Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Việt Nam tăng cường năng lực phòng vệ biển

(Phunutoday) - Việt Nam tiếp tục tăng cường năng lực phòng vệ biển khi Quân chủng Hải quân khởi công xây dựng dự án hạ tầng Trung đoàn Không quân-Hải quân tại sân bay Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Lễ khởi công xây dựng dự án hạ tầng Trung đoàn Không quân - Hải quân tổ chức hôm 15/8 tại sân bay Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là bước tiến mới trong lộ trình xây dựng, phát triển Binh chủng Không quân của Quân chủng Hải quân chính quy, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
Trước đó, ngày 13/8, tại bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập Trung đoàn ra đa 451 trực thuộc Vùng 4 Hải quân. Trung đoàn được thành lập trên cơ sở Tiểu đoàn ra đa 541 và bổ sung Trạm ra đa tầm xa Phú Quý, Chóp Chài.
Quân chủng Hải quân cũng vừa tiếp nhận máy bay tiễu biển CASA - 212 - 400. Đây là máy bay tuần thám đầu tiên dạng này của Cảnh sát biển Việt Nam. Việt Nam đã đặt mua ba chiếc C212-400 từ hãng Airbus Military, thuộc tập đoàn Airbus, để phục vụ cho việc tuần tra bảo vệ lãnh hải.
CASA - 212 - 400 là dòng máy bay vận tải đa dụng thế hệ thứ 4 được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần thám hải quân với nhiều trang bị hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Thân máy bay mới được sơn màu đặc trưng và mang logo của Cảnh sát biển Việt Nam.
CASA - 212 - 400 là biến thể mới nhất của dòng máy bay CASA 212. Đây là loại máy bay nhỏ, sải cánh chỉ 20,2m; chiều dài 16,1m; chiều cao 6,5m, có khả năng hoạt động từ các sân bay dã chiến. Máy bay này được trang bị động cơ turbine cánh quạt cho phép máy bay hoạt động với tốc độ bay thấp và thời gian dài ở trên biển. Tốc độ bay hành trình cao nhất 360km/giờ và tầm bay cao nhất đạt 1.800km.
Ngoài tổ hợp thiết bị MSS-6000, máy bay này còn có thiết bị quan sát quang điện hỗn hợp FLIR cho phép tìm kiếm, theo dõi mục tiêu đa chế độ bất kể ngày đêm, nhận dạng tàu bè hoạt động trên biển.
Cuối tháng 12/2011, Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ tiếp nhận máy bay và công bố quyết định thành lập Phi đội trực thăng EC -225. Máy bay EC-225 do Hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất, là loại máy bay biển tầm xa hiện đại, với hệ thống buồng lái hiển thị tự động bốn trục tích hợp kỹ thuật số công nghệ mới nhất. Máy bay có vận tốc lớn nhất lên tới 260 km/h, có thể bay lên tới 520 dặm (tương đương 900km), trọng tải 11 tấn, chở được 19 người.
Phi đội EC-225 sẽ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện của Quân chủng; vận tải hàng hóa và đưa các đoàn thăm thăm, kiểm tra lực lượng làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1; sẵn sàng tham gia cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn trên biển và các nhiệm vụ nhân đạo khác…
Cùng với việc trang bị các máy bay tuần tra biển, Hải quân Việt Nam còn ký hợp đồng với Công ty Viking Canada huấn luyện phi công máy bay DHC-6, loại thủy phi cơ được sử dụng để tuần tra trên biển. Theo đó, tất cả 12 phi công máy bay DHC-6 của Quân chủng Hải quân đều phải trải qua khóa học tiếng Anh tại Canada 3 tháng nữa thì mới đủ điều kiện vào huấn luyện bay DHC-6 tại nước này. Tổng số thời gian huấn luyện ở Canada là 17 tháng (3 tháng học tiếng Anh, 14 tháng huấn luyện bay DHC-6).
Tại lễ ký, Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân yêu cầu các cơ quan liên quan giữa các bên cần phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai, thực hiện hợp đồng đào tạo phi công máy bay DHC-6 cho Quân chủng Hải quân Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất; đảm bảo sau khóa huấn luyện, các phi công sẽ có đủ khả năng để điều khiển và vận hành tốt máy bay DHC-6.
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 có độ bền chắc và có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn. Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ.
Nhằm đáp ứng nhiệm vụ xây dựng bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong thời kỳ mới, hồi tháng 2/2011, Cơ quan chỉ đạo Phòng không-Không quân (Quân chủng Hải quân) đã được thành lập.
Hiện nay 100% cán bộ, nhân viên Phòng Phòng không - Không quân Hải quân và cán bộ chỉ huy các đơn vị Phòng không trong toàn Quân chủng Hải quân đều được đào tạo cơ bản tại các học viện, nhà trường trong quân đội, một số được đào tạo ở ngoài nước. (Ảnh: Tổng hợp)

- Việt Nam tăng cường năng lực phòng vệ biển (PN Today).

