Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Lỗ hổng thống kê và ngân hàng VN

IMF đang đóng vai trò cố vấn kinh tế cho chính phủ Việt Nam

Việt Nam đang thừa nhận ngày càng nhiều những vấn đề nảy sinh từ ngành ngân hàng và các tập đoàn kinh doanh đa ngành, theo đại diện của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) khi đánh giá về các 'lỗ hổng thống kê' trong hệ thống kinh tế của Hà Nội.

Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 17/9/2012, Đại diện thường trực của IMF tại Việt Nam, ông Kalra Sanjay cũng cho biết cơ quan của ông đang theo dõi hợp tác với chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cải cách cơ cấu hệ thống kinh tế nước này.

Trước hết, ông trả lời câu hỏi rằng IMF đánh giá thế nào về ảnh hưởng của Nghị quyết số 11 của Chính phủ Việt Nam nhằm tái ổn định nền kinh tế:

IMF

Biểu đồ tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam so với khu vực qua các năm. Nguồn: IMF

Kalra Sanjay: Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta nhìn vào tình hình kinh tế năm 2012 so với 2011, rõ ràng là đã có những ổn định đáng kể đối với kinh tế vĩ mô. Lạm phát đã giảm từ 23% trong tháng Tám năm ngoái xuống dao động ở mức 5% ở thời điểm hiện tại.

Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái cũng đã trở nên ổn định hơn và dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng đáng kể so với năm ngoái.

Hiện tại vẫn đang có những khó khăn hiện hữu nhưng theo tôi, những diễn biến hiện tại là đang theo xu hướng có lợi.

BBC: Moody’s nhận xét sự yếu kém của các ngân hàng đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Ông có bình luận gì trước nhận xét này?

Kalra Sanjay: Tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam trong 4-5 năm qua đã rất cao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ chậm lại vào thời điểm cuối 2010, đầu 2011 và đến 2012 thì đã chậm lại hẳn.

Chúng tôi nghĩ rằng sự suy giảm đối với tăng trưởng thời điểm 2011-2012 liên quan trực tiếp đến ngành ngân hàng, vốn đã cho vay quá nhiều trong quá khứ.

Khi tăng trưởng giảm xuống và nền kinh tế bắt đầu đổi chiều (sự tụt giá của thị trường bất động sản là một ví dụ), những thiệt hại bắt nguồn từ sự tăng trưởng tín dụng đến chóng mặt và tăng trưởng chậm dẫn đến nợ xấu gia tăng bắt đầu hiện rõ ra đối với ngành ngân hàng.

Hiện tại tôi cho rằng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thừa nhận ngày càng nhiều những vấn đề nảy sinh từ ngành ngân hàng.

BBC: Trong bài thuyết trình gần đây, ông đã bày tỏ một số quan ngại trước những thông số thống kê tài chính và tiền tệ của Việt Nam, ông có thể cho biết chi tiết hơn về vấn đề này?

Những ý kiến tôi đưa ra bao gồm cả những quan ngại và hướng cải thiện những thông số này trong thời gian tới.

Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực nhất định trong việc chia sẻ thống kê tiền tệ và chất lượng của những thống kê này có được cải thiện trong thời gian qua, đồng thời IMF đã và đang hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ tài chính và Cục thống kê (GSO).

"Có những lỗ hổng trong thống kê, sự kém đều đặn của việc thống kê cũng như giới hạn của việc công bố các thống kê này ra công chúng một cách thường xuyên. "

Hiện tại chúng tôi nhận thấy có những lỗ hổng trong thống kê, sự kém đều đặn của việc thống kê cũng như giới hạn của việc công bố các thống kê này ra công chúng một cách thường xuyên. Đây là những khoản mà chúng tôi nghĩ cần phải cải thiện.

Ngoài ra, Việt Nam còn phải rút ngắn một số khoảng cách trong tiêu chuẩn thống kê giữa nước này với tiêu chuẩn chung của thế giới. Ở thời điểm hiện tại, thống kê của Việt Nam vẫn có khoảng cách so với chúng tôi, vốn sử dụng các tiêu chuẩn thống kê do IMF đề ra.

BBC: Khu vực tài chính và Quốc doanh là hai khu vực có nhiều vấn đề nhất đối với nền kinh tế hiện tại. Sự thiếu sót và những giới hạn đối với thống kê hiện tại sẽ ảnh hưởng đến việc cải cách hai mảng này như thế nào, thưa ông?

