Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị APEC 2012

Việt - Trung cần không ngừng tăng cường sự tin cậy

Thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị APEC 2012
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Apec - Ảnh: TTXVN

Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2012, thông điệp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, các thành viên APEC đang cùng chia sẻ nhiều lợi ích và trách nhiệm chung to lớn, đó là đẩy mạnh liên kết kinh tế, duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam có lợi ích và mong muốn nỗ lực hết mình, cùng các thành viên APEC, gánh vác những trách nhiệm chung to lớn trên. Một trong những định hướng chính sách lớn của Việt Nam là góp phần củng cố các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa tầng nấc, từ tiểu vùng đến khu vực Đông Nam Á, APEC và cả châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam đang tập trung triển khai các cam kết, các chương trình thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, kết nối khu vực nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết kinh tế ASEAN với các đối tác, thực hiện các mục tiêu Bogo...

Ngày 7.9, tại Vladivostok, Liên bang Nga, nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 20, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cho rằng trong tình hình hiện nay, việc không ngừng tăng cường sự tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Về vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, trong quá trình giải quyết vấn đề biển Đông, hai bên cần thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thỏa đáng mọi tranh chấp và những vấn đề mới nảy sinh thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982, Tuyên bố Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC).

* Trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 20, ngày 7.9 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham dự và có bài phát biểu tại phiên thảo luận về chủ đề "Nước - Nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới". Chủ tịch nước cho rằng, nước sạch đang ngày càng trở thành một tài nguyên chiến lược khan hiếm toàn cầu. Căng thẳng về nguồn nước đe dọa tăng trưởng kinh tế của nhiều nước và tiềm ẩn những nguy cơ tranh chấp. Tình trạng xây đập, điều chỉnh dòng nước chảy xuống hạ lưu của một số nước ở thượng nguồn là vấn đề gây quan ngại cho nhiều quốc gia, tiềm ẩn tác động quan hệ giữa các nước liên quan... Chủ tịch nước đề nghị Diễn đàn APEC cần khẩn trương hình thành cơ chế đối thoại về tài nguyên nước, và cần gắn với Chiến lược tăng trưởng mới của APEC cũng như trụ cột hợp tác về an ninh con người, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. APEC có thể tham gia và hỗ trợ triển khai Kế hoạch chiến lược dài hạn của ASEAN về quản lý các nguồn nước, các chương trình của Ủy hội Mekong và Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng...

* Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm Trường ĐH Quốc gia Hàng hải Nevexki và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt - Nga; tiếp đại diện các tập đoàn hàng đầu của Mỹ tham dự Hội nghị cấp cao doanh nghiệp APEC.

Theo TTXVN

Thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị APEC 2012


--Nguyên thủ Việt-Trung bàn về Biển Đông

Thủ tướng Singapore nêu chuyện biển Đông tại Trung Quốc Thanh Niên
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có ý kiến với các lãnh đạo Trung Quốc rằng hình ảnh quốc tế của nước này quan trọng hơn những lợi ích ở biển Đông. Ông Lý vừa có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 6 ngày, kết thúc hôm 7.9. Ngoài các cuộc gặp gỡ với những ...
Singapore cảnh báo Trung Quốc về sức mạnh MỹĐài Tiếng Nói Việt Nam
Thủ tướng Singapore cảnh báo cái nhìn của Trung Quốc về Hoa KỳVOA Tiếng Việt
Giữa TQ, Thủ tướng Singapore ca ngợi MỹXãLuận.com

Phản đối Đài Loan cắm cờ trên bãi cạn Bàn Than
(Dân trí) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay nêu rõ hành động cắm cờ và tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Bàn Than thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam, của một số quan chức Đài Loan là sai trái và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt ...
East Asia’s Nationalist Fantasy Islands
Project Syndicate China, Korea, and Japan, whose economic interests are closely entwined, have every reason to avoid a serious conflict over rocky islets in the East China Sea and the Sea of Japan. And yet, for entirely domestic reasons, all three are manipulating recent history to arouse passions that can only cause more damage.

