Ông Steve Klein không tỏ ra lo ngại gì về hoạt động quảng bá phim
Hãng tin AP và nhiều báo ở Bắc Mỹ đăng tin ông Steve Klein, một cựu binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Nam Việt Nam, đã không hề đi trốn sau khi làn sóng phản đối bộ phim về Hồi giáo và Đấng Tiên tri Mohamed đang lan rộng.
Các nguồn tin này nói ông Steve Klein, hiện sống tại Hemet, California, còn cho rằng ông chẳng việc gì phải cảm thấy có lỗi về bộ phim và những đợt biểu tình bạo lực gây chết người đang xảy ra.
'Tôi không có lỗi'
Về vụ này, nhà làm phim "Innocence of Muslims” (Sự ngây thơ của người Hồi giáo) hỏi:
“Tay tôi đâu có dính máu? Không, tôi có giết ông ta không? Tôi có cảm thấy tội lỗi vì những người kia bị kích động không? Nhưng tôi đâu có kích động họ,”
"Họ đã bị kích động sẵn, đã được lên chương trình sẵn rồi để làm chuyện đó"
“Họ đã bị kích động sẵn, đã được lên chương trình sẵn rồi để làm chuyện đó.”
Theo AP, ông Klein còn so sánh những gì ông thấy ở Việt Nam, nơi ông nói ông đã “xâm nhập vào các nhóm nằm vùng của Việt Cộng”, và nói việc này giống những gì ông làm là “xâm nhập các cơ sở Hồi giáo nằm vùng” sau vụ 9/11.
Hiện chưa có nguồn nào khác xác tín lời ông Klein về chuyện hoạt động ông nói trên khi phục vụ tại Việt Nam.
Được biết ông Klein từng đến các giáo đường Hồi giáo để tiếp xúc thanh niên theo đạo Hồi “có trang phục như Osama bin Laden và Yasser Arafat”.
Ông còn nói mỗi giáo đường đạo Hồi ở California "có hàng trăm thanh niên sẵn sàng ôm bom hoặc giết người".
Trong nhóm đứng đằng sau bộ phim mà chỉ riêng đoạn giới thiệu ngắn tải trên mạng YouTube đang gây ra một làn sóng phẫn nộ ở nhiều nước Bắc Phi, Trung Đông và cả Đông Nam Á, Nakoula Basseley Nakoula, người làm phim gốc Kitô giáo dòng Coptic ở Ai Cập hiện ở Los Angeles đang phải đi trốn.
Theo AP hôm 13/9, ông Steve Klein chỉ đóng vài trò là người giới thiệu, quảng bá (promoter) cho phim.
Một tiệm KFC bán gà rán kiểu Mỹ bị đốt phá tại Lebanon trong làn sóng phản đối bộ phim
Hãng Reuters nói ông Klein cũng nhận ông đã tư vấn cho Nakoula Basseley Nakoula đi trốn.
Nhưng ông không hề ngần ngại “thu hút dư luận” và đã trả lời một loạt cuộc phỏng vấn về bộ phim.
Hồ sơ tại St. Louis cho thấy ông Steve Klein từng phục vụ trong Thủy quân Lục chiến Mỹ từ 1968 đến 1977 và được huy chương cho giai đoạn tham chiến tại Nam Việt Nam.
Năm 1980, ông nghỉ hưu với hàm trung uý.
Hiện 61 tuổi, ông Steve Klein có văn phòng bán bảo hiểm cùng vợ.
Con trai ông, Matthew Klein bị thương nặng khi phục vụ trong quân đội Mỹ ở Iraq năm 2007.-Phim gây sốc so Hồi giáo với 'Việt Cộng' bbc
***********
--Sứ quán phương Tây ở Sudan bị tấn công
-Tòa Ðại Sứ Mỹ và Ðức ở Sudan bị tấn công Nguoi Viet Online
Các cuộc biểu tình đầy phẫn nộ nhằm chống lại một cuốn phim bị coi là bêu xấu Hồi Giáo đã lan ra khắp nhiều quốc gia Hồi Giáo hôm Thứ Sáu.
--Libya bắt nghi phạm vụ Benghazi
-
--Mỹ đang nếm trái đắng ‘Mùa xuân Arập’ đv 15/09/2012
Trong một bài đăng trên tờ Telegraph, tác giả Con Coughlin viết những ai còn ngây thơ tin rằng “Mùa xuân A rập” đã làm cho thế giới an toàn hơn, vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ tại Libya đúng vào dịp kỷ niệm 11 năm sự kiện 11/9 là một lời thức tỉnh sâu sắc nhất.
