Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Chủ nhân bảng xếp hạng "chỉ số tín nhiệm" CRV là ai?

-

(GDVN) - Sau khi bảng xếp hạng “chỉ số tín nhiệm” của 32 ngân hàng Việt Nam mới được CRV công bố nhiều người hoài nghi về tính xác thực và năng lực thẩm định của đơn vị này. Vậy thực chất CRV là ai? Năng lực của CRV như thế nào?.
Một loạt thư ngỏ “phản pháo” về bảng xếp hạng “năng lực cạnh tranh” của 32 ngân hàng Việt Nam được các đơn vị đưa ra, nhiều khách hàng thậm chí là lãnh đạo các ngân hàng bày tỏ sự bất ngờ khi không biết CRV - đơn vị đưa ra bảng xếp hạng này là ai.

Sản phẩm và dịch vụ: Không có gì ngoài 3 cuốn báo cáo thường niên?

Theo tìm hiểu của phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, trong phần giới thiệu trên website đơn vị này thì CRV là viết tắt của Công ty CP Xếp hạng tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (Credit Rating Vietnam), có địa chỉ tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ngoài 3 cuốn báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm VN, tất cả Sản phẩm và dịch vụ còn lại, trên website của CRV đều trống rỗng, không hề có thông tin. (Ảnh chụp màn hình).

Được thành lập từ năm 2006 do ông Nguyễn Hữu Nam làm Tổng Giám đốc, với mục đích trở thành nhà cung cấp tốt nhất tại Việt Nam các đánh giá tín nhiệm độc lập, các chỉ số tín nhiệm, các phân tích, đánh giá rủi ro, các nghiên cứu đầu tư và các dữ liệu về doanh nghiệp.
Các sản phẩm và dịch vụ của CRV liệt kê ra bao gồm: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam, xếp hạng tự động các doanh nghiệp, phân tích ngành, đào tạo, ngân hàng dữ liệu và công bố nghiên cứu của CRV, tuy nhiên, ngoài 3 cuốn báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm VN từ năm 2010 – 2012 thì tất cả các dịch vụ còn lại, trên website của CRV đều trống rỗng, không hề có thông tin.
Trong khi đó, 2 cuốn báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm VN từ năm 2010, năm 2011 dường như không gây được ấn tượng nhiều với giới nghiên cứu và dư luận, trong khi, mong muốn của CRV là nó sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng theo lời giới thiệu của CRV, các kết quả đánh giá của đơn vị này dựa trên một quy trình đánh giá khoa học bao gồm hơn 100 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, đã có tham khảo công nghệ của các tổ chức đánh giá tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới như: Standard and Poor’s, Moodys... cùng sự hỗ trợ của Hội đồng thẩm định gồm các chuyên gia đầu ngành Việt.

Ví dụ, trong cuốn sách Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam năm 2011 có ghi Ban Chủ tịch Hội đồng Biên soạn bao gồm 5 người trong đó 2 người thuộc CRV, một Phó Tổng biên tập tờ báo tài chính đã về hưu, một người của VCCI và người còn lại của Hội Ứng dụng Toán học Việt Nam.

Tuy nhiên, khi được hỏi về những ý kiến trái chiều trong giới ngân hàng đối với “sản phẩm” của CRV mới công bố vừa qua, người của VCCI nằm trong Hội đồng biên soạn lại “tỉnh queo” trả lời với phóng viên vov rằng: “…tôi cũng đang tìm hiểu chứ có biết gì đâu…”.

Ngoài ra, số lượng người tổng cộng tham gia viết sách, nghiên cứu và biên soạn lại không thấy CRV đề cập tới.

Xếp hạng 500 doanh nghiệp chỉ trong vòng 2 – 3 tháng?

Cách thức đánh giá của CRV là: chỉ cần cung cấp thông tin về các cổ phiếu và tỷ lệ đầu tư của mỗi cổ phiếu trong toàn bộ danh mục đầu tư các nhà đầu tư có thể có được tình hình biến động của danh mục đầu tư của mình tại mọi thời điểm. Nói cách khác, các nhà đầu tư có một chỉ số đầu tư riêng cho danh mục của mình và có thể theo dõi tình hình của giới đầu tư tại mọi thời điểm.

