Hôm qua, Trung Quốc lại khơi mào cho khả năng tranh chấp chủ quyền với Hàn Quốc sau khi tuyên bố Bắc Kinh sẽ dùng máy bay không người lái để giám sát biển Hoa Đông bao gồm cả vùng biển quanh hòn đảo Iedo thuộc chủ quyền của Hàn Quốc.
Vào năm 2003, Seoul đã xây dựng một trạm nghiên cứu hàng hải tại đảo Ieodo |
Các quan chức Seoul cho biết chính phủ Hàn Quốc đang xem xét các báo cáo về kế hoạch này của Trung Quốc còn Bắc Kinh thì chưa tuyên bố rõ quan điểm của mình.
Theo các báo cáo của Trung Quốc trong tuần này, Bắc Kinh có kế hoạch vào năm 2015 sẽ giám sát các hòn đảo không người ở trên biển Hoa Đông trong đó có đảo Ieodo mà Hàn Quốc cho rằng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Theo Koreatimes, mặc dù động thái này của Trung Quốc chủ yếu nhắm đến Nhật Bản, quốc gia hiện đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng kế hoạch này cũng cho thấy Bắc Kinh "có quan điểm cứng rắn" về đảo Ieodo.
”Nếu mục đích giám sát của Trung Quốc là nhằm khẳng định chủ quyền với đảo Ieodo, chúng tôi sẽ phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng hành động đó”, một quan chức Seoul nói.Trong năm nay, Bắc Kinh đã lên giọng tuyên bố chủ quyền về hòn đảo trên biển Hoa Đông này. Ieodo cách bán đảo Triều Tiên gần hơn 136km so với khoảng cách tới lãnh thổ Trung Quốc gần nhất.
Nhiều người cho rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nằm trong chiến lược mở rộng năng lực hải quân và tăng cường khẳng định chủ quyền trong các cuộc tranh chấp với các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Hòn đảo đá Ieodo trở thành chủ đề tranh chấp khi vào năm 1996, cộng đồng quốc tế mở rộng vùng đặc quyền kinh tế tới khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ bản, khiến vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia giao nhau và đảo Ieodo nằm trong vùng giao nhau đó.
Hàn Quốc và Trung Quốc đã tiến hành 16 vòng đàm phán để quyết định ranh giới trên biển Hoa Đông. Seoul khăng khăng yêu cầu xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế dựa trên nguyên tắc chia đều, còn Bắc Kinh thì muốn khẳng định sự “mở rộng tự nhiên” của lãnh thổ Trung Quốc trong vùng biển này.
“Do có sự khác biệt lớn giữa hai quốc gia (về cách phân định đường ranh giới vùng đặc quyền kinh tế) nên chúng tôi phải tìm thời điểm thích hợp để đề cập vấn đề này với tầm nhìn dài hạn”, vị quan chức Hàn Quốc này nói.
Ieodo cách bán đảo Triều Tiên gần hơn 136km so với khoảng cách tới lãnh thổ Trung Quốc gần nhất |
Vào năm 2003, Seoul đã xây dựng một trạm nghiên cứu hàng hải tại đảo Ieodo, cách mặt nước 4,6m nhằm tăng cường kiểm soát và thể hiện quyết tâm bảo vệ hòn đảo mà Hàn Quốc cho rằng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Trung Quốc và Hàn Quốc đều đã tham gia kí kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và có thể sử dụng sự phân xử theo Công ước này. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng UNCLOS có thể được diễn giải không thống nhất và hai quốc gia đều không muốn có sự tham gia của bên thứ ba.
Hôm 24/9, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Sung-hwan nhấn mạnh rằng điều quan trọng là Liên Hợp Quốc phải thúc đẩy “lịch sử đúng đắn”.
Trong cuộc gặp gỡ với người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm 24/9 tại New York, ông Kim Sung-hwan đã nhất trí với Ngoại trưởng Trung Quốc rằng vấn đề phân định ranh giới sẽ được thảo luận vào thời điểm thích hợp.