- Ngô Nhân Dụng: Ai chui vào cái thòng lọng đầu tiên?   –   (Người Việt). -- Bài của GS Lien-Hang Nguyen
South China Sea: China escalates brinkmanship to dangerous levels (SAAG 9-8-12)
- Trung Quốc làm loạn Trường Sa (PN Today). -Học giả TQ: Thời Báo Hoàn Cầu “làm loạn đất nước “ - Nhân dân nhật báo TQ “điểm mặt” nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa 1974 (GDVN).  - Ảnh: Hoạt động của quân Trung Quốc trên Đá Ga Ven, Trường Sa.

- Ước mơ siêu cường của Trung Quốc trên Biển Đông (Petrotimes).
- Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình: Khác thường! (SGGP).  - Đài Loan trong “thế lưỡng nan Malacca” (TVN).
- Đại sứ Campuchia tại Philippines lặng lẽ về nước (GDVN).  - Campuchia thay đại sứ tại Philippines sau phát ngôn về Biển Đông(DT).  - Tàu chiến Mỹ bất ngờ có mặt ở Philippines (VNN). 

--Thượng viện Philippines "truy" Ngoại trưởng: Có vay tiền TQ nữa không? giaoduc.net.vn/

- Vấn đề Biển Đông, Trung Quốc ở thế yếu về mặt pháp lý (NĐT). - Tàu sân bay Trung Quốc đang hình thành khả năng chiến đấu? (GDVN).
- Biển Đông căng thẳng, TQ thắt chặt quan hệ quân sự với Indonesia (GDVN).
- Campuchia có đại sứ mới tại Philippines sau vụ tranh cãi Biển Đông (VOA).
- Nhật “xuống giọng”, Bắc Kinh được đà suy diễn (VTC).
- Hàn Quốc tuyên bố mạnh tay với Nhật Bản về đảo tranh chấp (TP).

- Điều gì đang chi phối biển Hoa Đông? (VTC).  - 9 Nghị sỹ Nhật Bản dẫn theo hơn 100 người ra Senkaku (GDVN).  - Bị bắt giữ ngư dân Trung Quốc ngông cuồng chống đối (PN Today).   - Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản “đối thoại” về Senkaku (Infonet).  - Nghẹt thở vì “cuộc chiến” trên biển ở Châu Á (VnMedia).

- Điều tra khẩn cấp nguyên nhân Vạn Lý Trường Thành sụp đổ (NĐT).

- Phán quyết vụ Cốc Khai Lai vào thứ hai tới (NLĐ).  - Những điều ‘kỳ lạ’ trong vụ xử vợ Bạc Hy Lai (VTC).

 

--TẠI SAO CÁC LÃNH TỤ TRUNG QUỐC KHÔNG CÒN BƠI NỮA ?-Issac Stone Fish/The Diplomat

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Thói quen thể thao của các lãnh tụ hàng đầu Trung Quốc cho thấy gì về bản chất của quyền lực ở đất nước này ?

Tháng 10 năm 1997, Giang Trạch Dân, Chủ tịch Trung Quốc vào thời điểm đó, đã đến Hoa Kỳ trong một chuyến thăm tám ngày đầy ý nghĩa. Ông đeo một vòng hoa Hạ Uy Di tại Trân Châu Cảng, và thừa nhận trong một cuộc xuất hiện tại Đại học Harvard rằng, có thể đã có "sai lầm" trong cuộc thảm sát ở Thiên an môn 1989, và đã giúp xây dựng hỗ trợ cho việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO vào năm 2001.

Tuy nhiên, hành động được cho là quan trọng nhất trong chuyến đi của Giang là việc ông đã thời gian để dành bơi ếch ngoài Bãi biển Waikiki ở Hawaii. Giang, khi ấy 71 tuổi, vẫn còn củng cố quyền lực sau cái chết của Đặng Tiểu Bình tháng Hai năm đó. Sức khỏe của Đặng Tiểu Bình đã xấu đi kể từ sau lầnxuất hiện công khai cuối cùng của ông vào năm 1994, nhưng vì là lãnh đạo tối cao của Trung Quốc kể từ năm 1978, ông vẫn bao trùm một ảnh hưởng rất lớn trong việc hoạch định chính sách. Tại buổi lễ bàn giao HongKong chưa đầy bốn tháng trước, Giang đã nhìn thấy là không được khỏe, khiến đưa đến tin đồn rằng ông đã bị một cơn đau tim. Vì vậy, Giang đã làm những gì mà các lãnh tụ hàng đầu của Trung Quốc đã phải làm: Ông bơi. Tờ New York Times đã tường thuật lại: đeo một "cặp kính bơi màu đen, một chiếc mũ tắm màu hồng và trắng," Giang đã dành ra một giờ ngụp lặn đầu mình trong nước. Sau đó ông đã khoe trên bãi biển, "Tôi bơi hơn một km".

