Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Phó Thủ tướng Đức : VN cần ‘tự do kinh tế và tư duy độc lập’

Lê Ngọc Châu: Philipp Roesler Sẽ Mất Ghế Chủ Tịch Đảng Tự Do Dân Chủ Và Phó Thủ Tướng Đức?
Chỉ còn ba hôm nữa là năm 2012 vẫy tay từ giã chúng ta, tôi xin gởi đến quý độc giả Lá Thư Cuối Năm 2012 từ Đức quốc.
Đặc biệt xin được giới thiệu đến quý độc giả vài tin ngắn liên quan đến đảng Dân Chủ Tự Do Đức (FDP) do ông Philipp Röesler, người Đức gốc Việt lãnh đạo.
Như trong vài Lá Thư từ Đức Quốc trước đây, khi phân tích tình hình chính trị Đức tôi đã trình bày sự suy giảm trầm trọng của đảng FDP. Sự ủng hộ cử tri Đức dành cho đảng FDP sa sút đến độ có thể bị loại ra khỏi chính quyền Liên bang Đức sau lần bầu cử lại Quốc hội Đức vào tháng 9-2013.

Liên quan đến số phận của FDP nói chung và Roesler nói riêng, dù FDP tránh né công khai nói lên “quan điểm” của họ liên quan đến ban lãnh đạo đảng một cách trực tiếp nhưng gián tiếp vài thành viên nồng cốt của đảng cũng cho biết sơ cảm tưởng cũng như lo sợ cho “vận mệnh” của FDP trong tương lai. Điển hình, hôm 15-12-2012, ông Rainer Bruederle, chủ tịch khối dân biểu của FDP tại Quốc hội Đức đã lên tiếng cảnh báo sự tranh luận về nhân sự trong nội đảng.
Ông đã kêu gọi đảng viên phải đoàn kết, hãy chú trọng đến cuộc bầu cử nghị viện tiểu bang Niedersachsen vào ngày 20-1-2013 sắp tới. Ông nói qua báo Neuen Osnabrücker Zeitung: “Một sự tranh luận về nhân sự chẳng đem lại gì cả!”. Người ta hoàn toàn có lý khi chờ đợi từ FDP trong lúc này là chúng ta phải tập trung vào những công việc của chúng ta đối với nước Đức.
Ông Bruederle cũng chống lại sự suy đoán về một liên minh chính quyền kiểu “đèn giao thông” (Đèn đường gồm SPD+FDP+Xanh: Đỏ+Vàng+Xanh). Ông ta cho rằng các cuộc thảo luận như thế là vô nghĩa. Chúng tôi làm việc thành công trong Liên minh với CDU/CSU, ngay tại tiểu bang Niedersachsen cũng như trong Chính phủ Liên bang!.
Ông ta cũng cho biết là không có tham vọng riêng cho mình với chức Chủ tịch FDP. Philipp Rösler là Chủ tịch đảng, ông là Chủ tịch khối dân biểu của FDP tại Quốc hội Đức. Bruederle nhấn mạnh: “Cùng với các thành viên khác của ban lãnh đạo đảng, chúng tôi là một đội (Team)”. Lý do vì gần đây nhất, giới chuyên gia chính trị Đức luôn nhắc đến ông có thể là một ứng cử viên hàng đầu cho cuộc tổng tuyển cử Quốc hội 2013 hay chủ tịch đảng FDP trong trường hợp FDP thất bại trong kỳ bầu cử lại nghị viện tại Niedersachsen sắp tới.
Sau thời gian im lặng, người ta mới nghe Roesler lên tiếng hôm 26-12-2012 Rösler cho biết là muốn có sự linh hoạt hơn trong thị trường lao động. Ông Bộ trưởng kinh tế bác bỏ bất kỳ hình thức tiền lương tối thiểu!
Philipp Rösler (FDP) lập luận cho một thị trường lao động linh hoạt hơn. Sẽ đòi hỏi một sự dễ dàng hơn cho các công việc tạm thời cũng như một thiết kế thân thiện nhằm bảo vệ việc làm, theo tin của nhật báo “die Welt” trong một bản lập trường của các nhà lãnh đạo FDP. Đồng thời Rösler còn hỗ trợ cho sự gia tăng mức lương cao hơn nữa trong các giới hạn thu nhập cho những việc làm miễn đóng lệ phí bảo hiểm xã hội như Mini- hay Midi-Jobs.
Trong bản lập trường có tên “Đảm bảo Tăng trưởng và ổn định trong một môi trường khó khăn” như hiện nay, Bộ trưởng kinh tế Đức Roesler khước từ bất kỳ hình thức nào liên quan đến tiền lương tối thiểu. Ông ta đã từ chối một mức lương tối thiểu trên toàn quốc theo quy định của pháp luật, cũng như sự đề nghị có tính cách giao ước của một Ủy ban. Thay vào đó, tốt hơn theo Roesler là cần phải tiếp tục thỏa thuận tiền lương có tính cách uyển chuyển giữa các “đối tác thương thảo về lương bỗng”. Liên đảng (CDU+CSU) thì cam kết sự thương lượng tập thể miễn phí cho các giới hạn tiền lương tối thiểu, được ấn định bởi một ủy ban.
Hôm nay, 28-12-2012 báo chí Đức bỗng nhiên đưa tin là Rösler chưa có quyết định nào trong tương lai liên quan đến chức chủ tịch đảng FDP! Ông từ chối việc tranh luận và không đề cập đến chuyện sẽ tái tranh cử chức đảng trưởng FDP vào giữa năm 2013. Qua đài truyền hình ZDF, chương trình “Morgenmagazin”, Roesler cho biết là FDP sẽ hoàn toàn tập trung vào cuộc bầu cử nghị viện 20-1 tại tiểu bang Niedersachen. Nơi đó không những chỉ được vào nghị viện thôi mà chúng tôi (FDP) cũng muốn nhận lãnh trách nhiệm, tiếp tục nắm quyền.
Rösler từ chối cuộc tranh luận liên quan đến các câu hỏi về nhân sự của FDP trong thời điểm hiện tại. Ông nói đảng FDP không bàn đến vấn đề này. Trong bất kỳ trường hợp nào, hơn bao giờ hết mời tất cả các thành viên FDP nên có “những suy nghĩ” về cuộc bầu cử!.
Cả hai, từ tiểu bang Niedersachsen cũng như trên bình diện liên bang, dựa theo kết quả trong hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến cử tri Đức hiện tại thì FDP được 4% sự ủng hộ, chưa chiếm được năm phần trăm, chỉ số tối thiểu để được tham chính. Trong những ngày gần đây, nhiều chính trị gia của FDP bày tỏ sự nghi ngờ rằng liệu Rösler có còn thích hợp là ứng cử viên hàng đầu của đảng Tự Do Dân Chủ Đức cho cuộc tổng tuyển cử 2013?. Trong số đó, chính ông Bộ trưởng phát triển Đức, Dirk Niebel (FDP) đã nói, không phải người lãnh đạo đảng cũng phải là ứng cử viên hàng đầu!.
Thay lời kết:
Vào tháng 10 năm 2012, qua dấu hiệu “họp mật” giữa những chính trị gia nồng cốt của FDP thì đã có tin “sẽ đảo chánh Roesler”. Tuy nhiên người ta tế nhị hơn không nói là “tìm cách truất phế Roesler” mà bảo rằng sẽ “thay thế nhà lãnh đạo”. Dựa vào các tin tức đã được loan đi và kết quả thăm dò sự ủng hộ cử tri Đức dành cho FDP thì trên phương diện chính trị, Roesler sẽ mất chức chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ Đức, theo dự đoán của giới chuyên gia, chậm lắm là trong kỳ đại hội đảng FDP vào tháng Năm 2013 và triều đại Roesler sẽ chấm dứt!
Và như tôi đã phân tích trong một hai Lá Thư từ Đức Quốc trước đây, triều đại Roesler sẽ nhanh chóng bị sụp đổ nếu sự chống đối Roesler tăng mạnh mà nguyên nhân gần nhất có thể là kết quả bầu cử vào ngày 20-1-2013 sắp tới tại tiểu bang Niedersachsen, quê hương của Roesler!
Không phải tự nhiên mà có cuộc họp mật như tờ tuần báo “Die Zeit” báo cáo về một cuộc họp giữa cựu lãnh đạo đảng FDP, ông Guido Westerwelle, đương kim ngoại trưởng Đức và chủ tịch khối nghị sĩ FDP tại nghị viện Schleswig-Holstein là ông Wolfgang Kubicki tại nơi nghỉ mát nổi tiếng là Mallorca vào tháng 10-2012 vừa qua.
Dựa vào câu nói của ông Dirk Niebel (FDP) ở trên: “Không phải người lãnh đạo đảng cũng phải là ứng cử viên hàng đầu! (sic)” thì theo thiển ý người viết, đây là một “dấu hiệu” khác nữa cho thấy FDP đã, đang chuẩn bị thay thế Roesler bằng một nhân vật khác. Trên lãnh vực chính trị ít khi xảy ra chuyện nói chơi khơi khơi mà lời phát biểu từ một nhân vật thuộc thành phần lãnh đạo FDP, từ một ông Bộ trưởng phát triển Đức (FDP) phải có một “trọng lượng” khá quan trọng!.
Cho nên theo nhận xét riêng của tôi, nếu Philipp Roesler thức thời thì hãy tìm cách rút lui càng sớm càng tốt trước khi quá trễ, chậm lắm là sau kỳ bầu cử tại Niedersachsen ngày 20-1-2013 nếu FDP thất bại. Có vậy ông ta mới có thể giữ được uy tín, chờ thời điểm khác thuận lợi sẽ trở lại chính trường, như Westerwelle hay Lindner đã làm. Đừng để xảy ra tình trạng phải từ chức vì bị áp lực từ nội đảng FDP như cựu đảng trưởng Westerwelle trước đây, là người mà Philipp Roesler lên thay thế thì rất uổng cho sự nghiệp của một chính trị gia giỏi, người Đức gốc Việt!
Năm 2012 sắp giã từ chúng ta. Nhân dịp Năm Mới 2013 về, tôi xin cầu chúc Qúy độc giả một Năm Mới Vạn Sự Như Ý, An Khang và Thịnh Vượng.
Lá Thư từ Đức Quốc xin hẹn sẽ đến với quý vị vào dịp thuận tiện nhất trong năm 2013 !
Lê-Ngọc Châu (Munich, 28-12-2012)
(Tài liệu tham khảo: AFP, Yahoo-News, dapd)
- Trại trẻ nuôi ông Roesler ‘sắp bị thu hồi’ (BBC). Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, ông Philipp Roesler mong muốn chính quyền Việt Nam không thu hồi trại trẻ mồ côi, nơi ông từng ở chín tháng trước khi được người Đức nhận nuôi.
Vị chính khách được nhiều người Việt hâm mộ có chuyến thăm chính thức về nơi chôn nhau cắt rốn từ 17 đến 19/9.
Theo báo Đức Bild, ông bất ngờ được thông tin về trại mồ côi từng nuôi ông 39 năm trước.
Tại buổi tiếp tân ở sứ quán Đức, một linh mục Công giáo nói với ông rằng chính phủ Việt Nam dự tính tịch thu tòa nhà.
Báo Đức nói vị bộ trưởng kinh tế Đức hứa tìm hiểu xem ông có thể giúp gì mặc dù ông không nêu vấn đề với giới chức Việt Nam.