Kalra Sanjay: Những chỉ số đáng tin cậy và bao quát là những yếu tố hàng đầu trong việc xác định những vấn đề hiện hữu trong một nền kinh tế.

Đảm bảo độ chính xác của báo cáo tài chính cũng như kê khai lời lỗ từ các ngân hàng trong nước và các Tập đoàn Nhà nước gửi cho Ngân hàng Nhà nước là một bước đi quan trọng để nghiên cứu vấn đề đã ăn sâu như thế nào, cũng như tìm hiểu về bản chất thực sự của vấn đề là gì.

Có những thống kê từ từng ngân hàng cũng như cả hệ thống ngân hàng nói chung và từ các Tập đoàn Nhà nước rất quan trọng đối với IMF cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ví dụ như tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ số lời trên vốn cổ phần(ROE) và chỉ số lợi nhuận.

Tài khoản vãng lai

Cán cân tài khoản vãng lại của Việt Nam qua các năm. Nguồn: IMF

Nói về ảnh hưởng của sự thiếu sót và giới hạn của những con số thống kê nói trên, tôi cho rằng việc này không hẳn sẽ ảnh hưởng tới quá trình cải cách.

Có được những thống kê chính xác là những bước đầu trong cải cách, nhưng cũng không phải là bước duy nhất hay bước cuối cùng trong quá trình cải cách. Quy trình cải cách không chỉ đơn thuần dừng lại ở những dữ liệu thống kê. Cũng nên nhớ những khi nền kinh tế thay đổi, những con số này sẽ còn tiếp tục thay đổi theo thời gian.

Một ví dụ cụ thể là hiện tại, chúng tôi (IMF) biết có một tỷ lệ nợ xấu nhất định trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên quy trình giải quyết nợ xấu vẫn có thể bắt đầu, dù chúng tôi chưa biết chính xác cụ thể mức nợ xấu này là bao nhiêu.

Một ví dụ khác là vấn đề quản lý tại các Tập đoàn Nhà nước. Chúng tôi biết rằng có sự yếu kém trong công tác quản lý ở đây và sự cải cách các Tập đoàn này nằm ở khâu xóa bỏ công việc kinh doanh các ngành không liên quan của các tập đoàn này nhằm đảm bảo tính tin cậy trong hoạt động.

Tất cả những điều này đều có thể được tiến hành, dù chúng tôi biết con số cụ thể hay không. Vì thế tôi nghĩ rằng quá trình cải cách phải được bắt đầu và IMF hy vọng sẽ nắm được quy mô của vấn đề nhiều hơn trong thời gian tới.

BBC: Những chênh lệch trong thống kê do Ngân hàng Nhà nước đưa ra, trong đó có nợ xấu, vốn liên tục được công bố ở các mức khác nhau trong năm, cũng như sự chênh lệch 13 tỷ đôla trong thống kê về cán cân thanh toán năm 2009. IMF đánh giá thế nào về độ tín nhiệm đối với những thống kê từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

Kalra Sanjay: Trước hết chỉ số nợ xấu ban đầu ở mức 8,6% được đưa cho Ngân hàng Nhà nước từ các Ngân hàng thương mại khác, vốn được tính bằng phương pháp khác nhau.

"Vẫn còn một đoạn đường rất dài trước mắt để có thể thuyết phục thị trường và các nhà đầu tư rằng những vấn đề của cả hai khu vực này đã ở phía sau lưng."

Ngân hàng Nhà nước sau đó đã sử dụng thống kê từ các ngân hàng khác và xem xét lại cách phân loại nợ để tính lại tỷ lệ nợ xấu. Việc tính tỷ lệ nợ dựa trên những cơ sở hoàn toàn khác nhau dẫn đến các thông số khác nhau.

Đối với trường hợp chênh lệch thống kê cán cân thanh toán, tôi nghĩ là cần có sự xét duyệt sau khi thống kê được đưa ra như các nước khác.

Thông số có thể xuất hiện ngay trên tài khoản vốn, nhưng một số thông số lại bị chậm trễ, điều này dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước cần xét duyệt thống kê thường xuyên.

BBC: Ông có thể cập nhật diễn biến quá trình hợp tác của IMF với Chính phủ Việt Nam để hồi phục ngành ngân hàng? Ông đánh giá thế nào về nỗ lực cũng như thái độ hợp tác của Chính phủ Việt Nam với IMF và đến khi nào thì thị trường sẽ bắt đầu cảm nhận rõ rệt tác động của quá trình cải cách này?

