Nguyễn Tường PARIS, Pháp - Một bài báo mới đây, “Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền Biển Nam Trung Hoa: khi chính trị và pháp luật chạm trán,”(1) đăng trên Diễn đàn Đông Á, nhận xét rằng sự bất ổn và bất an do các tuyên bố của Trung Quốc gây ra ở biển Nam Trung Hoa hiện trên các tựa báo trong vùng Đông Nam Á, mặc dù những tuyên bố đó không có cơ sở pháp lý vững chắc trong luật pháp quốc tế.
Mất an ninh là hệ quả của sự căng thẳng trong khu vực và trong các quan hệ quốc tế vì vị thế hung hăng mới đây của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Những tuyên bố này dựa trên cái gọi là bản đồ “đường 9 đoạn”, do chính phủ Chu Ân Lai sửa đổi lại khi nắm quyền kiểm soát Trung Quốc từ năm 1949. Đây là hậu thân của một tấm bản đồ nguyên thủy do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẽ năm 1947, gọi là “đường 11 đoạn”, vào thời điểm những quần đảo trên biển Nam Trung Hoa - đã được coi là một cái hồ của Nhật Bản - được giao lại cho các quốc gia có chủ quyền trước khi chiến tranh thế giới thứ II.
Sự khác biệt cơ bản giữa hai tấm bản đồ, là bản đồ do Trung Hoa Quốc Gia vẽ [“đường 11 đoạn”] gồm cả Vịnh Bắc Bộ, bản đồ của Trung Quốc Cộng sản [“đường 9 đoạn”] thì không có. Những đoạn ngắn vạch trên bản đồ là đường phân ranh vùng thuộc chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang sử dụng để tuyên bố chủ quyền trong khu vực Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) gồm cả quần đảo đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, gần nhất với Trung Quốc và Việt Nam, nhưng Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này. Cùng lúc, Philippines, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, gần Indonesia nhất nhất. Quần đảo Trường Sa được cho là có chứa tài nguyên khoáng sản quan trọng, kể cả dầu khí.
Sự nhầm lẫn về tính hợp pháp của những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bắt đầu với Hiệp ước hòa bình San Francisco, được ký kết vào năm 1951, chính thức kết thúc chiến tranh thế giới thứ II và vị trí đế quốc của Nhật Bản. Lúc đó, cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đã không có mặt vì các nước tham dự hội nghị hòa bình không đạt được đồng thuận ai là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc. Hiệp ước hòa bình San Francisco, như đã ký kết không xác định quốc gia nào có chủ quyền hợp pháp trên các quần đảo trên biển phía Nam Trung Hoa mà trước đây thuộc lãnh thổ của Nhật Bản.
Đài Loan và Trung Quốc đều muốn Nhật Bản trả lại các đảo của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho họ. Điều này đưa đến chuyện có hai tấm bản đồ, của Đài Loan thì “đường 11 đoạn” trong khi của Trung Quốc thì “đường 9 đoạn”. Hiệp ước Đài Bắc 1952 giữa Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc không chỉ định chủ quyền lãnh thổ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa(2). Cộng sản Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo này.
Vì vậy, những tuyên bố hiện nay của cả Trung Quốc và Đài Loan đều không có cơ sở trong các hiệp định quốc tế, và trên thực tế, là bất hợp pháp. Trung Quốc đã mâu thuẫn trong việc không công nhận chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II đồng thời lại dùng những tuyên bố chủ quyền đó để khẳng định chủ quyền của mình trên lãnh thổ cũ của Nhật Bản.
Trên trường quốc tế, tình trạng chính trị và pháp lý của Đài Loan vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Do đó, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên chủ quyền của Đài Loan, là một trong nhiều vấn đề chưa được giải quyết giữa hai nước.
Tranh chấp về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã có trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Mọi thoả thuận hoặc tuyên bố chủ quyền đơn phương hoặc song phương trong những tranh chấp đa phương là không hợp lệ.
Công ước LHQ về Luật Biển, UNCLOS, ký kết năm 1982 của Liên hiệp quốc xác định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng của các đại dương của thế giới. Trong số các điều khoản của UNCLOS là những quy tắc cho việc thiết lập giới hạn lãnh thổ và cung cấp phương tiện để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền ven biển. Tất cả các quốc gia quanh Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), ngoại trừ Bắc Triều Tiên, đều nằm trong trong số 162 quốc gia đã phê chuẩn công ước UNCLOS. Thượng viện Hoa Kỳ đã chưa phê chuẩn hiệp ước này.
