Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Đại gia Việt: Hình ảnh thực khi ra ánh sáng

Những đại gia sở hữu số tiền công khai lên đến hàng chục ngàn tỷ, nổi tiếng với những tài sản khủng, những câu chuyện truyền tụng về mối quan hệ và thú ăn chơi hiếm có luôn được nhắc đến với sự ngưỡng mộ. Nhưng một ngày, họ bị phá sản, lâm vào vòng lao lý thì lại có quá nhiều khuất tất được phơi bày trước ánh sáng. Đó có phải là điều bất ngờ?

 
Phần sáng…

Trong mấy năm lại đây, công chúng được biết đến các đại gia Việt với tài sản hàng ngàn tỷ đồng qua các bản cáo của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Rằng đại gia này, ông chủ kia sở hữu bao nhiêu cổ phiếu của công ty A, bao nhiêu cổ phiếu của ngân hàng B, giá giao dịch là tưng đây, tưng đây… quy ra ông này là người đứng thứ bao nhiêu trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, chuyện bằng con đường nào, làm gì để trở nên giàu có như thế thì vẫn là một ẩn số.
Nhưng rồi, kinh tế khó khăn, làm ăn đỗ vỡ, nhiều đại gia phá sản, bị pháp luật sờ đến thì công chúng mới té ngửa ra rằng, nguồn gốc tiền bạc của các đại gia vẫn là một câu chuyện bí ẩn, thiếu minh bạch.
Với một nền kinh tế thị trường minh bạch, một công dân hay DN tham gia đầu tư, kinh doanh được thể hiện bằng các khoản thu nhập, theo quy định của pháp luật, anh phải đóng thuế bao nhiêu theo từng thang bậc của các khoản thu hàng tháng. Cơ quan thuế căn cứ vào các khoản phải nộp có thể tính được những khoản tiền tích lũy mà cá nhân đó, doanh nghiệp đó hiện đang sở hữu. Dĩ nhiên, đó là những tài sản đó được pháp luật bảo vệ.

Ở xứ ta, theo bảng xếp hạng 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán có với số tiền từ hàng chục hàng tỷ đến thấp nhất xấp xỉ trăm tỷ. Đó là những khoản tiền nhìn thấy, được công khai. Ngoài ra còn phải kể đến các loại cổ phiếu, cổ phần các cá nhân đó góp vốn vào các công ty, các doanh nghiệp chưa được niêm yết. Cùng với đó là các động sản và bất động sản khác trị giá nhiều tỷ đồng nữa.

Chưa nói chuyện đúng sai, nhưng chuyện các đại gia sở hữu hàng ngàn tỷ đồng rất xứng đáng được tôn vinh. Với một đất nước qua nhiều năm nghèo đói, để tạo động lực cho cuộc thoát nghèo ấy, trọng trách được giao cho các doanh nghiệp và doanh nhân. Chả thế mà đã có hẳn một ngày tôn vinh Doanh nhân Việt Nam.
Một doanh nhân, để làm giàu một cách bền vững không chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà còn phải nghĩ đến lợi ích lâu dài. Vì mục tiêu phát triển bền vững của chính mình, gần đây xuất hiện thêm khái niệm: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân để tôn vinh những doanh nhân tham gia các hoạt động xã hội vì lợi ích cộng đồng và không lấy lợi ích trước mắt làm mục tiêu.
Trong xu hướng đó, bên cạnh kinh doanh có lãi, tạo việc làm, đóng góp ngân sách, làm giàu cho mình và xã hội thì đã có hàng ngàn doanh nhân bỏ tiền ra xây nhà tình nghĩa, cứu trợ cho người nghèo, bỏ tiền ra làm từ thiện thông qua chương trình “Nối vòng tay lớn”… Cũng có doanh nhân bỏ tiền ra vì những phong trào khác như tài trợ cho các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, tài trợ cho các nhân tài, các đội tuyển VN tham dự các kỳ thi quốc tế… Đó là những phần nổi rất đáng được tôn vinh của các doanh nghiệp doanh nhân.
…và khoảng tối
Tuy nhiên, cùng với những phần sáng đó, là những khoảng tối thăm thẳm của các doanh nhân mà dân gian quen gọi là các “đại gia” Việt.
Khi đất nước bị cuốn vào cơn lốc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế khó khăn mọi mặt. Sản xuất đình đốn, xuất khẩu suy giảm, việc làm cho người lao động căng thẳng, doanh nghiệp thua lỗ, khó sinh lợi thì những đại gia đang nắm trong tay yết hầu của nền kinh tế như chứng khoán, bất động sản, ngân hàng… lại coi đây là thời cơ vàng để thâu tóm, thôn tính và lũng đoạn nền kinh tế.
Một trong những thủ đoạn xưa như trái đất là, siết chặt tín dụng đối với các doanh nghiệp khó khăn non yếu, khi các doanh nghiệp này lâm vào cảnh nợ nần sẽ tiến hành thâu tóm bằng cách gom cổ phiếu với giá rẻ như bèo rồi chiếm đoạt công ty. Bằng cách này, không ít doanh nghiệp vẫn mang tên cũ nhưng đã thay tên đổi chủ.