Nhiều đơn vị hoài nghi về báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam (ảnh Internet)

Tuy nhiên, với kinh nghiệm bản thân đã làm việc trực tiếp 8 năm liên tục trong hoạt động xếp hạng tín nhiệm và 4 năm trực tiếp đưa hoạt động xếp hạng tín nhiệm ngân hàng vào thực tế tại Việt Nam, ôngTrần Quang Phúc, quản lý tại Công ty xếp hạng tín dụng Vietnam Credit Co., ltd khi trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam đã  nhận xét: “Tôi cảm thấy lạ và hơi bất ngờ với việc một công ty xếp hạng được toàn bộ khoảng 500 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trong vòng chỉ có 2-3 tháng”.

Ông Phúc giải thích: Trước tiên có thể đơn vị này chưa thực hiện chính xác chức năng của một công ty xếp hạng tín nhiệm (Credit rating agency, viết tắt là CRA) chuyên nghiệp (do hiện tại các biến thể của xếp hạng tín nhiệm rất đa dạng). Có thể đó là các credit rating report provider (nhà cung cấp báo cáo xếp hạng tín nhiệm), due diligence report provider (nhà cung cấp báo cáo tín nhiệm), commercial debt rating provider (nhà cung cấp báo cáo xếp hạng nợ thương mại)…).

“Nhưng việc thực hiện phân tích xếp hạng theo mức độ thấp nhất của các biến thể xếp hạng tín nhiệm cũng không thể thực hiện xong với 500 doanh nghiệp trong vòng 2-3 tháng với nhân lực hầu như chưa có gì” – ông Phúc nhấn mạnh.

Hơn nữa, theo ông Phúc, nếu chỉ dựa trên các đánh giá định lượng (báo cáo tài chính) thì rõ ràng kết quả đánh giá chưa đầy đủ và thiếu thuyết phục.

Thêm vào đó, một vị lãnh đạo từng có kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Standard & Poor's, Moody’s và Fitch cho biết, theo thông lệ của thế giới, sau khi đánh giá, xếp hạng, các hãng thường tham khảo ý kiến phản hồi. Trong trường hợp tổ chức được đánh giá không đồng ý với kết quả, hãng xếp hạng tín nhiệm cũng ghi rõ điều đó trong báo cáo.

Ở trường hợp của CRV Index 2012, tất cả mọi thứ đều làm trong “bí mật”, rất nhiều ngân hàng hạng dưới đều tỏ ra bất ngờ và kịch liệt phản đối bảng xếp hạng chỉ số tín nhiệm 32 ngân hàng đã công bố. Chưa kể tới việc, CRV đã “mạo danh” hàng loạt các cơ quan chức năng nhằm “đánh bóng” tên tuổi và nâng cao tầm quan trọng của kết quả này.

Chia sẻ với một số cơ quan báo chí, đại diện của một nhà băng nằm trong top 12 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đã đặt câu hỏi về uy tín của CRV khi nêu thắc mắc: "Bản thân tổ chức này có phải là một doanh nghiệp uy tín không khi tên tuổi của công ty gắn liền với không ít vụ tai tiếng?".

Bởi thế, theo đánh giá của một số chuyên gia: để tránh nhiễu loạn thông tin và bất ổn thị trường với một ngành quá nhạy cảm như ngân hàng thì khi công bố thông tin cung cần rất thận trọng, tránh xảy ra tình trạng “nực cười”, xếp hạng xong rồi nhận “thiếu sót” một cách “đương nhiên”, bình thản như trường hợp của CRV.

Đơn vị CRV cũng giới thiệu sẽ cung cấp thông tin tín nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, và thông tin tín nhiệm của các ngành kinh tế nói chung. Ngoài ra sẽ mở rộng để cung cấp thông tin tín dụng của hầu hết các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang được giao dịch trên thị trường OTC, và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó là dịch vụ đánh giá định mức tín nhiệm của tất cả các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng.

Cách thức đánh giá theo giới thiệu đơn vị này trên trang web là: chỉ cần cung cấp thông tin về các cổ phiếu và tỷ lệ đầu tư của mỗi cổ phiếu trong toàn bộ danh mục đầu tư các nhà đầu tư có thể có được tình hình biến động của danh mục đầu tư của mình tại mọi thời điểm. Nói cách khác, các nhà đầu tư có một chỉ số đầu tư riêng cho danh mục của mình và có thể theo dõi tình hình của giỏ đầu tư tại mọi thời điểm nào. 

-Chủ nhân bảng xếp hạng "chỉ số tín nhiệm" CRV là ai?