Theo luật quốc tế, cuộc khủng hoảng hiện nay nên được đưa ra trước Công ước LHQ về Luật Biển [Liên hiệp quốc] để giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và những quốc khác về chủ quyên lãnh thổ trên hơn 40 hòn đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Trong số những tranh chấp lãnh thổ hiện nay tại vùng biển phía nam Trung Hoa, Công ước LHQ về Luật Biển có thể minh định đâu là khu vực tranh chấp và khu vực nào không có tranh chấp. Thí dụ, tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam phối hợp đệ trình với Ủy ban LHQ về giới hạn của thềm lục địa [của hai nước] để thực thi Công ước LHQ về Luật Biển.
Cũng trong tháng năm 2009, lần đầu tiên Trung Quốc đệ trình bản đồ “đường 9 gạch” kèm theo một công hàm gởi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tìm cách bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Malaysia và làm rõ yêu sách của mình. Mặc dù tuyên bố chủ quyền trong bản đồ của Trung Quốc không rõ ràng, đệ trình của Trun Quốc được coi là một cột mốc quan trọng trong tranh chấp tại vùng biển phía nam Trung Hoa.
Vì đó là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế chính thức biết đến tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc như ghi trên bản đồ có 9 gạch, Việt Nam đã ngay lập tức gửi công hàm đến Tổng thư ký LHQ để bác bỏ tuyên bố chủ quyền của của Trung Quốc. Những tài liệu này không xác định rõ các khu vực tranh chấp, nhưng đó là những văn bản pháp luật và có giá trị cho các thủ tục giải quyết tranh chấp.
Phillipines, một quốc gia tiên phong trong việc giải quyết vấn đề trên Biển Nam Trung Quốc, gần đây đã đề xuất một giải pháp dựa trên một Khu vực Hòa bình, Hữu nghị, Tự do và Hợp tác. Giải pháp này đòi hỏi phải có một phân định rõ ràng về những khu vực đang có tranh chấp và không có tranh chấp phù hợp với Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc trước khi theo đuổi một cách hòa bình công cuộc phát triển chung như đã nêu trong đề nghị của Trung Quốc.
Philippines đề nghị tách rời khu vực không có tranh chấp khỏi những vùng đang có tranh chấp. Việt Nam hỗ trợ đề nghị của Philippines về một Khu vực Hòa bình, Hữu nghị, Tự do và Hợp tác trong khi Trung Quốc phủ nhận nó và ép những quốc gia khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không tham gia vào các cuộc thảo luận về ddeff nghị của Philippines.
Không có gì đáng ngạc nhiên, vì Trung Quốc chưa bao giờ rõ ràng về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bằng cái gọi là “đường 9 đoạn” bao trùm gần 90% mặt biển phía nam Trung Hoa, khái niệm dựa theo luật này đã cho thấy sự thiếu chính xác của phương pháp giải quyết của Trung Quốc. Tư thế quyết đoán của Trung Quốc đã làm cộng đồng quốc tế lo ngại về tiềm năng của một cuộc xung đột trong khu vực biển phía nam Trung Hoa. Các bước đi của Bắc Kinh ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có vẻ kiên định và hung hăng hơn bao giờ hết, tạo ra một tương lai đáng ngại vì sự căng thẳng đang leo thang trong khu vực. Bước đầu tiên trong việc giải quyết các tranh chấp là những cuộc đàm phán hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế để tất cả các bên có thể phát biểu về chủ quyền lãnh thổ của mình một cách rõ rệt.
Nguyễn Tường [Paris] là một bỉnh bút tự do về các vấn đề hàng hải.
© DCVOnline
Mất an ninh là hệ quả của sự căng thẳng trong khu vực và trong các quan hệ quốc tế vì vị thế hung hăng mới đây của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Những tuyên bố này dựa trên cái gọi là bản đồ “đường 9 đoạn”, do chính phủ Chu Ân Lai sửa đổi lại khi nắm quyền kiểm soát Trung Quốc từ năm 1949. Đây là hậu thân của một tấm bản đồ nguyên thủy do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẽ năm 1947, gọi là “đường 11 đoạn”, vào thời điểm những quần đảo trên biển Nam Trung Hoa - đã được coi là một cái hồ của Nhật Bản - được giao lại cho các quốc gia có chủ quyền trước khi chiến tranh thế giới thứ II.