Thế hệ Hồi giáo mới xé cờ Mỹ ở thủ đô Cairo. Ảnh DPA |
Vụ Đại sứ Christopher Stevens và 3 nhân viên sứ quán khác thiệt mạng khi Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi (Libya) bị người biểu tình tấn công và đốt phá là một lời nhắc nhở gây sốc cho Tổng thống Barack Obama rằng những nỗ lực của Mỹ để lật đổ các chế độ mà phương Tây gọi độc tài thông qua phong trào “Mùa xuân Arập” đã không mang lại sự ổn định cho khu vực Trung Đông vốn đầy bất ổn.
Xoáy ngầm nguy hiểm
Theo tác giả Con Coughlin, trong hơn một năm qua, các chính trị gia ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã dành sự ủng hộ nhiệt tình của họ để tạo ra sự thay đổi mang tính “địa chấn” trong tầng lớp cầm quyền đã thống trị khu vực Trung Đông trong nhiều thập kỷ. Một loạt các nhà lãnh đạo tại khu vực này đã phải rời bỏ quyền lực, hoặc thông qua sức mạnh của vũ khí, hoặc sức mạnh áp đảo của các cuộc biểu tình.
Tại Washington, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống, ông Barack Obama đã tìm kiếm một "khởi đầu mới" cho mối quan hệ của nước Mỹ với thế giới Hồi giáo. Ông Obama đã dành sự hỗ trợ không điều kiện cho những nỗ lực nhằm tạo ra sự thay đổi tại các thủ đô Arab quan trọng, trong đó có việc khuyến khích lật đổ một trong những đồng minh lâu năm của Washington là Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak; cũng như ủng hộ chiến dịch quân sự lật đổ chế độ của Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.
Tại London, một lập trường tương tự cũng đã được thông qua bởi Liên minh cầm quyền. Thủ tướng Anh David Cameron và cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã đi đầu trong các nỗ lực của NATO vào năm ngoái nhằm thay đổi chế độ ở Tripoli. Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague thường xuyên rao giảng với các nhân viên tại Bộ Ngoại giao về tầm quan trọng trong việc làm cho thế giới biết nước Anh đang ủng hộ các nỗ lực cải cách, thay đổi ở Trung Đông.
Tuy nhiên, vụ Đại sứ Mỹ Christopher Stevens và các đồng nghiệp của ông bị sát hại dã man tại thành phố Benghazi của Libya đã chứng minh rằng, “làn sóng của sự thay đổi” quét khu vực Trung Đông không phải là không có rủi ro. Hiện vẫn chưa rõ ai là người chịu trách nhiệm về cuộc tấn công vào Lãnh sự quán và sát hại Đại sứ Mỹ, tuy nhiên, tấn bi kịch này cho thấy rõ ràng đang có các “dòng xoáy nguy hiểm” ngay bên dưới phong trào cải cách.
Thời điểm xảy ra vụ tấn công vào Lãnh sứ quán Mỹ tại Libya trùng với thời điểm kỷ niệm 11 năm xảy ra vụ tấn công khủng bố 11/9 vào nước Mỹ nên có nhiều lý do để quy trách nhiệm đứng đằng sau vụ việc này là tổ chức al-Qaeda. Thật vậy, các quan chức Libya đã nhanh chóng cho rằng, Ansar al-Sharia - một nhóm Hồi giáo cực đoan được cho là có liên kết chặt chẽ với al-Qaeda đã tiến hành vụ tấn công này.
Bên cạnh những ý kiến quy trách nhiệm cho al-Qaeda, cũng có ý kiến khác cho rằng, những người trung thành với ông Gaddafi - hiện vẫn còn hoạt động tại Benghazi đứng đằng sau vụ tấn công này. Ngoài ra, cũng có luồng dư luận khác cho rằng, cuộc tấn công vào Lãnh sứ quán Mỹ đơn giản chỉ là tác dụng phụ ngoài ý muốn của các cuộc biểu tình chống lại một bộ phim được thực hiện bởi một nhà buôn bất động sản ở California tên là Sam Bacile, trong đó có ý chế giễu Đấng tiên tri Mohammad của người Hồi giáo. Đây cũng là lý do bùng phát biểu tình và các cuộc tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Cairo (Ai Cập) và Tunis (Tunisia).
Ông Christopher Stevens là Đại sứ Mỹ đầu tiên thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ kể từ sau vụ Đại sứ Mỹ Adolph Dubs tại Afghanistan bị bắt cóc và sát hại năm 1979. Thông thạo tiếng Arab, ông Stevens là một người ủng hộ nhiệt tình trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài của Mỹ với thế giới Arab. Được cử sang Libya lần thứ hai năm 2011 khi đang diễn ra cuộc nổi dậy chống Gadhafi. Benghazi là thủ đô của phe nổi dậy chống chính quyền Gadhafi nên Đại sứ Mỹ Stevens đặt trụ sở làm việc của mình tại thành phố này.