-Xếp hạng năng lực cạnh tranh 32 NH: Cú sốc cho thị trường tài chính!
Những con số "báo động" về Công ty Quốc Cường Gia Lai
-Khám phá căn hộ siêu sang giá bán 1.600 tỷ đồng
****************
-CRV xin lỗi vì xếp hạng năng lực cạnh tranh 32 ngân hàng

11-09-2012 07:53:57
(ĐTCK) Chiều ngày 10/9, đại diện Hội đồng khoa học Công ty CRV - các tác giả của báo cáo Xếp hạng năng lực cạnh tranh 32 ngân hàng đã gửi thư ngỏ thừa nhận không liên hệ, tiếp xúc với các ngân hàng trong suốt quá trình nghiên cứu.

Theo "Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012" được CRV công bố sáng 8/9, có 9 trong trong số 32 ngân hàng được phân loại đánh giá xếp vào hạng A, loại có năng lực cạnh tranh tốt nhất thị trường. Nhóm thứ 2, xếp loại B với năng lực cạnh tranh khá, gồm 9 ngân hàng. Nhóm C (năng lực cạnh tranh trung bình) có 10 ngân hàng và nhóm cuối cùng là D (năng lực cạnh tranh hạn chế) với 3 ngân hàng.
Theo nhóm tác giả trên, số liệu được sử dụng trong bản báo cáo được lấy từ báo cáo tài chính công khai của các ngân hàng. Tuy nhiên, sau khi công bố kết quả xếp hạng trên, nhiều ngân hàng đã bày tỏ quan điểm không đồng tình với kết quả xếp hạng cũng như cách thức thực hiện việc xếp hạng trên.
Sau khi trao đổi với phóng viên Đầu tư Chứng khoán chiều 10/9, lãnh đạo công ty CRV đã gửi thư ngỏ đến độc giả cũng như các ngân hàng về kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh này. Trong thư, Ban biên soạn thừa nhận những thiếu sót và "còn có những điểm chưa hoàn thiện và chưa phản ánh đúng tình hình thực tế về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng".
Thay mặt Ban biên soạn, ông Nguyễn Hữu Nam - Phó Chủ tịch Hội đồng biên soạn cho biết: "Chúng tôi đã áp dụng những phương pháp đánh giá của thế giới vào điều kiện Việt Nam mà chưa tính đến đặc thù của thị trường tài chính ngân hàng trong nước".
Thư ngỏ của CRV

Kính gửi: Quý độc giả
Trong phần nghiên cứu về xếp hạng năng lực canh tranh của Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 (CRV Index), chúng tôi đã thực hiện việc xếp hạng năng lực cạnh tranh hơn 30 ngân hàng thương mại Việt Nam, với mong muốn cung cấp một kết quả phân tích độc lập giúp các ngân hàng định vị năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Chúng tôi mong muốn các độc giả nhìn nhận nghiên cứu này như một tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên thể hiện sự cố gắng rất lớn của nhóm tác giả. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan trong điều kiện thực tế, nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Sau khi nhận được phản biện của một số nhà khoa học cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu này còn có những điểm chưa hoàn thiện và chưa phản ánh đúng tình hình thực tế về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đã được đánh giá. Chúng tôi đã áp dụng những phương pháp đánh giá của thế giới vào điều kiện Việt Nam mà chưa tính đến đặc thù của thị trường tài chính ngân hàng trong nước. Đây là thiếu sót của Ban biên soạn và Hội đồng khoa học của CRV Index.
Rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý để nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa.
Trân trọng cảm ơn!
Thay mặt ban biên soạn
Phó Chủ tich Hội đồng Biên soạn
TS. Nguyễn Hữu Nam

