Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại Châu Á - Thái Bình Dương?

--Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại Châu Á - Thái Bình Dương? (viet-studies 19-9-12) -- Phân tích của tác giả quen thuộc Lê Ngọc Thống◄◄
Những tưởng vụ Scarborough, biển Đông mà Trung Quốc làm cho dậy sóng tạm lắng xuống thì tranh chấp biển đảo ở Hoa Nam nổi lên quyết liệt giữa Nhật Bản-Hàn Quốc, Nhật Bản-Đài Loan là 3 đồng minh của Mỹ và nóng nhất là Nhật Bản-Trung Quốc. Điều gì đang xảy ra?

Nhiều người cho rằng với Trung Quốc, Mỹ giống như kẻ “thả gà ra để đuổi bắt”. Nghĩa là dung dưỡng cho Trung Quốc phát triển hơn 30 năm nay, giờ thấy Trung Quốc lớn mạnh mới hốt hoảng kiềm chế, đối phó…, rằng, đã quá muộn cho Mỹ khi phát hiện ra Trung Quốc có ý đồ truất ngôi bá chủ…Nhầm to đấy, chê Mỹ như vậy chẳng khác nào chê “đĩ không biết vén váy”.
Mỹ được mệnh danh là thực dụng, điều này nói lên tính khoa học và tính thực tiễn của Mỹ. Mỹ làm điều gì cũng phải có lợi, đúng lúc, đúng nơi.
Mỹ trở lại châu Á-TBD là do Trung Quốc và các nước trong khu vực này “mời” Mỹ đến đấy chứ!. Ai bảo tàu Cheonan bị chìm làm chi (té ra bị chìm là do chính mìn của Hàn Quốc); ai bảo Trung Quốc vào tháng 10/2011 định ăn tươi nuốt sống Nhật Bản trong vụ Nhật bắt tay thuyền trưởng vô danh tiểu tốt xâm phạm Senkaku làm chi…
Mỹ trở lại châu Á-TBD mới chỉ bằng tuyên bố, trong đó hùng hồn nhất là sẽ điều 60% lực lượng hải quân sang châu Á-TBD, đồng thời tiến hành một vài hoạt động cài thế, nhưng khu vực châu Á-TBD này đã nổi sóng.
“Tội” nhất là Nhật Bản. Bổng dưng, Nhật Bản phải lao vào vòng tranh chấp chủ quyền biển đảo gay gắt, quyết liệt với Nga, Trung Quốc và ngay cả 2 đồng minh là Hàn Quốc và Đài Loan, đặc biệt là Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc lại quyết liệt như vậy?
Ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố mua lại 3 hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân, mà vốn trước đây là cho thuê. Việc quốc hữu hóa mấy hòn đảo bị Bắc Kinh gọi là phi pháp và không có hiệu lực, đồng thời đe dọa thi hành biện pháp tùy thuộc theo sự phát triển tình hình.
Nếu như cho rằng, trước thềm Đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, cần lái sự chú ý của công chúng khỏi những vụ xì-căng-đan om sòm của nội bộ đảng cầm quyền, gắn với tên tuổi Bạc Hy Lai, Cốc Khai Lai và những danh tính khác, để chỉ ra rằng đảng và nhân dân Trung Quốc là một khối nhất trí…thì những hành động vừa qua của Trung Quốc kể cả điều 6 tàu Hải giám ra khu vực tranh chấp cũng chỉ đạt mục tiêu chính trị, vô thực.
Về phần mình, Chính phủ Nhật Bản cũng quan tâm khai thác chủ đề yêu nước, bởi rất cần phải xả van, hóa giải những dồn nén của công luận xã hội bắt nguồn từ những vấn đề chính trị trong nước. Đồng thời quan trọng nhất là đã đến lúc Nhật Bản được “cởi trói”, được tự mình tái vũ trang để chống lại “kẻ bắt nạt” (tất nhiên không phải là Hàn Quốc và Đài Loan) một cách “danh chính ngôn thuận”.
Nhật Bản tái vũ trang, không phải là chuyện đùa cho bất cứ quốc gia nào ở châu Á, nhất là Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà vị Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản tuyên bố: “Cần giữ nhà máy điện hạt nhân để răn đe…”. Điều này ai cũng hiểu và không có một chút nghi ngờ về khả năng, công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân trong tầm tay của Nhật Bản. Nhật Bản muốn là có.
Nhật Bản tái vũ trang, Trung Quốc phải cẩn thận, phải “suy nghĩ 2 lần”. Khu vực châu Á-TBD, Trung Quốc không thể muốn gì được nấy.
Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản?
Trung Quốc đã lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để trục lợi, nhưng quá đà. Nếu không có những kẻ quá khích nhảy xổ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiêu khích. Nếu như không có hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc, xé cờ Nhật, chặn xe đại sứ quán… kích hoạt, hun nóng máu dân tộc Nhật  thì Nhật Bản chưa có cơ hội để quốc hữu hóa.
