Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Ma trận của “bầu” Kiên: Ai đã bảo kê cho giao dịch “ma” của “bầu” Kiên?

-Ai đã bảo kê cho giao dịch “ma” của “bầu” Kiên? (Petrotimes).
“Bầu” Kiên bán trót lọt 20 triệu cổ phiếu đã thế chấp tại ACB cho Tập đoàn Hoà Phát (HPG) như thế nào đang là điều mà rất nhiều người quan tâm. 264 tỉ đồng là giá trị cổ phiếu "ma" mà “bầu” Kiên bán cho HPG - một con số không hề nhỏ. Ai đã giữ vai trò trung gian để bảo lãnh cho “bầu” Kiên thực hiện giao dịch này.





Vẫn còn nhiều ẩn số xung quanh hoạt động kinh doanh của "bầu" Kiên.



Như Petrotimes đã đưa tin, ngày 18/9, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố thêm 2 tội danh đối với ông Nguyễn Đức Kiên - tức “bầu” Kiên trong đó có tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Và theo những thông tin ban đầu thì tội danh trên được cho là liên quan tới một lượng lớn cổ phiếu của “bầu” Kiên đã thế chấp tại ACB nhưng lại được ông “bầu” này đem bán cho HPG.

Và thông tin trên cũng đã được chính đại diện của cả ACB và HPG lên tiếng về số lượng cổ phiếu trên. Cụ thể, ngày 24/9, bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Phó Tổng Giám đốc HPG cho biết, công ty con của HPG đã nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phần mà Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Thép Hoà Phát với tổng giá trị giao dịch là 264 tỉ đồng.

1 ngày sau khi thông tin trên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Nguyễn Thanh Toại – Phó Tổng Giám đốc ACB đã lên tiếng khẳng định số cổ phần trên vẫn đang được ACB nắm giữ và việc cầm cố này đã được thực hiện đúng theo quy trình về cầm cố cổ phần quy định. ACB cũng đã thông báo với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để phong toả số cổ phần trên nhằm tránh việc chuyển nhượng trái phép của các bên.

Nói như vậy để thấy rằng, HPG đã dính “đòn đau” của “bầu” Kiên trong giao dịch này. Số tiền 264 tỉ đồng bằng 50% lợi nhuận của HPG trong 6 tháng đầu năm 2012 là một con số không hề nhỏ và rất có thể mất trắng số tiền trên bởi đơn giản, ACB đã làm đúng theo luật. Sự việc theo như đại diện của HPG khẳng định là vẫn còn đang chờ Cơ quan điều tra làm rõ nhưng có thể thấy rằng, việc “bầu” Kiên bán được số cổ phần đã thế chấp cho HPG có nhiều dấu hiệu bất thường.

Thứ nhất, HPG là một trong những Tập đoàn kinh tế lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau nên chắc chắn không thể đi mua một món hàng mà không biết nguồn gốc món hàng đó ra sao và nó có tồn tại hay không được.

Thứ hai, “bầu” Kiên đã lấy gì để làm căn cứ thuyết phục HPG bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy để mua số cổ phần trên, bởi thực tế, số cổ phần này ông đã mang đi cầm cố tại ACB rồi.

Thứ ba, “bầu” Kiên nổi tiếng, có uy trong giới ngân hàng nhưng không thể vì thế mà thực hiện việc mua bán cổ phần đã cầm cố bằng lòng tin, bằng chữ tín được. Vậy ai giữ vai trò là bên thứ ba bảo đảm hoặc đại diện ký kết cho giao dịch trên của “bầu” Kiên?





Ai đã bắt tay với "bầu" Kiên trong giao dịch 20 triệu cổ phiếu với HPG.



Đó là những vấn đề đang được đặt ra xung quanh giao dịch mua bán cổ phần giữa “bầu” Kiên với HPG. Trong đó, vấn đề thứ ba đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm bởi thực tế, “bầu” Kiên không thể bàn giao số cổ phần thoả thuận bán cho HPG được bởi nó đã được thế chấp để vay vốn ở ACB. Còn nếu giao dịch trên vẫn được ký kết, thực hiện thì chắc chắn phải có một bên thứ ba giữ vai trò đảm bảo cho bảo cho “bầu” Kiên trước HPG.