Một nghị sĩ thuộc đảng của ông Roesler, Jürgen Koppelin, được nói là đang quan tâm và sẽ tìm cách gây ảnh hưởng thông qua Bộ Ngoại giao và Quốc hội.

Vị nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do nói với báo Bild: “Chúng tôi phải ngăn việc thu hồi.”

“Sau chuyến đi thành công này, việc cứu trại trẻ đã trở thành vấn đề mật thiết với ông ấy.”

Ra đời tại Khánh Hưng, thuộc Việt Nam Cộng hòa vào năm 1973 ông được một gia đình Đức nhận làm con nuôi khi mới chín tháng tuổi và đặt tên là Philipp Roesler.

Ông Roesler lớn lên tại thành phố Hannover và tốt nghiệp đại học y khoa, ngành nha khoa.

Vốn có năng khiếu chính trị, năm 2000 ông Roesler được bầu làm tổng thư ký đảng Tự do Dân chủ, FDP.

Năm 2003 ông được bầu làm trưởng nhóm dân biểu FDP tại quốc hội tiểu bang Niedersachsen.

Sự thăng tiến của ông tại chính trường Đức ở cấp liên bang được báo chí nước này nói đến nhiều vì lý do nguồn gốc của ông.
 – Từ… giọt máu đào rơi rớt 1975 – (DLB).
-VN cần ‘tự do kinh tế và tư duy độc lập’ bbc Đến thăm Hà Nội và phát biểu trước các sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân, Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, ông Philipp Roesler đã kêu gọi nước chủ nhà cải cách dân chủ đầy đủ, trao tự do cho nhân dân cả trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Là một lãnh tụ trẻ tuổi của đảng Tự do Dân chủ (FDP) trong chính phủ liên minh ở Đức, ông Roesler, người sinh ra năm 1973 tại Nam Việt Nam, đã nói về tự do hôm 18/9/2012 khi nhận bằng tiến sỹ danh dự viên Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội.
Ông hối thúc chính quyền Việt Nam không chỉ tư nhân hóa và mở cửa thị trường, mà cần trao cho người dân thêm quyền tự do:

“Với những người không được tự do để chọn cho mình cách suy nghĩ và hành động độc lập, thì sẽ không có kinh doanh, và thiếu tự do kinh tế cũng sẽ không có tự do xã hội,”

Nhắc đến cơ hội cho bản thân là một người sinh tại Việt Nam nhưng trưởng thành tại Đức, ông coi đó là ví dụ về sức mạnh của tự do:

“Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào.”

"Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chức nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào."

Philipp Roesler

Là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ, ông Roesler cũng nhấn mạnh với diễn giả trong buổi lễ ở Đại học Kinh tế Quốc dân, về vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, cũng như nói về sở hữu tư nhân.

Ông cũng nói điều kiện cho đầu tư là chữ tín của hợp đồng và niềm tin của đối tác với hợp đồng.

Theo hãng tin Đức DPA, các công ty Đức thường phàn nàn về việc thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.

Khi trao đổi với chính giới Việt Nam, ông Roesler cũng mang theo một danh sách 5 tù nhân lương tâm theo Thiên Chúa giáo bị bệnh mà Bộ Ngoại giao Đức nhờ ông chuyển cho các lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu thả tự do cho họ, theo DPA.

Được biết chính phủ Đức cũng bày tỏ quan tâm vụ phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị bốn năm tù.

