-TT - Gần đây, báo Tuổi Trẻ nhận được nhiều thư của bạn đọc từ Hà Tĩnh, Nghệ An phản ảnh: “Chúng tôi muốn đi làm việc tại Nhật nhưng khi tìm đến một số công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) thì họ cho biết không tiếp nhận những người có hộ khẩu Hà Tĩnh, Nghệ An mà không cho biết lý do. Chúng tôi rất bức xúc. Vì sao như vậy?”.
Các công ty XKLĐ cho biết đó là yêu cầu của các đối tác tuyển dụng ở Nhật.
Hạn chế tuyển
Nhiều thị trường quan ngại
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, không chỉ thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc mà cả Đài Loan và những thị trường khác cũng đang xem xét hạn chế tuyển dụng lao động VN. Nguyên nhân do tình trạng vi phạm kỷ luật của lao động không giảm, tỉ lệ lao động bất hợp pháp ngày một tăng cao. Và hầu hết những hệ lụy đáng buồn này đều rơi vào các khu vực Bắc Trung bộ và phía Bắc.
Mới đây, một công ty XKLĐ đóng ở quận Tân Bình (TP.HCM) tiếp nhận hai đơn hàng tuyển dụng lao động của hai nghiệp đoàn có uy tín tại Nhật. Đơn hàng yêu cầu chỉ tuyển dụng lao động thuộc khu vực miền Nam hoặc một số tỉnh miền Trung từ Quảng Trị trở vào. Giám đốc công ty này cho biết khi ký kết đơn hàng, công ty có thuyết phục nên cho phép tuyển dụng rộng rãi trên cả nước nhưng đối tác nhất định không thay đổi điều khoản nói trên và cương quyết không tiếp nhận lao động ở các khu vực khác, nhất là tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. “Chúng tôi đành phải chấp nhận” - vị giám đốc này giãi bày.
Ông Vũ Minh Xuyên, tổng giám đốc Công ty XKLĐ Sovilaco, thừa nhận các nghiệp đoàn ở Nhật khuyến cáo và hạn chế khu vực tuyển dụng. Hầu hết đều yêu cầu tuyển dụng lao động từ Quảng Bình trở vào phía Nam. “Theo các nghiệp đoàn ở Nhật, tỉ lệ lao động bỏ trốn, vi phạm kỷ luật hầu hết đều thuộc những khu vực hạn chế nói trên. Không chỉ thị trường Nhật mà các thị trường khác cũng vậy” - ông Xuyên cho biết. Cũng theo ông Xuyên, trước đây lao động ở khu vực miền Bắc và miền Trung (nhất là các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và Hà Tĩnh - NV) được tiếng cần cù, chịu khó và được đối tác cũng như các công ty XKLĐ VN ưa chuộng, nhưng vài năm trở lại đây tình hình lại tệ hơn.
Bà Dương Thị Thu Cúc, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ dầu khí Sài Gòn nhân lực, cho biết hiện nay chỉ những nghiệp đoàn mới làm việc hoặc chưa có kinh nghiệm thì tuyển dụng không hạn chế khu vực. Đối với các nghiệp đoàn có kinh nghiệm nhiều năm hợp tác với VN thì hầu như chỉ tuyển dụng lao động khu vực phía Nam.
Theo các công ty XKLĐ, việc hạn chế chưa nói đến những tác động xã hội khác nhưng trước mắt đã gây khó khăn trong việc tạo nguồn cho các công ty. Vì lao động ở khu vực phía Nam, nhất là các tỉnh miền Tây, ít khi chọn con đường XKLĐ để lập nghiệp.
Vì vậy, một số công ty đã lách bằng cách hợp tác với các công ty môi giới đưa lao động ở khu vực bị hạn chế vào phía Nam nhập khẩu rồi cung ứng cho đối tác. Ông H.V., giám đốc một công ty tạo nguồn ở Long An, tiết lộ nhiều công ty XKLĐ phía Bắc và TP.HCM yêu cầu tuyển lao động Hà Tĩnh, Nghệ An đưa vào nhập khẩu ở Tây Ninh. Một công ty khác ở TP.HCM thì tuyển hàng trăm lao động đưa vào nhập khẩu ở Bình Dương, Bình Phước...