Một thủ đoạn khác, cao hơn một chút là nhân lúc khó khăn nợ nần sẽ “đổ thêm dầu vào lửa” bằng cách tung tin thất thiệt gây tâm lý hỗn loạn cho khách hàng. Với một số ngành kinh doanh nhạy cảm như ngân hàng thì thủ đoạn này tỏ ra vô cùng hữu hiệu. Tháng 10/2003 đã xuất hiện tin đồn về việc ông Phạm Văn Thiệt - Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) bỏ trốn khiến hàng ngàn khách hàng của NH này ồ ạt đến rút tiền khiến NH này suýt mất khả năng chi trả nếu không có NH nhà nước nhảy vào can thiệp.

Một hành vi khác tuy không phạm luật nhưng không thể bỏ qua là các đại gia NH níu kéo lẫn nhau, găm giữ lãi suất ở mức quá cao khiến các DN làm ăn chân chính không thể nào chịu đựng được mức lãi suất quá cao.
Đặc biệt, với một số ngành kinh doanh có điều kiện như: tài chính, NH, bảo hiểm, Viễn thông… thì chuyên được cấp giấy phép là vô cùng khó khăn. Trong thời điểm thì trường chứng khoán sôi động, cổ phiếu của các doanh nghiệp loại này được giao dịch cao gấp nhiều lần mệnh giá thì việc được cấp phép hay được nâng vốn điều lệ có thể mang lại những khoản lợi bất ngờ.
Chuyện Công ty chứng khoán Thiên Việt “liên doanh giả” với Goldman Sachs để tăng vốn điều lệ và bán cổ phiếu phổ thông năm 2007 là một trong những hiện tượng như thế.
Những đại gia gặp khó khăn, tệ hơn là phải phá sản và thậm chí không ít người phải ra tòa, vào tù trong thời thời gian qua có thể là tín hiệu đáng suy nghĩ cho một nền kinh tế trong khó khăn. Nhưng nhưng, với một nền kinh tế muốn thành tâm hội nhập với thế giới thì không có cách nào khác phải từng bước minh bạch hóa.
Chúng ta khích lệ những cá nhân làm giàu bằng tài năng, trí tuệ của chính mình và làm đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, với cộng đồng để phần sáng lấn át khoảng tối. Để công chúng không còn phải bất ngờ, thị trường không còn phải “sốc” khi một ngày có những đại gia phá sản hay ra tòa vì những khuất tất trong khoảng tối làm ăn của mình.
Phan Thế Hải-Đại gia Việt: Hình ảnh thực khi ra ánh sáng

-Những người Việt giàu có nhất trên thế giới

 Kinh doanh tại Mỹ, Đức, Thái... họ là những người Việt nắm trong tay hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đôla.
--1. Trần Đình Trường - Tỷ phú Việt tại Mỹ

Ông Trần Đình Trường (SN 1932 tại Hà Tĩnh), là doanh nhân gốc Việt tại Hoa Kỳ, là chủ nhân của nhiều khách sạn lớn tại New York, trong đó có khách sạn Carter ngay tại trung tâm quảng trường Thời đại. Giá trị tài sản ước tính của gia đình ông lên tới một tỷ USD.



Trước khi trở thành tỷ phú người Việt tại Mỹ, ông Trường đã có thời gian dài kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển. Ông là chủ nhân của đội tàu, bao gồm tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Patrick, Trường Vinh, Trường Hải và Trường Sinh. Sau đó, ông chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khách sạn, bắt đầu từ chuỗi 3 khách sạn là Opera, Carter và Lafayette ở New York.
Tỷ phú này cũng là một trong số những người thường xuyên có đóng góp từ thiện và giúp đỡ người Việt trên đất Mỹ. Năm 2004 ông được vinh danh và được trao giải Đuốc Vàng ở Washington DC.
Ông đang cho xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam ở Philadelphia với hàng trăm văn phòng và cửa tiệm, nhưng dự án chưa hoàn thành thì ông đã mất vào tháng 5/2012.
2. Nguyễn Văn Hiển – Người Việt Nam giàu có nhất nước Đức
Là người Việt nổi tiếng tại nước Đức, ông Nguyễn Văn Hiển hiện sở hữu một khối tài sản rất lớn, trong đó có Trung tâm thương mại Đồng Xuân tại Berlin.
Nơi đây là địa điểm tập trung nhiều người Việt kinh doanh và giới thiệu sản phẩm, do đó, khi được nhiều công ty Đức hỏi mua lại, ông Hiển vẫn quyết không bán.




