Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Sự phát triển của cái gọi là "Ổn định chính trị Việt Nam"

-Tiến tới Hội nghị TƯ 6: Gay cấn xung quanh một cái ghế

Ngày 15/5/2012, ngày bế mạc của Hội nghị Trung ương 5 khóa 11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN ký ban hành Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa 11 (Kết luận số 21-KL/TW) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Theo đó, Ban Phòng chống tham nhũng được quy định trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu. Điều này đồng nghĩa với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải bàn giao ghế Trưởng Ban cho ông Trọng. Tuy nhiên, đã gần 4 tháng trôi qua, việc bàn giao này vẫn chưa xảy ra. Vậy đâu là vướng mắc?
Rối rắm cơ chế phân công phối hợp

Ông Trọng gần đây thường nhắc lại nội dung của Văn kiện Đại hội 10 Đảng CSVN “ở Việt Nam quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở các nước tư sản thực hiện cơ chế phân chia quyền lực, nên không có sự thống nhất này”. Song, ai cũng biết Việt Nam hiện tồn tại song hành hai hệ thống quyền lực Đảng và Chính phủ (đó là chưa nhắc đến các nhóm lợi ích có khi còn to hơn cả Đảng và Chính phủ). Đảng lãnh đạo, chính quyền thực hiện đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ lãnh đạo và cán bộ. Thực tế vừa qua cho thấy, thể chế hóa Kết luận 21-KL/TW của Đảng Cộng sản đã vấp phải những khó khăn mang tính hệ thống. Chức danh Trưởng ban Phòng chống tham nhũng được quy định “cứng” trong Luật Phòng chống tham nhũng do Thủ tướng đứng đầu (Luật số: 55/2005/QH11). Quy định này lại có quan hệ với nhiều Luật khác như Tổ chức Quốc hội, Tổ chức Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, Thanh tra … Đưa ra chỉ đạo chung là Đảng. Để thể chế hóa, xây dựng nội dung sửa đổi luật do bên Chính phủ thực hiện. Đưa vào chương trình xây dựng để ban hành, thẩm tra luật lại là trách nhiệm của Quốc hội. Điều khó nhất là Đảng, Chính phủ, Quốc hội hiện mang những tiếng nói khác nhau và chạy theo lợi ích khác nhau, trong mỗi cơ quan lại có những nhóm lợi ích trị vì. Đặc biệt, Thủ tướng có lý do “nhạy cảm” để giữ khư khư chiếc ghế Trưởng Ban. Kết quả là đã gần 4 tháng trôi qua, ghế Trưởng ban được cả Ban Chấp hành Đảng Cộng sản quy định là của ông Trọng nhưng ông Dũng vẫn cứ ngồi lỳ trên đó.
Kết luận Hội nghị TƯ 5 khóa 11 – Kết luận 21
Nội dung số 6 của Kết luận 21: “Ở Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Lập lại Ban Nội chính Trung ương, là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”.
Đoạn cuối Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa 11 nhấn mạnh các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc và báo cáo tình hình thực hiện Kết luận này lên Bộ Chính trị.
Sau khi ông Trọng thay mặt Ban chấp hành TƯ ký ban hành Kết luận 21, các cơ quan dân chính đảng cả nước nô nức bước vào học tập, quán triệt và triển khai Kết luận này. Tuy nhiên, nội dung của Kết luận chẳng có gì mới ngoài câu chuyện quanh chiếc ghế Trưởng Ban phòng chống tham nhũng, nút thắt chính trên sân khấu chính trị hiện nay.
Chống Kết luận của Hội nghị Trung ương 5?
Nhằm thực hiện Kết luận 21, Chính phủ đã thực hiện dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Phòng Chống tham nhũng. Thanh tra CP (cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ) là đơn vị được giao chủ trì soạn thảo. Ban soạn thảo do ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra làm Trưởng ban đã thực hiện Kết luận rất nghiêm túc, đề xuất sửa đổi Luật theo đúng tinh thần Kết luận 21, trong đó có đưa ra quy định dự thảo về chức danh Trưởng Ban Phòng Chống tham nhũng do Tổng Bí thư nắm giữ. Tuy nhiên, khi xây dựng tờ trình dự án luật (sửa đổi) để Chính phủ lấy ý kiến bộ ngành liên quan thì ban soạn thảo nhận được chỉ đạo là chưa đề cập đến việc kiện toàn Ban Phòng chống tham nhũng. Tức là “phanh” vấn đề này lại.
Tháng 8/2012, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ, Chính phủ đã thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi). Các thành viên Chính phủ đã được chỉ đạo phát biểu là “cần tiếp tục xin ý kiến và nghiên cứu thêm liên quan đến Chức danh Trưởng Ban Phòng chống tham nhũng”. Tức là chưa kiện toàn Ban này đồng nghĩa với việc Trưởng Ban vẫn sẽ là Thủ tướng. Việc không kiện toàn thực là cú chơi khăm Tổng Bí thư bởi Kết luận Hội nghị TƯ vừa rồi liên quan đến dấu ấn cá nhân ông. Nếu không kiện toàn, có nghĩa Kết luận 21, Tổng kết 5 năm thực hiện Phòng chống tham nhũng … và dấu ấn của ông Trọng là chỉnh đốn, làm trong sạch Đảng bị mấy anh Chính phủ biến thành trò cười cho thiên hạ. Trong con mắt dân chúng, ông Trọng hiện rõ là người tranh ghế, tủn ngủn, vô tích sự …
