CafeF 10/09/2012: Kinh tế thế giới đang diễn biến như thế nào sau những cú sốc, từ các chỉ số kinh tế vĩ mô đến tình hình giao dịch thương mại và lưu thông hàng hóa trên toàn cầu.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc – cỗ máy xuất khẩu lớn nhất thế giới xuống dốc khá nhanh trong vài năm qua, thể hiện nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy yếu đi đáng kể.
Tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc liên tục giảm từ giữa năm 2010 và hiện đã chuyển sang trạng thái âm, thể hiện lượng cầu suy giảm mạnh trong khi chi phí lao động tăng nhanh.
Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản cũng xấu đi khi kinh tế thế giới, đặc biệt là Âu Mỹ - thị trường tiêu thụ quan trọng của hàng hóa Nhật Bản.
Kinh tế thế giới suy thoái tác động mạnh tới nhu cầu vận chuyển, diễn biến chỉ số thuê tàu hàng khô là một ví dụ rõ nét minh chứng cho điều này.
Cùng với đó, lưu lượng hàng hóa thông qua kênh đào Suez – một trong những kênh đào quan trọng nhất thế giới cũng sụt giảm mạnh.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng của khu vực đồng tiền chung châu Âu diễn biến khá tiêu cực kể từ cuối năm 2011 mặc dù trước đó có một quãng thời gian hồi phục, thể hiện rõ nét tình trạng xấu đi của kinh tế EU.
Trong khi đó tình hình sản xuất tại thị trường Mỹ đang xuất hiện nhiều dấu hiệu hồi phục sau khi chạm ngưỡng thấp nhất 34 tháng.
Chỉ số Shanghai Composite Index đang di chuyển tới mốc thấp nhất trong nhiều năm, chỉ rõ vấn đề lớn đang xảy ra với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Tương tự, chứng khoán Nhật Bản cũng đang trải qua giai đoạn khá yếu ớt và dễ bị tổn thương.
Tăng trưởng GDP của khối BRIC (các nền kinh tế mới nổi bao gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil – được xem là những đầu tàu vực dậy kinh tế giới trong bối cảnh suy thoái) không tích cực như kỳ vọng do tác động của cuộc khủng hoảng tại châu Âu quá lớn.
Giá ngô thế giới tăng mạnh và liên tục lập kỷ lục mới là một trong những đại diện cho xu hướng tăng giá của nhiều loại ngũ cốc, khiến thế giới đứng trước lo ngại lớn về nguy cơ khủng hoảng lương thực.
Giá quặng sắt thế giới bắt đầu lao dốc từ tháng 5 năm nay do nhu cầu xuống cực thấp, gây áp lực nặng nề đối với những nước xuất khẩu quặng lớn như Australia.
Chỉ số Misery Index (kết hợp tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp) của 3 nền kinh tế điển hình châu Âu thể hiện rõ nét tình trạng căng thẳng của Hy Lạp và Tây Ban Nha so với Đức.
Số lượng các doanh nghiệp Tây Ban Nha nộp đơn xin phá sản tăng vọt từ cuối năm 2011 và hiện cao gấp gần 10 lần so với thời kỳ trước khủng hoảng 2008.
Theo TTVN/Business Insider-
- 14 đồ thị vẽ nên bức tranh kinh tế thế giới hiện nay (CafeF 10/9/2012).
14 đồ thị vẽ nên bức tranh kinh tế thế giới hiện nay
***********
--Để chặt đứt các nhóm lợi ích (VNN 9-9-12) ◄- Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai…
>> 'Có biểu hiện nhóm lợi ích thâu tóm doanh nghiệp'
>> Đại biểu lo kinh tế bị nhóm lợi ích lũng đoạn
Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong buổi tọa đàm tuần trước của UB Kinh tế Quốc hội, Phó chủ nhiệm UB Mai Xuân Hùng nhắc đến một trong những nguy cơ lớn nhất: nhóm lợi ích. "Chỉ một cá nhân có thể thâu tóm cả hệ thống", ông nói.