Đầu tháng Tám này, Hồ Cẩm Đào, chủ tịch hiện tại của Trung Quốc đã có thể đến Bắc Ðái Hà, một khu nghỉ mát trên bờ biển Bột Hải, để tham dự một hội nghị hàng năm thảo luận về tương lai của giới lãnh đạo Trung Quốc. (Tờ Nhân Dân Nhật Báo của Đảng Cộng Sản báo cáo rằng Phó chủ tịch Tập Cận Bình đã ở đó vào đầu tháng Tám cùng với các nhà lãnh đạo cao cấp khác; Hồ đã chính thức hủy bỏ cuộc họp vào năm 2003 nhưng về sau đã có khả năng tham dự). Hội nghị diễn ra trước đại hội lần thứ 18 vào mùa thu này, một đại hội tổ chức hai lần trong một thập kỷ của Đảng Cộng sản mà gần như chắc chắn rằng Tập sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch Trung Quốc, nhưng nhiều chức vụ hàng đầu trong Uỷ Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, bộ phận chi phối mạnh mẽ nhất của Trung Quốc vẫn còn chưa được xác định. Tại Bắc Ðái Hà, các nhà lãnh đạo cũng có khả năng thảo luận về những ảnh hưởng của việc tiếp tục thanh trừng bí thư đảng Cộng Sản Trùng Khánh Bạc Hy Lai: Ngày 9 tháng 8, vợ của Bạc đã nhận tội sát nhân trong một phiên tòa kéo dài bảy giờ. (số phận của Bạc vẫn còn chưa rõ, mặc dù vào tháng Ba, nghe đồn rằng ông bị giam quản thúc tại Bắc Ðái Hà.)

Hội nghị tiếp nối một truyền thống nửa thế kỷ từng bắt đầu bởi Mao Trạch Đông, người thích bơi ở Bắc Ðái Hà, nơi có những căn nhà trên bãi biển từng được xây lên bởi những người nước ngoài muốn tránh khỏi cái nóng của Bắc Kinh và nơi nước biển có màu "lụa xám cũ," như một nhà văn trên tờ New Yorker đã mô tả, Đặng Tiểu Bình, người thừa kế Mao, và Giang, sau khi bị đột quỵ đã bắt chước vọc nước theo. Nhưng có vẻ như không ai đề cập gì đến việc Hồ bơi ở Bác Đái Hà, hoặc thực sự là không hề bơi lội ở bất cứ nơi nào. Nói ra thì nghe có vể kỳ quặc, nhưng việc thiếu sót các thành tích bơi lội của Hồ cho chúng ta biết rất nhiều cả về phong cách quản trị nhà nước của ông và về bản chất của quyền lực ở Trung Quốc ngày nay.

Từ lâu, các lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc đã dùng bơi lội để chứng minh mình vẫn đang khỏe mạnh và đủ thẩm quyền để cai trị. Mao là một bậc thầy, đã sử dụng năng lực khác thường trong làn nước của ông để chứng minh sức mạnh và giữ loại các đối thủ chính trị của ông khỏi thế cân bằng. Chống lại lời khuyên giải của bác sĩ riêng và bảo vệ an ninh của mình, Mao cứ trôi dạt "hàng dặm theo dòng nước, đầu ngửa, ngực vươn cao, tay chân hiếm thấy cử động, không hề bối rối với phân người nhẹ lướt qua," sử gia Jonathan Spence đã viết lại "Có lẽ bạn sợ chìm, ông ta sẽ la rầy những người đồng hành của mình nếu họ bắt đầu hoảng sợ trong nước." Cuộc bơi đáng xấu hổ của ông ở sông Dương Tử vào năm 1966 cho thấy ý định tái khẳng định sức mạnh của mìh sau gần một nửa thập kỷ tự áp đặt cô lập, và dường như đó là "một nỗ lực để đặt ông vào truyền thống của người cai trị phô trương giá trị cá nhân của mình", nhà học thuật Ross Terrill đã viết trong cuốn tiểu sử Mao vào năm 2000.