Nói về những chiêu đối phó này, giám đốc một công ty XKLĐ có uy tín ở TP.HCM cho biết đó là những công ty làm ăn không có trách nhiệm. Thực tế hiện nay, người lao động ở khu vực miền Trung và miền Bắc thường chấp nhận đóng phí rất lớn (5.000-10.000 USD - NV) so với lao động khu vực khác để qua Nhật bằng mọi giá. “Ai cũng biết khi lao động chấp nhận bỏ số tiền lớn để đi XKLĐ thì trong đầu họ đã nuôi ý định bỏ trốn hoặc kiếm tiền nhằm bù lại chi phí. Còn các công ty tham lam thu tiền bằng mọi cách thì câu chuyện này vẫn tiếp diễn” - vị giám đốc này bức xúc.
Mất uy tín
Trước Nhật Bản, thị trường Hàn Quốc đã có những khuyến cáo mạnh mẽ và có thời gian ngưng kỳ kiểm tra tiếng Hàn cho lao động đi làm việc ở nước này vì tỉ lệ lao động bất hợp pháp quá cao. Thậm chí phía Hàn Quốc còn cảnh báo nếu Bộ LĐ-TB&XH VN không có những biện pháp mạnh mẽ để giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp thì sẽ đóng cửa thị trường.
Trước những động thái mạnh mẽ của Hàn Quốc, Bộ LĐ-TB&XH đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu tạm thời ngưng tiếp nhận lao động tại 23 xã, phường có từ năm lao động trở lên bỏ trốn làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Trong 23 xã, phường này hầu hết rơi vào khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc. Trong đó bị cấm nhiều nhất là Nghệ An với bảy xã, phường; Hà Tĩnh có ba xã bị cấm; Quảng Bình bị cấm bốn xã; các địa phương khác như Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ, Bắc Giang và Hưng Yên cũng có từ 1 - 3 xã.
Ông Phạm Anh Thắng, cán bộ Ban quản lý lao động VN tại Hàn Quốc, cho biết với chương trình EPS (chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài), Hàn Quốc luôn ưu ái lao động VN, tuyển dụng cao đứng đầu trong 15 nước XKLĐ qua Hàn Quốc, thu nhập không dưới 1.000 USD/tháng/người. “Nhưng lao động không ý thức được những ưu ái đó mà tỉ lệ bỏ trốn vẫn ngày càng cao. Điều này không chỉ làm giảm uy tín của lao động VN mà còn khiến phía bạn rất buồn” - ông Thắng nói.
Với những công ty XKLĐ làm ăn chân chính, những hệ lụy trên là điều đáng buồn và bắt nguồn từ số ít lao động không có ý thức đã làm ảnh hưởng đến cả một địa phương. Những hệ lụy này - như một giám đốc ví von - là tình trạng “kẻ ăn ốc người đổ vỏ”, hay nói một cách khác là “quýt làm cam chịu”.
http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=509824&ChannelID=269
-Hàn Quốc, Nhật Bản: Chê lao động Bắc Trung bộ (TT).
***************
Lao động Thanh Hóa, Nghệ An bị ngầm tẩy chay
(Đất Việt) Dù thiếu lao động, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai vẫn kiên quyết không nhận người ở các tỉnh miền trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Sau Tết, khu chế xuất (KCX) Linh Trung 1 và Linh Trung 2 (quận Thủ Đức, TP HCM) xuất hiện nhan nhản bảng tuyển dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp thông báo tuyển hàng ngàn công nhân nhưng lại thẳng thừng từ chối những người có hộ khẩu miền Trung.