-Nhiều ngân hàng phản ứng vì báo cáo cạnh tranh của CRV Cuối ngày 10/9, CRV đã gửi thư ngỏ đến độc giả cũng như các ngân hàng thừa nhận thiếu sót về kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh này.
-Vì sao Agribank "mất hút" trong bảng xếp hạng tín nhiệm ngân hàng? (GDVN) - Lần đầu tiên 32 ngân hàng lần lượt được “xướng danh” trên bảng tín nhiệm nhưng lại vắng mặt một trong 4 ngân hàng "trụ cột", đó là..--Chứng khoán VN 'giảm kỷ lục'
 Nợ xấu đè lên Việt Nam: Bad Loans Weigh Down Vietnam (WSJ 10-9-12)
Until a few years ago, Vietnam was one of the world's hottest emerging markets. Now it faces an urgent task: fix a beleaguered banking system or watch its economy continue to slip behind faster-growing neighbors.
Piles of bad loans following the financial crisis have dragged down growth in Vietnam and left banks weakened and reluctant to lend.
The government recently acknowledged that nonperforming loans—many made to inefficient state-owned companies—could be as high as 10% of the banking system, substantially higher than reported by individual banks. Fitch Ratings analysts think the number is as high as 15%.
A record number of
VN có cần nhờ IMF cứu trợ ngân hàng? (BBC 10-9-12)
– Bệnh’ đầu tư đa ngành và những ‘xác chết biết đi’ ở Việt Nam (DĐDN). Tiến sĩ Alan Phan - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải - cho rằng đầu tư đa ngành chẳng khác nào cho người bệnh ở cùng với người khỏe để thành dịch bệnh nguy hiểm.Không nên kéo dài những "xác chết biết đi", cứ nuôi những cái đó rồi rốt cục tài nguyên và tài lực sẽ bị thui chột dần. Theo ông, phải mạnh dạn cho những tập đoàn, công ty không làm được việc 'chết'.
- Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang rơi vào thua lỗ nặng nề sau cơn say đầu tư trái ngành. Ông nhìn nhận bài học này như thế nào?
- Đó là căn bệnh của lòng tham và sự hoang tưởng. Khi thành công trong một vài lĩnh vực, con người thường có hoang tưởng là có thể thành công trong nhiều lĩnh vực. Không riêng gì các nhà kinh doanh Việt Nam mà phần lớn trên thế giới hay bị bệnh này. Thành ra tôi không ngạc nhiên. Khi có tiền trong tay và có một vài thành công ban đầu thì họ nghĩ như vậy.

- Ông cho rằng đâu là động cơ thực sự khiến các doanh nghiệp lao vào đầu tư trái ngành dù họ không có năng lực quản trị cốt lõi?
- Ngoài yếu tố lòng tham, sĩ diện, còn do tư duy làm ăn chộp giật, manh mún. Họ nghĩ rằng cái này là tốt nhưng thực tình là cái hại cho họ. Nhưng cũng không trách được vì trong một cơ chế như hiện nay, phần lớn dựa trên quan hệ thay vì mồ hôi nước mắt của sáng tạo, của sự vận hành. Từ một vài quan hệ có thể đem đến cả triệu USD. Họ dám lao vào lĩnh vực trái ngành vì nhìn vào ngắn hạn, thấy có mối quan hệ nọ kia và cứ thế đầu tư.

Tiến sĩ Alan Phan cho rằng không nên nuôi mãi những 'xác chết biết đi'