Làm rõ khe hở luật pháp
Cụm từ “nhóm lợi ích” hay "lợi ích nhóm" gần đây được nhắc đến ngày một nhiều.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn nêu đích danh “lợi ích nhóm” trong phát biểu kết thúc hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khóa XI.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu đích danh "nhóm lợi ích". Ảnh: TTXVN |
Riêng trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu không ngần ngại điểm mặt chỉ tên thủ phạm “nhóm lợi ích” đang chi phối nền kinh tế.
Chẳng hạn, phát biểu về kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ ba, ĐBQH Huỳnh Ngọc Đáng đề nghị Chính phủ, Quốc hội cảnh giác với tác động của các nhóm lợi ích, không chỉ trong các tháng còn lại của năm 2012, mà cả trong tiến trình tái cơ cấu.
Mới đây, chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ về chống tham nhũng, Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cũng nói: “Năng lực, bộ máy, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát hiện được tham nhũng, phải chăng có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ?”.
Đặc biệt, trong báo cáo “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” mới phát hành, lần đầu tiên UB Kinh tế Quốc hội đưa ra những mô tả cụ thể nhận diện các nhóm lợi ích.
“Ưu điểm” nổi bật là những nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc và vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch, các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân. Có thể đặt quan hệ trực tiếp hay qua con cái, thân quen mà chất kết dính là lợi ích tiền bạc.
Lợi ích càng lớn thì nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh. Luật pháp càng lỏng lẻo hay quyền lực ít bị giám sát thì nhóm lợi ích càng hoạt động trắng trợn hơn.
Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, rừng biển…
Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã hay một cá nhân thanh tra... Thậm chí, các hoạt động này len lỏi cả vào những lĩnh vực rất trí thức như nghiên cứu khoa học, cấp bằng, chấm luận án.
“Nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động trong một không gian chủ yếu phi chính thức, bất hợp pháp, trong không ít trường hợp có quan hệ đến buôn lậu hay các hoạt động có tính chất phạm pháp ở mức độ khác nhau.
Việc xác định bản chất, hình thức, phạm vi hoạt động của các loại nhóm lợi ích khác nhau cần được đầu tư, nghiên cứu thêm trong thời gian tới để làm rõ những lỗ hổng hay khe hở luật pháp để các nhóm lợi ích lợi dụng”, bản báo cáo phân tích.
Như vậy, các nguồn lực kinh tế đã bị xâu xé, bóp méo… để phục vụ các nhóm lợi ích khác nhau.
Đổi mới mà không… tốn tiền
Từ những phân tích trên, UB Kinh tế đề xuất cần thay đổi tư duy. Bởi một số nhóm lợi ích đã lợi dụng tư duy “kinh tế nhà nước là chủ đạo” khiến môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh bình đẳng.
Báo cáo chỉ rõ, trong khi về hình thức luôn nhấn mạnh kinh tế nhà nước là chủ đạo thì các công ty sân sau của con, cháu, thân quen của lãnh đạo các cấp lại đều là kinh tế tư nhân.
Chính các công ty sân sau này đang đem lại lợi nhuận hợp pháp cho tư nhân, còn phần lỗ để cho công ty nhà nước gánh chịu. Việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”.
Theo bản báo cáo, thực tế mất ổn định kinh tế vĩ mô suốt thời gian qua hoàn toàn bác bỏ vai trò là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. “Nếu luôn xem đây là công cụ hữu hiệu để ổn định kinh tế vĩ mô thì tại sao tình hình mất ổn định lại gay gắt, kéo dài như hiện nay?”, nhóm chuyên gia nêu câu hỏi.
Chính tư duy coi kinh tế nhà nước là chủ đạo đã dẫn đến sự chèn ép với khu vực kinh tế tư nhân. Và khu vực kinh tế này cũng phải tìm cách sinh tồn.
Các doanh nhân thay vì lo đầu tư kinh doanh thì lại chăm chỉ đầu tư thời gian, tiền bạc để thiết lập và duy trì các mối quan hệ. Phải lo đến thăm người bệnh, dự đám giỗ, đám tang, đám cưới, chúc tết các quan chức lớn, nhỏ… để giữ quan hệ.