Ngoài ra, ông đang đầu tư khoảng 30 triệu euro để xây dựng một trung tâm văn hóa, kinh tế tại quận Lichtenberg, Berlin, nhằm quảng bá văn hóa, ẩm thực và con người Việt Nam tới bạn bè Đức.
3. Darunee – Người Việt giàu có trên đất Thái
Darunee là một trong những người Thái gốc Việt hiếm hoi thi đậu vào trường Chulalongkorn University, một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở Thái Lan.


-Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán loại giỏi, cô lập gia đình với một người Thái gốc Trung Hoa. Sau đó, hai vợ chồng bắt tay vào việc gây dựng sự nghiệp kinh doanh.
-Bắt đầu với số vốn vài chục ngàn baht dành dụm, đứng ra làm đại lý máy lạnh York của Mỹ ở Bangkok, sau gần bảy năm vợ chồng Darunee thành lập được công ty riêng - Công ty sản xuất máy lạnh Senator - khi Darunee bước sang tuổi 30. Mọi công việc điều hành công ty đều do Darunee đảm nhận với sự hỗ trợ của chồng.
Từ một nhãn hiệu còn xa lạ, chỉ trong vài năm máy lạnh Senator trở nên rất quen thuộc ở Thái Lan với doanh thu lên đến 500 triệu baht hằng năm và nhân viên hàng ngàn người. Vợ chồng Darunee còn có cổ phần trong nhiều công ty sản xuất, kinh doanh điện máy lớn khác ở Thái Lan.
Năm nay 57 tuổi, Darunee trở thành bà chủ của Tập đoàn Senator, được giới kiều bào đánh giá là người gốc Việt thành đạt nhất ở Thái Lan hiện nay.
4. Chính Chu - Người Việt thành danh ở Phố Wall



Chính Chu là Giám đốc điều hành cấp cao của Private Equity, Blackstone Group với những khoản đầu tư từ 250 triệu đến 1,5 tỷ USD. Ở tuổi 44, ông Chính Chu có tổng tài sản hơn 1 tỷ USD. Ông là chồng của ca sĩ Hà Phương, người mà thời gian gần đây khá ầm ĩ với việc tậu phi cơ riêng và mua trung tâm Thúy Nga.

(Theo Infonet)


Chưa qua tháng cô hồn: Đại gia Việt mất 3.000 tỷ đồng
Sở hữu ngân hàng: 'Đại gia' mặc sức điều vốn
Tiềm lực đáng nể của các 'đại gia' ngân hàng Việt
Sơ hở kinh doanh: Đại gia Việt bị cướp mất thương hiệu
--Sau kiểm toán (TN) -Sau các vụ thua lỗ, thất thoát của Vinashin, Vinalines; khuất tất giá xăng, điện; mập mờ thuế - phí của dầu khí... việc Tổng kiểm toán Nhà nước đặt trọng tâm kiểm toán năm 2013 là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng (NH) thương mại là chính xác và phù hợp với nguyện vọng của người dân. Nhưng đây mới chỉ là bước đầu, điều dư luận chờ đợi nhất là sau khi kiểm toán, các doanh nghiệp này sẽ được "đại phẫu" như thế nào để thực sự lột xác.
Mục tiêu kiểm toán lần này tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề đang thực hiện tái cấu trúc theo đề án của Chính phủ. Sau khi kiểm toán làm rõ các mặt mạnh - yếu, sai phạm, thất thoát… thì "đội ngũ" tái cơ cấu sẽ vào cuộc để tiếp thu, sửa sai. Khám sức khỏe rồi kê toa - điều trị, quy trình này là hoàn toàn hợp lý.
 Muốn trị dứt bệnh phải chẩn đúng bệnh. Nhưng việc chẩn bệnh các đối tượng này lại chưa chính xác. Đơn cử như với tập đoàn, tổng công ty nhà nước, "bệnh" lớn nhất của họ nằm ở vấn đề sở hữu. Nếu không thay đổi căn bản sở hữu, phá bỏ thế độc quyền, các đơn vị này không có động cơ để cạnh tranh, không thể hoạt động hiệu quả và minh bạch. Vậy mà đề án tái cơ cấu hiện nay lại cũng chỉ tập trung vào việc cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà không đặt nặng vấn đề thay đổi cơ bản về sở hữu. Nếu tái cấu trúc theo giải pháp cũ (tuy có cổ phần hóa nhưng không làm thay đổi cơ bản về sở hữu) thì chắc chắn, không thể đạt hiệu quả, không thể thành công. Nên nhớ, việc này đã thực hiện cả chục năm nay nhưng kết quả là đến thời điểm này, Chính phủ phải tiếp tục bằng đề án tái cấu trúc.
Tương tự đối với hệ thống NH. Muốn trị “bệnh”, phải biết rõ “sức khỏe” của mỗi NH. Ngay con số nợ xấu, yếu tố cần thiết nhất để đánh giá sức khỏe của một NH cũng có tới 4-5 kết quả thì làm sao có thể “kê toa, bốc thuốc” một cách chính xác? Nói như vậy để thấy, nhiệm vụ kiểm toán các NH thương mại trong năm tới là hết sức quan trọng trong việc minh bạch các con số, dòng tiền, sở hữu... để phục vụ công tác tái cơ cấu. Đặc biệt là giải pháp tái cơ cấu, thay vì sáp nhập các NH yếu kém với nhau một cách hành chính và tự nguyện, NHNN phải tiếp quản, tham gia để thay đổi hệ thống quản trị, nhân sự, phương thức hoạt động để vực NH đó lên. Khi đã kinh doanh hiệu quả, NHNN sẽ rút ra bằng cách bán cổ phần tham gia lúc trước. Còn cách làm hiện nay, không thể gọi là tái cấu trúc bởi hầu hết các vấn đề nội tại của sự yếu kém trong mỗi NH chưa được giải quyết.
Đợt kiểm toán lần này có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện thành công mục tiêu tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các NH thương mại, đặc biệt là các DN độc quyền. Đó là lý do dư luận đang chờ đợi một hiệu ứng tích cực sau kiểm toán.
--Sau kiểm toán (TN)