Quốc hội của đồng chí Sinh Hùng thì nhiệt liệt hưởng ứng ý kiến này của Chính phủ. Quốc hội vội vã bổ sung dự án Luật phòng chống tham nhũng (PCTN – sửa đổi) vào chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012), mặc dù bây giờ nội dung sửa đổi vẫn đang tranh cãi … Chắc chắn Quốc hội sẽ sử dụng nội dung trong Tờ trình của Chính phủ để làm căn cứ chính cho công tác thẩm tra, thảo luận, ban hành. Ngày 18/9/2012 Ủy ban Thường vụ QH sẽ khai mạc phiên họp thảo luận, cho ý kiến về sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Theo quy chế làm việc, trước mỗi kỳ họp, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phải họp thẩm tra dự luật. Kết quả thẩm tra đã thực hiện cho thấy vấn đề duy nhất phải tranh luận gay cấn là có hay không quy định trong luật về Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương và tranh cãi này vẫn chưa được ngã ngũ nhưng đã có chỉ đạo là cài vào mấy phương án để ra vẻ Quốc hội đang khẩn trương thực hiện Kết luận 21. Tuy nhiên, việc biểu quyết lựa chọn phương án nào trên thực tế cũng rất khó khăn.
Phương án hay các quả nổ được cài một cách tinh vi
Trong Tờ trình nội dung sửa đổi Luật PCTN, Chính phủ đề xuất ba phương án về Ban Chống tham nhũng:
Phương án 1: thể chế hóa Kết luận 21, xác định rõ Ban thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu có Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực. Phương án này được 10/22 bộ tán thành.
Khó khăn là Tổng Bí thư phải nắm được Quốc phòng, Công an, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Kiểm toán nhà nước là những đơn vị có chức năng chuyên trách về chống tham nhũng. Muốn nắm những cơ quan này, hàng loạt các Luật phải phá ra làm lại như Tổ chức Chính phủ, Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa án, Tổ chức Viện Kiểm sát, Luật sỹ quan, Luật Công an Nhân dân, Luật Kiểm toán …
Phương án 2: ly khai Kết luận 21, chỉ quy định chung là Ban Phòng chống tham nhũng có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc… và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban. Phương án này được 4/22 bộ ủng hộ.
Phương án 3: coi Ban Phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương là cơ quan của Đảng, hoạt động theo điều lệ, nghị quyết, chỉ thị nội Đảng, không cần quy định trong luật. Được 6/22 bộ ủng hộ.
Ở sân khấu chính trị hiện nay, cả 3 phương án đều có vấn đề đối với bên này hoặc bên kia. Riêng với phương án 1, nghe có vẻ quán triệt Kết luận 21, nhưng trên thực tế, việc thực hiện là rất khó và mất nhiều thời gian.
Kết luận 21 không triển khai nổi trên thực tế
Qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đưa ra ý kiến không cần quy định việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế của Ban. Cần coi cơ cấu này như một tổ chức của Đảng, thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, thông qua các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng. Còn về mặt pháp luật, các thiết chế nhà nước như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, TAND, VKSND, các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các cấp cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm trong công tác chống tham nhũng. Trách nhiệm ấy được thực thi theo đúng chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp, pháp luật quy định cho mỗi cơ quan, tổ chức.
Quốc hội còn đá quả bóng lại chân ông Trọng rằng “các vướng mắc nêu trên cho thấy Đảng cần tiếp tục thảo luận nhiều hơn về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”. Đây thực chất là nói về thể chế hóa Điều 4 Hiến pháp, thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật cụ thể hóa sự lãnh đạo này, định rõ quyền hạn trách nhiệm của Đảng, ngăn chặn tình trạng coi quyền lãnh đạo của Đảng là vô giới hạn, đi đến lạm quyền, lộng quyền”.
Vậy đó. Đã 4 tháng qua đi, cả hệ thống chính trị vẫn loay hoay tranh cãi gay gắt làm thế nào để chuyển cái ghế từ đít ông này sang đít ông kia. Ngoài những lý do riêng, rất “nhạy cảm” của Thủ tướng thì nút thắt chính vẫn là thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng để Đảng chuyển từ vị trí nằm trên Pháp luật xuống vị trí nằm dưới.