Bản đồ Trung Hoa Dân Quốc với “đường 11 đoạn” trên biển Nguồn ảnh: Wang, K.H. (2010). The ROC’s Maritime Claims and Practices with Special Reference to the South China Sea. Ocean Development & International Law, 41(4), p. 244. |
Sự khác biệt cơ bản giữa hai tấm bản đồ, là bản đồ do Trung Hoa Quốc Gia vẽ [“đường 11 đoạn”] gồm cả Vịnh Bắc Bộ, bản đồ của Trung Quốc Cộng sản [“đường 9 đoạn”] thì không có. Những đoạn ngắn vạch trên bản đồ là đường phân ranh vùng thuộc chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang sử dụng để tuyên bố chủ quyền trong khu vực Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) gồm cả quần đảo đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, gần nhất với Trung Quốc và Việt Nam, nhưng Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này. Cùng lúc, Philippines, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, gần Indonesia nhất nhất. Quần đảo Trường Sa được cho là có chứa tài nguyên khoáng sản quan trọng, kể cả dầu khí.
Bản đồ cuả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với “đường 11 đoạn” trên biển Nguồn ảnh: OntheNet |
Sự nhầm lẫn về tính hợp pháp của những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bắt đầu với Hiệp ước hòa bình San Francisco, được ký kết vào năm 1951, chính thức kết thúc chiến tranh thế giới thứ II và vị trí đế quốc của Nhật Bản. Lúc đó, cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đã không có mặt vì các nước tham dự hội nghị hòa bình không đạt được đồng thuận ai là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc. Hiệp ước hòa bình San Francisco, như đã ký kết không xác định quốc gia nào có chủ quyền hợp pháp trên các quần đảo trên biển phía Nam Trung Hoa mà trước đây thuộc lãnh thổ của Nhật Bản.
Đài Loan và Trung Quốc đều muốn Nhật Bản trả lại các đảo của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho họ. Điều này đưa đến chuyện có hai tấm bản đồ, của Đài Loan thì “đường 11 đoạn” trong khi của Trung Quốc thì “đường 9 đoạn”. Hiệp ước Đài Bắc 1952 giữa Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc không chỉ định chủ quyền lãnh thổ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa(2). Cộng sản Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo này.
Vì vậy, những tuyên bố hiện nay của cả Trung Quốc và Đài Loan đều không có cơ sở trong các hiệp định quốc tế, và trên thực tế, là bất hợp pháp. Trung Quốc đã mâu thuẫn trong việc không công nhận chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II đồng thời lại dùng những tuyên bố chủ quyền đó để khẳng định chủ quyền của mình trên lãnh thổ cũ của Nhật Bản.
Trên trường quốc tế, tình trạng chính trị và pháp lý của Đài Loan vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Do đó, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên chủ quyền của Đài Loan, là một trong nhiều vấn đề chưa được giải quyết giữa hai nước.
Tranh chấp về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã có trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Mọi thoả thuận hoặc tuyên bố chủ quyền đơn phương hoặc song phương trong những tranh chấp đa phương là không hợp lệ.
Công ước LHQ về Luật Biển, UNCLOS, ký kết năm 1982 của Liên hiệp quốc xác định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng của các đại dương của thế giới. Trong số các điều khoản của UNCLOS là những quy tắc cho việc thiết lập giới hạn lãnh thổ và cung cấp phương tiện để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền ven biển. Tất cả các quốc gia quanh Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), ngoại trừ Bắc Triều Tiên, đều nằm trong trong số 162 quốc gia đã phê chuẩn công ước UNCLOS. Thượng viện Hoa Kỳ đã chưa phê chuẩn hiệp ước này.
Theo luật quốc tế, cuộc khủng hoảng hiện nay nên được đưa ra trước Công ước LHQ về Luật Biển [Liên hiệp quốc] để giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và những quốc khác về chủ quyên lãnh thổ trên hơn 40 hòn đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Trong số những tranh chấp lãnh thổ hiện nay tại vùng biển phía nam Trung Hoa, Công ước LHQ về Luật Biển có thể minh định đâu là khu vực tranh chấp và khu vực nào không có tranh chấp. Thí dụ, tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam phối hợp đệ trình với Ủy ban LHQ về giới hạn của thềm lục địa [của hai nước] để thực thi Công ước LHQ về Luật Biển.
