Không để cá nhân nào đứng trên pháp luật, không cho phép trốn tránh trách nhiệm về thất bại nhưng luôn tự nhận thành tích. Đó là những khuyến nghị nổi bật của Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012.
Đó là những nội dung được đề cập trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 vừa được công bố. Với tiêu đề “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của QH chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam.
Báo cáo chỉ rõ bên cạnh một số tiến bộ nhất định đã đạt được, thực trạng kinh tế có nhiều mặt yếu kém, mất cân đối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn và nguy cơ...
Lo tăng trưởng, không quan tâm yếu tố bền vững
Cụ thể, đặc trưng của mô hình tăng trưởng hiện nay là tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào đầu tư, khai thác tài nguyên theo hướng công nghiệp hóa (CNH) đối với tất cả 63 tỉnh, TP mà không tính đến điều kiện cụ thể của từng địa phương. CNH ở Hà Giang thì chắc phải khác với Bình Dương thế nhưng tỉnh nào cũng phải CNH, đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP thật cao.
Thước đo chủ yếu cho hoạt động của nền kinh tế, các bộ, ngành, địa phương là chỉ tiêu tăng trưởng GDP, trong khi các chỉ tiêu chất lượng về tăng năng suất lao động, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, tiến bộ khoa học - công nghệ chỉ chiếm vai trò thứ yếu, càng không có chỉ tiêu ràng buộc về bảo vệ môi trường. Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, xã hội đều có nhưng cũng không được chú ý đúng mức.
Một góc khu công nghiệp còn bỏ trống vì chưa có chủ đầu tư ở tỉnh Tiền Giang. Ảnh: VŨ LÊ
Báo cáo cho rằng chính vì muốn đạt chỉ tiêu tăng trưởng cao, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ để bằng và hơn các địa phương khác nên tỉnh nào cũng lập KCN, cụm công nghiệp, cảng, sân bay với hiệu quả rất thấp về kinh tế-xã hội nhưng lại có thể rất có lợi cho lợi ích nhóm, ăn chênh lệch giá đất. “Nếu không thay đổi tư duy này và các luật có liên quan như Luật Đất đai thì khó có thể tác động đến tư duy nhiệm kỳ và lợi ích nhóm” - báo cáo chỉ rõ.
Nhất thiết phải kiểm soát độc quyền
Báo cáo cũng nhấn mạnh chính sách coi kinh tế nhà nước là chủ đạo trong thực tế ít nhiều dẫn đến sự chèn ép đối với khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Các tập đoàn kinh tế nhà nước đã không tự hài lòng với lĩnh vực độc quyền kinh doanh của mình mà còn mở rộng đầu tư kinh doanh ra các lĩnh vực ngoài ngành chính như bất động sản, tài chính - chứng khoán, nhà hàng, khách sạn, taxi… là những lĩnh vực mà kinh tế tư nhân có ưu thế hơn.
Mặt khác, môi trường kinh doanh cũng đòi hỏi mức đầu tư rất cao của khu vực tư nhân về thời gian và tiền bạc cho việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ. Bên cạnh đó là sự ra đời và lớn mạnh nhanh chóng của những “đại gia” tư nhân lớn, nhỏ ở Việt Nam. Những “đại gia” này phất lên nhanh chóng không do có tiến bộ khoa học - công nghệ, không do tăng năng suất lao động hay đóng góp vào bảo vệ môi trường, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội mà chủ yếu do khai thác tài nguyên đất đai, khai thác gỗ, mỏ, biển...
“Nếu vẫn giữ kinh tế nhà nước là chủ đạo thì nhất thiết phải kiểm soát độc quyền, có luật về chủ sở hữu nhà nước, luật về đầu tư công, mua sắm công. Đồng thời, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường giám sát độc lập để làm giảm bớt sự lạm dụng và những tiêu cực liên quan đến kinh tế nhà nước và DNNN” - báo cáo khuyến nghị.