Thất nghiệp vì… hộ khẩu miền TrungHòa vào dòng người đi xin việc tại KCX Linh Trung 2, với giọng miền Trung đặc sệt, mang hồ sơ tới đâu chúng tôi cũng bắt gặp những cái nhìn ngờ vực của các bảo vệ. Dù biển tuyển dụng treo nhan nhản nhưng khi hỏi thì hầu hết bảo vệ đều cho biết đã tuyển đủ người. Nguyễn Văn Thành, quê ở Quảng Trường (Thanh Hóa), người đi cùng chúng tôi, nói nhỏ: “Họ vẫn cần người nhưng không nhận người Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đâu”. Thành vừa thi trượt đại học, vào TP HCM kiếm việc làm vừa để ôn thi lại, nhưng nhiều ngày qua dù đã đi ứng tuyển trên chục công ty vẫn chưa được nơi nào nhận. “Nhiều bảo vệ công ty nói thẳng, người Thanh Hóa thì có nhận hồ sơ rồi cũng bị thải ra, đừng cố làm gì, mất công tốn tiền làm giấy tờ”, Thành rầu rĩ nói. Không chỉ Thành, nhóm bạn đồng hương của cậu gần chục người cũng đang khốn khổ vì chưa tìm được việc làm.Người lao động Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa chật vật xin việc tại KCX Linh Trung 2, TP HCM. Ảnh: T.Trang |
Tại Công ty điện tử H.W (KCN Sóng Thần, Bình Dương) cũng có nhiều người mang hồ sơ đến xin việc nhưng đều thất vọng ra về. Anh Phan Đức Sơn, quê Nam Đàn (Nghệ An), bức xúc: “Công ty thông báo mức lương, đãi ngộ hấp dẫn, mình đến xin việc, nhưng nhìn hồ sơ thì họ nói thẳng người Nghệ An thì đi nơi khác mà xin việc!”. Chúng tôi còn gặp nhiều người quê Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa không xin được việc ngồi bần thần ở KCN. Anh Nguyễn Ngọc Diện, một CN làm việc lâu năm tại KCN Sóng Thần, cho biết chuyện các công ty khoanh vùng lao động các tỉnh miền Trung không mới. “Trước đây, nhiều công ty còn dán thông báo không nhận lao động các tỉnh đó, bị phản ứng nên mới gỡ xuống. Nhiều công nhân có năng lực, nhưng nếu nghỉ việc chỗ này đi xin chỗ khác cũng rất khó, vì lỡ mang hộ khẩu các tỉnh này”, anh Diện nói.
**********
http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Nhuc-nhoi-ky-thi-vung-mien/20123/199659.datviet
Nhức nhối kỳ thị vùng miền
-(ĐVO) “Người Nghệ An, Hà Tĩnh thì đi nơi khác mà xin việc”, “con không được yêu thằng ấy vì nó là dân Thanh Hóa”… những câu nói mang tính kỳ thị giữa chính người Việt với nhau này vẫn được thốt lên giữa thời Việt Nam đang hòa nhập với thế giới.
Từ đầu năm tới nay, hiện tượng phân biệt vùng miền - vốn không phải là mới- lại nóng lên lần nữa khi nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp phía nam, thẳng thừng hoặc khéo léo, từ chối nhận lao động là người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, dù họ đang rất thiếu công nhân và sẵn sàng trả thêm nhiều khoản “khuyến mãi”, phí hoa hồng để tuyển người. Nhiều công ty còn có lúc dán thông báo không nhận người các tỉnh đó, sau bị phản ứng nên mới gỡ xuống.
Lý do đưa ra là các doanh nghiệp đã “ngán tận cổ” những thói xấu của công nhân các tỉnh này, đặc biệt là thói kéo bè lập hội để quậy phá, gây hấn, lôi kéo nhau nghỉ việc, đe dọa lãnh đạo… Mức độ đúng đắn của kết luận trên đến đâu chưa rõ, nhưng điều chắc chắn là rất nhiều người dù có năng lực và đạo đức, kỷ luật lao động vẫn mắc vạ lây, chịu thất nghiệp và bị xúc phạm chỉ vì cái mác đen ngòm mà người ta đã dán cho quê hương họ.
Không chỉ công nhân, điều này cũng xảy ra với việc tuyển dụng lao động trí thức, tuy tế nhị và ít phổ biến hơn. Nếu có năng lực, ngoại hình tương đương hoặc chỉ nhỉnh hơn một chút so với ứng cử viên khác, những người đến từ các tỉnh trên có nhiều nguy cơ bị loại. Thậm chí có ông chủ còn ra chỉ thị ngầm cho bộ phận nhân sự: người Nghệ An có thể nhận nhưng không được quá hai người, còn người Thanh Hóa thì đừng.
Trong đời sống, sự kỳ thị về gốc gác này cũng nhan nhản. Không ít bậc phụ huynh khi con đưa người yêu về ra mắt đã nở nang mặt mày vì hài lòng với hình thức, tính tình, học vấn của “đối tượng”, nhưng khi nghe nói đến “gốc gác” của nàng dâu/chàng rể tương lai thì quay ngoắt 180 độ: “Con đã nghĩ kỹ chưa? Nó là dân Thanh Hóa đấy”, hoặc hạ tối hậu thư: “Mày không được lấy nó”.
