Chúng ta đều hiểu rằng mọi việc trên đời đều có thể cải thiện và cần được cải thiện. Chế độ an sinh xã hội, hệ thống kiểm soát môi sinh hay trật tự công cộng, v.v... có những bất toàn và cần cải thiện Nhưng quy luật kinh tế ngàn đời là người ta không thể thỏa mãn được mọi nhu cầu cho mọi người và kinh tế là sự chọn lựa. Các chính trị gia ít nói đến sự chọn lựa đó mà hứa hẹn phương thuốc thần diệu và bất cần tới những hậu quả bất lường sau này, cho người khác.-Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Tribune Ngày 120831
Điểm danh một số mặt hàng đáng nghi
* Thần linh cũng bật khóc - hay cười thầm *
Cuộc Tổng tuyển cử năm nay tại Hoa Kỳ có chủ điểm được cử tri quan tâm hơn cả là kinh tế - thất nghiệp cao, tăng trưởng thấp, bội chi ngân sách và gánh công trái nợ nần vẫn chất đống. Riêng trong cuộc tranh cử Tổng thống, hình ảnh phổ biến là một khung cảnh chợ trời, nơi xuất hiện đủ loại vàng thau lẫn lộn những lý luận kinh tế về vấn đề và giải pháp. Bài này sẽ đề nghị một... cái lọc. Lọc ra những lý luận kinh tế hàm hồ mà các chính khách đang rao bán.
Tin hay không là tùy vào khả năng suy xét của cử tri.....
Trước hết là tiêu chuẩn được/mất.
Lẽ đúng sai của mọi quyết định kinh tế phải được thử nghiệm ở tiêu chuẩn lời lỗ - ai được ai mất - và bao giờ thì mới biết? Nếu không nhìn ra loại hàng giả là tư tưởng kinh tế hàm hồ thì người ta chỉ thấy cái được nhất thời, cho một thành phần, mà không đếm được cái mất trường kỳ cho cả nền kinh tế.
Một thí dụ là đạo luật cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế được gọi là "Obamacare".
Đạo luật gây tranh luận trong hai năm trời vì cái "được" là tạo cơ hội cho khoảng 30 triệu người sẽ được bảo hiểm sức khoẻ. Nhưng chi phí gia tăng cho nhiều người khác sẽ là cái "mất" khó đếm. Một cái mất khác là phẩm chất của dịch vụ y tế, lại còn khó đếm hơn nữa. Mà kết quả được mất này sẽ chỉ thấy trong lâu dài, dăm ba năm nữa.
Hệ quả của chuyện được mất này lại còn rắc rối hơn vậy vì ba lẽ
Một đạo luật đã biểu quyết thì khó được thu hồi sau khi người ta thấy ra hậu quả. Thứ hai, như một ống thuốc đánh răng, khi đã bơm ra thì khó hút lại, mọi thứ luật lệ do nhà nước ban hành mà gây tốn kém nhiều hơn lợi ích vẫn có thể tồn tại sau khi kết quả đã được kiểm chứng. Lý do là viên chức nhà nước và "cử tri thân chủ" vẫn bảo vệ lợi ích này. Thứ ba là nó gây tranh luận và phân hoá giữa các thành phần xã hội, giữa kẻ được và người mất. Sự hàm hồ kinh tế này là môi trường ăn khách cho lý luận "đấu tranh giai cấp".
Kinh tế học gọi đó là sự "hàm hồ về thành phần", khi mà người ta chỉ chú ý đến một thành phần trong sự vận hành phức tạp của một xã hội và một nền kinh tế đã mở ra thế giới bên ngoài và có nhiều thành phần.
Thứ hai là sự hàm hồ về lẽ được thua.
Kinh tế học có nói đến một quy luật gọi là "zero-sum game", xin tạm dịch là hơn bù kém. Đó là một sự hàm hồ khi người ta suy diễn rằng cái được của người này là cái mất của người khác.
Trong sinh hoạt trao đổi kinh tế giữa các tác nhân - từng cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia – không phải là khi nào cũng có sự bất công và bóc lột như nhiều người lý luận.