Hiện tại IMF đang làm việc với Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thường xuyên trên cơ sở đối thoại chính sách. Cách đây vài tháng, IMF có đăng tải bản phân tích kinh tế mang tính tham khảo trên trang web của chúng tôi.

Ngoài sự giám sát thường niên và bán thường niên, chúng tôi còn liên hệ chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam thông qua văn phòng IMF tại Hà Nội; điều này cho phép chúng tôi bàn luận sâu hơn với phía nhà cầm quyền Việt Nam về các vấn đề vĩ mô, cải cách cơ cấu.

Thêm vào đó, Việt Nam đã đồng ý tự nguyện tham gia chương trình hợp tác giữa IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) có tên "Chương trình đánh giá khu vực tài chính" trong sáu tuần.

Chương trình này mang đến sự thảo luận bao quát và chặt chẽ với chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các vấn đề liên quan đến khu vực tài chính, không chỉ riêng ngành ngân hàng.

Chương trình này giúp định xác định vấn đề hiện tại và giúp chỉ đạo về cơ cấu, quản lý rủi ro đối với ngành ngân hàng, ngoài ra chương trình còn giúp xác định tình hình thị trường vốn, trong đó có trái phiếu Nhà nước.

Tôi cho rằng hiện tại quá trình hợp tác diễn ra khá thuận lợi; tôi cho rằng chính phủ Việt Nam tỏ ra khá nghiêm túc trong việc lắng nghe lời khuyên từ phía IMF.

Hiện tại chúng tôi khá lạc quan về quá trình đối thoại giữa hai bên, tuy nhiên quá trình cải cách khu vực tài chính và quốc doanh chỉ mới bắt đầu, vẫn còn một đoạn đường rất dài trước mắt để có thể thuyết phục thị trường và các nhà đầu tư rằng những vấn đề của cả hai khu vực này đã ở phía sau lưng.

-Lỗ hổng thống kê và ngân hàng VN - Cần con số tin cậy (BBC).

Terms of IMF Lending Seen as More Focused, Better Tailored
IMF -The IMF has largely learnt lessons from previous crises to improve the way it lends to countries in trouble and be better targeted and flexible, an internal review of lending “conditionality” finds. It presents results and recommendations organized around six themes.

Terms of IMF Lending Seen as More Focused, Better Tailored
IMF -The IMF has largely learnt lessons from previous crises to improve the way it lends to countries in trouble and be better targeted and flexible, an internal review of lending “conditionality” finds. It presents results and recommendations organized around six themes.
- Kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều thử thách (RFI).    -Những thách thức của nền kinh tế Việt Nam (Diplomat/ TCPT).

Công ty cho thuê tài chính bế tắc trong xử lý nợ xấu
Đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu trong danh sách các tổ chức tín dụng, song việc thu hồi nợ của các công ty cho thuê tài chính không dễ dàng. - Không để các ngân hàng thôn tính lẫn nhau  (PLTP).Không để các ngân hàng thôn tính lẫn nhauChủ nhiệm Văn phòng Quốc hội vừa ký ban hành Thông báo Kết quả chất vấn và trả lời chất vấn phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Lo đồng tiền quá sức (VnEco).
-  Xây dựng cơ chế thu hút nhà đầu tư mua nợ xấu (TN).  - Công ty Mua bán nợ Việt Nam DATC: LOAY HOAY “BÀI TOÁN” NỢ XẤU, TÀI SẢN TỒN ĐỌNG (TTXVN).

-  Đại dự án 7.000 tỷ tốc độ rùa (TP).
- Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD (TT).

-‘VN không cần vay để ổn định kinh tế’

-VN và các nhóm đặc quyền đặc lợi

-'Indonesia và Asean sẵn sàng giúp VN'

- Khai trừ Ðảng, buộc thôi việc Phó Bí thư Huyện đoàn Tánh Linh ăn cắp tiền “Góp đã xây Trường Sa” (ND).  - Bí thư Đảng ủy giả mạo trong công tác (LĐ).  - Khởi tố 4 người thuộc Tập đoàn Dầu khí(NLĐ).

