳ giải pháp cải thiện nền kinh tế nào cũng đều dẫn đến thất bại, nếu quá trình thực thi không công bằng và minh bạch.

Những góc khuất đã chặn đứng tầm mắt của người dân, đồng thời che lấp đi những sai phạm trong điều hành. Có thể ngày mai cũng chẳng mấy người biết được sự thực trong bóng tối tài chính là gì; nhưng chắc chắn hôm nay, hệ lụy của chúng đang ập lên từng nương rau góc phố. Hiện thân của những góc khuất tài chính là tình trạng thất nghiệp và đói khổ của nhiều người dân Việt Nam thấp cổ bé họng.


© DCVOnline


************************

-Các tập đoàn lớn trên thế giới có minh bạch?

Có ý kiến ví von rằng cố gắng đo lường tham nhũng cũng giống như điều tra về ngoại tình, vì ai dính líu cũng đều tìm cách chối bỏ.

Cho nên khi điều tra các tập đoàn kinh doanh, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) đã đặt cách tiếp cận mới: tìm hiểu độ minh bạch của các doanh nghiệp, trước hết là một số “khủng long kinh doanh” trên thế giới.

Trong đợt thăm dò mới nhất, TI đã xem xét 105 tập đoàn có niêm yết trên các sàn chứng khoán theo ba chỉ tiêu: (1) Quy định nội bộ và quy trình ngừa tham nhũng; (2) Sự minh bạch của cơ cấu tổ chức và (3) Việc công bố mọi thông tin tài chính tại tất cả các nước mà các tập đoàn hoạt động, kể cả thuế đã nộp và đặc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên cho chính phủ sở tại.

Hầu hết các công ty trong danh sách đều có những quy định chặt chẽ chống tham nhũng. Tỷ lệ bình quân của chỉ tiêu này đã được nâng lên 69% so với 47% trong năm 2009. Nhiều doanh nghiệp còn phổ biến chi tiết đến các công ty con và chi nhánh. Trong số 105 tập đoàn thì có 45 tập đoàn đạt 100% về tính minh bạch trong cơ cấu tổ chức.

Tuy nhiên, đến chỉ tiêu thứ ba thì hầu như tập đoàn nào cũng kín tiếng. Công ty khai khoáng A đã trả 10 triệu USD cho chính phủ nước B để có giấy phép khai thác là chuyện có thật và loại phí này có thể được xem là hợp pháp, nhưng đôi khi chính phủ muốn giữ kín, tuyệt đối không cho phép công ty A tiết lộ để dễ bề tham ô.

Do đó, một tập đoàn hoàn toàn minh bạch có thể sẽ gặp khó khăn trong việc ký thêm hợp đồng từ các chính phủ lắm mưu mẹo nhưng lại kiểm soát nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên.

State Oil là tập đoàn quốc doanh thuộc ngành dầu khí Na Uy được bình chọn đứng đầu danh sách các tập đoàn có tính minh bạch cao, nhưng cũng chỉ đạt 50% chỉ tiêu thứ ba. Có tới hơn 30% tập đoàn sở hữu tỷ lệ 0% ở chỉ tiêu thứ ba, còn tỷ lệ bình quân của 105 tập đoàn đã được thăm dò chỉ là 4%.

Các nhà vận động chống tham nhũng thường than phiền là tiền từ dầu khí và khoáng sản là chỗ dựa của nhiều chính phủ tham lam nên kêu gọi các tập đoàn công bố số tiền đã chi ra. Năm tập đoàn đứng đầu danh sách, gồm State Oil, Rio Tinto, BHP Billiton, Arcelor Mittal và BG (đều chuyên về khai thác tài nguyên thiên nhiên) đã đáp ứng đề nghị đó, nhưng nhiều tập đoàn khác rất ngần ngại trả lời các câu hỏi có tính chất “soi mói kỹ” như vậy.

Các tính toán của TI vì thế chưa thể đảm bảo được độ tin cậy cao. Nếu các tập đoàn như Amazon, Google, Bershire Hathaway (đều đang bị xếp gần chót bảng) nâng cao được tỷ lệ thỏa mãn ở chỉ tiêu thứ ba thì tình hình đã khác. TI đã làm tốt việc tập trung quan tâm vào một vấn đề nghiêm túc và tế nhị, nhưng do có những hạn chế ấy mà kết quả thăm dò vẫn được họ cân nhắc thận trọng khi công bố.

T.B (theo Economist)/ DNSG Cuối tuần

 


Nhà đầu tư không được bảo vệ
Thông tin Chủ tịch HĐQT và Phó chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán SME (SMES) bị bắt cho thấy việc giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán hay doanh nghiệp niêm yết còn quá lỏng lẻo.

-DN trong nước bị hãng tàu nước ngoài tận thu cước phí vận chuyển

Doanh nghiệp, cước phí vận chuyểnTP - Ngày 10-8, tại TPHCM, Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (gọi tắt: Hiệp hội), ông Đỗ Xuân Quỳnh, cho biết các hãng tàu nước ngoài đã nắm khoảng 90% quyền kiểm soát vận chuyển hàng hóa xuất khẩu VN. Chỉ có khoảng 8 - 10% hàng hóa của VN được chở bằng tàu VN.