Ngay cả các tin rao vặt dán ở cột điện, trên đường phố hay đăng trên mạng cũng không ngần ngại bày tỏ sự tẩy chay này: “Cho thuê nhà, phòng đẹp, giá phải chăng, không nhận người Nghệ An, Hà Tĩnh”, hay: “Nam sinh viên tìm người ở ghép, dân Thanh Hóa đừng hỏi”…
Một ví dụ cho việc phân biệt đối xử vùng miền. |
Thái độ phân biệt đối xử công khai đó không chỉ khiến nhiều người Thanh – Nghệ - Tĩnh chạnh lòng mà ngay cả người ở nơi khác cũng thấy phản cảm, bởi với họ, đó là lối ứng xử kém văn minh, thể hiện tầm nhận thức và văn hóa thấp kém khi vơ đũa cả nắm và xúc phạm cả một cộng đồng người. Một người Hà Nội gốc bình luận về chuyện doanh nghiệp từ chối tuyển lao động từ ba tỉnh trên: “Cứ xét quê quán như thế thì chẳng lẽ những vĩ nhân gốc Nghệ đến chỗ họ xin việc cũng bị loại hay sao?”
Thật khó hiểu khi một người có thể coi chuyện người da trắng kỳ thị, phân biệt đối xử với người da đen là man rợ, có thể phẫn nộ khi biết lao động Việt Nam bị coi thường, bị tẩy chay hay “cho vào sổ đen” ở một số nước thì lại cũng chính người ấy thản nhiên xếp những người đồng bào của mình vào diện “không chơi được” chỉ vì họ sinh ra từ một tỉnh nào đó, điều mà họ không được phép chọn lựa. Trong khi Việt Nam đang muốn vươn ra hòa nhập với thế giới thì lại chính người Việt tự dựng hàng rào ngăn cách với những người cùng dân tộc mình.
Nhưng sự kỳ thị có lẽ không phải vô cơ xuất hiện. Các doanh nghiệp phải quay lưng với lao động ở một số tỉnh trong khi đang cần người như khát nước chắc chắn không phải chỉ vì ý thích đỏng đảnh của kẻ có tiền. Chính nhiều người ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng thừa nhận, một số thói xấu có tần suất xuất hiện cao ở các đồng hương của họ đã tạo nên và làm nặng thêm thành kiến đối với quê hương họ. Có điều, việc một số con người có những hành vi chưa đẹp có đủ để người ta kết tội cả một vùng quê? Và bao nhiêu con người tốt đẹp, đáng kính khác cũng bị xúc phạm chỉ vì một vài “con sâu” như vậy liệu có đáng không?
- Điều chỉnh mức lương cho người tốt nghiệp CĐ, TC nghề (TN).
-
Hai nữ công nhân chết đuối (04/09)
Hợp tác, đối thoại tăng cường lòng tin (04/09)
- Ăn khổ như công nhân (ĐV). - Lạc lối giữa rừng hoang: Bên kia “miền đất hứa” (DV). - Lừa xin việc rồi bán người sang Trung Quốc (TN). 4 người Trung Quốc môi giới hôn nhân trái phép
(NLĐ) - Công an tỉnh Đồng Tháp vừa tạm giữ hành chính Nguyễn Thị Ngọc Chơn (SN 1963, ngụ xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò - Đồng Tháp) về hành vi môi giới hôn nhân trái phép.
- Nước uống miễn phí cho người qua đường (TP). Cần Thơ: Nhiều phụ nữ bị gạt khi lấy chồng nước ngoài -(NLĐO) - Ngày 4-9, theo Phòng CSĐT Tội phạm về TTXH (PC45) Công an TP Cần Thơ, nơi đây liên tục nhận được đơn kêu cứu của gia đình các nạn nhân bị lừa gạt ra nước ngoài lấy chồng (chủ yếu là sang Trung Quốc).
-Bốn người Trung Quốc xem mắt một gái Việt
-Di cư lao động và những hệ lụy (ĐV 3-9-12)
Sinh viên Việt Nam được Thủ tướng Singapore khen ngợi
Hải Phòng: Không tuân lệnh, tài xế bị ông chủ rút súng ra bắn(NLĐO)- Không tuân lệnh ông chủ đi xây tường bao quanh nhà xưởng vì "là lái xe chứ không phải thợ xây", tài xế Lưu Bá Cao đã bị ông chủ Nguyễn Văn Biên (Hải Phòng) gọi anh em đến đấm đá, rút súng ra bắn ngay sau khi nói: "Tao bắn chết mày!".