Berlin cũng theo dõi vụ xử ba blogger, Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, đã ba lần đình hoãn và theo tin mới nhất, có thể diễn ra vào ngày 24/9.Cùng đi với ông Roesler đi thăm Việt Nam và Thái Lan lần này có khoảng 50 đại diện các công ty Đức.-VN cần ‘tự do kinh tế và tư duy độc lập’ bbc


--Bộ trưởng Đức gốc Việt Philipp Rösler thăm Việt Nam Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Đức Philipp Rösler hiện ở Việt Nam trong chuyến công du châu Á kéo dài 4 ngày

Đức sẽ giúp Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
Bộ trưởng Philipp Roesler cho biết, Đức có nhiều kinh nghiệm trong năng lượng tái tạo và sẵn sàng chuyển giao kinh nghiệm đó cho Việt Nam


- Bộ trưởng Đức gốc Việt: “Chưa hề có lý do học tiếng- Việt” (Spiegel/ ĐCV).

-Philipp Rösler nhận bằng tiến sĩ danh dự của Việt Nam
Thế là ông Philipp Rösler đã nhận văn bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Bản tin này làm một số người quan tâm đến giáo dục và thời sự hơi … ngạc nhiên. Thật ra, việc trao bằng danh dự cho chính khách thì không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng đáng ngạc nhiên là ở tiêu chuẩn để trao bằng.


Phải công nhận một điều là trong các đại học Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân hình như không có danh tiếng như hai trường Đại học Quốc gia. Nhưng Trường đứng ra trao bằng cho một chính khách thì quả là một cú PR ngoạn mục! Thật ra, tôi nghĩ việc một trường đại học – có tiếng hay không/chưa có tiếng – trao tặng văn bằng danh dự là bình thường. Vấn đề là cái giá trị của văn bằng đó tùy thuộc vào qui chế mà trường đặt ra. Trao văn bằng bừa bãi không dựa vào qui chế nào thì chẳng khác gì chơi nổi trội, chứ chẳng có thực chất gì.

Ở trường UNSW này, qui chế trao tặng bằng tiến sĩ danh dự được hội đồng khoa bảng trường thông qua đàng hoàng. Theo qui định của UNSW thì người được trao văn bằng này phải là người (a) có đóng góp ngoại hạng trong lĩnh vực chuyên môn; hoặc (b) có đóng góp quan trọng cho trường hay xã hội. Do đó, kì rồi, trường có trao bằng tiến sĩ danh dự cho Aaron Ciechanover dựa vào tiêu chuẩn (a) và có đóng góp cho Viện Garvan.

Mới tháng Tư năm nay, trường Đại học Macquarie cũng trao bằng tiến sĩ danh dự cho cựu thủ tướng Úc Paul Keating. Ông Keating xuất thân là người thuộc giai cấp lao động, chưa xong trung học, nhưng ông đã để lại nhiều dấu ấn tuyệt vời trong chính trường Úc. Trong phần lí do trao giải, họ cho biết trong thời gian tại chức ông đã có những đóng góp cải cách xã hội, phát triển kinh tế, và lợi ích cho người thổ dân. Sau khi rời chính trường, ông trở thành một doanh nhân nhưng vẫn đóng góp ý tưởng cho những vấn đề mang tính quốc gia đại sự. Nói chung, ông xứng đáng và đáp ứng tiêu chuẩn văn bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Macquarie.

Còn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì sao? Tìm trên trang web của trường thì chẳng có qui chế gì về văn bằng tiến sĩ danh dự. Nhưng đọc thông báo của trường thì thấy ngoài “ý kiến chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, trường căn cứ vào thông tư 26/2008/TT-BGDĐT ngày 9/5/2008 để cấp bằng tiến sĩ danh dự. Vậy ta thử xem thông tư này nói gì về tiêu chuẩn trao bằng. Nguyên văn thông tư có đoạn viết:

“Thông tư này hướng dẫn về trình tự, thủ tục phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho các nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam (sau đây gọi chung là người được đề nghị)."



"Đối với các nhà hoạt động chính trị, xã hội: có uy tín quốc tế, có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho tình hữu nghị, cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, được Đại sứ quán nước đó gửi công hàm đề nghị phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự và được một cơ sở đào tạo tiến sĩ chấp thuận."

Có thể xem toàn văn thông tư đó ở đây: http://www.tiengiang.edu.vn/FileUpload/Vanban//File2372.doc

Như vậy, trên giấy tờ thì những tiêu chuẩn này theo tôi là cũng hợp lí. Nhưng ông Rösler có đáp ứng tiêu chuẩn này không? Ông Rösler chưa có đóng góp gì cho tình "hữu nghị" Việt Đức cả. Ông cũng chưa có đóng góp gì cho y học. Ông càng chưa có đóng góp gì cho Đại học Kinh tế Quốc dân. Xin nói là “chưa” chứ không phải là “không”. Có thể trong tương lai ông có đóng góp. Nhưng thông tư nói về đóng góp trong quá khứ. Do đó, có thể nói rằng quyết định trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông Rösler là chưa đúng với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, nhưng có thể đúng với chiến lược PR của trường. Dù sao cũng phải khen trường Kinh tế Quốc dân một tiếng là đã "đi tắt đón đầu" với ông Rösler.

Chúc mừng ông Philipp Rösler!



GS.TS. Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởng trao bằng tiến sĩ danh dự cho Ngài Philipp Rösler

Nguồn: ĐHKTQD

Ghi thêm: Mấy năm gần đây, các đại học Việt Nam có tổ chức lễ trao bằng hoành tráng với áo thụng và mũ mão nhìn cũng đàng hoàng (chứ không phải như ngày xưa rất đơn sơ). Nhưng tôi không biết các trường này có qui định gì về loại áo và mũ hay không, vì thấy trường nào cũng có những trang phục rất ... đa dạng. Ở ngoài này, các đại học có những qui chuẩn hẳn hoi về trang phục khoa bảng cho từng cấp (cử nhân, cao học, tiến sĩ, giáo sư), vì mỗi bậc có khác nhau về màu, về những gạch hay vệt trong khăn choàng. Chẳng hạn như tiến sĩ đội mũ hình bát giác, đai đỏ; còn cao học và cử nhân thì mũ vuông nhưng khác về màu của gạch trên áo. Những qui chuẩn này từ đâu? Xin thưa từ truyền thống của hai trường Đại học Oxford và Cambridge bên Anh. Còn Việt Nam lấy chuẩn của ai thì không rõ, nhưng hình như là chẳng có chuẩn mực gì cả vì trường nào cũng có trang phục riêng! Nhìn hình trên thấy chẳng có đai choàng nào cả. Có thể bắt chước ngoài nhưng chưa ... đạt chăng? :-)


- Đổi ảnh Phó Thủ tướng Đức bên cờ vàng


Hình này chụp ông Philipp Roesler trên báo Việt Nam đã bị gỡ xuống

Báo mạng tại Việt Nam đã nhanh chóng thay hình chụp Phó Thủ tướng Đức gố̃c Việt, Philipp Roesler đứng cạnh cờ vàng ba sọc đỏ khi đưa tin về chuyến thăm của ông sang Hà Nội.


Truyền thông Việt Nam rầm rộ đăng tải về chuyến thăm của ông Roesler, người gốc Sóc Trăng, đến Việt Nam ở cương vị Phó Thủ tướng nước có nền kinh tế lớn nhất khối Liên hiệp châu Âu.