Trước hết, vì sao lại có sự trao đổi, mua bán hay thuê mướn? Vì một người không thể thoả mãn được mọi nhu cầu chỉ bằng khả năng của chính mình, khi làm việc này hoặc dùng tiền vào dự án này thì mất cơ hội tìm ra lợi ích từ một việc khác. Người ta cần trao đổi giao dịch để giải quyết bài toán đó và nếu có tạo cơ hội cho người khác kiếm lời thì bản thân cũng có lợi, miễn rằng sự giao dịch phải minh bạch và bình đẳng.
Việc giao dịch đó mặc nhiên tạo ra một cái bánh lớn hơn, mà ta gọi là tăng trưởng hay phát triển, thay vì giữ nguyên cái bánh cũ để nếu người này ăn thì người kia phải nhịn. Quy luật hơn bù kém là một sự hàm hồ kinh tế khi nó phủ nhận lợi tích của hợp tác và trao đổi mà chỉ chú ý đến một khía cạnh là giành ăn.
Mọi chính quyền đều có khuynh hướng khai thác sự hàm hồ ấy để can thiệp vào việc giao dịch, với lý cớ là bảo vệ quyền lợi của một thành phần nào đó sẽ bị thiệt thòi. Sự can thiệp này thề hiện dưới nhiều hình thức tinh vi và bằng luật lệ phức tạp – khó thu hồi – như định mức giá cả, tiền lời, hoặc chế độ bảo hộ mậu dịch trong luồng trao đổi về ngoại thương.
Thứ ba là sự hàm hồ về lẽ "trước/sau"
Sự am hiểu có giới hạn của loài người về xã hội và thế giới có thể dẫn đến lập luận sai về tương quan nhân quả, về cái gì là nguyên nhân và gây ra hậu quả là những gì? Luận lý học gọi đó là "post hoc", xuất phát từ tiếng La tinh là "Post hoc, ergo propter hoc": việc này xảy ra sau nên là hậu quả của việc kia.
Một thí dụ mà ai cũng đều có thể biết là tiếng gà gáy buổi rạng đông có thể báo hiệu là mặt trời mọc. Nhưng tiếng gà gáy đi trước không là nguyên nhân cho việc đi sau là mặt trời mọc.
Nhiều hiện tượng phức tạp hơn có thể dẫn tới luận lý cũng hàm hồ như vậy. Những tiến bộ về khoa học đã phát minh ra nhiều phương thuốc, từ DDT đến trụ sinh, khiến tuổi thọ con người kéo dài hơn xưa. Thiếu những phát minh đó, tỷ lệ tử vong hoặc yểu tử, trẻ em chết vì bệnh, đã không bị đẩy lui. Nhưng khi người ta sống lâu hơn thì cũng dễ bị nhiều chứng bệnh khác, như ung thư chẳng hạn. Sự hàm hồ về lẽ trước/sau khiến người ta có thể kết luận rằng thuốc trừ sâu DDT hay thuốc trụ sinh đã gây ra bệnh ung thư!
Trong lãnh vực kinh tế, những trường hợp sai lầm này còn nhiêu khê và vĩ đại gấp bội!
Xin được lấy hai thí dụ nổi tiếng là vụ sụt giá cổ phiếu Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1929 và 1987. Lần trước, biến cố này gây hốt hoảng cho thị trường và chính trường nên dẫn tới phản ứng đối phó là hàng loạt quyết định về tiền tệ, ngoại thương và bảo hộ. Chính là những quyết định ấy mới gây hậu quả kéo dài và lan rộng là nạn Tổng khủng hoảng 1929-1933, một nguyên nhân dẫn tới Thế chiến II vào năm 1939.
Lần thứ hai, vụ sụt giá chứng khoán còn trầm trọng hơn dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, nhưng lại không gây hốt hoảng và phản ứng đối phó. Sau đó, kinh tế vẫn tăng trưởng và thất nghiệp vẫn giảm, Hoa Kỳ có một chu kỳ phát đạt kéo dài.
Rất lâu sau này, người ta mới thấy ra sự khác biệt đó. Mặc dù như vậy, vẫn không thiếu người lý luận rằng vụ sụt giá cổ phiếu năm 1929 đã gây ra Tổng khủng hoảng. Nó cũng hàm hồ và sai lầm như khi bảo rằng vụ sụt giá cổ phiếu năm 1987 đem lại phép lạ kinh tế thời Reagan!