- Oằn vai vì thuế phí: Vắt kiệt sức doanh nghiệp (NLĐ).
Moody's: 'Ngân hàng là rào cản tăng trưởng'
Phân tích gia từ hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s nói khối ngân hàng trong nước yếu là trở ngại chính cho việc cải thiện tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Phí ngân hàng đẩy lãi vay cao

- Lệch pha vốn huy động và cho vay (VnEco).  – Lãi suất huy động lập đỉnh mới: 13% (LĐ).  – Vẫn còn hiện tượng lách trần lãi suất (LĐ).
- Lãi suất vay còn cao đối với ngư dân (NLĐ).
- Cẩn trọng với giá vàng tăng nóng (VNEco). - Tại sao ngân hàng tăng cường huy động vàng? (ĐBND).  – Thị trường vàng còn bất ổn (NLĐ). – Việt Nam: Giá vàng cao nhất từ 12 tháng qua(VOA).  -  Xuất hiện vàng nhái SJC (TT). “Xử lý” kiểu gì bây giờ?
-  Cổ phiếu PVX khiến nhà đầu tư bị sốc (VNEco). –  Bán khống chứng khoán: Biến tướng tinh vi (CT).
-  Đại gia Việt: Hình ảnh thực khi ra ánh sáng (Vef).
-  Cải thiện môi trường đầu tư, DN Nhật Bản đợi gì? (ĐT).
- DN “quên” bảo hiểm trách nhiệm giám đốc (PLTP). Dệt may Trung Quốc chuyển hướng sang Việt Nam
Khi chi phí sản xuất ngày càng tăng, doanh nghiệp dệt may Trung Quốc không chỉ tăng cường đầu tư mà còn đẩy mạnh tiêu thụ tại Việt Nam.
Petrolimex và Vinapco phản bác thông tin còn nợ thuế
 
-  Thanh Hóa: Lãi lớn từ trồng mía tím (DV).  -  Sản xuất nông sản vi phạm an toàn thực phẩm: Lợi nhỏ, hại lớn (ANTĐ).
- Siêu thị trước áp lực tăng giá (LĐ). -  Gas lại lăm le tăng giá (ANTĐ). - TPHCM đóng cửa 2 cây xăng găm hàng(NLĐ).
- Nợ BHXH đầm đìa (NLĐ).
-  ‘Mỹ kích cầu, xuất khẩu của Việt Nam có thể hưởng lợi’ (VNE).  -  Xuất khẩu cá, tôm sang Mỹ, ASEAN tăng hơn 30% (DV).
-  Xử lý việc xuất gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc (DV).
-  Dệt may Trung Quốc chuyển hướng sang Việt Nam (TN).
- Trung Quốc muốn thâu tóm một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu (Gafin).
- Hy Lạp khẳng định quyết tâm trụ lại khu vực đồng euro (RFI).
- Phí truyền hình và giảm ngân sách BBC (BBC).




Tổng số lượt xem trang