Cũng trong tháng năm 2009, lần đầu tiên Trung Quốc đệ trình bản đồ “đường 9 gạch” kèm theo một công hàm gởi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tìm cách bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Malaysia và làm rõ yêu sách của mình. Mặc dù tuyên bố chủ quyền trong bản đồ của Trung Quốc không rõ ràng, đệ trình của Trun Quốc được coi là một cột mốc quan trọng trong tranh chấp tại vùng biển phía nam Trung Hoa.
Vì đó là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế chính thức biết đến tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc như ghi trên bản đồ có 9 gạch, Việt Nam đã ngay lập tức gửi công hàm đến Tổng thư ký LHQ để bác bỏ tuyên bố chủ quyền của của Trung Quốc. Những tài liệu này không xác định rõ các khu vực tranh chấp, nhưng đó là những văn bản pháp luật và có giá trị cho các thủ tục giải quyết tranh chấp.
Phillipines, một quốc gia tiên phong trong việc giải quyết vấn đề trên Biển Nam Trung Quốc, gần đây đã đề xuất một giải pháp dựa trên một Khu vực Hòa bình, Hữu nghị, Tự do và Hợp tác. Giải pháp này đòi hỏi phải có một phân định rõ ràng về những khu vực đang có tranh chấp và không có tranh chấp phù hợp với Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc trước khi theo đuổi một cách hòa bình công cuộc phát triển chung như đã nêu trong đề nghị của Trung Quốc.
Philippines đề nghị tách rời khu vực không có tranh chấp khỏi những vùng đang có tranh chấp. Việt Nam hỗ trợ đề nghị của Philippines về một Khu vực Hòa bình, Hữu nghị, Tự do và Hợp tác trong khi Trung Quốc phủ nhận nó và ép những quốc gia khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không tham gia vào các cuộc thảo luận về ddeff nghị của Philippines.
Không có gì đáng ngạc nhiên, vì Trung Quốc chưa bao giờ rõ ràng về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bằng cái gọi là “đường 9 đoạn” bao trùm gần 90% mặt biển phía nam Trung Hoa, khái niệm dựa theo luật này đã cho thấy sự thiếu chính xác của phương pháp giải quyết của Trung Quốc. Tư thế quyết đoán của Trung Quốc đã làm cộng đồng quốc tế lo ngại về tiềm năng của một cuộc xung đột trong khu vực biển phía nam Trung Hoa. Các bước đi của Bắc Kinh ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có vẻ kiên định và hung hăng hơn bao giờ hết, tạo ra một tương lai đáng ngại vì sự căng thẳng đang leo thang trong khu vực. Bước đầu tiên trong việc giải quyết các tranh chấp là những cuộc đàm phán hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế để tất cả các bên có thể phát biểu về chủ quyền lãnh thổ của mình một cách rõ rệt.
Nguyễn Tường [Paris] là một bỉnh bút tự do về các vấn đề hàng hải.
© DCVOnline
Nguồn: South China Sea conflict generates uncertainty and insecurity - Claims by China and Taiwan have no basis in international accords. By Tuong Nguyen. GlobalPost, August 24, 2012.
DCVOnline lược dịch, minh họa, chú thích và đề tựa.
(1) China’s South China Sea jurisdictional claims: when politics and law collide East Asia Forum. Author: Sourabh Gupta, Samuels International. July 29th, 2012.
(2) Điều II của Hòa ước 1952 (Taipei) giữa Đài Loan và Nhật bản chiếu Điều 2 của Hòa ước 1951 (San Francisco) ghi rõ Nhật Bản đã từ bỏ chủ quyền tại đảo Đài Loan, và các quần đảo Bành Hồ (the Pescadores), Hoàng Sa và Trường Sa. Điều II của Hòa ước Đài Bắc 1952 không xác định Hoàng Sa và Trường thuộc chủ quyền của quốc gia nào. [Treaty of Peace between the Republic of China and Japan. Signed at Taipei, 28 April 1952. Ratified July 8, 1952 Ratifications exchanged at Taipei, August 5, 1952. Entered into force, August 5, 1952. Promulgated, August 5, 1952.]
Hoàng Khải Nghiêu (Huang Chi-yao), một người nghiên cứu tại Viện Max Planck, cũng biện luận rằng Hòa ước Taipei không hề giao chủ quyền lãnh thổ cho Đài Loan [Treaty of Taipei had no claim to sovereignty. Huang Chi-yao (tác giả), Drew Camaron (người dịch sang Anh ngữ). -Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Đài Loan không có cơ sở trong các hiệp định quốc tế DCVOnline lược dịch, minh họa, chú thích và đề tựa.