Chuyện mua bán quan hệ như vậy đã dẫn đến sự ra đời và lớn mạnh nhanh chóng của những đại gia tư nhân lớn, nhỏ ở Việt Nam. Những người phất lên nhanh chóng không do tiến bộ khoa học, công nghệ, năng suất lao động hay đóng góp cho phát triển kinh tế mà chủ yếu do khai thác tài nguyên đất đai, khoáng sản…
“Những đại gia này mặc nhiên tự cho mình có những đặc quyền riêng, trong không ít trường hợp thiếu tôn trọng pháp luật và lợi ích người lao động. Sự phát triển lệch lạc này của khu vực kinh tế tư nhân rất không bền vững”, báo cáo mô tả.
Sau khi cảnh báo các mối nguy trên, nhóm chuyên gia kiến nghị các giải pháp cải cách thể chế mạnh mẽ để các nguồn lực được phân bổ hiệu quả hơn, góp phần vào thành công của tái cơ cấu kinh tế. Chẳng hạn, thiết kế cơ chế giám sát .
Tất cả các cấp, các cơ quan đều phải được giám sát chặt bởi một hay nhiều thể chế độc lập. Cần lập cơ quan phòng chống tham nhũng độc lập với Chính phủ, hoạt động theo luật pháp dưới sự giám sát của Quốc hội.
“Quá trình này không tốn kém tài chính, không cần đầu tư vốn lớn nhưng đòi hỏi quyết tâm chính trị cao để vượt qua những nhóm lợi ích và tư duy nhiệm kỳ”, nhóm chuyên gia kết luận.
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Tiềm lực đáng nể các "đại gia" ngân hàng Việt (VnMedia 9-9-12)
Cơ ngơi trăm tỷ đồng của 'vua đồ cũ' Nguyễn Văn Thưởng (infonet 9-9-12)
- APEC cần hệ thống báo động sớm giữa nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam (VOA).
- Doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh: Cân nhắc lợi hại (ĐTCK).
- Ðầu tư theo phong trào, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, giải thể (ND).Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động vàng
(TBKTSG Online) - Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là hoạt động huy động vàng qua chứng chỉ vàng sẽ chấm dứt, nhưng từ ngày 6-9, nhiều ngân hàng vẫn huy động vàng và tăng lãi suất cao hơn nhiều so với mức lãi suất áp dụng trước đó.
- Ngân hàng Nhà nước bơm ròng vốn trên OMO (VNEco) “11.799 tỷ đồng, với lãi suất 8%/năm”. - Ham hố đầu tư ngân hàng: Rủi ro sở hữu chéo (Vef).
- Giá vàng đều đặn tăng cao (NLĐ). – Lập sàn vàng: Chưa phải lúc (TBNH/CafeF). – Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động vàng (TBKTSG).
- Gần 5.000 tỉ đồng xây tổ hợp lọc hóa dầu (TN).
- Có hay không “hội bán khống cổ phiếu”? (VNEco).
- Cấu trúc lại thị trường bất động sản (TBKTSG).
- Người tiêu dùng đang “đuối” trong chi tiêu (PLTP).
- Gạo Việt “chảy” sang Thái Lan (NLĐ). - Kêu gọi Chính phủ Thái lưu ý vấn đề xuất khẩu gạo (TTXVN). – “Chảy máu” gạo: Coichừng ảnh hưởng xuất khẩu! (PLTP).
- Kinh doanh xăng dầu: Đầu bảng … trốn thuế? (ĐĐK).
- Nói và làm: Nới hay siết, ôtô nhập khẩu hoang mang (Vef).
- Kiến thức kinh tế cao siêu: Độc quyền và sự thay đổi công nghệ (VF). - Độc quyền và sự thay đổi công nghệ.
- Ngân hàng và niềm tin (VHNA). - Ngân hàng lâu đời nhất thế giới dính đòn khủng hoảng (LĐ).- Miến Ðiện cố gắng bắt kịp đà tăng trưởng du lịch (VOA).
- Ấn Độ tuyên bố không tăng giá diesel, dầu lửa trong nay mai (VOA).