Hiện giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ trong chính phủ liên minh của Đức, ông Roesler dự kiến sẽ nhận bằng tiến sỹ danh dự tại Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội.

Trong lịch trình thăm Việt Nam từ 17 đến 19/9, ông cũng có hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam.

Sự cố hình ảnh

Nhưng trong lúc đăng hình ông, một trang báo điện tử tại Việt Nam đã gây ra 'sự cố hình ảnh' vì dùng bức hình ông chụp dưới cờ Việt Nam Cộng hòa vốn bị cấm tại nước Việt Nam do Đảng Cộng sản nắm quyền.

Bức hình đã bị gỡ xuống sau vài phút và thay bằng một bức hình chụp ông Philipp Roesler (đảng Tự do) chụp chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel (đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo).

Một nhà báo từ Hà Nội nói đây là sự "non nớt" về nghiệp vụ nhưng đã được phát hiện sớm.

Hiện bức hình ban đầu chỉ còn được lưu truyền trên một số trang mạng xã hội.


Ông Roesler đến Đại học Kinh tế Quốc dân nhận bằng tiến sỹ danh dự

Tuy vậy, với người theo dõi tin về ông Roesler ở nước ngoài thì tình cảm của ông với cộng đồng người Việt tỵ nạn sau 1975 ở Đức và châu Âu không phải là điều gì bí mật.

Hồi tháng 6/2010, ông Philipp Roesler, khi đó làm Bộ trưởng Y tế của Đức đã đến thăm và nói chuyện với phái đoàn dân chủ Việt Nam hải ngoại tại Berlin.

Thay mặt chính phủ Đức, ông đã tiếp phái đoàn gồm một số nhà trí thức Việt Nam hải ngoại thuộc nhóm BấmHọp Mặt Dân Chủ, vốn không phải là tổ chức được chính phủ Việt Nam công nhận, đến Berlin sau cuộc họp của họ gần Hannover từ 10 đến 13 tháng 6.

Ông cũng đã dự lễ ra mắt tượng kỷ niệm thuyền nhân Việt Nam tại Hamburg, Cộng hòa Liên bang Đức.

Hồi tháng 10/2009, ông Philipp Roesler, bộ trưởng kinh tế của tiểu bang Niedersachsen, trở thành người gốc Việt đầu tiên nhận chức vụ quan trọng trong nội các Đức ở tuổi 35.


Hồi 2010, ông Roesler đã đón phái đoàn Việt Kiều không cộng sản 'Họp Mặt Dân Chủ' tới thăm Berlin

Ra đời tại Khánh Hưng, thuộc Việt Nam Cộng hòa vào năm 1973 ông được một gia đình Đức nhận làm con nuôi khi mới chín tháng tuổi và đặt tên là Philipp Roesler.

Truyền thông Đức loan tin ông Roesler lớn lên tại thành phố Hannover và tốt nghiệp đại học y khoa, ngành nha khoa.

Vốn có năng khiếu chính trị, năm 2000 ông Roesler được bầu làm tổng thư ký đảng Tự do Dân chủ, FDP.

Năm 2003 ông được bầu làm trưởng nhóm dân biểu FDP tại quốc hội tiểu bang Niedersachsen.

Sự thăng tiến của ông tại chính trường Đức ở cấp liên bang được báo chí nước này nói đến nhiều vì lý do nguồn gốc của ông.


 – Đổi ảnh Phó Thủ tướng Đức bên cờ vàng (BBC).

-Báo Việt Nam đăng hình phó thủ tướng Đức đứng bên cờ VNCH Nguoi Viet Online

Khi loan tin về chuyến thăm chính thức của Phó thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Roesler đến Hà Nội hôm 17 tháng Chín, báo VTC News của Việt Nam đã đăng hình của ông đứng bên cạnh quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa nhưng ngay sau đó đã bị gỡ xuống.
Trao bằng tiến sĩ danh dự cho Bộ trưởng Kinh tế Đức gốc Việt (LĐ). – Thông cáo báo chí về việc phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho ông PHILIPP RÖSLER Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ, Cộng hoà Liên bang Đức(ĐHKTQD). – ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN “TỰ HÀO” TRAO BẰNG TIẾN SĨ CHO PHÓ THỦ TƯỚNG ĐỨC(NKYN).
- Trịnh Hội: Cơ hội ở Atlanta và Orlando (VOA’s blog).

  Đọc các báo thì dường như ĐV bịa nhiều nhất, ngoài ĐV không có báo nào đề cập tới vợ con của ổng cả ?!

-Ông Philipp Roesler nhận bằng TS danh dự của VN
(ĐVO) Bên cạnh mục đích của một chuyến thăm công vụ, Bộ trưởng Kinh tế - Công nghệ Philipp Rösler cho biết đây là dịp tốt để ông đưa gia đình về thăm Việt Nam, để các con biết về nguồn gốc của mình.

Bộ trưởng Kinh tế - Công nghệ (đồng thời là Phó Thủ Thủ tướng) Đức, Philipp Rösler sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 – 19/9/2012.
Tháp tùng ông Rösler là một phái đoàn lớn gồm 80 doanh nghiệp Đức, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Hà Nội cho hay. Bộ trưởng Đức gốc Việt hy vọng chuyến thăm sẽ tạo tiền đề xây dựng các dự án hợp tác mới với Việt Nam.
Dự kiến trong chương trình làm việc, bộ trưởng Philipp Rösler sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội. Bên cạnh đó, ông sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Đức - Việt tại TP HCM vào ngày 19/9 nhằm thúc đẩy cơ hội hợp tác kinh doanh giữa hai bên.



Ông Philipp Rösler.

Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu. Hai nước đang tích cực triển khai các dự án hải đăng như tuyến tàu điện ngầm số 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Việt - Đức...

Ông Philipp Rösler mang trong mình dòng máu Việt Nam, sinh tháng 2/1973 tại Khánh Hưng (nay là Sóc Trăng). Ông sống trong một trại trẻ mồ côi Công giáo cho đến khi một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi khi mới 9 tháng tuổi. Năm 2006, vợ ông đã thuyết phục Rösler quay về thăm Việt Nam, nơi ông đã sinh ra.

Chính vì vậy, bên cạnh mục đích của một chuyến thăm công vụ tới Việt Nam, ông Philipp Rösler cho biết đây là dịp tốt để ông đưa gia đình về thăm Việt Nam, để các con biết về nguồn gốc của mình.


Ngày 17/9, trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ tổ chức lễ trao bằng “Tiến sĩ danh dự” cho ông Philipp Rösler.


Để chuẩn bị cho sự kiện này, ngày 3/9, trường Đại học kinh tế quốc dân đã làm việc với đoàn công tác của Đại sứ quán CHLB Đức do Ông Carten Meyer-Wiefhausen, Tham tán công sứ kiêm Phó Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam làm trưởng đoàn. Hai bên đã thảo luận về các nội dung liên quan đến lễ phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho ông Philipp Rösler. Phía Đại sứ quán CHLB Đức quan tâm đến công tác chuẩn bị và mong muốn phối hợp với trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức sự kiện trên.