Nhưng tai hại nhất của loại bạc giả này vẫn là hiện tượng nhận vơ.
Con gà không nhận vơ rằng nó làm mặt trời mọc, chứ các chính khách rất dễ nhận vơ là họ đã tạo ra những thành tích không hề có! Làm sao cử tri – và các nhà báo – có thể phân biệt được sự đúng sai trong tương quan nhân quả là một vấn đề về dân trí.
Những "liều thuốc đổ bệnh"
Từ mấy thí dụ trên đây, người ta có thể thấy ra một quy luật là chính phản ứng hoặc chánh sách của chính quyền có thể gây ra những hậu quả không tính trước. Kinh tế học gọi đó là quy luật "hậu quả bất lường", nhưng hiện tượng này không thu hẹp trong lãnh vực kinh tế.
Khi thấy một điều gì đó xảy ra mà không khách quan và bình tâm suy xét, lại bị mờ trí về những lý luận hàm hồ về lẽ được thua hoặc về tương quan nhân quả, người ta rất dễ lấy quyết định sai về chánh sách. Và chánh sách sai lầm mới dẫn đến hậu quả bất lường hoặc tai họa cho nhiều thành phần khác.
Muốn bảo vệ dân nghèo không có tiền mua nhà mà phải đi thuê, người ta áp dụng chế độ kiểm soát tiền thuê nhà. Hậu quả là nhiều người không muốn mua nhà hay xây nhà để cho thuê. Trong khi những ai đã có nơi thuê nhà thì được bảo vệ - và khó bị đuổi – thì số nhà cho thuê lại giảm, với điều kiện thuê mướn còn khó khăn hơn. Và gây thiệt hại cho người nghèo chưa có mái nhà, tức là đi ngược mục tiêu cao đẹp lúc ban đầu.
Không giải quyết được chuyện nhà cửa qua ngả ấy, người ta tìm cách khác. Chính sách tư hữu hóa gia cư cho người nghèo dẫn tới hậu quả bất lường là hệ thống tín dụng thứ cấp đầy rủi ro vì giúp nhiều người vay tiền mua nhà mà không có khả năng trả nợ.
Vì hồ hởi với chánh sách tư hữu hoá gia cư và điều kiện tín dụng dễ dãi, lãi suất thấp, người ta có thể gây ra hiện tượng bong bóng đầu cơ về địa ốc. Khi bóng bể, tình hình suy sụp thì cũng chính là người nghèo mới bị thiệt hại nặng nhất. Họ là nạn nhân của "hậu quả bất lường".
Nhưng liều thuốc đổ bệnh vĩ đại nhất, con voi trắng lù lù trong cuộc tranh cử hiện nay, chính là nạn bội chi ngân sách và gánh nặng công trái đã lên tới mức kỷ lục. Quyết định tăng chi để kích thích kinh tế đã gây khiếm hụt ngân sách mà không đạt kết quả như dự tính - và thất nghiệp chưa giảm. Dù sao mặc lòng, nhiều chính khách tiếp tục đề cao giải pháp tăng chi và lấy lý do nằm ngoài kinh tế là để cứu giúp dân nghèo hoặc thành phần trung lưu, v.v....
Lập luận đấu tranh giai cấp và lý luận hàm hồ về lẽ được thua mới dẫn đến sự tê liệt hiện nay của nước Mỹ.
_____________
Chúng ta đều hiểu rằng mọi việc trên đời đều có thể cải thiện và cần được cải thiện. Chế độ an sinh xã hội, hệ thống kiểm soát môi sinh hay trật tự công cộng, v.v... có những bất toàn và cần cải thiện Nhưng quy luật kinh tế ngàn đời là người ta không thể thỏa mãn được mọi nhu cầu cho mọi người và kinh tế là sự chọn lựa. Các chính trị gia ít nói đến sự chọn lựa đó mà hứa hẹn phương thuốc thần diệu và bất cần tới những hậu quả bất lường sau này, cho người khác.
Họ căng bạt ra đi bán bánh vẽ ngoài chợ trời.