(1) China’s South China Sea jurisdictional claims: when politics and law collide East Asia Forum. Author: Sourabh Gupta, Samuels International. July 29th, 2012.
(2) Điều II của Hòa ước 1952 (Taipei) giữa Đài Loan và Nhật bản chiếu Điều 2 của Hòa ước 1951 (San Francisco) ghi rõ Nhật Bản đã từ bỏ chủ quyền tại đảo Đài Loan, và các quần đảo Bành Hồ (the Pescadores), Hoàng Sa và Trường Sa. Điều II của Hòa ước Đài Bắc 1952 không xác định Hoàng Sa và Trường thuộc chủ quyền của quốc gia nào. [Treaty of Peace between the Republic of China and Japan. Signed at Taipei, 28 April 1952. Ratified July 8, 1952 Ratifications exchanged at Taipei, August 5, 1952. Entered into force, August 5, 1952. Promulgated, August 5, 1952.]
----
-Sẽ hình thành kênh truyền hình đối ngoại quốc gia DNSG -
Không để biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt - Trung TT -
- HY SINH BIỂN ĐÔNG VÌ QUAN HỆ VIỆT – TRUNG ?!(TSYG). - Trần Mạnh Hảo: CÓ PHẢI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NGẦM CÔNG NHẬN “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” NGOÀI BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA TRUNG QUỐC ? (Nguyễn Tường Thụy). - Nâng tầm lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (TN). - 675 triệu đồng ủng hộ Quỹ Vừ A Dính và học sinh Trường Sa (PLTP). – Bùi Nguyên: MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM.
- Chủ nghĩa dân tộc – con dao hai lưỡi (TQ).- Trung Quốc không thực tâm xây dựng COC (PLTP). - Biển Đông là ao nhà của Trung Quốc? (VOA). - Trung Quốc sẽ thực hiện giám sát viễn thám vệ tinh đối với toàn bộ vùng biển thuộc quyền cai quản của nước mình trước năm 2020 (CRI).
- Thượng đỉnh Apec khai mạc trong mối rạn nứt vì tranh chấp biển đảo (RFI). - Nhật, Singapore kêu gọi giải quyết tranh chấp biển Đông (TN).
- “Nhật cần thỏa hiệp với TQ nhằm giảm căng thẳng” (TTXVN). - Thuận mua, vừa bán đảo Senkaku(PNTP). - Thủ tướng Nhật xác nhận mua đảo tranh chấp với Trung Quốc (DT).
- Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam và tương quan hải quân trong khu vực (RFI).
- Quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga đi vào chiều sâu (TTXVN).
-There's More to South China Sea Dispute Than 'Free Navigation'
-Russia and Japan Move Forward on Natural Gas Deal NYT Gazprom, Russia’s state-controlled gas monopoly, signed an accord on Saturday with the government of Japan to continue with plans for construction of a $13 billion natural gas terminal.
-- Sách “Địa dư đồ khảo” của nhà Thanh – Trung Quốc: Khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam (SK&ĐS).- Trung Quốc bất ngờ xoa dịu các nước. - Biển Đông: Nhận diện “đối thủ” của Trung Quốc (VnMedia). - Nhật và Singapore thúc xử lý tranh chấp Biển Đông(TTXVN).
- Mỹ hối thúc APEC hợp tác về luật biển (TT). - Hillary Clinton: Mỹ nhìn thấy tương lai trong châu Á (TTXVN).
- Chủ nhân Senkaku đồng ý bán đảo cho chính phủ (TT). - Hoa Đông: Chuyên gia Trung Quốc lớn giọng răn đe Nhật Bản (GDVN).
- Truyền thông Trung Quốc phô trương sức mạnh vũ khí hải quân (GDVN). - Ảnh độc: Tàu chiến khủng Mỹ làm Trung Quốc lo ngại (PN Today).
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
Trung Quốc kêu gọi Việt Nam tự chế trong tranh chấp Biển Đông
Cũng liên quan đến tranh chấp Biển Đông, Philippines ngày 7/9 kêu gọi Trung Quốc nên chứng tỏ lời nói đi đôi với việc làm sau khi hoan nghênh phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc
- Việt Nam phản đối Đài Loan cắm cờ ở Trường Sa (VnMedia). - - Nhật có thể triển khai tàu khu trục Akizuki ở Biển Đông kiềm chế TQ (GDVN).