...Bộ trưởng Đức gốc Việt thăm Việt NamVNExpress

Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Đức Philipp Roesler sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 đến ngày 19/9, theo thông tin từ Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Hà Nội.
> Những điều thú vị về bộ trưởng gốc Việt ở Đức

Phó Thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Roesler. Ảnh: N24


Tại Hà Nội, ông Roesler sẽ gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng với các đại diện cao cấp khác của Chính phủ Việt Nam. Theo lịch trình, ngày 17/9 ông Roesler sẽ nhận bằng Tiến sĩ danh dự tại trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội), và có bài tham luận chủ đề "Cơ hội của nền kinh tế thị trường xã hội" trước sinh viên của trường.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, vị Bộ trưởng gốc Việt của Đức cùng với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh sẽ tham dự Diễn đàn đối thoại Việt Nam - Đức, được tổ chức vào ngày 18/9.

Tại TP HCM, ngày 19/9 ông sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và tham dự Diễn đàn Kinh tế Đức - Việt, dự lễ khai trương Trường phổ thông giao lưu Đức - Việt và Trung tâm Công nghệ Đức - Việt.

Đi cùng với ông Philipp Roesler lần này còn có một số nghị sĩ quốc hội liên bang, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cornelia Pieper và đại diện của khoảng 50 doanh nghiệp. Sau Việt Nam, Bộ trưởng Roesler sẽ có chuyến thăm tới Thái Lan.

Bộ trưởng Roesler nói: "Việt Nam và Thái Lan là hai nước đang vươn lên trong khu vực tăng trưởng kinh tế ASEAN và là những thị trường tương lai của nền kinh tế xuất khẩu của Đức. Đức có quan hệ đối tác chặt chẽ với hai nước này và chúng ta muốn tiếp tục mở rộng mối quan hệ đó."

Việt Nam có quan hệ truyền thống chặt chẽ với Đức. Từ năm 2011 quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập nhằm hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa, thực hiện đối thoại về nhà nước pháp quyền. Năm 2011 trao đổi thương mại song phương tăng 28% lên đến 5,7 tỷ Euro. Hai nước đều có nhịp độ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng. Đối với cả Việt Nam và Thái Lan, Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất trong EU.

Ông Roesler sinh năm 1973 tại Việt Nam, được một cặp vợ chồng người Đức nhận về nuôi lúc 9 tháng tuổi. Ông từng là bác sĩ phẫu thuật tim và lồng ngực. Trước khi là Bộ trưởng Kinh tế - Công nghệ kiêm Phó Thủ tướng Đức, ông Roesler là Bộ trưởng Y tế. Chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử đảng Dân chủ Tự do (FDP) từng về thăm quê hương Việt Nam năm 2006.


Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Đức thăm Việt Namcand.com

Từ ngày 17-19/9/2012, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Cộng hòa Liên bang Đức - TS.Philipp Rösler sẽ sang thăm Việt Nam và Thái Lan. Cùng đi với Bộ trưởng có một số nghị sĩ Quốc hội liên bang, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cornelia Pieper và một đoàn kinh tế gồm khoảng 50 đại diện doanh nghiệp. Mục đích của chuyến đi là tiếp tục tăng cường quan hệ kinh tế giữa Đức và Việt Nam, Thái Lan.
Bộ trưởng Rösler nói: “Việt Nam và Thái Lan là hai nước đang vươn lên trong khu vực tăng trưởng kinh tế ASEAN và là những thị trường tương lai của nền kinh tế xuất khẩu của Đức. Đức có quan hệ đối tác chặt chẽ với hai nước này và chúng tôi muốn tiếp tục mở rộng mối quan hệ đó".
Chặng dừng chân đầu tiên của Bộ trưởng Rösler là Hà Nội. Tại Hà Nội, Bộ trưởng Rösler sẽ gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại diện cao cấp khác của chính phủ Việt Nam. Cùng với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Rösler sẽ khai mạc Diễn đàn đối thoại Đức - Việt với đại diện giới kinh tế. Trong chương trình còn có bài tham luận của Bộ trưởng Rösler về chủ đề "Cơ hội của nền kinh tế thị trường xã hội" trước sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Rösler sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. Trong chương trình, bên cạnh hội nghị kinh tế Đức - Việt, Bộ trưởng Rösler còn đi thăm một số doanh nghiệp, khai trương Trường phổ thông giao lưu Đức - Việt và một Trung tâm công nghệ Đức - Việt.
Việt Nam và Thái Lan là hai đối tác quan trọng của Đức có nhịp độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Việt Nam có quan hệ truyền thống chặt chẽ với Đức. Từ năm 2011 quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập nhằm hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong các linh vực kinh tế, chính trị và văn hóa và thực hiện đối thoại về nhà nước pháp quyền. Quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển rất mạnh mẽ. Năm 2011 trao đổi thương mại song phương tăng 28% lên đến 5,7 tỉ Euro. Hai nước đều có một nhịp độ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng và đối với cả hai nước, Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất trong EU.
"Các nước ASEAN là các quốc gia đang lên. Tầm quan trọng kinh tế sẽ tiếp tục tăng, nếu thị trường nội địa ASEAN với khoảng 600 triệu người được mở vào năm 2015. Các doanh nghiệp Đức cũng cần phải hưởng lợi từ cơ hội đó. Vì thế điều quan trọng là bây giờ phải đưa ra tín hiệu rõ ràng là Đức rất quan tâm đến việc tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế" - Bộ trưởng Rösler nói

Bộ trưởng Kinh tế Đức Rösler thăm VNThanh Niên

Theo thông tin từ Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, TS Philipp Rösler, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang Đức sẽ thăm Việt Nam và Thái Lan từ 17-21.9.

Cùng đi với ông Philipp Rösler còn có một số nghị sĩ quốc hội liên bang, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cornelia Pieper và đại diện của khoảng 50 doanh nghiệp. Tại Việt Nam, ông Rösler sẽ gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại diện cao cấp khác của Chính phủ Việt Nam. Bộ trưởng Philipp Rösler cũng sẽ khai mạc Diễn đàn đối thoại Đức - Việt với đại diện giới kinh tế; có bài tham luận về chủ đề  "Cơ hội của nền kinh tế thị trường xã hội" trước sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội. Ông Rösler sẽ thăm TP.HCM, dự hội nghị kinh tế Đức - Việt, khai trương Trường phổ thông giao lưu Đức - Việt và Trung tâm công nghệ Đức - Việt.
VNMedia
(VnMedia) - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang Đức – ông Philipp Rösler sẽ có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam và Thái Lan từ ngày 17 đến 21/9/2012. Cùng đi với Phó Thủ tướng Rösler có một số nghị sĩ Quốc hội liên bang, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cornelia Pieper và một phái đoàn kinh tế gồm khoảng 50 đại diện doanh nghiệp. Mục đích của chuyến thăm là nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa Đức và hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Bộ trưởng Rösler cho biết: “Việt Nam và Thái Lan là hai nước đang vươn lên trong khu vực tăng trưởng kinh tế ASEAN và là những thị trường tương lai của nền kinh tế xuất khẩu của Đức. Đức có quan hệ đối tác chặt chẽ với hai nước này và chúng ta muốn tiếp tục mở rộng mối quan hệ đó“.

Chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của Phó Thủ tướng Đức là thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Tại đây, Bộ trưởng Rösler sẽ gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và các đại diện cao cấp khác của chính phủ Việt Nam. Cùng với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch, Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Rösler sẽ khai mạc Diễn đàn đối thoại Đức-Việt với đại diện giới kinh tế. Trong chương trình còn có bài tham luận của Bộ trưởng về chủ đề “Cơ hội của nền kinh tế thị trường xã hội“ trước sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Rösler sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. Trong chương trình, bên cạnh hội nghị kinh tế Đức-Việt, Bộ trưởng còn đi thăm một số doanh nghiệp, khai trương Trường phổ thông giao lưu Đức-Việt và một Trung tâm Công nghệ Đức-Việt.