--Chợ Trời Tư Tưởng
-Nhật Bản, Trung Quốc: Quá gần để gây chiến
John Foley (Reuteurs)
Gần 40 năm sau khi Trung Quốc và Nhật Bản đã chính thức tuyên bố mối quan hệ của họ “bình thường”, thực sự dường như không phải như vậy. Mối thù cũ vì những quần đảo tranh chấp đã đua đến những lời hùng biện dại dột từ Tokyo, những cuộc bạo loạn chống lại Nhật Bản tại các thành phố của Trung Quốc, và ngay cả một cuộc tấn công vào xe của đại sứ Nhật Bản. Tuy nhiên, những tranh cãi đó không thay đổi tiềm để mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản tốt hơn.
Cả hai đều có lý do để có đến gần nhau. Nhật Bản đang thiếu công nhân, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp gia tăng gần đây, trong khi thị trường lao động của Trung Quốc vẫn còn thặng dư. Nhật Bản có một hệ thống giáo dục khá hơn và khả năng công nghệ cao, Trung Quốc có dân số tiêu thụ lớn.
Về măt tài chính, Nhật Bản có lẽ là một trong ba thị trường trái phiếu chính phủ đủ chỗ để Trung Quốc đầu tư khối lượng lớn 3,2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ.
Những tranh chấp bắt nguồn từ cách đối xử của Nhật Bản với Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc từ những tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku-Điếu Ngư của cả hai nước. Hiện nay vần đề chủ quyền đang là nguyên nhân áp đảo. Sau khi một nhóm người biểu tình của Hồng Kông lên trên những hòn đảo xa xôi, Thủ tướng Nhật Bản khẳng định những hòn đảo đó là một phần không thể tách rời của Nhật Bản.
Tuy nhiên, về mặt kinh tế, hai nước có sự hòa hợp. Thị phần của Trung Quốc trong hàng xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng từ 3,5% năm 1990 lên 19% vào năm 2012 cho đến nay. Công nghệ Nhật Bản cung cấp năng lượng cho đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc đang phát triển nhanh cuãng như sự tự động hóa dây chuyền sản xuất tại TQ. Ngoài những tranh chấp quan thuế về hành tây và nấm vào năm 2001, và gần đây trên kim loại “đá hiếm”, Nhật Bản đã không trực tiếp kiện tụng thương mại chống lại Trung Quốc. Tokyo còn giữ im lặng về sự ép giá đồng nhân dân tệ của TQ, khi giá đồng yen tăng.
Bình tĩnh sẽ thắng thế. Sau khi những thành phố của Trung Quốc tổ chức cuộc bạo loạn chống Nhật vào năm 2005, thương mại song phương đã tăng trưởng 12%, và số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Trung Quốc cũng tăng. Mặc dù có những nghi ngờ rằng Trung Quốc đôi khi khuyến khích người dân xả bực tức bằng hình thức biểu tình chống nước ngoài, cảnh sát chống bạo động đã phá vỡ cuộc biểu tình tại Quảng Đông với sức mạnh đáng báo động.
Trong khi Nhật Bản và Trung Quốc cùng chiếm 1/5 sản lượng của thế giới, chỉ có 9% của cổ phiếu đầu tư ra nước ngoài và 11% sản xuất hàng năm của Nhật Bản ở Trung Quốc, của nó. Cả hai không bao giờ có thể là bạn, nhưng để lịch sử sang một bên họ có thể là đối tác tuyệt vời.
© DCVOnline
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda (P), Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo duyệt binh tại Đại lễ đường Nhân dân [Bắc Kinh, Trung Quốc, Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Hai, 2011] Nguồn ảnh: Andy WongAP |
Cả hai đều có lý do để có đến gần nhau. Nhật Bản đang thiếu công nhân, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp gia tăng gần đây, trong khi thị trường lao động của Trung Quốc vẫn còn thặng dư. Nhật Bản có một hệ thống giáo dục khá hơn và khả năng công nghệ cao, Trung Quốc có dân số tiêu thụ lớn.
Về măt tài chính, Nhật Bản có lẽ là một trong ba thị trường trái phiếu chính phủ đủ chỗ để Trung Quốc đầu tư khối lượng lớn 3,2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ.
Những tranh chấp bắt nguồn từ cách đối xử của Nhật Bản với Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc từ những tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku-Điếu Ngư của cả hai nước. Hiện nay vần đề chủ quyền đang là nguyên nhân áp đảo. Sau khi một nhóm người biểu tình của Hồng Kông lên trên những hòn đảo xa xôi, Thủ tướng Nhật Bản khẳng định những hòn đảo đó là một phần không thể tách rời của Nhật Bản.
