-Theo báo cáo tài chính quý II công ty mẹ của 8 ngân hàng niêm yết, tổng nợ xấu các đơn vị này đang gánh lên tới 20.726 tỷ đồng.
Trong tổng nợ của 8 ngân hàng trên, nợ nhóm 5 - có khả năng mất vốn - chiếm tới 40%, VnExpress đưa tin.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Trong số 8 ngân hàng niêm yết, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn - nhóm có nguy cơ rủi ro cao nhất - của Vietcombank và Eximbank đều chiếm quá nửa tổng nợ xấu của mỗi ngân hàng.
VietinBank và Sacombank là 2 ngân hàng có tốc độ gia tăng nợ xấu cao nhất so với thời điểm đầu năm 2012. Nợ xấu của VietinBank tăng hơn 3 lần đầu năm, từ hơn 2.000 tỷ lên gần 7.000 tỷ đồng. Còn Sacombank, nợ xấu của ngân hàng này tăng hơn 2 lần.
Bình luận về những con số này, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia - cho hay, công bố nợ xấu của Vietcombank thường cao hơn các ngân hàng khác một chút, nguyên nhân là họ hạch toán nợ gần với chuẩn quốc tế nhất. Mặc dù vậy, ông Nghĩa nhìn nhận việc nợ xấu tăng lên hàng nghìn tỷ sau 6 tháng đầu năm là đáng lo ngại.
Trong khi đó, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng việc các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank có số nợ xấu cao là dễ hiểu bởi quy mô hoạt động lớn nên quy mô nợ cũng không thể nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trí Hiếu, nguyên nhân chính khiến nợ xấu của các ngân hàng lớn tăng cao có thể vì họ phải gánh quá nhiều nợ từ doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả.Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Nghĩa, nợ đọng trong khối doanh nghiệp tư nhân không phải ít trong bối cảnh kinh tế quá khó khăn như này.Năm ngoái, nợ xấu toàn ngành chỉ 3,07% nhưng đã tăng gấp rưỡi lên 4,47% đến hết 31/5 năm nay. Tuy nhiên, 4,47% là con số do các ngân hàng thương mại báo cáo trong khi con số Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 8,6% tương đương 202.000 tỷ đồng (tính đến hết tháng 3). Chính Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận những câu chuyện giấu nợ xấu, làm đẹp bản báo cáo tài chính của các ngân hàng.@-Vietcombank, VietinBank chiếm 70% nợ xấu nhóm ngân hàng niêm yết
************************************
-@ ANZ lo ngại về tăng trưởng kinh tế Việt Nam- ANZ quan ngại về những rủi ro đối với dự báo tăng trưởng 5,5% cho năm 2012, bắt nguồn từ việc tăng trưởng tín dụng chậm hơn dự đoán. Vì những lý do nêu trên, ngân hàng này cho rằng những động thái nới lỏng tiền tệ và hỗtrợ tài khóa có thể vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng trong năm 2012. Theo báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam được ANZ công bố hôm nay (2/8), tổ chức này cho rằng những rủi ro ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế đang có xu hướng gia tăng.
Sản lượng sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm sút từ mức 8% của tháng 6 do tăng trưởng khối ngành sản xuất giảm tốc từ mức 7% của tháng trước xuống chỉ còn4.2%. Doanh thu bán lẻ tháng 7 tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 23,2% của tháng 6.
Về lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tiếp tục giảm 0,29% so với tháng 6 do giá cả nhiên liệu - lương thực tiếp tục giảm tốc, nhưng tốc độ lạm phát của nhóm hàng phi nhiên liệu – lương thực vẫn đang tăng. ANZ cho rằng tốc độ lạm phát sẽ giảm trong quý3 lẫn quý 4 và chạm mốc 6-7% vào cuối năm. Xét chung triển vọng kinh tế, ANZ dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng trong những tháng sắp tới sẽ được nâng cao nhưng vẫn quan ngại về những rủi ro đối với dự báo tăng trưởng 5,5% cho toàn năm 2012.Những rủi ro này, nhìn chung, bắt nguồn từ những bất lợi của môi trường phát triển kinh tế toàn cầu\ cũng như tốc độ mở rộng tín dụng nội địa chậm hơn dự đoán (đến 25/7, tín dụng mới chỉ tăng 0,57% - theo đại diện Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước). Điều này cũng đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên nhóm ngành sản xuất công nghiệp - hoạt động kinh tế chủ chốt của Việt Nam trong thời gian qua.-@ ANZ lo ngại về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
-Huy động thêm 20.000 tỉ đồng trái phiếu để bù ngân sách
- Có nên giảm tiếp trần lãi suất huy động? (ĐTCK).
- Thủ tướng Việt Nam yêu cầu công khai danh sách các ngân hàng yếu kém: Vietnam’s Premier Orders List Of Weak Banks To Be Public (Bloomberg).
- Không nên để công chức lãnh đạo doanh nghiệp (ĐV). - Cải cách thủ tục hành chính… “cứu” doanh nghiệp (ĐĐK). - Chính thức giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (VOV/CP).
- Bộ giao thông lên kế hoạch xin ứng vốn ngân sách (Infonet). - Điện, xăng, gas dồn dập tăng giá: Người dân bị ‘sốc’ (VNN).
- BIDV muốn bán ụ nổi hoen gỉ ở Cam Ranh để thu hồi nợ (VNE).
- Việt Nam chậm phát triển công nghiệp hỗ trợ (Petrotimes).
- ‘Bắt tay’ tăng giá xăng dầu? (VNE).
- Gamuda City, siêu dự án bất động sản bắt đầu “phát bệnh”? (VnEco). - Chủ đầu tư dự án Đại Thanh cho khách hàng ăn “bánh vẽ”?(Infonet).
- Hiệp hội Sữa VN: Tuyên bố không có đối thủ, TH True Milk quá ngạọ mạn! (GDVN).
- Lấy ý kiến định hướng phát triển nông nghiệp ĐBSCL (TN).
- Xã “nhường đất” hết đói nghèo (DV).
- Mực rớt giá thê thảm nhất từ trước đến nay (DV).
- XK điều sang Trung Quốc: Thận trọng với điều tra chống bán phá giá. - Phập phồng đưa gạo sang Nhật (NNVN).
- Khủng hoảng năng lượng đe dọa kinh tế Ấn Độ (VNE).
- Hai định chế tài chính hàng đầu đồng loạt tiến vào Myanmar (VnEco).
- Giá vàng sụt mạnh sau cuộc họp của FED (VnEco).
- Giám đốc lừa bán hàng loạt căn hộ khống (DT).- DN bất động sản đã gặp lãi suất 15%/năm (ĐTCK).
- Thu mua “tận diệt” vườn dừa, bán đi Trung Quốc (DV). - Chủ đầu tư phản hồi về “cỏ lạ” trên đường cao tốc (TN). - Nhà thầu TQ “giấu” nguồn gốc xuất xứ cỏ lạ? (VNN).
- Còn độc quyền thì làm sao có thể cho doanh nghiệp tự định giá? (TQ).
- Chỉ định thầu tràn lan, khoảng tối “chạy chọt” (ĐTCK).
- Thiếu hay thừa đường? (VnEco).
- Một doanh nghiệp niêm yết tuyên bố giải thể (VnEco).
- Xây cảng biển ở mũi Kê Gà là hạ sách (LĐ).
- Khám xét nơi ở của 4 lãnh đạo chủ chốt Muaban24 (TN).
- Tencent có thể thâu tóm được Vinagame? (CafeF).