Việt Nam có quan hệ truyền thống chặt chẽ với Đức. Từ năm 2011, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhằm tăng cường hợp tác song phương mạnh mẽ hơn nữa trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa. Năm 2011, trao đổi thương mại song phương Việt-Đức tăng 28% lên đến 5,7 tỉ Euro.

Sau Việt Nam, Phó Thủ tướng Đức sẽ đến thăm Thái Lan.

Vài nét về Phó Thủ tướng Đức gốc Việt
Ông Rösler sinh ra ở tỉnh Khánh Hoà, miền Nam Việt Nam. Cha mẹ ông được cho là đã bị thiệt mạng trong chiến tranh. Một người nào đó đã đưa cậu bé Rösler vào trại mồ côi ở Sài Gòn. Khi được 9 tháng tuổi, một cặp vợ chồng người Đức đã nhận cậu bé Rösler làm con nuôi và đưa cậu sang Đức.

Sau khi học ngành y ở trường Y khoa Hanover, ông trở thành một bác sĩ trong quân đội và làm công việc này cho đến năm 2003.

Sự nghiệp chính trị của ông Rösler ban đầu chỉ dừng lại ở một vài vị trí tình nguyện trong đảng FDP. Tuy nhiên, sau đó, con đường sự nghiệp của ông thăng tiến một cách nhanh chóng bất ngờ. Rösler gia nhập đảng FDP năm 1992 và tham gia vào đội ngũ lãnh đạo đảng này năm 2005. Một năm sau đó, ông được bầu làm Chủ tịch Đảng FDP vùng Lower Saxony. Tháng 2 năm 2009, ông được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Y tế, Lao động và Giao thông Vận tải của bang Lower Saxony và sau đó trở thành nhân vật số hai của bang này.

Vốn là một người đàn ông của gia đình, ông Rösler thực ra đã hài lòng với việc trở thành nhân vật số hai của bang Lower Saxony. Ông đáng ra đã ở lại Hanover cùng người vợ Wiebke, cũng là một bác sĩ, và hai cô con gái sinh đôi 2 tuổi.

Tuy nhiên, đảng FDP của ông đã giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9 năm 2009. Với tư cách là một thành viên trong bộ máy lãnh đạo quốc gia của đảng FDP kể từ năm 2005, ông Rösler đã được bầu vào vị trí Bộ trưởng Y tế. Ông Rösler trở thành Bộ trưởng Y tế Đức khi mới 36 tuổi. Ông là người Châu Á đầu tiên được lựa chọn vào một trong các vị trí Bộ trưởng trong Nội các Đức và cũng là vị bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước này.

Sự thăng tiến của ông Rösler sau đó đã trở thành một hiện tượng trên chính trường Đức khi ông liên tiếp được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng như Bộ trưởng Kinh tế và hiện giờ là Phó Thủ tướng. Khi được bầu làm Phó Thủ tướng, ông Rösler mới chỉ 38 tuổi.


 Philipp Rösler trả lời phỏng vấn Spiegel Online trước khi đi thăm Việt Nam (X-cafe).- Phỏng vấn ông Philipp Rösler, Phó Thủ tướng Đức gốc Việt:
Nguyễn Việt chuyễn ngữ
dịch giả gửi cho X-Cafevn
SPIEGEL ONLINE:? Thưa ông Rösler, ông sẽ đi thăm Việt nam, đất nước nơi ông sinh ra, ông chờ đợi gì ở chuyến đi này?
Rösler: Tôi mong rằng nền kinh tế Đức sẽ hưởng lợi được từ chuyến đi này. Việt Nam là một nước đang trỗi dậy và dĩ nhiên là một thị trường cho các doanh nghiệp của chúng ta. Tại đây trong những năm qua đã có khá nhiều biến động, ngay cả trong việc mở rộng cánh cửa cho tự do kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều thử thách, ví dụ như trong các vấn đề về nhà nước pháp quyền.