Vậy bên thứ ba trong giao dịch “ma” trên là ai? Tính đến thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề trên nhưng nhận định trên là hoàn toàn có căn cứ.

Vấn đề này được thể hiện khá rõ tại Điều 87 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể:

Tại điểm 3, Điều 87 Luật Doanh nghiệp nêu rõ: Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.

Và tại điểm 5, điều 87 Luật Doanh nghiệp:

Các cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông.

Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

Nhìn lại thị trường chứng khoán những năm gần đây, chúng ta thấy sự xuất hiện hàng tá các công ty chứng khoán do các ngân hàng thành lập ra. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được bởi vào thời kỳ hoàng kim thì chứng khoán cùng với bất động sản được xem là những kênh đầu tư siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, đây lại là những lĩnh vực đầu tư kinh doanh đòi hỏi một lượng vốn lớn nên sân chơi này thu hút hầu hết các ngân hàng tham gia là điều dễ hiểu.

Từ đó để thấy rằng, với mối quan hệ thân thiết tại nhiều ngân hàng, “bầu” Kiên hoàn toàn có thể dùng cái mác “đại gia” của mình để tác động và kiếm được bên thứ ba giữ vai trò bảo đảm hoặc đại diện ký cho giao dịch “ma” của ông. Vấn đề đặt ra ở đây là ai đã giữ vai trò này và trách nhiệm của các bên liên quan đến giao dịch mua bán cổ phần giữa “bầu” Kiên và HPG sẽ như thế nào?

Vậy, ai là "đại diện ủy quyền" cho giao dịch này - sẽ có một công ty môi giới chứng khoán, ngân hàng hoặc công ty đầu tư tài chính phải "xuất đầu lộ diện"!


-Ma trận của “bầu” Kiên: Sau Hòa Phát sẽ là...
(Petrotimes) - Bên cạnh việc khẳng định số cổ phần mà "bầu" Kiên đã bán cho Tập đoàn Hòa Phát vẫn được ACB nắm giữ, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc ACB còn cho biết: Ngoài số cổ phần trên, “bầu” Kiên còn cầm cố một số cổ phiếu khác tại ACB.
Những hoài nghi xoay quanh hoạt động của các công ty do "bầu" Kiên nắm giữ đang dần được làm sáng tỏ.