Clinton ở Trung Quốc: No Movement on Major Disputes as Clinton Meets With Chinese Leaders (NYT 5-9-12) A Touchy Relationship (NYT 5-9-12)

Những “dấu ấn” đầu tiên của Việt Nam trên Biển Đông (Bài 2) (Infonet). –

 Đà Nẵng: Chuyện chưa biết về gia đình 3 đời bám biển(DV).  - Ủng hộ 20 tỉ đồng xây nhà đa năng ở Trường Sa (TT).  - Dậy mà đi! với Nhạc sĩ Tạ Trí Hải hằng đêm tại Bờ Hồ Hoàn Kiếm (TTXVA). =>

- Hai bản tin hai bên có chi tiết quan trọng khác nhau, như thể câu chuyện giữa hai kẻ điếc. Trên CRI của TQ: Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tiếp kiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Hồ Cẩm Đào: “cần phải kiên trì giải quyết chính trị tranh chấp trên Nam Hải, kiên trì đi con đường gác lại tranh chấp cùng khai thác, kiên trì đàm phán và hiệp thương hữu nghị song phương, kiên trì giữ gìn đại cục hoà bình và ổn định trên Nam Hải”. Trên TTXVN: Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường sự tin cậy. Trương Tấn Sang: “nêu rõ trong quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông, hai bên cần thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thỏa đáng mọi tranh chấp và những vấn đề mới nảy sinh thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).”  - Hội nghị cấp cao APEC ở Nga: Việt-Trung thảo luận vấn đề biển Đông (PLTP).  – Trung Quốc kêu gọi Việt Nam tự chế trong tranh chấp Biển Đông(VOA). - Nguyên thủ Việt-Trung bàn chuyện Biển Đông (BBC).

Bước “nhảy” thứ hai của Trung Quốc ở Trường Sa (Bùi Văn Bồng). “Nhưng không hiểu sao, click vào Xem tin gốc lại không thấy trên web Đảng Cộng sản nữa, (hình như) bài này trên trang web Đảng Cộng sản  đã bị bóc đi”.BTV: Chắc bác Bùi Văn Bồng quên sự kiện anh Quát tự đá vào lưới nhà? Đó là bài mà báo điện tử ĐCSVN đã đăng đầu tháng 9/2009, từ bản dịch của Hoàn Cầu Thời báo, Trung Quốc, mà không có một lời bình luận nào, mặc nhiên công nhận chủ quyền của “nước lạ” đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cư dân mạng phản ứng dữ dội nên tờ báo này đã lặng lẽ rút bài, 2 tuần sau đó mới đăng lời xin lỗi. Kết quả là báo điện tử ĐCSVN đã bị phạt 30 triệu, TBT Đào Duy Quát bị kỷ luật.

 

- Tránh xung đột trên biển ở châu Á bằng cách nào: How to avoid maritime conflict in Asia (CNN). – Các đảo nhỏ lại là rắc rối lớn ở biển Đông: Little Islands Are Big Trouble In The South China Sea (NPR).  - China’s territorial aggression reminiscent of imperial Japan (Gulf News).

Tổng thống Obama bênh vực chính sách về Trung Quốc (VOA). Obama: “Chúng ta đã tái khẳng định sức mạnh khắp Thái bình dương và đã nhân danh các công nhân của chúng ta chống lại Trung Quốc”.

Truyền thông Trung Quốc đe nẹt Philippines, Nhật Bản(PN Today).  -  Lào và Trung Quốc thảo luận hợp tác quốc phòng (PLTP).

Trung Quốc bí mật thử tên lửa đạn đạo (TN).  – Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc “khoe” sức vóc trên Hoàng Hải (DT).

Đài Loan kêu gọi đối thọai giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo (RFI).

- Về bài đã điểm hôm qua trên VOA mà BS thắc mắc là không có tấm hình nào, một độc giả gửi tin cho biết, người viết có gửi hình biểu tình cùng với bài viết cho VOA, nhưng không hiểu sao đài này không cho đăng. Độc giả này đặt câu hỏi, phải chăng trong VOA có “bọn diễn biến hòa bình”?  Mời bà con xem thêm hình: Cộng đồng người Việt biểu tình trước tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Houston (HKDH).

-  Thủ tướng Singapore nêu chuyện biển Đông tại Trung Quốc (TN).  - ASEAN cần đoàn kết và trung lập (TT).

- Cụ Tổng chuẩn bị xuất khẩu CNXH qua Singapore? For a Southeast Asia of Peace, Stability, Cooperation, and Development (NUS).

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có ý kiến với các lãnh đạo Trung Quốc rằng hình ảnh quốc tế của nước này quan trọng hơn những lợi ích ở biển Đông.

Tổng số lượt xem trang