-- Sách “Địa dư đồ khảo” của nhà Thanh – Trung Quốc: Khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam (SK&ĐS).- Trung Quốc bất ngờ xoa dịu các nước. - Biển Đông: Nhận diện “đối thủ” của Trung Quốc (VnMedia). - Nhật và Singapore thúc xử lý tranh chấp Biển Đông(TTXVN).
- Mỹ hối thúc APEC hợp tác về luật biển (TT). - Hillary Clinton: Mỹ nhìn thấy tương lai trong châu Á (TTXVN).
- Chủ nhân Senkaku đồng ý bán đảo cho chính phủ (TT). - Hoa Đông: Chuyên gia Trung Quốc lớn giọng răn đe Nhật Bản (GDVN).
- Truyền thông Trung Quốc phô trương sức mạnh vũ khí hải quân (GDVN). - Ảnh độc: Tàu chiến khủng Mỹ làm Trung Quốc lo ngại (PN Today).
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
Trung Quốc kêu gọi Việt Nam tự chế trong tranh chấp Biển Đông
Cũng liên quan đến tranh chấp Biển Đông, Philippines ngày 7/9 kêu gọi Trung Quốc nên chứng tỏ lời nói đi đôi với việc làm sau khi hoan nghênh phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc
- Việt Nam phản đối Đài Loan cắm cờ ở Trường Sa (VnMedia). - - Nhật có thể triển khai tàu khu trục Akizuki ở Biển Đông kiềm chế TQ (GDVN).
Nước Mỹ vẫn mạnh! Singaporean Tells China U.S. Is Not in Decline (NYT 6-9-12)
Mỹ: Đảng Cộng hòa "nói không với Trung Quốc" DNSG ---Tổng thống Nga: “Mitt Romney phạm sai lầm” TT
Hệ thống y tế Mỹ phí phạm $750 tỉ mỗi nămNguoi Viet Online
Một cuộc nghiên cứu vừa được công bố cho thấy hệ thống y tế Mỹ mỗi năm tiêu phí chừng $750 tỉ, tức vào khoảng 30 cent cho mỗi đô la chi ra trong lãnh vực này.
- Bắc Kinh sau nửa thế kỷ (BBC). China, Japan, Korea: Will History and Politics Trump Economics?
Peterson Institute -While in Korea and Japan several weeks ago, sparks flared not only over the Senkakus/Diaoyu/Diaoyutai Islands and Dokdo/Takeshima but the highly emotional issue of comfort women. As a result, we are about to have one of those quasi-natural experiments that social scientists love. Will history and politics trump economics? Or will growing interdependence pull the
- Nhiên liệu sẽ làm thay đổi Trung Quốc?(Petrotimes).
Nội bộ ĐCSTQ: Chinese Party Elders Step Back In (WSJ 6-9-12) Thế giới bí mật của ĐCS Trung Quốc: The secretive world of the Communist Party (Le Monde Diplomatique 9-2012)
Fukuyama viết về Myanmar: What Myanmar Needs (American Interest 6-9-12) -- Lạc hậu hơn Việt Nam rất nhiều (tôi nghĩ) nhưng tương lai lại sáng sủa hơn!
- Chính quyền buộc phải minh bạch hơn vì blog (TP) - Diễn đàn hợp tác báo chí 10+3 lần thứ 5 tại Trung Quốc (ND).
- Văn hóa “hồng bao” Trung Quốc vi phạm quy tắc ngoại giao Ấn Độ (TQ). - Cuộc chiến giữa hai phe trong đảng Cộng sản Trung Quốc trước đại hội(RFI). - Báo Hồng Kông: Bạc Hy Lai có thể bị giam lỏng cả đời (GDVN). - Báo chí Trung Quốc phê nhau về lòng yêu nước (TN).
- Hàn Quốc đề nghị viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên (RFI).
- Nam Triều Tiên tập trận trên vùng đảo đá tranh chấp với Nhật Bản (VOA). – Bộ Quốc phòng Nhật tăng ngân sách bảo vệ đảo (Infonet). – Sẽ không có thượng đỉnh Nhật-Trung hay Nhật-Hàn bên lề Diễn đàn APEC (RFI).
- Quốc hội Miến Điện thông qua luật đầu tư nước ngoài (RFI).
- Mỹ kêu gọi ngừng suy diễn về sự vắng mặt của Obama tại APEC (DT)