Tuy nhiên, về mặt kinh tế, hai nước có sự hòa hợp. Thị phần của Trung Quốc trong hàng xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng từ 3,5% năm 1990 lên 19% vào năm 2012 cho đến nay. Công nghệ Nhật Bản cung cấp năng lượng cho đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc đang phát triển nhanh cuãng như sự tự động hóa dây chuyền sản xuất tại TQ. Ngoài những tranh chấp quan thuế về hành tây và nấm vào năm 2001, và gần đây trên kim loại “đá hiếm”, Nhật Bản đã không trực tiếp kiện tụng thương mại chống lại Trung Quốc. Tokyo còn giữ im lặng về sự ép giá đồng nhân dân tệ của TQ, khi giá đồng yen tăng.
Bình tĩnh sẽ thắng thế. Sau khi những thành phố của Trung Quốc tổ chức cuộc bạo loạn chống Nhật vào năm 2005, thương mại song phương đã tăng trưởng 12%, và số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Trung Quốc cũng tăng. Mặc dù có những nghi ngờ rằng Trung Quốc đôi khi khuyến khích người dân xả bực tức bằng hình thức biểu tình chống nước ngoài, cảnh sát chống bạo động đã phá vỡ cuộc biểu tình tại Quảng Đông với sức mạnh đáng báo động.
Trong khi Nhật Bản và Trung Quốc cùng chiếm 1/5 sản lượng của thế giới, chỉ có 9% của cổ phiếu đầu tư ra nước ngoài và 11% sản xuất hàng năm của Nhật Bản ở Trung Quốc, của nó. Cả hai không bao giờ có thể là bạn, nhưng để lịch sử sang một bên họ có thể là đối tác tuyệt vời.
© DCVOnline
Nguồn: Japan, China: Too close to fight. John Foley, Reuteurs. Aug. 29, 2012
Lịch sử lâu dài của Trung Quốc không theo dự báo sụp đổ BA SÀM
"Lý thuyết của Scottish"!? "Xã hội dân sự" - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình (Nhân Dân 31-8-12) -- "Theo lý thuyết của Scottish (thế kỷ XVIII), XHDS có nghĩa là xã hội văn minh với một nhà nước không độc đoán". "Lý thuyết của Scottish" là gì vậy hở trời? Chắc ông này muốn nói Adam Ferguson, người Scots (Tô Cách Lan), tác giả quyển Essay on the History of Civil Society(1767) (Nhắn riêng với các ông Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh: Chẳng lẽ "lực luợng lý luận" của quý ông chỉ đến cỡ ông Dương Văn Cừ này hay sao? Nếu thế thì đúng là mạt rệp rồi!)
- Thủ đoạn của phương Tây – (BBC). Nói về bài trên báo Nhân Dân: “Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình. – Đào Tiến Thi: TÔI NGHĨ ĐẢNG TA KHÔNG CHỦ TRƯƠNG TẨY CHAY XÃ HỘI DÂN SỰ (Ba Sàm). – Điều rất khó tin! (Nguyễn Vĩnh). “Càng khó hiểu hơn khi chúng ta luôn hô hào lấy người dân làm gốc, mà mục đích trung tâm và duy nhất của cách mạng là nhằm mang lại phúc lợi ấm no tự do hạnh phúc cho nhân dân, vậy mà khi người dân tự giác tự nguyện phụng sự cho một xã hội dân sự, không lý gì quyền lực Đảng và quyền lực Nhà nước lại đi nghi kỵ và cản trở xu hướng ‘dân sự hóa’ xã hội đó khi nhân dân mong muốn”. BTV: Có lẽ ông Dương Văn Cừ cũng giống như thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng “dân trí thấp” nên mới dám viết một bài viết coi thường dân VN như thế. - Ngòi bút chiến đấu trước mũi nhọn cuộc sống (QĐND).
-Kinh tế Việt Nam: 67 năm qua các con số VnEconomy -Quy mô kinh tế năm 2011 gấp khoảng 20,8 lần năm 1955, gấp khoảng 5,5 lần năm 1985
Một góc khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại Tp.HCM. Tăng trưởng GDP của Việt Nam tính đến năm 2011 đã đạt 31 năm liên tục.
Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9/1945 đã làm cho chế độ thuộc địa gần 100 năm bị đánh sập, chế độ phong kiến hàng nghìn năm bị xóa bỏ...
Vị thế của Việt Nam từ đó đã có sự chuyển đổi cơ bản, từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới (đúng ra là An Nam nằm trong xứ Đông Dương thuộc Pháp), thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong 67 năm qua, Việt Nam phải trải qua 30 năm chiến tranh, chia cắt, mất hàng chục năm khắc phục hậu quả chiến tranh và tìm tòi cơ chế, bị bao vây cấm vận, bị hụt hẫng về vốn đầu tư, thị trường do sự đổ vỡ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, rồi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở trong nước và tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trăm năm mới có... Mặc dù vậy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
Về mặt chính trị, đối ngoại, Việt Nam đã trở thành một nước hoàn toàn độc lập, có quyền tự quyết định vận mệnh của mình. Việt Nam đã là thành viên của Liên hiệp quốc, tham gia Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, có quan hệ ngoại giao với trên 170 nước, có quan hệ buôn bán với trên 200 nước và vùng lãnh thổ, tham gia hầu hết các tổ chức và định chế quốc tế, đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,... Vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế ngày càng tăng. Về kinh tế, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của năm 2011 gấp nhiều lần trước Cách mạng.
GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86 USD - là một trong mấy nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục qua các năm sau đó và đến năm 2011 đã đạt 1.375 USD, đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp).
Tăng trưởng GDP của Việt Nam tính đến năm 2011 đã đạt 31 năm liên tục, chỉ thua kỷ lục 33 năm hiện do Trung Quốc nắm giữ... Nếu bình quân thời kỳ 1977-1980, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm mạnh, nếu tính bình quân thời kỳ 1977-1985 cũng chỉ tăng 3,7%/năm, cao hơn không bao nhiêu tốc độ tăng dân số, nếu bình quân thời kỳ 1986-1990 chỉ đạt 4,4%/năm, thì bình quân thời kỳ 1991-2011 đạt 7,34%/năm, thuộc loại cao trong khu vực, châu Á và trên thế giới.
Như vậy, quy mô kinh tế năm 2011 gấp khoảng 20,8 lần năm 1955, gấp khoảng 5,5 lần năm 1985 và gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 (bình quân 1 năm thời kỳ 2001-2011 đạt 7,14%).
Cơ cấu kinh tế đó có sự chuyển dịch quan trọng: tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản đã giảm từ 40,2% (1985) xuống còn 22,02% (2011), của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 27,4% lên gần 40,79%, của nhóm ngành dịch vụ tăng từ 32,4% lên đạt 37,19% trong thời gian tương ứng!
Nông nghiệp có sự biến đổi thần kỳ, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thuỷ sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới.
Sản xuất công nghiệp trước Cách mạng còn rất sơ khai. Cả nước chỉ có 200 xí nghiệp, với 90 nghìn công nhân, chủ yếu phục vụ sự vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ mạt của thực dân. Số sản phẩm chỉ đếm trên đầu ngón tay với sản lượng còn rất ít ỏi. Đến nay cả nước có gần nửa triệu doanh nghiệp, trên 4,2 triệu cơ sở cá thể, với gần 1,5 triệu lao động... Sản phẩm công nghiệp vừa nhiều gấp bội về số loại, vừa gấp nhiều lần về sản lượng.
Thương mại trước Cách mạng còn rất nhỏ bé phân tán. Ngày nay, việc mua bán ở trong nước đã được tự do hoá, hàng nghìn siêu thị, trung tâm thương mại được hình thành. Số nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ buôn bán nếu năm 1986 mới có 43 thì đến nay đã lên đến trên 200. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 có thể vượt qua mốc 100 tỷ USD. Tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170%, đứng thứ 5 thế giới.
Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 7/2012 đăng ký đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993 đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD.
Về mặt xã hội, tổng quát nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã đạt được ba sự vượt trội: chỉ số đã tăng lên qua các năm; thứ bậc về HDI tăng lên qua các năm; chỉ số và thứ bậc về tuổi thọ và học vấn cao hơn chỉ số về kinh tế. Nhiều chỉ tiêu về xã hội năm 2011 cũng gấp nhiều lần trước Cách mạng.