Giám sát chặt từ trên xuống dưới
Báo cáo cho rằng đổi mới tư duy và thể chế kinh tế là khâu then chốt để thực hiện tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cụ thể, cần thiết kế cơ chế và thể chế giám sát theo nguyên tắc quyền lực nhà nước ở tất cả các cấp, các cơ quan từ chủ tịch nước, thủ tướng đến chủ tịch xã đều phải được giám sát chặt chẽ. Đồng thời, quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giải trình về sử dụng vốn, tài sản nhà nước, về những quyết định đã được ban hành và được thực hiện. Quy định sự giám sát như vậy phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm hạn chế lạm dụng quyền lực hoặc trốn tránh trách nhiệm để phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.
Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh không để bất kỳ cơ quan nào, cá nhân nào được đứng ngoài và đứng trên pháp luật, đứng ngoài sự giám sát của các cơ quan nhà nước, của báo chí, quần chúng. Ngoài ra, cần thực hiện quyền giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách nhà nước, đầu tư công, mua sắm công, quyết định về đất đai, khai thác tài nguyên. Mọi loại thuế, phí phải do QH hoặc các cơ quan dân cử quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến công khai của người dân. Thực hiện quyền giám sát đối với quyền sở hữu nhà nước trong các DNNN, nhất là đối với các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước phải được quản lý chặt chẽ theo luật pháp, dưới sự giám sát của các ủy ban của QH…
Nhóm lợi ích vây quanh một số cá nhân
Báo cáo chỉ rõ do chưa được luật hóa nên nhóm lợi ích ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp. “Nhóm lợi ích ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển… Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở DNNN, tập đoàn, dự án...” - báo cáo cho hay.
Theo báo cáo, nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc, vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân, có thể đặt quan hệ trực tiếp hay qua con cái, thân quen mà chất kết dính là lợi ích tiền bạc. Lợi ích càng lớn thì nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh. Luật pháp càng lỏng lẻo hay quyền lực ít bị giám sát thì nhóm lợi ích hoạt động càng trắng trợn, liều lĩnh.
|
-- Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012: Cả nước có 63 nền kinh tế! (PLTP).
Kinh tế nhà nước bị đề nghị xem lại vai trò “chủ đạo” VnEconomy -Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thêm một lần mạnh mẽ đề nghị cần thay đổi tư duy kinh tế nhà nước là chủ đạoĐề nghị tăng giá than bán cho điện (Sgtt)-Đề nghị giảm thuế xuất khẩu và tăng giá bán thanBộ Công thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị giảm thuế xuất khẩu than và tăng giá bán than cho ngành điện.
- Chuyên gia báo động gì về nợ xấu? (VNN).
- Ngân hàng – Từ tăng trưởng tín dụng đến việc giảm lãi suất – Nỗi lo tăng trưởng tín dụng(Tin tức). - Lãi vay xuống thấp hơn trần lãi suất huy động (LĐ). – Tín dụng xa dần mục tiêu 10%.
- “Điều chỉnh tỷ giá hầu như không cải thiện được tình trạng nhập siêu”(Gafin).
-Việt Nam thâm hụt ngân sách liên tục hơn 10 năm qua-Con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, khoảng 6% GDP/năm. Báo cáo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua.
Báo cáo chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2012.
Đặc biệt những năm gần đây, thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007 lên tới 57% GDP vào cuối năm 2010 và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP.
Cụ thể, tính riêng năm 2009, con số thâm hụt ngân sách chỉ tính riêng năm 2009 không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 6,6% và 9,0% GDP.
Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 2 lần so với Thái Lan.
Sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua các con số chênh lệch giữa lượng trái phiếu chính phủ phát hành vay nợ thực tế hàng năm và con số trái phiếu chính phủ phát hành phản ánh trong Quyết toán ngân sách Nhà nước.
Theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ tính riêng hai năm 2010 và 2011, tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh mỗi năm được phát hành vào khoảng 110 ngàn tỉ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số báo cáo trong Quyết toán ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước, không được Chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hàng năm của Việt Nam như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế.
Việt Nam thâm hụt ngân sách liên tục hơn 10 năm qua
************
Mỗi người Việt Nam đang gánh nợ công gần 760 USD
So với thế giới, nợ công của Việt Nam đang ở mức trung bình cả về giá trị tuyệt đối, bình quân đầu người, và cả tỷ lệ so với GDP.
-Nợ công Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới --So với thế giới, nợ công của Việt Nam đang ở mức trung bình cả về giá trị tuyệt đối, bình quân đầu người, và cả tỷ lệ so với GDP.
-Nợ công Việt Nam từ góc nhìn của báo Economist VnEconomy -
Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang Economist.com vẫn đang quay liên tục theo chiều tăng, cho thấy sự gia tăng không ngừng nghỉ trong mức nợ công của thế giới. Tính đến 15h30 chiều nay theo giờ Việt Nam, đồng hồ này cho thấy mức nợ công toàn cầu đạt 48.771.025.370.197 USD (gần 48,8 nghìn tỷ USD).
Số liệu của Economist cũng cho thấy, vào năm 2001, nợ công của thế giới mới ở mức hơn 18 nghìn tỷ. Như vậy, trong gần 12 năm qua, nợ công của thế giới đã tăng gấp gần 3 lần.
Trên bản đồ nợ được đặt dưới đồng hồ nợ công, Economist thực hiện phân loại các quốc gia theo mức nợ công tính trên đầu người, tổng mức nợ công, mức nợ công thay đổi theo năm, tổng nợ công tính trên GDP. Trong đó, những quốc gia nặng nợ nhất được tô màu đỏ, còn những quốc gia ít nợ nần nhất được tô màu xanh đậm.
Những khu vực và quốc gia có tổng mức nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay theo số liệu của Economist công bố là Bắc Mỹ, Brazil, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.
Trong đó, Nhật Bản là nước có số nợ công khổng lồ nhất, lên tới hơn 12,6 nghìn tỷ USD, tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,1 nghìn tỷ USD. Nhiều quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu cũng đang có mức nợ công hàng nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,8 nghìn tỷ USD, Italy nợ trên 2,49 nghìn tỷ USD, Pháp nợ hơn 2,3 nghìn tỷ USD… Hy Lạp, “tâm bão” nợ công của châu Âu hiện nợ gần 424 tỷ USD, theo số liệu của Economist.
Mức nợ công của Hy Lạp hiện tương đương hơn 159% GDP của nước này, nhưng tỷ lệ này vẫn chưa “khủng” bằng tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật - lên tới 220%, cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đối với Mỹ, tỷ lệ này là 72%.
Trung bình, mỗi người Nhật đang gánh khoảng 100.158 USD nợ công, so với mức nợ công trên đầu người khoảng 35.433 USD của Mỹ.
Trung Quốc cũng đang là nước bị tô màu đỏ đậm trên bản đồ nợ công tuyệt đối của thế giới. Tổng mức nợ công của Trung Quốc là gần 1.268 tỷ USD, nhưng nợ công bình quân đầu người chỉ là hơn 955 USD. Nợ công cũng chỉ chiếm có 15,7% GDP của Trung Quốc, Economist cho biết.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Theo số liệu mà Economist đưa ra, tổng mức nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2% so với năm 2011. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam đang là 756,9 USD.
Theo dự báo của Economist, đến năm 2013, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức 75,7 tỷ USD, tương đương tăng 12%. Khi đó, nợ công bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng lên mức hơn 840 USD, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm còn 48,7%.
Đông Nam Á nhìn chung là khu vực có mức nợ công trung bình. Một số nước láng giềng trong khu vực đang có mức nợ công cao tuyệt đối hơn Việt Nam.