****************

Mafiovi: The Evolution of "Vietnam Political Stability"
.....Rất đơn giản:
Làm sao để sống sót sau khi Soviet đổ >>>Thành Đô >>> Đồng chí mới quan trọng hàng đầu, Đồng bào sau nhưng ....sự Tiến hóa này chưa dừng ở đó.
Đến thời Nông-Dũng,"Political Stability" trở thành đồng nghĩa với phân hóa Xã hộị sâu sắc về mặt Kinh tế cũng như về các quyền lợi chính trị, bần cùng hóa Công-Nông, tạo ra tầng lớp Vô sản mới và tầng lớp này phát triển rất nhanh về sô lượng.

After all, In 3D 2.0, cái gọi là "Political Stability" đã tiến hóa đến giai đoạn rực rỡ nhất của nó, và cái đáng nói, là nó không cần úp mở hay thẹn thùng khi đưa ra định nghĩa của chính mình: Ổn định để duy trì và bảo vệ lợi ích của cái Union Between Mafia và Authority, thứ đang thao túng hầu như toàn bộ nền Kinh tế của chúng ta, và trên thực tế, bắt đầu thao túng nên chính trị Vietnam.
NQ 4 là để đập tan cái Union đó.
Nhưng như ta said: ...sau bao nhiêu năm mải mê khê muội hoặc ăn hút và chơi bời, hoặc đọc sách và ngâm thơ, Đảng - vào một ngày đẹp trời là hôm nay, hỡi ôi.... - mới chợt thấy mình ..óc teo, gân vữa, ..
Cho nên "Chúng sẽ thực sự lạc lõng, bị “bỏ qua” trước "cái kiềng” tư tưởng và ngọn lửa luôn cháy sáng bởi tình yêu Tổ quốc..."
Ha ha ..nói về ai vậy ta?
Và I said: .......cái này thì có thể xảy ra: sự thỏa hiệp. Bằng cách chấp nhận 3D chuyển giao ít quyền lực cho Đảng và Nhà Nước, mà thực chất; là bắt tay nhau và lại ngồi nhậu trên lưng Nhân Dân.
Nhưng vấn đề là: Liệu Nhân dân có chấp nhận ăn cháo loãng mà ngồi nhìn cuộc nhậu này nữa ko?

- RẤT NÓNG! 17h30′ Sep. 16 – Con quỷ đó đã phân thân, he he....
- Đây, Chân dung của những kẻ - in first - cần "Ổn định chính trị"

70% vs..... Nothing


- Chú ý: Già nửa (50-70%) thông tin trên các trg mạng "đen" là đúng sự thật,QĐND bảo đảm.
- Thiện tai, thiện tai....