 

Sẽ chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nợ xấu
Thiếu trách nhiệm hay thiếu chế tài?
Bộ Tài chính ‘nhắc khéo' DN kinh doanh xăng dầu


Hủy kế hoạch đưa 400 sếp đi nước ngoài
EVN hứa ‘tuýt còi’ nếu 400 sếp xuất ngoại dùng ngân sách công

Vuột mất hàng tỷ USD vì công nghiệp phụ trợ kém (TVN 10-8-12)

-Xây xong bỏ không vì thiếu đường

Như Lao Động đã đưa tin, giai đoạn 1 đầu tư xây dựng cảng Phú Hữu - cảng biển quốc tế nằm tại Q.9 - với tổng mức đầu tư...

Tư bản đỏ ở Việt Nam: Nhà giàu Việt chơi không kém cạnh tỷ phú thế giới (VTC 10-8-12) Hành trình gian nan của đại gia “săn” thiếu nữ lỡ thì sinh quý tử (NĐT 10-8-12) WTF?
Có nên tin ông Đinh La Thăng?
Bộ trưởng Đinh La Thăng xin lỗi Hà Nội về kết luận thanh tra vỉa hè (TN 10-8-12) -- ’Không có chuyện Bộ Giao thông xin lỗi Hà Nội!’ (PN Today 10-9-12)

Nâng cao vai trò phát hiện tham nhũng của các đaị biểu quốc hội  (NĐT).  - Chống tham nhũng: Giám sát cả gia đình quan chức (PLTP). -  Chưa xử lý tài sản tăng thêm bất minh.  -  Góc nhìn pháp luật: Lỗ hổng lớn (HNM).
Xuất ngoại học cách chống lỗ (KP).  - Loại trừ “chân gỗ” BT trong xây dựng cầu đường (PLTP).

 Tây Ninh trả 1.150ha đất “treo” cho dân (TT). - TP.Hồ Chí Minh: Kiến nghị thay đổi chính sách đất đai (ĐĐK). - Cấp đất lỏng lẻo, nhà nước thất thu hàng tỷ đồng tiền thuế  (NĐT).
Bình Phước: Hàng trăm triệu vốn xóa đói giảm nghèo bị biển thủ (CATP).
Quảng Nam: Dân lập lán chặn xe vào cụm công nghiệp  (NĐT). 

-  Bao giờ chúng ta có nền kinh tế thị trường? (boxitvn). - Ngân hàng Phát triển Á châu đồng ý cho Việt Nam vay gần 4 tỉ đôla  (VOA).

Giá xăng dầu nhấp nhổm tăng (NLĐ).  – Giá xăng sắp tăng tới 1.400 đồng/lít? (DT).
Chứng khoán Sacombank bị khởi tố vì thao túng giá chứng khoán(VnEco).  -  Bị khởi tố hình sự, Sacombank lại gặp hạn (VNMedia).
Hoàng Anh Gia Lai xin nhập khẩu 100.000 tấn đường (TQ). - Không ép các DN nhập đường của “bầu Đức” (Infonet).  - DN chế biến kêu thiếu đường là có “chiến thuật”.  - Giá đường từ nhà máy đến chợ chênh lệch 6.000đ/kg (TT).  -Không nhập khẩu muối, đường phục vụ tiêu dùng (NLĐ).  –Bộ Công Thương: Thời điểm nhập muối đã chín muồi(TTXVN).
-  Tiền tỉ trôi theo… nhím (TT).  -  40.000 tá trứng được cấp hạn ngạch nhập khẩu: Lợi bất cập hại? (DV).  - Ngành điều đề nghị hỗ trợ vốn thu mua hàng tồn trữ (HNM).
Nhiều tuyến đường Hà Nội thi công ì ạch vì “đói” vốn (Infonet).  - VỤ NGUY HIỂM CHỰC CHỜ TRÊN QUỐC LỘ 1A: Cần 400 tỉ đồng để đại tu 30 km đường (PLTP).
- “MUỐN CHO THUÊ NHÀ PHẢI LẬP DOANH NGHIỆP”: Không nên ép người dân lập doanh nghiệp (PLTP). - Sẽ cấu thành tội hình sự nếu Công ty Hạ Long không có nhà để giao (GDVN).

Hàng nội rẻ cũng đứng nép bên hàng ngoại (VNN). - Hà Nội: Xếp hàng từ 4h sáng để mua hàng khuyến mãi (Infonet).
-  Bị ‘chém’ vì phụ thuộc tàu ngoại (ĐV).
Tài chính công ty và kiểm soát công ty (VF).
-  Tranh giành lệ phí cấp thẻ hướng dẫn viên (Vef).

 
'Chặn' Bianfishco cấp đổi đăng ký kinh doanh

Để dạy học: Price discrimination: Shopper Alert: Price May Drop for You Alone (NYT 9-8-12)

*****

Tổng số lượt xem trang