Những đồn đoán về chuyện có hay không một cú lừa ngoạn mục của “bầu” Kiên với Tập đoàn Hòa Phát (HOSE:HPG) giường như đã có câu trả lời khi mà ông Nguyễn Thanh Toại đã lên tiếng khẳng định, toàn bộ số cổ phần mà HPG đã mua của “bầu” Kiên đều đang được ACB nắm giữ.
“Đúng với quy trình về cầm cố cổ phiếu, ACB đã thông báo với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để phong tỏa số cổ phiếu trên nhằm tránh việc chuyển nhượng trai phép của các bên”, ông Toại nói thêm.
Ngoài ra, ông Toại cũng cho biết ACB còn đang cầm cố một số cổ phiếu khác của “bầu” Kiên. Còn vì sao số cổ phần mà “bầu” Kiên đã cầm cố ở ACB nhưng vẫn được mang ra giao dịch với HPG thì ông Toại từ chối bình luận.
Như Petrotimes đã phản ánh, sáng hôm qua (24/9/2012), đại diện Tập đoàn Hòa Phát đã có phát ngôn chính thức về việc đã nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty Thép Hòa Phát do Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội nắm giữ với tổng giá trị giao dịch là 264 tỉ đồng. Còn về việc số cổ phần này có phải là số cổ phần mà “bầu” Kiên đã cầm cố ở ACB hay không thì vị đại diện này từ chối bình luận với lý do HPG còn đang chờ cơ quan chức năng điều tra.
Và nếu chiếu theo những lời khẳng định của ông Nguyễn Thanh Toại thì việc “bầu” Kiên đã lừa đảo chiếm đoạt 264 tỉ đồng của HPG thông qua việc chuyển nhượng 20 triệu cổ phần tại Công ty Thép Hòa Phát là có thật. Chưa biết tính pháp lý của việc chuyển nhượng này đến đâu, ACB hay HPG sẽ là người lĩnh hậu quả nhưng có một điều chắc chắn là tội danh của “bầu” Kiên sẽ chính thức được xác lập.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, theo những thông tin mà ông Toại khẳng định thì ngoài số cổ phần trên, ACB còn đang cầm cố một số cổ phiếu khác của “bầu” Kiên. Câu hỏi: Có hay không một 'Hòa Phát thứ 2" đã bị hớ trong các giao dịch mua bán cổ phần với “bầu” Kiên?.
Sau Hòa Phát, sẽ còn có công ty nào dính vào cái "ma trận" ảo của "bầu" Kiên.
Được biết, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội chỉ là một trong 3 công ty mà “bầu” Kiên đã lập ra, với điều lệ là 300 tỉ đồng và ông giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ngoài công ty trên còn có Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B có trụ sở kinh doanh tại số 63 Lương Sử C, P.Văn Chương, Q.Đống Đa, Hà Nội, với vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu với số vốn 500 tỷ đồng. Cả 2 công ty này đều được “bầu” Kiên thành lập vào năm 2008.
Nói như vậy để thấy rằng, những cổ phiếu mà ACB đang nắm giữ không loại trừ khả năng là cổ phần của 2 công ty trên. Chưa biết số tiền cầm cố mà “bầu” Kiên có được từ ACB là bao nhiêu nhưng có điều chắc chắn nếu những cổ phần đó tiếp tục được đem bán cho một công ty thứ 3 thì giá trị chuyển nhượng của nó sẽ không hề nhỏ.
Với một công ty có vốn điều lệ 300 tỉ đồng mà “bầu” Kiên đã có thể lừa bán lấy 264 tỉ đồng thì liệu rằng, với 2 công ty còn lại, với tổng vốn lên tới 2.000 tỉ đồng thì con số đó sẽ lớn đến nhường nào?
Đó mới chỉ là phỏng đoán nhưng chỉ bằng việc “bầu” Kiên có thể bán trót lọt một lượng lớn cổ phiếu đã cầm cố ở ACB cho một bên thứ 3 là HPG dù số cổ phiếu này đã được ACB cầm cố theo đúng quy định cầm cố cổ phần cũng đủ thấy, phỏng đoán trên là hoàn toàn có căn cứ.
Vấn đề bây giò mà cả xã hội đang quan tâm là ai? Doanh nghiệp nào sau Hòa Phát sẽ “dính đòn” của “bầu” Kiên mà thôi. Doanh nghiệp bất động sản? Vàng? Du lịch?...
Petrotimes sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật những thông tin mới nhất xoay quanh việc có hay không những cú lừa ngoạn mục của “bầu” Kiên trong thời gian tới.
Xung quanh nghi vấn mua cổ phần đã thế chấp: Tập đoàn Hòa Phát đang chờ làm rõ(TT).
TT - Ngày 24-9, trong một công bố chính thức liên quan đến nghi vấn về việc Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là bên nhận chuyển nhượng số cổ phần đã bị thế chấp của Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên - phó tổng giám đốc HPG - cho biết đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm rõ.
Theo HPG, một công ty con của HPG đã ký hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội nắm giữ tại Công ty CP thép Hòa Phát. Giao dịch nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phần này đã hoàn thành và thanh toán đầy đủ với tổng số tiền là 264 tỉ đồng. Tuy nhiên, thông qua các kênh thông tin, bà Nguyên cho biết số cổ phần này đã bị thế chấp tại Ngân hàng ACB trước khi chuyển nhượng cho công ty con của HPG.
Được biết trước đó, trong bản tin tư vấn gửi nhà đầu tư nước ngoài ngày 20-9, sau khi tổng hợp và phân tích các thông tin, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định rằng HPG chính là đơn vị đã nhận chuyển nhượng số cổ phần của Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội, nhưng số cổ phần này đã được thế chấp tại Ngân hàng ACB. Và theo SSI, HPG có thể đối diện rủi ro mất hàng trăm tỉ đồng trong trường hợp ông Nguyễn Đức Kiên (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội, người đã bị bắt giữ và vừa bị khởi tố bổ sung tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” - PV) không trả tiền cho ngân hàng để giải tỏa số cổ phần này.