Thái Lan nợ công hiện ở mức gần 171 tỷ USD, bình quân hơn 2.490 USD/người, tương đương 46,9% GDP. Nợ công của Indonesia hiện gần 218 tỷ USD, bình quân đầu người hơn 880 USD, nhưng chỉ tương đương 24,7% GDP. Đối với Philippines, các con số tương ứng lần lượt là hơn 121 tỷ USD, 1.176 USD, và 50%.
Tỷ lệ thuế, phí/GDP của Việt Nam cao gấp 1,4 - 3 lần so với khu vực
Những chính sách bảo hộ vàthuế chồng lên thuế khiến mỗi người dân gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP rất cao so với các nước khác trong khu vực.
- Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế: Đánh giá thẳng thắn, cụ thể (TT). - Gánh nặng thuế phí ở Việt Nam cao nhất khu vực (DT).
Có “cương quyết” tăng phòng ngừa rủi ro từ tín dụng? (VnEconomy)- Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành các văn bản mới liên quan đến hoạt động cho vay, phân loại nợ?
Toàn cảnh nợ công thế giới tính đến tháng 9/2012
Cứ mỗi giây, số nợ mà một người trên trái đất phải nhận lại tăng lên, góp phần khiến tổng nợ thế giới tăng thêm hàng triệu USD.
- Nợ Xấu Ngân Hàng (Alan Phan).
- NH giảm lãi suất cho vay tiêu dùng để kích cầu (VTV). - Lãi suất cho vay cá nhân lùi về dưới trần huy động (ĐTCK). - Tăng trưởng tín dụng 4 tháng cuối năm khó đạt 2% (VIR). -Doanh nghiệp chưng hửng lãi suất hạ trên giấy (VnMedia).
- Thu hút đầu tư nước ngoài: Đang mất cân bằng (ĐĐK).
- Cần tầm nhìn dài hạn trong điều hành chính sách (ĐĐK).
- Bán tài sản để… tiêu dùng (DV).
- Việt Nam – đối tác hợp tác hàng đầu của Nga (KTĐT).
- Chỉ tiêu GDP giảm dần? (ĐĐK).
- Chậm trả cổ tức, cổ đông nhà nước sẽ phạt doanh nghiệp (ĐTCK). - DN niêm yết nhộn nhịp trả cổ tức (ĐTCK).
- Doanh nghiệp được nhiều hơn chiếc ‘cần câu’ (VIR).
- Chú trọng khôi phục niềm tin kinh doanh (VIR).
- Đột phá giao dịch chứng khoán lô lẻ (VnEco).
- Đề nghị giảm thuế xuất khẩu và tăng giá bán than (TT). - Nhập khẩu xăng phải nộp thuế ngay (SGTT).
- Chung cư lại bán tháo, đất nội thành khó mua (VnEco). - Căn hộ nhỏ “dẫn lối” thị trường(VnEco).
- Thương hiệu Beeline sắp “bay” khỏi Việt Nam (ICTnews).
- Thương hiệu bưởi Phúc Trạch liệu có mai một dần? (NNVN).- Làng nghề: Bỏ quên “thế mạnh tự nhiên” (DNSG).
- Thị trường: Lý thuyết và Thực tế (Việt Báo).
- Chuyên gia kinh tế (Mạnh Quân).
- Các CTCK thận trọng với T+3 (LĐ). - Khó hiểu giá vàng (NLĐ).
- Bảo hiểm ngậm ngùi ngó… gian lận (PLTP).
- Bất động sản về đáy? – Kỳ cuối: Thận trọng với vốn vay (TT). - Các DN đầu tư BĐS phải báo cáo hàng tồn kho trước 15.9 (LĐ).
- Lên đời kinh doanh ôtô cũ (Vef).
- Úc muốn dệt len tại VN thay vì TQ (BBC). - Nông dân miền Bắc chật vật vì giá lúa thấp (Tin tức).
- Thái Lan chi thêm 13 tỷ USD mua lúa gạo tạm trữ (VNEco).