Hồi tháng 3, Liu Cigui, giám đốc cơ quan của Nhà nước Trung Quốc về biển, cho biết Bắc Kinh sẽ tăng cường tuần tra trên biển và củng cố luật trong nước về các vùng biển thuộc chủ quyền nước này trong đó có Ieodo. Sau đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã phải tái khẳng định mạnh mẽ lập trường của Seoul.
Các nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đang trên đường hiện đại hóa các lực lượng trên biển cũng như năng lực hải quân của mình để củng cố các tuyên bố chủ quyền.
Hiện Trung Quốc đang tham gia vào các cuộc tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trên biển Hoa Đông và với Philippines, Việt Nam trên Biển Đông.
- Tranh chấp biển đảo: Đến lượt Trung Quốc ‘cà khịa’ Hàn Quốc? (Infonet).- Trung Quốc dùng máy bay do thám kiểm soát vùng tranh chấp với Hàn Quốc (DT).- Bài 2: Tư tưởng đại đoàn kết của vương triều Trần – Nền tảng chiến thắng kẻ thù xâm lược (ĐĐK).
- Philippines tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông (DT).
--Toyota sẽ ngừng hoạt động tại Trung Quốc Vnex
- Trung Quốc công bố Sách Trắng về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku (DT). – Vì sao Nhật – Trung dậy sóng biển đảo?(VNN). – Toàn cảnh các cuộc rượt đuổi gay cấn gần Điếu Ngư/Senkaku (Infonet). – Căng thẳng Trung – Nhật bất lợi cho cả thế giới (SGTT). – Tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông và những hiểm họa (ĐV). – Nguy cơ chiến tranh kinh tế Trung-Nhật (VnEco). – Ngoại trưởng Trung- Nhật tranh luận về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku (TP).
- Diễn biến tranh chấp chủ quyền trên vùng biển Hoa Đông: Tàu tuần duyên đấu vòi rồng trên biển (DV). – Nhật – Đài bế tắc về đánh bắt cá ở Senkaku (NLĐ).
- Những “mẹ hiền” trên đảo An Bang (QĐND). – “Hiệp sĩ biển khơi” (Biên phòng). – Cô Lin, Trường Sa – ‘Mắt thần’ của biển (ĐĐK/ĐV). – Việt Nam gắn chủ đề biển đảo tại chuyến tàu Thanh niên Đông Nam Á (DT). – NSƯT Khánh Hoà: Bao tâm huyết gửi về biển đảo! (HNM). – “Tấm lòng vàng” hạ thuỷ tàu cá cho ngư dân (LĐ).
- TQ phô sức mạnh hải quân với tàu sân bay (VNN). – Trung Quốc tiến một bước trong tham vọng hải quân nước lớn(TQ). – Tàu sân bay Trung Quốc mang ý nghĩa tinh thần (VNE). – Chuyên gia quốc tế: Tàu sân bay Trung Quốc chỉ là ‘mồi ngon’ cho SU-30 (Infonet).
- Tranh chấp Trung – Nhật: Không bên nào lùi (VnMedia). – Trung – Nhật đấu khẩu ở Mỹ (VNN). – Nước Nhật giữa muôn trùng vây (TN).
- Vì sao Philippines quyết trả hết nợ Trung Quốc? (Infonet).
Dân khu ổ chuột Philippines đụng độ với cảnh sát vì bị dỡ nhà
Xóa những khoản nợ khó đòi cho các nước đang phát triển đem lại lợi ích chính trị, đồng thời phù hợp với lợi ích kinh tế của Nga.
- Bạo động tại nhà máy của Foxconn, 40 người bị thương (TN).- Trung Quốc: Công nhân gây bạo loạn, 40 người bị thương (ANTĐ). – Người dân TQ phản đối chính phủ lấy đất trong làng, bị xe lu nghiền chết: Chinese protester opposing government takeover of village land ‘is crushed to death by state-controlled road-flattening truck’ (Daily Mail).
- Triều Tiên thu hồi các đĩa nhạc của Đệ nhất phu nhân (LĐ). - “Bình Ngô đại cáo” không phải của Nguyễn Trãi? (GDVN).
- 158. BÀN VỀ GIAI THOẠI CỘT ĐỒNG MÃ VIỆN (Việt sử ký).