Khởi tố 4 người thuộc Tập đoàn Dầu khí
(NLĐ) - Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, ngày 17- 9, Cơ quan Điều tra Bộ Công an vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 4 người có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP Thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (Công ty PVC-ME) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

- Khởi tố bốn nguyên cán bộ VietinBank Cần Thơ (PLTP).  -  Cách chức giám đốc nông lâm trường (PLTP).

-Hàng tồn kho của doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội tăng cao Tỷ lệ tồn kho ngành rượu - bia - nước giải khát khoảng 20%, dệt may 15%, xây dựng 30%, ô tô xe máy 20%, cơ điện 20%, gia dụng tồn 25%...

Sốt vàng: Dân xót ruột, nhà buôn ấm lòng
(VEF.VN) - Nhìn biểu đồ vàng thế giới trong 1 tuần trở lại đây, nếu ai chưa có vàng trong két quả rất sốt ruột. Vàng tiến nghĩa là tiền của họ thụt lùi. Nhưng nhìn biểu đồ vàng trong nước, người Việt còn sốt ruột hơn. - Không còn dấu hiệu “sốt vàng” (CP).  – Ngân hàng Nhà nước: “Người dân bình tĩnh với giá vàng”(NLĐ). –  Người dân cần bình tĩnh khi mua bán vàng (TN) nhưng khó bình tĩnh với cái tựa tếu!  -  Không nên quá lo vàng nhái SJC (PLTP).  - Tiệm vàng thận trọng khi mua vàng miếng SJC (TT).

- Ngân hàng lãi “khủng” từ ATM như thế nào? (NĐT).
- Liên doanh sẽ được thế chấp “trực tiếp” tại ngân hàng ngoại?(VnEco).

- -  Dòng tiền đổ vào chứng khoán ngày càng cạn kiệt(VnMedia).  - Khó hiểu từ một hợp đồng lạ (TN).  -  Giao dịch “chui”, hàng loạt cá nhân và tổ chức bị phạt tiền (TT).  -  Mạnh tay sàng lọc công ty chứng khoán (SGGP).-  Kiểm soát hoạt động nhập khẩu trâu, bò qua biên giới (PLTP).

-  Đề nghị kiểm duyệt việc quảng cáo thực phẩm chức năng (SGGP).  - ĐỀ NGHỊ KHÔNG CẤP PHÉP THÊM MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP: Nỗi sợ mang tên “hạn chế cạnh tranh” LĐ).
- Quảng bá tốt sẽ khai thác nhiều nguồn khách (SGTT).
- Xóa tên mạng di động Beeline tại Việt Nam (TP). 


- Thu tiền tỉ từ nghề nuôi rắn, kỳ đà, rùa (TT). 
- Xuất khẩu cá tra sang EU giảm vì thông tin bôi xấu (PLTP).  - Cá tra thoi thóp chờ tiền ! (NLĐ).

HSG sửa trình độ chuyên môn của nguyên Tổng giám đốc trong bản cáo bạch
Trình độ của ông Phạm Văn Trung được điều chỉnh là Cử nhân, thay vì Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. - Hà Nội: Trưởng công an xã gian lận bằng cấp để leo cao(GĐVN).
 - Cần quản lý chặt hoạt động xuất bản điện tử. -  Kiểm điểm người ra quy định chỉ bán thịt trong 8 tiếng.
-  Bộ không trả lời, cơ quan tố tụng lúng túng (PLTP).
- Việt – Đức thúc đẩy quan hệ song phương (NLĐ).   
Lo thiếu lao động sang Nhật
Điều kiện tuyển dụng quá khắt khe khiến ít người đăng ký sang Nhật Bản làm điều dưỡng, hộ lý dù có cơ hội làm việc lâu dài, thu nhập cao 
Cảng Kê Gà ‘khó hình thành’ - Cảng Kê Gà ‘khó hình thành’(BBC).  -  Sập cầu cảng tổng kho dầu khí thiệt hại tới 32 tỷ đồng (VTC).
- Nhật Bản : không dễ từ bỏ năng lượng hạt nhân (RFI). 
Đại gia Việt: Từ hoành tráng rơi vào tù tội

- Gmobile thay thế cho Beeline 

Hà Nội: Giày dép Trung Quốc tràn lan 
Nho, mận, lựu Trung Quốc và giá đỗ đều có độc
Tới 40% mẫu giá đỗ tại Hà Nội có chứa các vi sinh vật gây bệnh; tiếp tục phát hiện nho, lựu, mận của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép...