- Bộ mặt thật và Ngày tận số.
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.?
....Nhỏ như con thỏ. The matter: What would you do when You have neither heart nor head?
- Thế nào là ko có tim?
- Là chó: khi thậm chí chỉ hơi đói, nó ko nhường bất cứ ai mẩu xương nào
- Thế nào là ko có đầu?
- là con chuột: đói là múc, bất cứ thứ gì, ở đâu, bẩn hay sạch, tanh tưởi hay thơm tho, của ta hay của người.
- còn thế nào là ko tim ko đầu?
- Là vừa chó vừa chuột và bất kể đói no.
- "Trốn được cũng là dũng, mà bị bắt cũng là dũng. Ngu cũng là dũng mà tài cũng là dũng"?
- Lủi đc cúng là chuột, mà bị tóm cũng là chuột. Tham cũng là chuột mà tàn cũng là chuột
- Thà chắt lọc từ 50%-70% còn hơn chỉ hở-hít-đít-hiếp và www.cgi/http:/donga01.blogspot.com/2012/09/ghi-lai-ben-le.html">xôi- thịt -mít-shit.



- "...I do not want to engage in advocacy of particular names because I suspect that such advocacy by me could even be counterproductive"?
...100% right, You were so old even when you were with Jimmy Al-Carter, Sir. There was no one but he (with you) who had made the death-penalty for Taiwan.

- Về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Bình lựng thời sự: điểm cộng và điểm trừ…   –   (Người Lót Gạch).
- Song Chi: Cấm, dẹp- có được không? (RFA’s blog). - Minh bạch cho dân hiểu (ĐĐK).
- Hai quyết định… hiếm hoi  (NNVN).
PHAN MAI 
UBND quận Ô Môn, TP Cần Thơ vừa ban hành hai Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí theo Nghị định 02/2011 (Quyết định số 8940 và 8941) đối với cá nhân là ông Nguyễn Thanh Tài, ngụ tại phường Trường Lạc và bà Trần Thị Kim Sang, ngụ tại phường Châu Văn Liêm.
Theo quyết định mỗi cá nhân bị xử phạt 25 triệu đồng về hành vi cố ý làm hư hỏng phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo và thu giữ trái phép phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo.
Trước đó do có hành vi cản trở phóng viên báo Cần Thơ đang tác nghiệp, hai người này đã có những việc làm manh động làm hư hỏng dữ liệu và máy ảnh của phóng viên. Sự việc sau đó được công an quận Ô Môn thụ lý, dự định khởi tố hình sự nhưng sau đó chuyển sang UBND quận xử lý hành chính.
Có lẽ đây là những quyết định hiếm hoi của cấp chính quyền ở địa phương áp dụng theo Điều 6 Nghị định 02/2011 (với mức phạt lên cao nhất tới 30 triệu đồng cho các hành vi cản trở, hành hung, đe dọa nhà báo đang tác nghiệp).
Hiếm hoi vì gần như trên cả nước, kể cả Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh, thành văn minh khác việc cản trở, đe dọa, thậm chí hành hung nhà báo liên tục diễn ra nhưng chưa nơi nào xử phạt các đối tượng này theo chế tài xử lý hành chính trong lĩnh vực báo chí, ngoại trừ Đăk Lăk xử phạt được một trường hợp với mức 5 triệu đồng hồi đầu năm. Ngay cả vụ hai nhà báo VOV bị đánh ở Hưng Yên vừa qua, nhóm đối tượng thủ phạm cũng chỉ bị phạt đến mức 1,5 triệu đồng theo chế tài gây rối trật tự công cộng!
Sở dĩ nhắc lại việc này là vì mặc dù Nghị định 02/2011 được ban hành gần 2 năm nhưng hầu như chỉ sử dụng đến các điều khoản phạt… nhà báo và cơ quan báo chí. Các đối tượng khác xâm phạm hoạt động báo chí, có lúc ở mức thô bạo, không bị xử lý hoặc được ưu ái áp dụng quy định khác với chế tài “nhẹ hều” so với hậu quả của họ gây ra khiến cho báo giới bức xúc.
Đặc biệt là hiện tượng quan chức nhà nước né tránh cung cấp thông tin, là loại hành vi cản trở phổ biến nhất bị chế tài theo Điều 8 Nghị định 02 (với mức phạt cao nhất đến 3 triệu đồng), cũng chưa bao giờ được thực hiện.
Nhà báo bị cản trở thì 76% người dân cho rằng thiệt hại thuộc về xã hội - đó là kết quả một nghiên cứu mới công bố. Vì thế trước hai quyết định “hiếm hoi” trên cũng nên cổ vũ cho Cần Thơ!
Nhà báo bị tước máy ảnh khi đang tác nghiệp
(NLĐO)- Sáng 17-9, trong khi đang làm việc với ông Lê Ngọc Thanh, Trưởng BQL dự án XD số 1 (thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa), nhà báo Trần Đại, Báo Pháp luật và xã hội thường trú tại Thanh Hóa, đã bị tước máy ảnh.
-Xô xát, hành hung tại Thánh thất Cao Đài Phù Mỹ
2012-09-17
Tình hình vụ xô xát, hành hung diễn ra tại Thánh thất Cao Đài Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vào ngày 16 tháng 9 vừa qua.
-Tín đồ Cao Đài tại Bình Định bị hành hung
2012-09-16
Chúng tôi được tin hôm nay, 16 tháng 9 năm 2012, nhiều tín đồ Cao Đài tại Thánh Thất Phù Mỹ ở Bình Định, thuộc Hội Thánh Bảo Thủ Chơn Truyền, bị người của Hội Đồng Chưởng Quản thân chính cùng côn đồ hành hung.