- Mỹ, Ai Cập sắp đạt thỏa thuận xóa giảm 1 tỉ đô la nợ (VOA). - Nợ công của nước Mỹ tăng lên mức 16.000 tỷ USD (TTXVN). - Giới trẻ thế giới đối mặt với tương lai ảm đạm vì thất nghiệp (VOA).
- Các hãng xe hơi Mỹ đổ hàng tỉ đôla vào thị trường Nga (VOA).
- Trần Vinh Dự: Nước Mỹ không còn chỗ cho tăng trưởng kinh tế? (phần 1) (VOA’s blog).
- Moody’s cảnh báo xếp hạng của EU (BBC).
- Tây Ban Nha : 4,7 triệu người không có việc làm (RFI).
- Pháp : Giải quyết thất nghiệp trở nên cấp bách (RFI). Suy giảm kinh tế ở Trung Quốc là nguy cơ lớn nhất với tăng trưởng châu Á Theo 1 khảo sát, kinh tế Trung Quốc chậm lại mới là nguy cơ lớn nhất với tăng trưởng châu Á, chứ không phải các vấn đề từ châu Âu hay Mỹ
- “Điều chỉnh tỷ giá hầu như không cải thiện được tình trạng nhập siêu”(Gafin).
-Việt Nam thâm hụt ngân sách liên tục hơn 10 năm qua-Con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, khoảng 6% GDP/năm. Báo cáo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua.
Báo cáo chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2012.
Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP)
Đặc biệt những năm gần đây, thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007 lên tới 57% GDP vào cuối năm 2010 và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP.
Nợ công của Việt Nam qua các năm (%GDP)
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cho biết, những con số này có thể chưa phản ánh đúng bản chất của thâm hụt tài khóa ở Việt Nam hiện nay. Các tổ chức quốc tế đưa ra những con số khác xa với báo cáo của Bộ Tài chính.
Cụ thể, tính riêng năm 2009, con số thâm hụt ngân sách chỉ tính riêng năm 2009 không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 6,6% và 9,0% GDP.
Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 2 lần so với Thái Lan.
Thâm hụt ngân sách ở một số nước châu Á 2009 - 2010 (%GDP)
Theo báo cáo, sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khóa khiến cho các con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho những người tham gia thị trường. Đồng thời nó khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn.Sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua các con số chênh lệch giữa lượng trái phiếu chính phủ phát hành vay nợ thực tế hàng năm và con số trái phiếu chính phủ phát hành phản ánh trong Quyết toán ngân sách Nhà nước.
Theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ tính riêng hai năm 2010 và 2011, tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh mỗi năm được phát hành vào khoảng 110 ngàn tỉ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số báo cáo trong Quyết toán ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước, không được Chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hàng năm của Việt Nam như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế.
Theo Khampha
Việt Nam thâm hụt ngân sách liên tục hơn 10 năm qua
************
Mỗi người Việt Nam đang gánh nợ công gần 760 USD
So với thế giới, nợ công của Việt Nam đang ở mức trung bình cả về giá trị tuyệt đối, bình quân đầu người, và cả tỷ lệ so với GDP.
-Nợ công Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới --So với thế giới, nợ công của Việt Nam đang ở mức trung bình cả về giá trị tuyệt đối, bình quân đầu người, và cả tỷ lệ so với GDP.
-Nợ công Việt Nam từ góc nhìn của báo Economist VnEconomy -
Việt Nam trên bản đồ nợ công của báo Economist - Nguồn: Economist.
Theo đồng hồ nợ toàn cầu của tờ báo Anh nổi tiếng Economist, mỗi người Việt Nam hiện đang gánh số nợ công gần 760 USD
Theo đồng hồ nợ toàn cầu của tờ báo Anh nổi tiếng Economist, mỗi người Việt Nam hiện đang gánh số nợ công gần 760 USD. So với thế giới, nợ công của Việt Nam đang ở mức trung bình cả về giá trị tuyệt đối, bình quân đầu người, và cả tỷ lệ so với GDP.
Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang Economist.com vẫn đang quay liên tục theo chiều tăng, cho thấy sự gia tăng không ngừng nghỉ trong mức nợ công của thế giới. Tính đến 15h30 chiều nay theo giờ Việt Nam, đồng hồ này cho thấy mức nợ công toàn cầu đạt 48.771.025.370.197 USD (gần 48,8 nghìn tỷ USD).
Số liệu của Economist cũng cho thấy, vào năm 2001, nợ công của thế giới mới ở mức hơn 18 nghìn tỷ. Như vậy, trong gần 12 năm qua, nợ công của thế giới đã tăng gấp gần 3 lần.
Trên bản đồ nợ được đặt dưới đồng hồ nợ công, Economist thực hiện phân loại các quốc gia theo mức nợ công tính trên đầu người, tổng mức nợ công, mức nợ công thay đổi theo năm, tổng nợ công tính trên GDP. Trong đó, những quốc gia nặng nợ nhất được tô màu đỏ, còn những quốc gia ít nợ nần nhất được tô màu xanh đậm.
Những khu vực và quốc gia có tổng mức nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay theo số liệu của Economist công bố là Bắc Mỹ, Brazil, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.
Trong đó, Nhật Bản là nước có số nợ công khổng lồ nhất, lên tới hơn 12,6 nghìn tỷ USD, tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,1 nghìn tỷ USD. Nhiều quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu cũng đang có mức nợ công hàng nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,8 nghìn tỷ USD, Italy nợ trên 2,49 nghìn tỷ USD, Pháp nợ hơn 2,3 nghìn tỷ USD… Hy Lạp, “tâm bão” nợ công của châu Âu hiện nợ gần 424 tỷ USD, theo số liệu của Economist.
Mức nợ công của Hy Lạp hiện tương đương hơn 159% GDP của nước này, nhưng tỷ lệ này vẫn chưa “khủng” bằng tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật - lên tới 220%, cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đối với Mỹ, tỷ lệ này là 72%.
Trung bình, mỗi người Nhật đang gánh khoảng 100.158 USD nợ công, so với mức nợ công trên đầu người khoảng 35.433 USD của Mỹ.
Trung Quốc cũng đang là nước bị tô màu đỏ đậm trên bản đồ nợ công tuyệt đối của thế giới. Tổng mức nợ công của Trung Quốc là gần 1.268 tỷ USD, nhưng nợ công bình quân đầu người chỉ là hơn 955 USD. Nợ công cũng chỉ chiếm có 15,7% GDP của Trung Quốc, Economist cho biết.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Theo số liệu mà Economist đưa ra, tổng mức nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2% so với năm 2011. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam đang là 756,9 USD.
Theo dự báo của Economist, đến năm 2013, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức 75,7 tỷ USD, tương đương tăng 12%. Khi đó, nợ công bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng lên mức hơn 840 USD, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm còn 48,7%.
Đông Nam Á nhìn chung là khu vực có mức nợ công trung bình. Một số nước láng giềng trong khu vực đang có mức nợ công cao tuyệt đối hơn Việt Nam.
Thái Lan nợ công hiện ở mức gần 171 tỷ USD, bình quân hơn 2.490 USD/người, tương đương 46,9% GDP. Nợ công của Indonesia hiện gần 218 tỷ USD, bình quân đầu người hơn 880 USD, nhưng chỉ tương đương 24,7% GDP. Đối với Philippines, các con số tương ứng lần lượt là hơn 121 tỷ USD, 1.176 USD, và 50%.
Những chính sách bảo hộ vàthuế chồng lên thuế khiến mỗi người dân gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP rất cao so với các nước khác trong khu vực.
- Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế: Đánh giá thẳng thắn, cụ thể (TT). - Gánh nặng thuế phí ở Việt Nam cao nhất khu vực (DT).