Vì sao có cam siêu rẻ dưới 10.000đ/kg
Trên đường phố đang rộ lên những hàng cam siêu rẻ, giá dưới 10.000kg, thậm chí chỉ 4-5000đ/ kg.
Cho "thuê" CMND mua hàng miễn thuế - Kỳ 2: Công khai mua…
Độc tố từ rau, quả Trung Quốc

Loay hoay với quả trứng
Hiện trung bình mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ khoảng 4 triệu quả trứng, nhưng thực tế chỉ có một nửa trong số đó được xử lý bài bản, còn lại là trứng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh cho người dùng. Điều đáng nói, những cơ sở sản xuất trứng sạch lại đang lao đao, điêu đứng vì trứng không rõ nguồn gốc.

Trung Quốc sẽ thả nổi hơn nữa đồng nhân dân tệ
Trung Quốc ngày 17/9 thông báo nước này sẽ tiến tới cho phép thả nổi đồng nhân dân tệ hơn nữa và đẩy mạnh việc tự do hóa lãi suất nhà nước.
China trade becomes US political football
(Financial Times)-Beijing has moved to centre stage in the US election, with the Obama administration filing a second trade complaint against the country

Chưa vì lợi ích người tiêu dùng (TS 17-9-12) -- P/v chuyên gia Phạm Chi Lan
Nghèn nghẹn “phố cơm không” giữa Sài thành (NĐT 17-9-12) -- Mấy người này nên ngồi tránh xa lề đường, kẻo Cường đô la lái xe Lamborghini đụng đấy!

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Trái đến ngày đến tháng thì đổi vị (SGTT 17-9-12)
Nguyễn Trung: Lũ - Tập 2 - Chương 6 (viet-studies 17-9-12)
Báo động đại học Việt thiếu 'linh hồn' (VNN 17-9-12)
Không được liên kết xuất bản hồi ký (VnE 17-9-12) -- Chuyện gì đây?
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Dù ở đâu tôi cũng ăn cơm Việt (TTVH 17-9-12)
- Nhà báo Tống Văn Công nói về nhà văn Nguyên Ngọc: Từ một bài báo nhỏ (PleikuCafe).
Không cho bàn tang lễ bà nội, cháu đích tôn đổ xăng đốt chết 4 người
(NLĐO)- Tức tối vì dòng họ chuyện không cho bàn chuyện tang lễ của bà nội, cháu đích tôn Phạm Ngọc Cường (Phú Thọ) đã đổ xăng vào cuộc họp gia đình, làm 4 người thân tử vong, trong đó có mẹ đẻ Cường, 2 người thân khác đang nguy kịch. 

5.000 người rút tiền lương ở... một máy ATM
Tiền Phong Online
5.000 công nhân nhà máy giày da, chưa kể hàng trăm cán bộ công nhân viên chức tại huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) thường phải xếp hàng nhiều tiếng mới rút được tiền lương. Nguyên nhân là cả huyện này chỉ có một máy ATM của ngân hàng nông nghiệp.
Có tí tiền, rút cũng khổAn ninh thủ đô
Khốn khổ chen nhau chờ lấy lươngXãLuận.com

Đưa thi hài, di hài 14 người Việt tại Nga về nước
Tuổi Trẻ
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, Đại sứ quán, Hội người Việt và Hội doanh nghiệp Việt Nam tại LB Nga đã quyên góp đủ và bảo đảm toàn bộ chi phí đưa thi hài, di hài 14 người Việt thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn xảy ra chiều 11-9 tại Egorevsk về nước.
Đưa thi hài 14 người Việt ở Nga về nướcVNExpress
Đưa thi hài 14 người Việt thiệt mạng ở Nga về nướcXãLuận.com

Chủ doanh nghiệp bị “khủng bố” bằng... đầu chó
Dân Trí
(Dân trí) - Sáng 16/9, khi mở cổng, gia đình bà Vũ Thị Mười ở thôn Phan Bôi - Dị Sử - Mỹ Hào (Hưng Yên) tá hỏa thấy một tiểu sành bên trong có một đầu chó và tiền vàng cùng một vòng hoa ghi dòng chữ “anh em chúng tôi kính viếng...”.
Khủng bố tinh thần bằng vòng hoa, đầu chóVietNamNet
Nhà nữ giám đốc bị khủng bố bằng tiểu sành chứa đầu chóZing News
Nhà nữ giám đốc bị đặt vòng hoa, tiểu sành chứa đầu chóVTC

Tổng số lượt xem trang