Được biết, Đặng Tiểu Bình, đã trải qua mùa hè ở Bắc Đới Hà sau vụ thảm sát năm 1989 trên quảng trường Thiên An Môn, nơi nhà lãnh đạo tối cao cho biết ông đã bơi ngoài trời trong "một giờ một ngày", những hình ảnh của ông trong làn nước được đưa ra công chúng "chuyển tải một nhân vật vô lo, yên tâm với thế giới ", giáo sư Harvard Ezra Vogel trong cuốn tiểu sử nhà lãnh đạo cải cách của ông vào năm 2011 đã viết. Sau đó, trong những năm 1990, những hình ảnh bơi lội của Đặng được sử dụng để phản bác những tin đồn rằng ông ốm nặng.

Gần 70 tuổi, ông Hồ trẻ hơn nhiều so với Mao và Đặng, khi cả hai người này từng giữ chiếc ghế quyền lực của mình ấm áp đến tận những năm 80 của họ. (Giang thoái vị vào năm 76 tuổi.) Mặc dù ưởng là bị bệnh tiểu đường, Hồ Cẩm Đào được xem là lành mạnh. Tuy nhiên, Hồ, một công chức cứng nhắc, thiếu tự tin, cũng thiếu chất thể thao, tính thoải mái và uy tín so với người tiền nhiệm của mình. Mặc dù có tin đồn cho rằng ông là người "nhảy đầm giỏi ở đại học Thanh Hoa trong những năm 1960," Hồ không phải là một "người có thể chất khỏe" Kerry Brown, giám đốc điều hành Trung Tâm Nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Sydney và là tác giả cuốn: Hồ Cẩm Đào: Một nhà lãnh đạo thầm lặng của Trung Quốc, đã viết.

Nhân cách có tính người máy của Hồ Cẩm Đào tại các chức năng nhà nước và quốc tế có thể là một lời chỉ trích tinh tế về Giang, người mà những kẻ dèm pha chỉ trích rằng ông đã làm xấu hổ Trung Quốc với những trò hề của mình ở nước ngoài, bao gồm cả việc hát một phiên bản karaoke bài "Love me Tender" của Elvis Presley tại hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương vào năm 1996. Hồ hành xử hết sức kềm chế đến mức một lãnh đạo nhà nước châu Âu, sau một chuyến thăm Hồ, đã gọi ông là người nhàm chán nhất tong các nhà lãnh đạo đã mình từng gặp, theo một người thông báo laị về cuộc trò chuyện giữa hai người cho biết..

Nhưng không phải chỉ tính cách cá nhân đã kềm giữ con người của Hồ. Một nhà học giả dấu tên đã nói với tôi rằng, sự việc thiếu ham thích bơi lội của vị chủ tịch nước này cũng có thể có liên quan đến sự thay đổi bản chất của giới lãnh đạo Trung Quốc. Không giống như người tiền nhiệm thich phô trương của mình, Hồ phải lãnh đạo bằng sự đồng thuận - ông không có cái gan để trình diễn một dịp phong phú về biểu tượng như bơi lội công khai. "Có lẽ không ai che chở khi ông bơi bởi vì nếu để cho người khác làm như thế, mình phải trả cho họ một thứ khác" nhà học thuật cho biết.

Thiếu tính sẵn sàng chia sẻ sự chú ý có thể đã dẫn đến sự sụp đổ của Bạc. Các chiến dịch kiểu Mao ở Trùng Khánh của Bạc, nơi ông đã gửi tin nhắn các lời dạy của Người Cầm Lái Vĩ đại đến hàng triệu điện thoại di động trên toàn đô thị và khuyến khích hàng ngàn người gặp nhau để hát những bài ca thời Cách Mạng Văn hóa, đã khiến các nhà lãnh đạo khác lo lắng rằng ông đã trở nên quá tham vọng. Bạc cũng thích bơi, trong một bài phát biểu năm 2009, khi ông chấp nhận chức chủ tịch danh dự của Hiệp hội Bơi lội Trung Quốc, Bo trích dẫn một câu từ bài thơ nói về bơi lội của Mao : "Với lòng tự tin, ta có thể sống thọ đến 200 tuổi và với lòng tự tin ta có thể sống 200 năm và có thể bơi 3.000 dặm".

Việc nhân vật Tập, người thừa kế nhà lãnh đạo Hồ Cẩm Đào sẽ là loại lãnh tụ như thế nào và liệu ông ta có được niềm tự tin như Mao và Bạc không là còn tuỳ suy đoán của mọi người, nhưng ông có vẻ như một bước đi lên trong ban bộ các nhà lãnh đạo. Trong câu trả lời với tờ Washington Post qua hình thức bút vấn vào tháng Hai, Tập cho biết , "Tôi thích thể thao và bơi lội là sở thích của tôi."

Nguồn: The Foreign Policy

-TẠI SAO CÁC LÃNH TỤ TRUNG QUỐC KHÔNG CÒN BƠI NỮA ?

 

Tổng số lượt xem trang