Năm 2012 là năm thứ hai của kế hoạch 5 năm 2011-2015 và chiến lược 10 năm 2011-2020. Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong hai năm 2011-2012, một mặt Việt Nam vừa phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, mặt khác vừa phải thực hiện ba khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Đây là khó khăn kép và phải có giải pháp kép.
67 năm đời ta có Đảng (CSVN)Dự đoán kinh tế Việt Nam
Vị thế của Việt Nam từ đó đã có sự chuyển đổi cơ bản, từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới (đúng ra là An Nam nằm trong xứ Đông Dương thuộc Pháp), thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong 67 năm qua, Việt Nam phải trải qua 30 năm chiến tranh, chia cắt, mất hàng chục năm khắc phục hậu quả chiến tranh và tìm tòi cơ chế, bị bao vây cấm vận, bị hụt hẫng về vốn đầu tư, thị trường do sự đổ vỡ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, rồi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở trong nước và tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trăm năm mới có... Mặc dù vậy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
Về mặt chính trị, đối ngoại, Việt Nam đã trở thành một nước hoàn toàn độc lập, có quyền tự quyết định vận mệnh của mình. Việt Nam đã là thành viên của Liên hiệp quốc, tham gia Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, có quan hệ ngoại giao với trên 170 nước, có quan hệ buôn bán với trên 200 nước và vùng lãnh thổ, tham gia hầu hết các tổ chức và định chế quốc tế, đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,... Vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế ngày càng tăng. Về kinh tế, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của năm 2011 gấp nhiều lần trước Cách mạng.
GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86 USD - là một trong mấy nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục qua các năm sau đó và đến năm 2011 đã đạt 1.375 USD, đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp).
Tăng trưởng GDP của Việt Nam tính đến năm 2011 đã đạt 31 năm liên tục, chỉ thua kỷ lục 33 năm hiện do Trung Quốc nắm giữ... Nếu bình quân thời kỳ 1977-1980, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm mạnh, nếu tính bình quân thời kỳ 1977-1985 cũng chỉ tăng 3,7%/năm, cao hơn không bao nhiêu tốc độ tăng dân số, nếu bình quân thời kỳ 1986-1990 chỉ đạt 4,4%/năm, thì bình quân thời kỳ 1991-2011 đạt 7,34%/năm, thuộc loại cao trong khu vực, châu Á và trên thế giới.
Như vậy, quy mô kinh tế năm 2011 gấp khoảng 20,8 lần năm 1955, gấp khoảng 5,5 lần năm 1985 và gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 (bình quân 1 năm thời kỳ 2001-2011 đạt 7,14%).
Cơ cấu kinh tế đó có sự chuyển dịch quan trọng: tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản đã giảm từ 40,2% (1985) xuống còn 22,02% (2011), của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 27,4% lên gần 40,79%, của nhóm ngành dịch vụ tăng từ 32,4% lên đạt 37,19% trong thời gian tương ứng!
Nông nghiệp có sự biến đổi thần kỳ, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thuỷ sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới.
Sản xuất công nghiệp trước Cách mạng còn rất sơ khai. Cả nước chỉ có 200 xí nghiệp, với 90 nghìn công nhân, chủ yếu phục vụ sự vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ mạt của thực dân. Số sản phẩm chỉ đếm trên đầu ngón tay với sản lượng còn rất ít ỏi. Đến nay cả nước có gần nửa triệu doanh nghiệp, trên 4,2 triệu cơ sở cá thể, với gần 1,5 triệu lao động... Sản phẩm công nghiệp vừa nhiều gấp bội về số loại, vừa gấp nhiều lần về sản lượng.
Thương mại trước Cách mạng còn rất nhỏ bé phân tán. Ngày nay, việc mua bán ở trong nước đã được tự do hoá, hàng nghìn siêu thị, trung tâm thương mại được hình thành. Số nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ buôn bán nếu năm 1986 mới có 43 thì đến nay đã lên đến trên 200. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 có thể vượt qua mốc 100 tỷ USD. Tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170%, đứng thứ 5 thế giới.
Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 7/2012 đăng ký đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993 đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD.