Thông tin về thị trường rất kém, họ không cần biết nhiều lắm về khách hàng. Họ nghĩ có quan hệ là sẽ thắng được đối thủ. Nhiều người đầu tư theo đám đông, bầy đàn. Khi thấy vài người kiếm được tiền trong chứng khoán thì nhà nhà lên sàn chơi. Nhưng khi chứng khoán đi xuống, lại thấy nhiều người kiếm bộn từ địa ốc thì lại ào ào đổ vào bất động sản...
Tiến sĩ Alan Phan là doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc. Ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) - Công ty Hartcourt đạt thị giá 670 triệu đôla vào năm 1999.
Ông cũng là doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997). Hiện ông đang là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa Fund tại Hồng Kong và Thượng Hải.
-Nhưng đầu tư đa ngành cũng phải có những lợi thế nhất định chứ?
- Tôi không thấy có lợi thế nào. Một anh chuyên làm thực phẩm mà đòi mở trường đại học, anh làm khoáng sản lại đi mở khách sạn... Người nước ngoài họ nghe những câu chuyện này thấy rất buồn cười, khôi hài bởi có biết gì đâu mà làm.
Đầu tư đa ngành kiểu này giống như nhét thằng bệnh vào ở cùng thằng khỏe, để cho thằng khỏe lây bệnh theo. Con bệnh không thể vì ở với người khỏe mà hết bệnh được. Lấy tiền của thằng mạnh đem chia cho thằng yếu thì cũng sẽ yếu thôi. Nếu doanh nghiệp đã tốt thì nên đầu tư để khuếch trương lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thay vì đi nuôi nhiều công ty con yếu. Nguyên tắc kinh doanh căn bản là không ném đồng tiền tốt vào cùng với những đồng tiền xấu.
-Nhiều doanh nghiệp lớn, có tiềm lực đã phát triển lĩnh vực cốt lõi của mình ở một mức nhất định nhưng muốn đầu tư thêm vào các ngành phụ trợ, bổ sung cho lĩnh vực chính. Vậy ông có lời khuyên gì cho họ?
- Có 2 cách để khuếch trương, một là theo chiều ngang - đa ngành, cái này tôi hoàn toàn không ủng hộ. Hai là theo chiều dọc, tức là vừa sản xuất vừa muốn nắm luôn cả nguyên liệu vật liệu đầu vào, tiêu thụ, thị trường, cách này tôi ủng hộ. Tùy vào chiến lược của mỗi công ty nên lựa chọn các phương thức khác nhau. Nhưng nếu nguồn nguyên liệu công ty bạn nhập có nhiều đối thủ tham gia cạnh tranh cùng cung cấp thì không cần phải lo lắng vì giá cả sẽ tốt. Như vậy, không nên gia nhập thêm thị trường này. Ngược lại, nếu công ty phải phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc hai đơn vị độc quyền thì nên mở rộng đầu tư để nắm cả khâu nguyên liệu, tiêu thụ cho chắc ăn.
- Nhưng có người nói không nên bỏ quá nhiều quả trứng vào một giỏ đầu tư. Vậy với những người muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư thì nên làm như thế nào, thưa ông?
- Lời khuyên của tôi là đầu tư thì nên đầu tư nhiều ngành, nhiều rổ nhưng đó là dưới góc độ cá nhân, còn làm quản lý thì nên quản lý một ngành. Ngành nào thích hợp nhất, làm giỏi nhất thì chăm chú vào làm thay vì chạy lăng xăng nhiều ngành.
- Nhiều ý kiến cho rằng, trình độ chuyên nghiệp theo từng lĩnh tại Việt Nam chưa cao nên điều kiện gia nhập ngành dễ. Vì thế, khi chưa kịp chuyên nghiệp thì các doanh nghiệp đã bị cạnh tranh sứt đầu mẻ trán. Ông nghĩ sao?
- Đương nhiên. Khi rào cản thấp thì nhiều người chạy vào. Cứ nhìn thử ở Việt Nam, tôi thấy doanh nghiệp nhiều nhất là tiệm cà phê, ai cũng làm cà phê. Bởi điều kiện để kinh doanh trong lĩnh vực này không khó.
- Một thời gian, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng đã dùng vốn ngắn hạn để đầu tư bất động sản vì họ nghĩ rằng sẽ tạo đầu ra cho các sản phẩm vật liệu của mình. Ông nghĩ sao về cách quản trị dòng tiền này?
- Không riêng gì trong bất động sản. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đi vay ngắn hạn đầu tư dài hạn nên luôn gặp vấn đề. Người Việt Nam cũng như Trung Quốc vẫn có tư duy thâm căn cố đế là coi trọng bất động sản. Đối với họ, tấc đất là tấc vàng nên bất động sản luôn được định giá cao. Nhưng trong thế giới hiện đại thì mọi việc nó khác rồi. Nhà cửa, chỗ ở chỉ là một nhu cầu bình thường thôi. Cũng nhiều công tử, thiếu gia đại gia ở Hà Nội có dịp sang New York, Singapore thì họ đã thấy ngôi nhà không còn nghĩa lý gì.
-Trên thế giới, cổ phiếu của những công ty đa ngành được ưa chuộng thế nào thưa ông?
- Ở Mỹ gần như không còn công ty đa ngành nào. Còn ở thị trường Á Châu thì vẫn còn nhưng dần dần sẽ lụi bại bởi khó quản lý nổi.
- Vậy với trường hợp của Việt Nam, các công ty đầu tư đa ngành nên tiếp tục đầu tư trái ngành hay thoái vốn?
- Không nên kéo dài những "xác chết biết đi", cứ nuôi những cái đó rồi rốt cục tài nguyên và tài lực sẽ bị thui chột dần. Theo tôi, phải mạnh dạn cho những tập đoàn, công ty không làm được việc chết.