Nên nhớ rằng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc chỉ có thể gây nên khủng khiếp trong lòng đất nước Trung Hoa, nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Nhật Bản thì đã từng gây khủng khiếp cho cả thế giới.
Đến đây, dư luận có một câu hỏi mà không đặt ra thì không hiểu được bản chất của một vấn đề, rằng, Mỹ ở đâu và có vai trò gì?
Còn nhớ sự kiện ngày 16/3/2012 khi Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng vệ tinh vào ngày 12-16/4. Ngay lập tức Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan cũng tuyên bố sẽ đánh chặn nếu nó bay sang không phận.
Không như các lần trước, lần này họ không chỉ nói suông. Nhật bản từ ngày 6/4 đã triển khai xong hệ thống đánh chặn ở phía đông gồm rất nhiều bệ phóng. Hàn Quốc cũng thế, triển khai xong các hệ thống đánh chặn phía tây với một tinh thần “nếu tên lửa Triều Tiên xâm phạm không phận của họ dù chỉ 1cm sẽ tiêu diệt”. Còn Mỹ thì đem thi thố sử dụng trang bị cực kỳ hiện đại trong dò tìm phát hiện tên lửa như radar X-Band và chia xẻ thông tin cho Nhật, Hàn…Sự chuẩn bị của 3 nước này có vẻ rất chi là “hồ hởi”.
Vệ tinh thì phóng không thành công, nhưng cái “của nợ” mà Mỹ, Nhật, Hàn và Đài Loan đã triển khai thì còn tồn tại hay không và nếu tồn tại thì để làm gì, với ai… chỉ có Trung Quốc mới trả lời được.
Thế trận ở châu Á-TBD, Mỹ và đồng minh đã cài xong.
Còn bây giờ? Đương nhiên Mỹ và đồng minh phải tăng cường lực.
Nếu Trung Quốc cho rằng, Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng thì sẽ yếu đi, lúc đó Trung Quốc có quyền mơ ước. Có thể đúng, nhưng, Mỹ cũng có nhiều nước cờ hay để chơi với Trung Quốc.
“Cởi trói” cho Nhật Bản để chia xẻ trách nhiệm cũng đủ kiềm chế Trung Quốc. Tình hình đã khiến Nhật Bản không muốn không được khi mà Trung Quốc đang chuẩn bị ăn tươi, nuốt sống để trả thù cho nỗi nhục thế kỷ trước, như họ đã từng nói.
Vậy là, điều lo ngại của các quốc gia khu vực châu Á-TBD đã xuất hiện. Nhật Bản tái vũ trang chỉ là vấn đề thời gian.
Té ra thế giới cũng lắm người tài. Trung Quốc rất giỏi lợi dụng thời cơ thì Mỹ, Nhật, Hàn cũng thế, nhưng họ trên Trung Quốc một bậc bởi họ không chỉ thụ động lợi dụng mà còn giỏi tạo ra thời cơ để lợi dụng.
Trung Quốc sẽ làm gì khi về thế, Mỹ và đồng minh đã cài xong, về lực cũng đã được tăng cường, và, trong khi chính cái thế trận này Trung Quốc đang bị bao vây là chắc chắn?.
Xem ra ý tưởng dùng thuốc nổ cài vào tàu cá để tấn công hải quân Mỹ của ông tướng Hải quân Trung Quốc nào đó; dùng sức mạnh hải quân bắt nạt, đe dọa, lấn lướt các nước nhỏ để tranh dành vài hòn đảo không người trên biển… của các nhà chiến lược, học giả uyên thâm, những “đại trượng phu” của Trung Quốc sao quá tầm thường so với ý tưởng chiến lược của Mỹ và đồng minh trên khu vực châu Á-TBD.
Chẳng lẽ có được mấy hòn đảo giữa biển, Trung Quốc mới trở thành cường quốc biển hay sao?
Theo ông trung tướng Lưu Á Châu, tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: “Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả”. Và ông Lưu Á Châu phản bác: Vậy, Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?”.
Chưa dừng ở đó, ngày nay nhiều học giả Trung Quốc còn cho rằng Biển Đông là “sinh mạng của Trung Quốc” nữa cơ…thì quả là một sự ngụy biện cực đoan nguy hiểm.
Đúng vậy, một nước lớn mà tư tưởng dân tộc, hẹp hòi chi phối đường lối chiến lược thì khó mà thành một cường quốc khiến cho thế giới tâm phục khẩu phục, đặc biệt là khi muốn trở thành một cường quốc biển.
Vậy, cuộc chiến Trung – Nhật liệu có xảy ra không? Xin đừng tốn giấy mực để bàn luận chuyện này. Không đời nào xảy ra.