Biểu tình náo loạn phản đối sô "Kỹ Nghệ Lấy Tây" tại Little Saigon
(Fountain Valley – Phố Bolsa TV) Sô diễn đầu tiên của vở kịch Kỹ Nghệ Lấy Tây vào trưa …
 - Con đường đi tìm công lý dẫu chông gai nhưng vẫn cứ phải đi   –   (Phương Bích).  – Lê Diễn Đức: Hà Nội: “Mảnh đất lắm người nhiều ma” (RFA’s blog). - Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch: Người dân sẽ thiệt thòi nhiều hơn?  (SGTT). - Tiếp bài “Tuyên Quang: Dân khổ vì sống trên đất vàng”: Doanh nghiệp đã khắc phục hậu quả  (NNVN). - Dân tranh chấp đất với DN: Cần ưu tiên đất cho dân trước  (NNVN).
- Thế nào là “Vì dân” ? (Mạnh Quân/TVN).  - LỜI HỨA ” SAU CHIẾN TRANH” CỦA CỘNG SẢN BAO GIỜ THỰC HIỆN TRÊN VÙNG ĐẤT ĐAU KHỔ NẦY???: Nữ phu xe vùng biên (TT/ DĐ Công nhân).
Mất việc nếu không mang tiền cảm ơn “sếp lớn”
“Em làm việc rất tốt thế nhưng ở quê nó có cơ chế riêng. Nếu em không mang tiền đến cảm ơn sếp lớn thì dù có thi tuyển vào, có làm tốt công việc cũng sẽ bị cho rớt vì một lý do nào đó"
--Phát hiện giòi trong cơm của công nhân - Phiếu tín nhiệm và lòng dân (DT).
- Những khu đô thị… “trên giấy” (TT). - Nhiều dự án “treo” rất mơ hồ (TN). - Giá đất giáp ranh giữa các địa phương do Chính phủ quy định (Infonet). - Ngôi nhà bỏ hoang trong công viên Thống Nhất (Infonet). - Chợ tạm Ngã Tư Sở bỏ hoang lãng phí (Infonet). - Tranh luận sửa Luật Đất đai: Mơ hồ “giá thị trường” (VnEco).  -  Chủ tịch Quốc hội: Định giá đất không được ‘tù mù’ (VNN). - Sửa đổi Luật Đất đai: Phải bám sát thực tiễn đời sống (CP).  – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Giá đất phù hợp thị trường là thị trường nào? (SGTT).  - Định giá đất kiểu gì để giảm khiếu kiện ? (TN).  - Luật đất đai còn nhiều ‘điểm nghẽn’ (VNE).
- Nắm được tài sản tăng bất thường mới “bắt” được tham nhũng (DT).- Nền tảng ở đâu?   –   (DĐ Công nhân).
Côn đồ ném “bom xăng” vào nhà phó công an xã
(Dân trí) - Vào khoảng 0h ngày 16/9, tại nhà anh Nguyễn Văn Vinh - phó công an xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc, một nhóm côn đồ dùng “bom xăng” ném vào nhà anh Vinh và rút lưỡi lê tự chế đe dọa những người ngăn cản chúng. Vào thời điểm trên, trước cửa nhà ...
Nhà riêng Phó Công an xã bị tấn công bằng "bom xăng"Lao động
Khủng bố nhà công an xã bằng “bom” xăngNgười Lao Động
Côn đồ ném xăng định đốt nhà công an xãĐài Tiếng Nói Việt Nam
Khủng bố nhà công an xã bằng “bom” xăng
(NLĐO) - Khoảng 0 giờ ngày 16-9, vừa mới đi tuần về đến nhà, anh Nguyễn Văn Vinh, Phó Công an xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc - Thanh Hoá, bất ngờ bị một nhóm thanh niên tấn công bằng xăng, dao, kiếm.