SPIEGEL ONLINE: Chuyến đi thăm của ông đang được theo dõi chăm chú. Dù sao tiểu sử của ông cũng liên quan đến lịch sử hiện đại của đất nước này. Ông là đứa trẻ bị bỏ rơi trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Ông có biết gì về thời gian đó không?
Rösler: Những tháng đầu tiên của cuộc đời, tôi sống tại Khánh Hưng, hiện nay thuộc tỉnh Sóc Trăng trong một cô nhi viện thiên chúa giáo. Đó là năm 1973. Bản thân tôi chẳng nhớ gì hết cả. Sau này, cách đây vài năm tôi có đọc một bài báo của Cordt Schnibben trên Spiegel viết về cô nhi viện đó. Có khoảng 3000 trẻ em đã từng được các bà xơ thiên chúa nuôi nấng trong suốt thời gian đó. Các bà đã đặt tên và quy định ngày sinh của bọn trẻ để quá trình nhận con nuôi có thể tiến hành dễ dàng.
SPIEGEL ONLINE: Hai bà xơ Mary Marthe và Sylvie Marthe đã chăm sóc ông những tháng đầu tiên ở Khánh Hưng. Tháng 11.1973 ông được nhận làm con nuôi sang Đức. Nhà báo Michael Bröcker có nêu trong bài viết về ông là bà xơ Mary Marthe vẫn còn sống tại Việt Nam. Ông có liên hệ với bà ấy?
Rösler: Chúng tôi có liên lạc với nhau, sau khi tôi trở thành bộ trưởng kinh tế liên bang năm 2009. Một phóng viên đi về Việt Nam gặp bà Mary Marthe và chụp hình bà ấy cầm ảnh của tôi trên tay. Về sau, bà ấy có gửi email cho tôi qua một bà xơ khác có địa chỉ email. Tôi rất cảm động về việc này
SPIEGEL ONLINE: Bà ấy viết gì cho ông?
Rösler: Bà ấy tự hào vô cùng về những gì tôi đã đạt được.
SPIEGEL ONLINE: Ông có biết rõ về hoàn cảnh, lý do tại sao cô nhi viện chuyển ông đi làm con nuôi?
Rösler: Không, tôi cũng chẳng bao giờ tìm hiểu điều đó.
SPIEGEL ONLINE: Tại sao?
Rösler: Ai đi tìm cái gì, thì chứng tỏ anh đang thiếu cái đó. Nhưng tôi không cảm thấy thiếu cái đó.
SPIEGEL ONLINE: Ông chưa bao giờ có nỗ lực, muốn biết thêm mọi chi tiết?
Rösler: Không, chưa có lúc nào hết. Nước Đức là tổ quốc của tôi. Việt Nam là một
phần của cuộc đời tôi, phần mà tôi không hề có chút ký ức nào hết. Tôi sinh trưởng ở Đức, ở đây tôi có gia đình tôi, có ba tôi và các bạn tôi.
SPIEGEL ONLINE: Cách đây 6 năm, trong chuyến đi thăm Việt Nam đầu tiên của ông, cùng với phu nhân, ông đã không trở về thăm lại địa phương nơi có cô nhi viện đó. Phải chăng đó là một quyết định có chủ ý?
Rösler: Năm 2006 chúng tôi không hề biết nơi đó ở đâu. Thực ra tôi luôn tìm địa danh Khánh Hưng trên bản đồ, nhưng không tìm ra. Mãi khi đến Sài Gòn, vào phủ Tổng thống cũ thì mới có giải đáp. Trong tầng dưới của nhà bảo tàng vẫn còn trung tâm tham mưu hành quân của Mỹ (das alte US-Lagezentrum). Trên tấm bản đồ của Mỹ với các địa danh cũ tôi đã tìm thấy tên nó. Điều tôi không biết mà chính anh phiên dịch giải thích: Khánh Hưng, cũng như bao địa danh khác ở miền Nam, đã bị nhà cầm quyền mới đổi tên sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc.
SPIEGEL ONLINE: Sao ông lại không đến thăm chỗ đó?
Rösler: Khi đó tôi chỉ là du khách bình thường. Vợ chồng tôi cũng đi thăm đồng bằng sông Mê-Kông. Chỉ có điều chúng tôi kết luận là Sóc Trăng, như tên gọi hôm nay, chắc chắn sẽ không khác gì những vùng mà chúng tôi đã đi qua
SPIEGEL ONLINE: Ông có kế hoạch, trong chuyến thăm tới sẽ tạt qua nơi đó một chứt không?
Rösler: Tôi đi Việt nam lần này với tư cách bộ trưởng kinh tế Đức, là người đại diện quyền lợi cho nền kinh tế Đức, chứ đâu có phải đi tìm cội nguồn của riêng mình.
SPIEGEL ONLINE: Ông có sự đinh, sau này sẽ tìm về chỗ đó không?
Rösler: Không, chúng tôi không có kế hoạch. Nơi đó không có ý nghĩa sâu lắm đối với tôi (Er hat für mich einfach keine tiefere Bedeutung).
SPIEGEL ONLINE: Có những trẻ em con nuôi lại suy nghĩ khác hẳn, họ tìm hiểu rất sâu về quá khứ của họ. Ông có chia sẻ với những người này không?
Rösler: Tôi hoàn toàn có thể chia sẻ với họ, nhưng tùy theo trường hợp có sự khác nhau. Trong gia đình tôi, tôi không hề cảm thấy thiếu thốn chút gì hết, do vậy vấn đề đó chưa bao giờ được tôi đặt ra.
SPIEGEL ONLINE: Ông có hay nói chuyện với ba ông, người đã một mình nuôi ông sau khi li hôn, từ khi ông mới bốn tuổi, về Việt Nam?
Rösler: Không, Việt Nam ít khi được nhắc đến trong câu chuyện giữa hai chúng tôi. Khi tôi đã lớn, ba tôi có đặt tôi đứng trước gương và giải thích, tại sao tôi lại khác các trẻ khác.
SPIEGEL ONLINE: Ông cụ có giải thích, tại sao các cụ hồi ấy lại quyết định nhận anh làm con nuôi ?
Rösler: Ba tôi là quân nhân và trong thời gian học lái máy bay trực thăng tại Mỹ đầu những năm bảy mươi, ổng có quen một số đồng nghiệp Nam Việt Nam. Qua những người này, ổng được biết về sự bất hạnh do cuộc chiến gây ra, nhất là về trẻ mồ côi. Do vậy hai ông bà đã quyết định nhận con nuôi.
SPIEGEL ONLINE: Ông có nhận thấy mặt nào á châu của mình?
Rösler: Diện mạo của tôi là một minh chứng rõ ràng. Nhưng tôi không biết võ á châu cũng như không thường ăn đồ á châu.
SPIEGEL ONLINE: Khi ông đi ra nước ngoài, có ai nhắc đến nguồn gốc của ông không?
Rösler: Thỉnh thoảng. Năm ngoái khi tôi đi với Angela Merkel sang Mỹ, có hai bộ trưởng gốc Á cũng hỏi thăm về nguồn gốc của tôi, kể cả tổng thống Obama. Ông ta tỏ ra ít ngạc nhiên hơn là những chính trị gia ở các nước khác. Chẳng gì thì nước Mỹ cũng là nước mang dấu ấn nhập cư.
SPIEGEL ONLINE: Cuộc đi thăm của ông cũng được phía Việt nam quan tâm lắm. Khi ông tham gia chính phủ, một tờ báo bên đó đã viết: „Ông ta là quân nhà mình“. Ông sẽ xử lý ra sao?
Rösler: Ông thử tưởng tượng ngược lại xem, một trẻ em Đức được một nước khác nhận làm con nuôi rồi lên làm chức to trong chính phủ. Mối quan tâm ở bên này chắc chắn cũng lớn không kém.
SPIEGEL ONLINE: Ông sẽ không để họ tác động ? (Sie wollen sich nicht vereinnahmen lassen?)
Rösler: Nước Đức là quê hương của tôi. Điều đáng ca ngợi ở nước chúng ta là kể cả những con người với các lý lịch không bình thường vẫn có cơ hội thăng tiến. Điều kiện tiên quyết cho việc này là sự khoan dung của xã hội. Chế độ dân chủ của chúng ta và thành công của chúng ta không chỉ được tạo dựng trên cơ chế thị trường xã hội, mà trước hết là nhờ một xã hội tự do. Ở Việt Nam tôi sẽ nhấn mạnh điều này. Về lâu về dài, một nền kinh tế thị trường sẽ không thể phát triển được nếu không có tự do.
SPIEGEL ONLINE: Một đề tài cho các trẻ em con nuôi gốc á ở Đức là chủ nghĩa chủng tộc ngấm ngầm hay lộ diện. Ông có đối diện với vấn đề đó không?
Rösler: Không, trong cuộc sống hàng ngày thì không thấy.
SPIEGEL ONLINE: Ở Việt Nam, những người cộng sản vẫn nắm quyền với chế độ độc đảng. Trong cuộc đi thăm này ông có nêu vấn đề tôn trọng nhân quyền?
Rösler: Tôi hoạt động trong Ủy ban Trung ương Những người Công giáo (Đức), do vậy đối với tôi sẽ rất quan trọng, khi mời các đại diện giáo dân tham gia buổi tiếp tân tại đại sứ quán Đức sẽ tổ chức ở Hà Nội. Giáo dân ở Việt nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó vấn đề này là một nhận thức rất quan trọng của tôi.
SPIEGEL ONLINE: Trong năm 2000 ông mới làm lễ đặt tên thánh. Quyết định này có liên quan đến việc các bà xơ thiên chúa đã cứu ông?
Rösler: Điều đó không phải là quyết định. Nhưng những ai đã biết là các bà xơ phải chịu đựng nguy hiểm và vất vả như thế nào trong chiến tranh VN để cứu trẻ em mồ côi thì người đó sẽ không bao giờ quên.
SPIEGEL ONLINE: Ông không nói tiếng Việt. Ông có tập vài từ để chuẩn bị cho chuyến đi này?
Rösler: Làm cái đó thì có vẻ hơi cường điệu quá. Nhưng xin nói cho rõ nghĩa – lẽ tất nhiên một phần của cuộc đời tôi đã gắn bó tôi với đất nuớc đó, nhưng tôi đi Việt nam với tư cách là bộ trưởng kinh tế Đức!
Nguồn: Spiegel Online

 Philipp Rösler trả lời phỏng vấn Spiegel Online trước khi đi thăm Việt Nam (X-cafe).