Có “cương quyết” tăng phòng ngừa rủi ro từ tín dụng? (VnEconomy)- Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành các văn bản mới liên quan đến hoạt động cho vay, phân loại nợ?
Toàn cảnh nợ công thế giới tính đến tháng 9/2012
Cứ mỗi giây, số nợ mà một người trên trái đất phải nhận lại tăng lên, góp phần khiến tổng nợ thế giới tăng thêm hàng triệu USD.
- Nợ Xấu Ngân Hàng (Alan Phan).
- NH giảm lãi suất cho vay tiêu dùng để kích cầu (VTV). - Lãi suất cho vay cá nhân lùi về dưới trần huy động (ĐTCK). - Tăng trưởng tín dụng 4 tháng cuối năm khó đạt 2% (VIR). -Doanh nghiệp chưng hửng lãi suất hạ trên giấy (VnMedia).
- Thu hút đầu tư nước ngoài: Đang mất cân bằng (ĐĐK).
- Cần tầm nhìn dài hạn trong điều hành chính sách (ĐĐK).
- Bán tài sản để… tiêu dùng (DV).
- Việt Nam – đối tác hợp tác hàng đầu của Nga (KTĐT).
- Chỉ tiêu GDP giảm dần? (ĐĐK).
- Chậm trả cổ tức, cổ đông nhà nước sẽ phạt doanh nghiệp (ĐTCK). - DN niêm yết nhộn nhịp trả cổ tức (ĐTCK).
- Doanh nghiệp được nhiều hơn chiếc ‘cần câu’ (VIR).
- Chú trọng khôi phục niềm tin kinh doanh (VIR).
- Đột phá giao dịch chứng khoán lô lẻ (VnEco).
- Đề nghị giảm thuế xuất khẩu và tăng giá bán than (TT). - Nhập khẩu xăng phải nộp thuế ngay (SGTT).
- Chung cư lại bán tháo, đất nội thành khó mua (VnEco). - Căn hộ nhỏ “dẫn lối” thị trường(VnEco).
- Thương hiệu Beeline sắp “bay” khỏi Việt Nam (ICTnews).
- Thương hiệu bưởi Phúc Trạch liệu có mai một dần? (NNVN).- Làng nghề: Bỏ quên “thế mạnh tự nhiên” (DNSG).
- Thị trường: Lý thuyết và Thực tế (Việt Báo).
- Chuyên gia kinh tế (Mạnh Quân).
- Các CTCK thận trọng với T+3 (LĐ). - Khó hiểu giá vàng (NLĐ).
- Bảo hiểm ngậm ngùi ngó… gian lận (PLTP).
- Bất động sản về đáy? – Kỳ cuối: Thận trọng với vốn vay (TT). - Các DN đầu tư BĐS phải báo cáo hàng tồn kho trước 15.9 (LĐ).
- Lên đời kinh doanh ôtô cũ (Vef).
- Úc muốn dệt len tại VN thay vì TQ (BBC). - Nông dân miền Bắc chật vật vì giá lúa thấp (Tin tức).
- Thái Lan chi thêm 13 tỷ USD mua lúa gạo tạm trữ (VNEco).
- Mỹ, Ai Cập sắp đạt thỏa thuận xóa giảm 1 tỉ đô la nợ (VOA). - Nợ công của nước Mỹ tăng lên mức 16.000 tỷ USD (TTXVN). - Giới trẻ thế giới đối mặt với tương lai ảm đạm vì thất nghiệp (VOA).
- Các hãng xe hơi Mỹ đổ hàng tỉ đôla vào thị trường Nga (VOA).
- Trần Vinh Dự: Nước Mỹ không còn chỗ cho tăng trưởng kinh tế? (phần 1) (VOA’s blog).
- Moody’s cảnh báo xếp hạng của EU (BBC).
- Tây Ban Nha : 4,7 triệu người không có việc làm (RFI).