Theo Vnexpress

Thủ tướng bị đe doạ: Viet Prime Minister Under Threat (Asia Sentinel 6-9-12)
Không ai nhận trách nhiệm vụ Vinalines, tự phê không thành công (ND VNN 10-9-12) -- Ý kiến ông Nguyễn Đình Hương
Đi về đâu, những “quả đấm thép”? (SGTT 10-9-12) -- Đi về làm ... "chủ tịch Quốc hội"?
‘Sếp’ ngoại quốc đổ sang VN làm thuê (VNN 10-9-12)

- Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước bị chỉ trích (RFI).- Tháng 10, sẽ chạy thử tải Nhà máy bauxite Tân Rai (TTXVN). Hình ảnh 'sa lầy' của con đường nghìn tỷ
Dù được thành phố kỳ vọng, hỗ trợ rất nhiều nhưng dự án tỉnh lộ 10 sau thời gian dài thi công hiện vẫn là nỗi ám ảnh của người dân.
Nhật Bản hoãn ra quyết định về chính sách năng lượng hạt nhân (RFI).
Vạch trần lý do hết xăng của 136 đại lý
(VEF.VN) - Cục Quản lý thị trường vừa cho biết, có tới 136 cửa hàng viện lý do hết xăng vì đầu mối không cung cấp, chiếm 64% tổng số các trường hợp ngừng bán vừa qua. Cục đang làm rõ thực hư nguyên nhân này.
Chùm ảnh: Công trường Usilk City không bóng người
Kinh doanh vỉa hè kiếm bạc triệu
- Doanh nghiệp xăng dầu lại đòi tăng giá (NLĐ).  - ‘Đầu tháng 10 sẽ tính lại giá điện’ (VNE). - Giá gas sẽ tăng ít nhất 20.000 đồng/bình (NLĐ).
- Giá vàng đều đặn tăng cao: Quản lý kém hiệu quả (NLĐ).  – Giá vàng phi SJC bất ngờ rẻ hơn vàng thế giới (VnMedia).
-  “Tăng trưởng thị trường trái phiếu Việt Nam đứng đầu Đông Á” (VNEco).

-  Moody’s giữ triển vọng ổn định đối với Sacombank (DT).
“Vòi bạch tuộc” lũng đoạn thị trường - Kỳ 4: Vốn ảo từ sở hữu chéo
Sở hữu chéo không chỉ khiến vốn trong các ngân hàng (NH) - cũng là tiền gửi bị "tuồn" ra "sân sau" của các cổ đông lớn. Nghiêm trọng hơn, nó tạo ra một dòng vốn ảo trong hệ thống NH.
- Chứng khoán VN ‘giảm kỷ lục’ (BBC).
Chứng khoán Việt Nam tiếp tục rơi tự do trong bối cảnh hàng loạt lãnh đạo tài chính bị bắt giam (RFI).  - Có hay không “hội bán khống cổ phiếu”? (VnEconomy).  – Chứng khoán sáng 10/9: Lại dồn dập tháo chạy (VnEconomy).     – VN có cần nhờ IMF cứu trợ ngân hàng? (BBC).   – ASEAN+3 sẽ giúp Việt Nam chống khủng hoảng tài chính (Jakarta Post/ RFA).
- Sở hữu ngân hàng: ‘Đại gia’ mặc sức điều vốn (Vef).  - Tiềm lực đáng nể các “đại gia” ngân hàng Việt (VnMedia).
-– Video: HỒ HÙNG ANH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TẠI LỄ CÔNG BỐ BÁO CÁO TÍN NHIỆM 2012 (MrVinh20).   CRV xin lỗi vì xếp hạng năng lực cạnh tranh ngân hàng   -  Em gái Dương Chí Dũng: Ngồi đây sau dư chấn của anh (PNTD).
- Nguyễn Hưng Quốc: Chống tham nhũng: Làm sao cho hiệu quả? (VOA’s blog).   – Cái giá của sự trung thực?  (RFA).
- Run rẩy trước sự thật (FB Mạnh Quân). - Chuyện Anh Ba Sàm.
- VỤ CÔNG NHÂN TRUNG QUỐC ĐÁNH CÔNG NHÂN VIỆT NAM Ở ĐẮK NÔNG: Có thể không khởi tố vụ án(NLĐ).  -  Tăng cường quan hệ công đoàn Việt – Mỹ (LĐ). - Cùng công nhân vượt khó-Bài 1: Muôn cách xoay xở (Tin tức).
-  Thuế thu nhập cá nhân: Vẫn băn khoăn giảm trừ gia cảnh (VNEco).
- Mối lo gạo “chảy máu”: Doanh nghiệp nên chủ động dự trữ (PLTP).  – Gạo Việt “chảy” sang Trung Quốc: Bộ Công Thương đang xem xét (VOV).   – Tạm thời không khống chế đầu mối xuất khẩu gạo(TQ).  – Giấy phép xuất khẩu gạo: xin nhiều nhưng cấp ít (TBKTSG).
- Mở đường cho khoai lang xuất ngoại (DV).
- Bia Huda Huế bị bán cho TQ chỉ là tin đồn thất thiệt (TTXVN).