“Bầu” Kiên có lừa Tập đoàn Hòa Phát? (Petrotimes). (Petrotimes) - Sau nhiều ngày đồn đoán về doanh nghiệp mua số cổ phần đã thế chấp của “bầu” Kiên tại ACB, ngày hôm nay, đại diện Tập đoàn Hòa Phát đã chính thức lên tiếng thừa nhận đã nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty Thép Hòa Phát do Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội nắm giữ. Liệu đây có phải số cổ phần mà "bầu" Kiên dùng để lừa đảo hay không?

Như Petrotimes đã đưa tin, ngày 18/9, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố thêm 2 tội danh đối với “bầu” Kiên trong đó có tội “lừa đảo chiếm đoạn tài sản”. Và theo những thông tin ban đầu thì tội danh trên được cho là liên quan tới một lượng cổ phiếu lớn của “bầu” Kiên đã thế chấp tại ACB nhưng vẫn được ông “bầu” này đem bán cho một công ty thép khác lấy vài trăm tỉ đồng.

Ngay sau khi thông tin trên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, danh tính của công ty thép trên lập tức được dư luận xã hội đặt câu hỏi nghi vấn.
Bí ẩn trên có vẻ như đang dần được làm sáng tỏ.
Trả lời nhà đầu tư và báo chí sáng nay, 24/9, bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát đã lên tiếng về việc Công ty con của Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HOSE:HPG) đã nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phần mà Công ty cổ phần Đầu Tư ACB Hà Nội đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Thép Hòa Phát.
Tổng giá trị của giao dịch này là 264 tỉ đồng và theo bà Nguyên thì việc mua bán cổ phần này là nhằm mục đích tăng sở hữu của Tập đoàn tại các công ty sản xuất thép thuộc Tập đoàn.
Bà Nguyên cho biết thêm, gần đây, qua các kênh thông tin, Hòa Phát được biết số cổ phần này đã bị thế chấp tại Ngân hàng ACB trước khi chuyển nhượng cho công ty con của Tập đoàn Hòa Phát. Hòa Phát đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm rõ và tiến hành các công việc để bảo vệ quyền lợi của Công ty và cổ đông.
Nghi vấn về khoản đầu tư “hớ” của HPG càng có căn cứ khi mà trong bản tin gửi đến các nhà đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI) cũng cho rằng HPG đã mua thêm 10% cổ phần của CTCP Thép Hòa Phát từ một trong những công ty do “bầu” Kiên sở hữu để tăng tỷ lệ nắm giữ lên 95% và giá trị của khoản đầu tư này cũng là 264 tỷ đồng.
Và theo quan điểm của SSI đưa ra thì việc mua cổ phần đã được thế chấp cho ACB có thể khiến HPG đối mặt với rủi ro lớn trong trường hợp “bầu” Kiên không trả tiền cho ACB. Khi đó, HPG sẽ phải trích lập dự phòng đầu tư dài hạn. Đây là rủi ro lớn đối với Tập đoàn khi giá trị của giao dịch này lên tới 264 tỷ đồng, xấp xỉ 25% lợi nhuận sau thuế năm 2012 của HPG.
Được biết, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội có vốn điều lệ là 300 tỉ đồng và được đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng và cho thuê nhà ở, nhà phục vụ mục đích kinh doanh, kho bãi đỗ xe, môi giới đấu giá bất động sản. Trong cơ cấu cổ đông của công ty này thì Công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu do “bầu” Kiên làm đại diện góp tới 210 tỉ đồng.
Số phận những cổ phần trên hiện này như thế nào? Danh tính của nó ra sao vẫn đang là ẩn số và chờ các cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, trong một thông báo mới nhất của ACB, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ACB đã lên tiếng khẳng định: Số cổ phần mà “bầu” Kiên đã thế chấp tại ACB vẫn đang được ACB nắm giữ.
Quả là một sự trùng lặp đến "kinh ngạc"!
 – Ngoài Thép Hoà Phát, bầu Kiên còn cầm cố những cổ phiếu khác tại ACB (Vietstock).
 