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 19-9-12

- Lê Ngọc Thống: Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại Châu Á – Thái Bình Dương? (viet-studies).

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp hai chuyên gia về Hiến pháp của Nhật Bản (CP 19-9-12) -- Tìm cách cho ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm vua?

Trung Quốc đẩy mạnh khai thác dầu khí ở Biển Ðông (VOA).  – Trung Quốc sẽ tiếp tục ‘cứng rắn’ ở Biển Đông sau Đại hội 18? (CSIS/ NCBĐ).

-Chưa thấy 1.000 tàu cá Trung Quốc ra đảo tranh chấp với Nhật BảnTP - Báo chí Nhật Bản hôm 19-8 dẫn lời Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nói rằng, không thấy dấu hiệu nào cho thấy 1.000 tàu cá Trung Quốc ào ạt ra quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để phản đối Tokyo như truyền thông Trung Quốc đã đưa tin.

Biểu tình chống Nhật lan ra 100 thành phố Trung Quốc

Người Hoa trên thế giới phản đối Nhật (BBC).   - Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và an ninh châu Á (TQ). – Trung Quốc hạ nhiệt biểu tình chống Nhật(NLĐ).   – Biểu tình chống Nhật hạ nhiệt tại Trung Quốc (RFI).   – Người biểu tình TQ tấn công xe đại sứ Mỹ (BBC).
50 tàu tuần tra Nhật đối phó 14 tàu công vụ Trung Quốc (VTC). - Trung- Nhật tranh chấp đảo sẽ ảnh hưởng đến kinh tế (VOV).  – Trẻ em Trung Quốc được dạy phá xe hơi Nhật (NLĐ).  –Lợi dụng biểu tình, tranh thủ quảng cáo (TN).  –Hàng loạt website Nhật Bản bị hack (TT).   –Trung Quốc phá kinh tế Nhật (PLTP).  – Cố vấn Trung Quốc kêu gọi làm đồng yên Nhật mất giá (Infonet).  – Vì sao Senkaku/Điếu Ngư lại châm ngòi chiến tranh thương mại Trung-Nhật?(ĐV).  – Căng thẳng Nhật-Trung sẽ tới đâu? (RFA).
Tranh chấp Senkaku: Tại sao Mỹ phải có trách nhiệm? (TVN/ FOREIGN POLICY).- Mỹ, Nhật đạt thỏa thuận về máy bay V-22 Osprey gây tranh cãi (VOA).


-So sánh Điếu Ngư và Biển Đông


--18/9 dân Trung Quốc biểu tình quy mô lớn chống Nhật Bản

Xe hơi Nhật Bản trở thành "nạn nhân" số 1 của dân biểu tình Trung Quốc

Tổng trưởng quốc phòng Mỹ đến Bắc Kinh (RFA).  – Tập Cận Bình tiếp Leon Panetta (BBC).   – Ông Tập Cận Bình tiếp bộ trưởng Quốc phòng Mỹ  (RFI).  – Hoa Kỳ trấn an Bắc Kinh về chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á (RFI).  –Ông Panetta: Mỹ không ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc (VOA).  – Mỹ “không toan tính kiềm chế Trung Quốc”(NLĐ).   – Tập Cận Bình đòi Nhật ‘kiềm chế hành vi’ (BBC).   – Ông chủ Lầu Năm Góc “vừa đấm vừa xoa” Trung Quốc(VnMedia). 

-Người biểu tình TQ tấn công xe đại sứ Mỹ

-Mỹ trấn an Trung Quốc về hiện diện quân sự ở TBD VietNamNet

Người đứng đầu Lầu Năm Góc trấn an Trung Quốc rằng Washington thay đổi tập trung quân sự hướng về châu Á – Thái Bình Dương không phải là một phần chiến lược để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ diễn ra vào ...
Chuyến thăm của ông Leon Panetta hàn gắn quan hệ quốc phòng Mỹ TrungĐài Á Châu Tự Do
Tập Cận Bình đòi Nhật 'kiềm chế hành vi'BBC Tiếng Việt
Ông Panetta: Mỹ không ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung QuốcVOA Tiếng Việt

-Hong Kong chưa cho tàu ra Điếu Ngư

-- Nga trục xuất Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ

-USAID đóng văn phòng tại Nga

- Nga cáo buộc USAID tìm cách gây ảnh hưởng chính trị (VOA).  – Nga cấm USAID hoạt động vì đã “can thiệp” nội bộ(RFI).   - USAID đóng văn phòng tại Nga (BBC).   – Nga yêu cầu Mỹ chấm dứt các chương trình của USAID ở Nga (VOA).
- Các nhà ly khai Cuba ngừng tuyệt thực (RFI).