- Công an và Bộ đội biên phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc (NVCL).
-  158 người dân biên giới được nhập quốc tịch Việt Nam (PLTP).
- Góp ý sửa Hiến pháp qua Internet (VNN).  -  Phải tin dân khi lấy ý kiến cho Hiến pháp sửa đổi (PLTP).
- Lại đề xuất “lạ”.  - Nhập xe tuk tuk “chống” xe máy (NLĐ).  – Những ý tưởng giao thông kiểu “… vẽ voi”(DT). –  Có nên cho xe Túc-Túc hoạt động? (KP).  - Xoá trạm thu phí để đánh “thuế đường”(VnMedia).
- Đà Nẵng: Tốt nghiệp loại giỏi mới được thi công chức(TT).  -  “Toát mồ hôi” vì chưa rõ thẩm quyền chứng thực văn bản song ngữ (PLVN).   –  Phải tạm ứng cho NLĐ 100 triệu đồng tiền lương (LĐ).
- Xây nhà dưới ba tầng được tự thiết kế xây dựng (PLTP). - Bắt quả tang phó chủ tịch xã “làm luật” (TTXVN/ PLTP). - Trưởng thôn Chiếm dụng vốn vay của dân nghèo (NLĐ).  -  26,6 năm tù cho 7 cán bộ xã (LĐ).