Tìm hiểu thêm về vụ chuyển nhượng cổ phiếu giữa Công ty con của Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) với CTCP Đầu tư ACB Hà Nội, chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) và được biết, hiện tại ACB vẫn đang cầm cố số cổ phiếu trên. 

Theo ông Toại, đúng với quy trình về cầm cố cổ phiếu thì ACB đã có thông báo với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) để phong tỏa số cổ phiếu trên nhằm tránh việc chuyển nhượng trái phép của các bên. Còn vì sao số cổ phiếu này vẫn được giao dịch thì ông Toại từ chối bình luận.
Ông Toại cho biết thêm, ngoại trừ số cổ phiếu trên thì ông Nguyễn Đức Kiên còn cầm cố một số cổ phiếu khác tại ACB.
Về phía HPG, đại diện Tập đoàn này từ chối đưa thêm các thông tin liên quan đến vụ giao dịch này vì còn đang chờ cơ quan chức năng điều tra. Trước đó, HPG đã có thông cáo báo chí chính thức thừa nhận một công ty con của Tập đoàn đã ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần của CTCP Đầu tư ACB Hà Nội nắm giữ tại CTCP Thép Hòa Phát nhằm tăng sở hữu tại các công ty sản xuất thép thuộc Tập đoàn. Giao dịch nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phần đã hoàn thành và thanh toán đầy đủ với tổng số tiền 264 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời gian gần đây HPG mới được biết số cổ phần này đã bị thế chấp tại ACB trước khi chuyển nhượng cho công ty con của Tập đoàn. Hiện tại, HPG cũng đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm rõ và tiến hành các công việc để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.
Cổ đông của HPG đang đứng trước một rủi ro khá lớn với nguy cơ lớn nhất là mất hết 264 tỷ đồng trên, tương ứng với gần 50% lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2012. Được biết, tại BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2012 của HPG, Tập đoàn có ghi nhận một trong các sự kiện lớn trong kỳ là nhận chuyển nhượng thêm 10% vốn cổ phần và quyền kiểm soát tương ứng của CTCP Thép Hòa Phát, tăng tỷ lệ sở hữu từ 85% lên 95% tính đến 31/05/2012.

Với mục đích nhằm tăng sở hữu tại các công ty sản xuất thép thuộc Tập đoàn, một Công ty con của Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) đã ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần của CTCP Đầu tư ACB Hà Nội nắm giữ tại CTCP Thép Hòa Phát. Giao dịch nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phần đã hoàn thành và thanh toán đầy đủ, tổng số tiền là 264 tỷ đồng.

 

Đó là nội dung bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Phó Tổng Giám đốc trả lời nhà đầu tư và báo chí về việc Tập đoàn Hòa Phát có là bên nhận chuyển nhượng cổ phần đã bị thế chấp của CTCP Đầu tư ACB Hà Nội hay không.
Bà Nguyên cho biết thêm, gần đây, qua các kênh thông tin, Hòa Phát được biết số cổ phần này đã bị thế chấp tại Ngân hàng ACB trước khi chuyển nhượng cho công ty con của Tập đoàn Hòa Phát. Hòa Phát đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm rõ và tiến hành các công việc để bảo vệ quyền lợi của Công ty và cổ đông.
Theo BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2012 của HPG, vào ngày 31/5/2012, HPG đã nhận chuyển nhượng thêm 10% vốn cổ phần của CTCP Thép Hòa Phát để tăng tỷ lệ sở hữu từ 85% lên 95%.
Trong bản tin gửi đến nhà đầu tư ngày 21/09, CTCP Chứng khoán Sài Gòn  cho rằng HPG đã mua thêm 10% cổ phần của CTCP Thép Hòa Phát từ một trong những công ty do ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) sở hữu, tăng tỷ lệ nắm giữ lên 95%, với giá trị 264 tỷ đồng.