Về mặt xã hội, tổng quát nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã đạt được ba sự vượt trội: chỉ số đã tăng lên qua các năm; thứ bậc về HDI tăng lên qua các năm; chỉ số và thứ bậc về tuổi thọ và học vấn cao hơn chỉ số về kinh tế. Nhiều chỉ tiêu về xã hội năm 2011 cũng gấp nhiều lần trước Cách mạng.
Năm 2012 là năm thứ hai của kế hoạch 5 năm 2011-2015 và chiến lược 10 năm 2011-2020. Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong hai năm 2011-2012, một mặt Việt Nam vừa phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, mặt khác vừa phải thực hiện ba khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Đây là khó khăn kép và phải có giải pháp kép.
67 năm đời ta có Đảng (CSVN)Dự đoán kinh tế Việt Nam
Các hình ảnh tập hợp đây làm nổi bật những thành tựu “vĩ đại”, “to lớn” của ĐCSVN kể từ khi “giải phóng” miền Nam Việt Nam, hay tiêu diệt quốc gia Việt Nam Cộng Hòa kể từ năm 1975 nhân dịp kỷ niệm quốc khánh 2-9-1945 của CHXHCN Việt Nam.
Ngập nước sau mỗi cơn mưa lớn trở thành nỗi lo thường trực của công dân TP.HCM (SG).
Dân cư đổ về Sài Gòn ngày càng đông, cộng thêm cơ sở hạ tầng mở rộng chưa tương xứng với nhu cầu đi lại của người dân thành phố này dẫn tới nạn kẹt xe trong giờ cao điểm tại khu trung tâm thành phố.
Công an – hung thần hay bạn dân?
Phật giáo Việt Nam Cộng Hòa vs. Phật giáo CHXHCN Việt Nam
Cháy xe do xăng dỏm tại Việt Nam hiện nay do thủ đoạn của những đại lý bán xăng – nguyên nhân mà CP VN không bao giờ thừa nhận.
Kẻ thù truyền kiếp hay đồng chí tốt, anh em tốt, láng giềng tốt?
Nữ sinh thời xưa vs. nay
Biểu tình phải xin phép!?
Ngập nước sau mỗi cơn mưa lớn trở thành nỗi lo thường trực của công dân TP.HCM (SG).
Dân cư đổ về Sài Gòn ngày càng đông, cộng thêm cơ sở hạ tầng mở rộng chưa tương xứng với nhu cầu đi lại của người dân thành phố này dẫn tới nạn kẹt xe trong giờ cao điểm tại khu trung tâm thành phố.
Công an – hung thần hay bạn dân?
Phật giáo Việt Nam Cộng Hòa vs. Phật giáo CHXHCN Việt Nam
Cháy xe do xăng dỏm tại Việt Nam hiện nay do thủ đoạn của những đại lý bán xăng – nguyên nhân mà CP VN không bao giờ thừa nhận.
Kẻ thù truyền kiếp hay đồng chí tốt, anh em tốt, láng giềng tốt?
Nữ sinh thời xưa vs. nay
Biểu tình phải xin phép!?
Việc hàng trăm công ty niêm yết đã, đang và sẽ bị đuổi khỏi sàn do thua lỗ kéo dài quá quy định theo giới chuyên gia, không ảnh hưởng nhiều tới thị trường chứng khoán (TTCK). Điều này hoàn toàn đúng và cần thiết nếu nhìn dưới góc độ một cuộc sàng lọc hàng hóa.
- Xứ sở của kinh doanh bất lương (Người Buôn Gió). “Ở Việt Nam là xứ sở của thiên đường, của lưu manh và lừa đảo. Chẳng ai xử lý bọn tăng giá trước khi bộ tài chính phê duyệt cả. Bạn mua hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá thời hạn… bạn cùng lắm chỉ đến nơi bán cãi lộn, mắng mỏ dăm ba câu là huề. Khó mà bạn có thể thấy chính quyền can thiệp đòi công bằng cho bạn, thậm chí là không bao giờ”. - Giá gas trong nước tăng mạnh – (BBC). – Đủ kiểu gian lận từ xăng dầu (NLĐ). – Giá xăng dầu phải theo cơ chế thị trường (SGGP). – Ví nhà nước, túi nhân dân (Đào Tuấn).