- Xét xử 3 nguyên công an tội lừa đảo (TN).
- Sửng sốt với clip bác sĩ công khai “ăn tiền” của người dân (GDVN).Bắt cướp kinh hoàng trên đường Cộng Hòa: Nạn nhân đã chết(NLĐO) - Bị cản trở trên đường tẩu thoát, tên cướp đã rút dao đâm chết nạn nhân và đâm bị thương 1 chiến sĩ công an.
- 9.000 giáo sư… và chiếc vít (DV).   - Tiêu hủy 110 con heo sữa “bẩn” đang vận chuyển vào TP.HCM tiêu thụ (GDVN). - Thực phẩm bẩn: Đầu vào không quản, sao ngăn chặn được? (ĐĐK). - Truy tìm chất lạ làm tươi, “cứng” mực, cá (NNVN). - Hãi hùng snack sử dụng phẩm màu công nghiệp và đường hóa học (DT).
- Cuộc chiến tranh giành “kho báu” dưới đại dương (DT).
- Thâm nhập thánh địa vàng thổ phỉ (NNVN).
- Bất cập hạ tầng xử lý rác thải (SGGP).
- Bán cơm tình nghĩa (TP).
- Thêm một trường hợp tử vong nghi do amip “ăn não người”? (TN).
- Bến Tre: Thêm người nhiễm HIV ở nơi hàng chục người “bỗng dưng mang án tử” (DT).
- Kinh hoàng chuối “tắm” thuốc Tàu  (SK&ĐS).
- Bắt cướp ngoạn mục trên đường phố Sài Gòn (TT).  - Bắt cướp kinh hoàng trên đường Cộng Hòa: Nạn nhân đã chết (NLĐ).
- Cò vé lộng hành ở ga Hà Nội (VNE).
- “Thăm khám” hồ, đập Hà Tĩnh – Bài 1: Rõ rồi “bệnh” nặng (ND).  - Hàng trăm hộ dân bất an bên dòng Ngàn Sâu (SK&ĐS).
- Lũ lớn tại Đồng Xoài, di dời hơn 200 hộ (TN).
- Kinh hãi rắn lục đuôi đỏ vào giường “ngủ” chung với người (DV).
- Cá voi nặng 7 tấn lụy tại Tuy Phong (NLĐ).
- Một loài khỉ mới, màu đẹp vừa phát hiện (SGTT).  - Giải cứu kịp thời cá thể Voọc đen Hà Tĩnh quý hiếm (SK&ĐS).- Dân gần Sông Tranh 2 lại hoang mang bởi động đất liên tiếp (Infonet).

- Phỏng vấn GS sử học Lê Văn Lan: ‘Xây bảo tàng nghìn tỷ tốn kém, nhưng có ích’ (VNE).  - Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Xây bây giờ là quá muộn?(VNN).  - Thời của… Siêu! (KT).  - Xây bảo tàng Lịch sử Quốc gia: “Đừng làm theo quy trình ngược” (Infonet).

Tổng số lượt xem trang