Do mua cổ phần đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB nên theo SSI, việc này có thể khiến HPG đối mặt với rủi ro lớn trong trường hợp Bầu Kiên không trả tiền cho ACB. Khi đó, HPG sẽ phải trích lập dự phòng đầu tư dài hạn. Đây là rủi ro lớn đối với Tập đoàn khi giá trị của giao dịch này lên tới 264 tỷ đồng, xấp xỉ 25% lợi nhuận sau thuế năm 2012 của HPG
Được biết, CTCP Đầu tư ACB Hà Nội có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng và cho thuê nhà ở, nhà phục vụ mục đích kinh doanh, kho bãi đỗ xe, môi giới đấu giá bất động sản. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh và đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp và đường giao thông, kinh doanh vàng.
Trong danh sách cổ đông sáng lập, ngoài một cổ đông cá nhân góp vốn 60 tỷ đồng, còn có CTCP Tập đoàn Tài chính Á Châu do Bầu Kiên đại diện, góp vốn nhiều nhất với 210 tỷ đồng.
Vừa qua, ông Trần Ngọc Thanh – Giám đốc và bà Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng CTCP Đầu tư ACB Hà Nội bị khởi tố với vai trò là đồng phạm với Nguyễn Đức Kiên trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.  

-Nguyên giám đốc phòng giao dịch Techcombank bị xử phạt 20 năm tùNguyên nhân do thực hiện các hành vi giam dối nhằm chiếm đoạt tiền của Techcombank với tổng số tiền hơn 8,7 tỷ đồng.‘Soi’ sự xuất hiện của 2 chủ tịch ngân hàng sau tin đồn (Infonet).
-Bầu Kiên lừa đảo chiếm đoạt của tập đoàn Hòa Phát gần 300 tỉ

Sau khi bầu Kiên bị khởi tố bổ sung tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông tin đã lọt ra ngoài rằng bố già này đã bán cho một tập đoàn thép lớn tại Việt Nam toàn bộ số cổ phiếu đang được dùng làm tài sản thế chấp. Không khó để giới kinh doanh biết ngay rằng tập đoàn bị bầu Kiên cho ăn quả lừa này chính là Hòa Phát. Trước đó, Hòa Phát đã mua lại của bầu Kiên 20 triệu cổ phiếu tại chính Hòa Phát do Bầu Kiên nắm giữ với giá trị giao dịch gần 300 tỉ đồng. 
Sau một thời gian chờ thông tin từ cơ quan điều tra, phải tới tận hôm nay, Hòa Phát mới phát biểu chính thức rằng thương vụ lừa do bầu Kiên thực hiện mà Hòa Phát là nạn nhân có giá trị 264 tỉ đồng.
Theo báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2011, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) nắm 85% cổ phần tại Thép Hòa Phát.
Ước tính, hiện Thép Hòa Phát đang chiếm tới hơn 50% tổng sản lượng thép của HPG. Vốn điều lệ của doanh nghiệp này hiện nay là 2.000 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, HPG tiếp tục mua thêm 10% cổ phần của Thép Hòa Phát, làm tăng tỷ lệ nắm giữ lên 95%. Theo báo cáo tài chính, trong 6 tháng đầu năm của HPG, công ty đã dùng số tiền 264 tỷ đồng để mua cổ phiếu do bầu Kiên nắm giữ.
Điều đáng chú ý là số cổ phiếu bầu Kiên bán cho Hòa Phát trị giá 264 tỉ đồng đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB. Theo đó, Hòa Phát có nguy cơ sẽ mất số tiền trên nếu bầu Kiên không có khả năng hoàn trả tiền cho ngân hàng ACB.
Giao dịch này đang đẩy Hòa Phát vào tình thế rất khó khăn. Khoản tiền 264 tỉ đồng chiếm khoảng 25% lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 của HPG. Liệu ACB và Hòa Phát có thể đảm bảo quyền lợi của mình  hay không thì hiện vẫn còn là một ẩn số… Được biết cả Hòa Phát và ACB đang vận dụng các mối quan hệ và tiến hành các thủ tục pháp lý để bảo vệ quyền lợi. Rất có thể, hai doanh nghiệp này sẽ phải đối đầu nhau trong vụ kiện xung quanh khối tài sản 264 tỉ.

Tổng số lượt xem trang