Việc một người hỗ trợ nhiệt tình cho chế độ mới tại Libya có một kết cục như vậy cho thấy rằng, sự can dự của phương Tây vào khu vực Bắc Phi không phải được tất cả mọi phe phái đánh giá cao. Trong khi chính phủ mới tại Libya được bầu vào tháng Bảy vừa qua nhằm theo đuổi một cuộc đối thoại thân thiện với phương Tây, vẫn còn đó nhiều phe phái, bao gồm cả những người ủng hộ đường lối Hồi giáo cứng rắn, những người muốn đất nước này tiếp tục áp dụng chính sách chống phương Tây, và những người phản đối ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây với sự phát triển của đất nước.
Điều này cũng đúng ở nước láng giềng Ai Cập - nơi chính quyền Obama đóng vai trò đi đầu trong việc loại bỏ chế độ của Tổng thống Hosni Mubarak vào năm 2011, đám đông người biểu tình Hồi giáo đã tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở Cairo. Mặc dù cũng như ở Libya, chính phủ Ai Cập mới của Tổng thống Mohamed Mursi nói rằng, họ muốn duy trì quan hệ thân thiện với phương Tây, ông Mursi cũng khó có thể đưa ra một giải pháp thỏa đáng để giải quyết các cuộc biểu tình chống Mỹ có thể dẫn tới kết cục như ở Benghazi.
Bất lợi đối với ông Obama trước kỳ bầu cử tổng thống
Vụ Đại sứ Stevens và 3 nhân viên sứ quán khác của Mỹ bị những người biểu tình Hồi giáo sát hại ở Benghazi là điều không mong muốn nhất đối với ông Obama khi đang bước vào giai đoạn cuối cùng của chiến dịch tái tranh cử chức Tổng thống Mỹ.
Là một người được xem là ủng hộ nhiệt tình đối với phong trào “Mùa xuân Arập”, Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với các cáo buộc cho rằng, ông đã quá mềm mỏng trong cách tiếp cận với các nhóm Hồi giáo cực đoan. Trên thực tế cho đến nay trong chiến dịch tranh cử, ông Obama đã cố gắng hết sức để tránh thảo luận về các vấn đề khó khăn trong chính sách đối ngoại như chương trình hạt nhân của Iran, hoặc số phận của Afghanistan khi quân đội Mỹ rút toàn bộ khỏi đất nước này vào cuối năm 2014…
Tổng thống Obama cũng có thể nhận thấy rằng, tại một quốc gia mệt mỏi, kiệt sức sau hơn một thập kỷ tham gia liên tục vào cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, khó có thể giành được phiếu bầu khi đề cập đến cuộc chiến của Mỹ chống lại các chiến binh Hồi giáo. Tuy nhiên, giống như trường hợp cựu Tổng thống Jimmy Carter khi các nhà ngoại giao Mỹ bị bắt làm con tin ở Iran sau cuộc cách mạng Hồi giáo, công chúng Mỹ đang có mối quan tâm lớn khi đồng bào mình bị đặt vào con đường nguy hiểm. Họ hy vọng các nhà lãnh đạo của mình có các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho các công dân Mỹ.
Tổng thống Dân chủ Jimmy Carter đã bị bật khỏi Nhà Trắng khi không thể giải cứu các con tin Mỹ bị giam cầm ở Iran. Ông Obama có thể cũng phải chịu một số phận tương tự trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới, nếu ông không có phương án thuyết phục được cử tri Mỹ trong việc giải quyết thế hệ Hồi giáo cực đoan mới trong thế giới Arập./.
Theo VOV
Hiệu ứng Boomerang
2012-09-13
Một văn bản từ văn phòng chính phủ ra lệnh điều tra đóng cửa những trang mạng phản động bôi đen chế độ như Quan Làm Báo, Dân làm báo, Biển Đông… đang dấy lên sự tò mò của người dân khiến hai trang này tăng thêm số lượng độc giả một cách bất ngờ.
Làm thất bại “Chiến lược diễn biến hòa bình”: “Thông tin ảo” và “hiểm họa thật”
Bài 1: Cơn bão “vi rút độc” từ web, blog “đen” Quân đội nhân dân
-Coi chừng máy tính đập hộp bị cài sẵn virus
Các chuyên gia máy tính cảnh báo, phần mềm gián điệp và mã độc có thể được đưa vào máy tính ngay từ khi máy tính được xuất xưởng.
Những câu hỏi sau vụ 14 lao động Việt tử nạn ở Nga (SGTT 14-9-12)
- Phỏng vấn ông Philipp Rösler, Phó Thủ tướng Đức gốc Việt: Philipp Rösler: “Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi” (Spiegel/ Phan Ba). – ‘Vietnam Is a Part of My Life’ (Spiegel). - Một bản dịch khác: Philipp Rösler trả lời phỏng vấn Spiegel Online trước khi đi thăm Việt Nam (X-cafe).
Sửa nhà cũ của TT Nguyễn Văn Thiệu để đón du khách