--Indonesia huỷ trận đấu giao hữu với ĐTVN

- Người Việt SF phản đối TLS Trung Quốc (Bùi Văn Phú).
- Thư gửi Trường Sa viết bằng cả trái tim của học sinh lớp 7 (TP/ Zing).  –“Vì học sinh Trường Sa thân yêu” đến thủ đô (PLTP).


- Philippines : Một chính khách thương lượng ngầm với Bắc Kinh về biển đảo (RFI).  – Chính trường Philippines chao đảo vì vụ “đi đêm” với Trung Quốc (TN).    – Philippines trục xuất 400 người nhập cư Trung Quốc(TTXVN/SGTT).  -  Philippines tổ chức hai diễn đàn hàng hải (PLTP).
- Trung Quốc thực hiện trước thời hạn “Kế hoạch trao đổi 100 nghìn học sinh của mỗi bên” với ASEAN (CRI).

VAI TRÒ CỦA INĐÔNÊXIA TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH TRUNG-MỸ basam

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ tư, ngày 19/9/2012

TTXVN (Giacácta 18/9)

Bàn về khả năng, vai trò chính trị – kinh tế của Inđônêxia tại khu vực đặt trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung và “điểm nóng” Biển Đông, nhà nghiên cứu Tasa Nugraza – hãng tư vấn các vấn đề công cộng và truyền thông chiến lược Royston Advisory cho rằng Mỹ cần và nỗ lực xây dựng liên minh mạnh mẽ hơn với các quốc gia như Inđônêxia, nhằm khẳng định vị thế ảnh hưởng và lợi ích ở Đông Nam Á nói riêng và ở châu Á- Thái Bình Dương nói chung. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Inđônêxia cũng cần có khả năng tận dụng cơ hội để tham gia sâu rộng hơn vào đời sống chính trị và kinh tế.

 

Tác giả đã thể hiện những ý kiến nêu trên với bài viết “Một Inđônêxia đang thay đổi trong con mắt của Mỹ” đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta” ngày 16/9, nội dung như sau:

Ngoài việc có tới 1.000 nhân viên cảnh sát được triển khai khắp thủ đô Giacácta vào ngày 3-4/9 vừa qua của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, còn có thông điệp quan trọng nữa mà Ngoại trưởng Mỹ muốn truyền tải: Inđônêxia hai lần, bổ sung cho chuyến thăm chính thức của tổng thống Barack Obama trong năm 2010.

Lý do đằng sau ba chuyến thăm chính thức của hai quan chức cao cấp nhất của Mỹ trong vòng chưa đầy ba năm phải sâu sắc hơn so với thực tế Tổng Thống Obama đã dành một vài năm sống tại Giacácta khi ông còn là một cậu bé.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton không chỉ là một sự kiện mang tính nghi lễ. Mặc dù ngắn gọn, nhưng chuyến thăm nói lên dấu hiệu rằng Mỹ đang tìm kiếm một mối quan hệ mạnh mẽ và bền vững với Inđônêxia, và đó là điều mà tất cả chúng ta (Inđônêxia) nên tự hào.

Inđônêxia, một đất nước mà mới chỉ mười năm trước đây thôi được coi là một thất bại kinh tế, đã chuyển đổi thành công trở thành một lực lượng chính trị và kinh tế mới trong khu vực.

Trong thời kỳ Suharto, Inđônêxia là nước lãnh đạo thực sự của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nhưng khi nền kinh tế nước này chìm xuống đáy vực khủng hoảng vào những năm cuối thập niên 1990, sức mạnh chính trị của Inđônêxia trong khu vực dần bị phai nhạt.

Tuy nhiên, với sự phục hồi kinh tế và điều kiện chính trị tương đối ổn định của Inđônêxia trong thời gian qua, tình hình giờ đã khác.

Năm nay, sự trỗi dậy về chính trị của Inđônêxia trong khu vực được đánh dấu bằng hoạt động ngoại giao chiến lược qua việc hòa giải các tranh chấp trên Biển Đông – một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên đang có tranh chấp bởi nhiều nước Đông Nam Á và một cường quốc mới nổi là Trung Quốc.