Indonesia lo ngại Trung Quốc: On Bali, worries about Chinese downturn (WP 10-9-12) - Singapore hấp dẫn các nhà đầu tư (CNN/ Tia Sáng).
- Tổng thống Pháp cần hai năm để vực dậy kinh tế (RFI).
- Hy Lạp cố đạt thoả thuận với các định chế cho vay quốc tế (VOA).
- Khủng hoảng Eurozone ảnh hưởng thị trường chứng khoán Đông Á (Petrotimes).
- Bên lề APEC, các khối thương mại khác đang hình thành (TQ).
- Trung Quốc, khối BRICS và trật tự quốc tế mới (RFI).
Stalling China chills Japan and S Korea
from (Financial Times)- Weak Chinese growth confirmed that the world’s second-largest economy is itself suffering from muted demand in the US and Europe
Đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu tăng vọt trong quý II
Trung Quốc đang tăng cường đầu tư ở nước ngoài, trong đó, châu Âu được coi là một trong những thị trường hấp dẫn nhất của nước này.
Mitt Romney and America’s Four Deficits Project Syndicate -The US is beset by four deficits: a fiscal deficit, a jobs deficit, a deficit in public investment, and an opportunity deficit. The budget proposals put forward by presidential candidate Mitt Romney and his vice-presidential running mate, Paul Ryan, could reduce the fiscal deficit, but would exacerbate the other three.
Nationalism and Terrorism Project Syndicate -September 11, 2001, may seem like an inappropriate addition to the history of nationalism, given Al Qaeda’s global pretensions. In fact, now that the initial shock and confusion have given way to a more sober perspective, the 9/11 attacks are increasingly seen – as they should be – as one episode among other nationalist milestones.
Nghề "phu gậy sân gofl": Nơi của sự rạch ròi chủ - tớ (NĐT 10-9-12)
 --Nguyên Ngọc: Tôi còn nhiều việc phải làm (TN 10-9-12) “Huyền thoại” Nguyên Ngọc (NLĐ 8-9-12) Giáo viên tiếng Anh cần... phiên dịch (TN 10-9-12)
Tổng bí thư: 'Khoa học đạt kết quả đáng tự hào' (VnEx 10-9-12) -- Ở nước nào vậy?
Dám viết, dám không sợ sai (TTVH 10-9-12) -- Ý kiến của Hữu Thỉnh
Phan Cẩm Thượng: Di sản thì biến mất con người lại mê tín hơn (TTVH 10-9-12)
Nhà văn Thái Bá Lợi: Nôn nóng là ảo tưởng (CAND 10-9-12) -- Hồng Thanh Quang p/v
Thượng đế biết tôi lên nhầm tàu (PN Today 10-9-12) -- Về nhà thơ Lê Đạt
Tử thần rình rập trong bát tiết canh và chuyện “chết vì ăn” (NĐT 10-9-12)
Trộm chó hoành hành miền Tây- Bài 1: Những vùng quê vắng tiếng chó sủa (ND 10-9-12) Bài 2: Thâm nhập lò mổ(ND 10-9-12) -- Hoan hô báo Nhân Dân có nhiều bài về chó!
Cộng đồng Việt và thực phẩm 'organic'- Nguoi Viet Online --“Không hề có sự khác biệt về số lượng vitamin có trong trái cây rau củ hay các loại thịt 'organic' và loại thông thường, ngoại trừ điểm khác biệt duy nhất là trong các sản phẩm 'organic' hơi có nhiều chất phốt-pho hơn.”
- Chi tiết bức họa người TQ vẽ vua Trần Nhân Tông giá 1,8 triệu USD (ĐV).  – Thuyết trình về “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” (Tia Sáng).
-  Cổ vật trên con tàu đắm đang “chảy máu” (DV).  - Văn Giang, Hưng Yên: Di tích dầm mưa dãi nắng, chờ… kiểm điểm (!?) (ANTĐ).  -  Quản lý yếu kém hay “đồng lõa”? (LĐ).
- Tạm dừng tìm kiếm thi thể vụ lở núi Yên Bái (TT).  – Hai người bị thương vụ núi lở chưa thể xuất viện (TN).
- “Đè” bệnh nhân xét nghiệm, siêu âm (NLĐ).
- Những căn nhà của yêu thương (SGGP).
- NGANG QUA BÌNH YÊN (Mai Thanh Hải). - LỜI KÊU GỌI CHƯƠNG TRÌNH “TRUNG THU MIỀN SƠN CƯỚC” (blog Thành).
- Một trường hợp được chính quyền “cải chính” giới tính(TN).
- “Nín thở” trong dự án Thế kỷ 21 (NLĐ).
-  Hơn 50 năm tù cho nhóm “teen” côn đồ giết người (DT).
- Những hình ảnh ám ảnh về ngôi làng “ma cà rồng” (GDVN).
- Nghịch lý ở U Minh Hạ – Bài 1: Dân trồng rừng oằn lưng gánh phí (PLTP).
- Voọc Chà Vá bất ngờ chạy vào sân nhà dân (DT/ PLTP).  - Phát động chiến dịch “Vì động vật hoang dã” (PLTP).
- Thay đổi khí hậu dẫn tới làn sóng “di dân môi trường”  (Tia Sáng). - Các loài di cư do tác động biến đổi khí hậu như thế nào? (Berkeley/ Tia Sáng).
-   -  Những vụ xâm hại thiếu nữ kinh hoàng ở Trung Quốc (VTC).
- Nghe nhạc hay hát khi lái xe, một thói quen nguy hiểm (RFI).
Phụ huynh tố trường thu 20 khoản vô lý
Với hơn 20 khoản thu vô lí, phụ huynh có con đang học lớp mẫu giáo lớn ở Trường MN Cát Bi (Hải Phòng)  đã thắc mắc nhưng không được giải thích thỏa đáng. Nhiều người tính chuyển trường cho con....
Lập thông báo 'ma' để lấy tiền sinh viên
Thanh Hóa vỡ đê hàng nghìn hộ bỏ nhà
-Vụ tử vong sau khi rời trụ sở Công an phường: Mộ nạn nhân bị đào xới?
- Thí sinh Việt ở X Factor gây chú ý (BBC).
-  Mời bà con xem đoạn video đang gây shock trên cộng đồng mạng và các trang giải trí ở Anh: Jason Việt Tiến I have nothing X Factor (TheXFactorUK). BTV anhbasam: Mặc dù được 4 giám khảo chỉnh sửa, nhưng “chàng” không thể phát âm đúng tên “nàng” là Tulisa, thay vì Tulisha. Chữ “s” trong tiếng Anh, phát âm tương tự như chữ “x” trong tiếng Việt, và chữ “sh” trong tiếng Anh, phát âm tương tự như chữ “s”. Nhiều người mới học tiếng Anh không phân biệt được sự khác nhau này. Ngoài ra, rất nhiều người Việt phát âm sai ở những chữ có “long i” (trong chữ “beach”) và “short i” (trong chữ “bitch”), nên thay vì rủ nàng đi biển chơi, do phát âm sai nên nàng nghe thành “đi thăm con chó cái”.






Tổng số lượt xem trang