Philipp Rösler: “Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi” (Spiegel/ Phan Ba). – ‘Vietnam Is a Part of My Life’ (Spiegel).  -

"Việt Nam là một phần đời của tôi"Nguyen Van Tuan

Đó là câu nói của Bs Philipp Rösler, Bộ trưởng Kinh tế của Đức (người sắp đi thăm chính thức Việt Nam) trong bài phỏng vấn dưới đây. Đọc bài phỏng vấn này, thú thật, tôi không có cảm tình với người phóng viên. Phóng viên muốn khai thác cái gốc Việt Nam của ông ta, nhưng ông thì muốn nói cái bức tranh lớn hơn. Thật ra, câu đó cũng có thể áp dụng cho … tôi. Dù ở ngoài này nhiều hơn ở trong nước, nhưng tôi lúc nào cũng nghĩ Việt Nam là một phần lớn của đời tôi. Ông Rösler còn có một câu chuyện thú vị khác, và câu chuyện này làm tôi nhớ chuyện xưa …Chúng ta biết rằng ông Rösler sinh năm 1973 ở Sóc Trăng, và được hai bà soeur nôi nấng trong cô nhi viện. Ông không biết cha mẹ mình là ai. Đến tháng thứ 9 thì ông được một gia đình người Đức xin làm con nuôi. Cha nuôi của ông là một sĩ quan trong quân đội. Đến khi ông 4 tuổi thì cha mẹ nuôi li dị. Trong môi trường như thế mà ông học hành thành tài (bác sĩ) và thành danh (tham gia chính trường). Nay ông là Bộ trưởng Kinh tế của Đức. Hành trình và sự nghiệp của ông quả thật đáng nể. Nhưng với người Đức, vốn nổi tiếng kì thị, thì có khi họ có cái nhìn khác.
Một anh bạn bên Đức có kể một câu chuyện về ông Rösler rất thú vị. Lúc ông ấy được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế, Rösler đến thăm một cơ sở của Bộ Y tế Đức, nhưng người gác cổng không cho vào! Ông gác cổng hỏi (tôi dịch nôm na): "Mày là ai mà dấm dớ đến đây?"  Ông Rösler trả lời tỉnh queo: "Tao là tân Bộ trưởng đây!". Ông gác cổng cười rú lên rồi bảo: "Sao chú mày không bảo ngay là Hoàng đế của China có phải là dễ tin hơn không!".
Có lẽ các bạn trong nước sẽ không có cảm nhận gì đặc biệt khi đọc câu chuyện trên, nhưng tôi và những người như tôi thì hiểu và thấm lắm. Người Âu Mĩ nói chung vẫn xem thường người có sắc diện Á châu. Đối với họ, những người như tôi (như những ai từng đi tị nạn) đến từ một nước nghèo nàn, chiến tranh triền miên, đen đúa, v.v. thì được xếp vào nhóm “lạc hậu”. Lạc hậu ở đây có nghĩa là kém văn minh. Dĩ nhiên, chúng ta có thể cãi một cách hàn lâm thế nào là văn minh và thế nào là lạc hậu. Dĩ nhiên, họ không nói ra, nhưng suy nghĩ của họ là như thế. Theo kinh nghiệm của tôi, người Đức và Anh (kể cả Úc) là những người hay có những suy nghĩ lệch lạc và có thể nói lạc hậu như thế. Có lần tôi được hỏi là "Mày biết làm phân số không?". Ông Rösler này cũng được nhìn như thế. Một người có khuôn mặt Á châu mà lại dám nóitao là tân bộ trưởng thì đúng là chuyện khôi hài với người gác cổng (chắc là ít học thức và thiếu thông tin). Nhưng cách ứng xử của ông Rösler kể ra cũng hay.
Câu chuyện của ông Rösler cũng giông giống với câu chuyện của ông Nguyễn Cao Kỳ mà tôi từng nghe qua. Nghe rằng khi sang Mĩ có lần ông Kỳ làm nghề lái taxi hay đi taxi, và có một cuộc đối thoại thú vị với ông da đen. Ông Mĩ da đen hỏi:Ở Việt Nam mày làm nghề gì? Ông Kỳ, một người rất giỏi tiếng Anh, trả lời: Tao từng là phó tổng thống. Ông da đen cười rũ rượi nói: Thôi, mày nên tìm việc gì làm cho ổn định, đừng có mơ tưởng nữa. Dĩ nhiên, ông Nguyễn Cao Kỳ đâu có chấp gì với một người như thế. Tôi đoán ông Kỳ, một Buddha Child, chắc cười trong bụng.
Cá nhân tôi cũng có vài kinh nghiệm vui vui. Thỉnh thoảng, đi chợ tôi hỏi chuyện với người bán hàng, và có ít nhất 2 lần họ nói không hiểu tôi nói gì (kiểu nghiêng tai rồi nói I beg your pardon). Với kinh nghiệm của người ở đây lâu năm, tôi biết đó là một thái độ bỡn cợt, họ xem thường mình. Tôi thậm chí còn đoán được họ sẽ nói gì kế tiếp! Thái độ đó hơi rẻ tiền! Trong tình huống như thế, tôi thường trả lời tỉnh queo rằng tao nói chuyện cho hàng trăm hay hàng ngàn người nghe và hiểu; nếu mày không hiểu tao nói, thì tao nghĩ mày cần phải xem lại khả năng tiếng Anh của mày và nên tự vấn có nên làm việc ở đây nữa hay không.
Ngay cả trong đề bạt chức danh khoa bảng, tôi nghĩ Úc cũng có thái độ phân biệt. Họ phân biệt tinh vi hơn nhiều. Tôi thường nói đùa rằng những kẻ kì thị chủng tộc mà ít học thì cùng lắm họ chỉ chửi vài câu (kiểu như go back to where you come from), nhưng những kẻ có học thì họ làm … bài bản hơn. Những kẻ có học này không chửi đổng như thế, nhưng họ tổ chức thành những hội đồng để làm khó ứng viên, một cách làm rất ư là … khoa học. Do đó, tôi thường nói với các bạn nghiên cứu sinh rằng để bằng các đồng nghiệp người Úc, chúng ta phải hơn họ 2 cái đầu. Nếu tiêu chuẩn của họ là A, thì mình phải có 2A. Phải như thế thì mình mới có lí do ứng phó một cách hoàn toàn tự tin (và nếu cần, trịch thượng :-)). Kể ra, đó cũng là một mặc cảm. Mặc cảm đến từ nước nghèo. Nhưng trong cái nhìn của họ thì cha ông họ đã tạo ra nền tảng này, và mình chỉ là người hưởng lợi từ mồ hôi nước mắt của cha ông họ, nên họ có quyền hạn chế mình. Biết rằng đó là một suy nghĩ thiển cận kiểu Úc, nhưng trong thực tế thì suy nghĩ này còn khá phổ biến. Do đó, tôi thích Mĩ hơn, vì Mĩ ít có suy nghĩ loại này, do ai cũng là dân nhập cư mà thôi.
Chính vì thế mà tôi không bao giờ nghĩ mình là người Úc. Dù mang quốc tịch Úc, nhưng cũng như Rösler, tôi nghĩ Việt Nam là một phần đời của tôi. Có khác chăng là cái phần đời này lớn hơn bất cứ phần đời nào khác.
N.V.T
 =====
 Phỏng vấn Bộ trưởng Kinh tế Đức gốc Việt: 'Vietnam Is a Part of My Life' (Spiegel 14-9-12)
http://www.spiegel.de/international/world/interview-with-german-economy-minister-philipp-roesler-about-vietnam-a-855880.html
-Sửa nhà cũ của TT Nguyễn Văn Thiệu để đón du khách NV

Tổng số lượt xem trang