Lần đầu tiên trong lịch sử từ khi thành lập vào năm 1967, 10 quốc gia thành viên ASEAN đã không thể ra được thông cáo chung khi kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN mới đây tại Phnôm pênh – Campuchia.

Căng thẳng giữa các thành viên ASEAN nóng lên khi Campuchia – một đồng minh thân cận của Trung Quốc, từ chối ra tuyên bố về bái Scarborough trên khu vực Biển Đông – một khu vực gần đây đã gây ra những căng thẳng chính trị và quân sự giữa một bên là Việt Nam và Philipin, với bên kia là Trung Quốc.

Inđônêxia một đất nước có dân số lớn nhất trong khu vực, đã quyết định nắm bắt lấy cơ hội hiếm hoi này trong nỗ lực lấy lại ngôi vị của mình.

Về phía Mỹ, trong bối cảnh ưu thế chính trị tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương bị suy giảm trong vài năm gần đây và bị lu mờ trước khả năng thể hiện chính sách của một Trung Quốc đang tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Mỹ cần xây dựng liên minh mạnh mẽ hơn với các quốc gia như Inđônêxia.

Mặc dù chính phủ Mỹ đã nhiều lần đề cập mục tiêu của Mỹ đối vời Biển Đông, song tất cả mọi người đều hiểu rằng khu vực này là rất quan trọng và không thể bỏ qua. Ước tính 1/3 hàng hóa vận chuyển của thế giới đi qua vùng biển này, chưa cần đề cập đến thực tế vùng biển này có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn.

Mỹ có khả năng sẽ sử dụng tất cả các ảnh hưởng để đảm bảo rằng Trung Quốc không chỉ là một “ông chủ” duy nhất ở Biển Đông. Với sự giúp đỡ của các nước như Inđônêxia, nhà trắng hy vọng rằng tầm lan rộng ảnh hưởng của Trung Quốc có thể được giảm thiểu đáng kể.

Bên cạnh chính trị Mỹ không thể đánh giá thấp tiềm năng kinh tế của Inđônêxia. Năm 2011, đầu tư của Mỹ tại quốc gia “vạn đảo” đạt 2,5 tỷ USD – một con số được dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong năm tới.

Với sự tăng trưởng kinh tế ổn định trên mức bình quân của thế giới, Inđônêxia là một trong số ít quốc gia hầu như không bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Thể trạng kinh tế mạnh mẽ của Inđônêxia hiện nay được hỗ trợ bởi tiêu dùng nội địa, một nguồn lực chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế quốc gia.

Với tất cả những chỉ sỗ kinh tế hiện hữu của Inđônêxia, Mỹ sẽ chỉ muốn tăng cường tại Inđônêxia, và chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton nên được xem như là nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm đảm bảo cho các công ty và nhà đầu tư Mỹ có thể hưởng lợi từ sự hỗ trợ về chính trị của chính phủ.

Mặc dù vẫn còn quá sớm để công bố rằng Mỹ và Inđônêxia sở hữu một mối liên minh hoàn hảo, nhưng chính phủ Inđônêxia vẫn cần có khả năng tận dụng động lực này như một đòn bẩy để tham gia đời sống chính trị và và kinh tế của thế giới. Nếu không phải bây giờ, thì còn khi nào nữa? những cơ hội chỉ đến một lần./.

 

- NGƯỜI TRUNG QUỐC TRÀN SANG HỒNG KÔNG ĐỂ MUA HÀNG: NHỮNG CON LA CỦA ĐẠI LỤC!   –   (Tâm sự Y giáo).
- Tình tiết hình sự mới liên quan đến Bạc Hy Lai (RFI).  – ‘Cánh tay phải’ của Bạc Hy Lai nói gì tại lãnh sự quán Mỹ(VNE).
- Bà Aung San Suu Kyi kêu gọi Mỹ bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Miến Điện (RFI).   - Bà Aung San Suu Kyi sẽ được Quốc hội Mỹ vinh danh (VOA).  - Phụ nữ Đông Nam Á nói gì về bà Aung San Suu Kyi? (RFA).  - Các nhà vật tranh đấu: Ðợt ân xá mới nhất ở Miến Ðiện là chưa đủ (VOA).
- Triệu Xuân du khảo Cộng hòa Liên bang Myanmar    –   Yangon, thành phố sạch, thân thiện   – Ảnh: Myanmar, khoảnh khắc đời thường   –   Myanmar hiện tại nghèo khổ nhưng giàu tiềm năng (Triệu Xuân).

Tổng số lượt xem trang