- Pháp : Giải quyết thất nghiệp trở nên cấp bách (RFI). Suy giảm kinh tế ở Trung Quốc là nguy cơ lớn nhất với tăng trưởng châu Á Theo 1 khảo sát, kinh tế Trung Quốc chậm lại mới là nguy cơ lớn nhất với tăng trưởng châu Á, chứ không phải các vấn đề từ châu Âu hay Mỹ
.Brazil điều tra chống bán phá giá lốp cao su xe đạp Việt Nam
Đây là vụ việc chống bán phá giá thứ 3 của Brazil đối với Việt Nam trong năm nay (sau mặt hàng thép cuộn và lốp xe ô tô).
- Công ty Bình An trả nợ theo lộ trình (TP).
- Chứng khoán Việt Nam mở ra cơ hội mua vào (ĐTCK).
- Mập mờ xăng dầu (TN). - Thị trường xăng dầu cần một nhạc trưởng (VNE). - Tạm nhập tái xuất: Kẽ hở thẩm thấu xăng dầu lậu (ĐĐK).
- Chịu hết nổi, chung cư giảm giá bán tháo (VEF). - Đất ở đâu giảm giá mạnh nhất? (VTC). - Góp tiền xây chung cư, giấc mơ và sự phiền toái? (NĐT). - Doanh nghiệp BĐS đau đầu với nợ đáo hạn (ĐTCK). - Tín dụng có chọn lọc cho bất động sản (DT). - Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo tồn kho của doanh nghiệp BĐS (DĐDN).
- Người nuôi cá tra vẫn lỗ 150-300 triệu đồng/ha (SGTT).
- Giá gà giảm lại (TT).
- Ra rả quảng cáo hạt nêm lập lờ đánh lận con đen (VTC).
- Báo Trung Quốc đánh giá lợi ích đầu tư vào Việt Nam (VnEco).
- ‘Mỹ muốn có vai trò lớn hơn trong kinh tế Việt Nam’ (VNE). - Mỹ mong muốn doanh nghiệp Việt có sân chơi bình đẳng (TP). - Cần khơi dậy sức sống mãnh liệt cho khối dân doanh (SGTT).
- HSBC: Kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến khả quan (CP). - Nợ công Việt Nam từ góc nhìn của báo Economist (VnEco). - Kinh tế vĩ mô 2012 và “gánh nặng” thuế, phí(VnEco). - ‘Kinh tế có thể dần phục hồi từ quý IV’ (VNE).
- Có “cương quyết” tăng phòng ngừa rủi ro từ tín dụng? (VnEco). - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 4-9-2012: Tín dụng ơi, tăng đi! (VF). - Nhiều ngân hàng dễ vỡ ba chỉ tiêu lớn(VnEco).
- Toàn cảnh kinh tế 4-9-2012. - Vào chợ mỗi ngày TTCK 4-9-2012: Màu xanh T+3 (VF).
- Vẫn ngóng giải pháp dài hơi cho thị trường vàng (ĐTCK).
- Lại nơm nớp lo xăng chuẩn bị tăng giá (ĐV). - Chính phủ yêu cầu làm rõ việc đầu cơ, găm xăng dầu (VnEco). - Kiên quyết chặn tình trạng đầu cơ và găm xăng dầu (TTXVN). -Lo “giảm thuế xăng dầu căng thẳng thu ngân sách” là thừa? (Infonet).
- 4.500 container “đắp chiếu” ở Móng Cái (DV).
- Đại gia thủy sản Diệu Hiền về Việt Nam (VNN).
- Moody’s hạ bậc tín nhiệm của EU xuống “tiêu cực” (TT).
- Trung Quốc tạm đóng đường biên mậu: Chỉ là đường mở và tạm thời (DV).
-Các nước mới nổi và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Cuộc cách mạng của thời đại mới phủ khắp toàn cầu sẽ có thể khiến các mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nga tụt lại phía sau.
Đây là vụ việc chống bán phá giá thứ 3 của Brazil đối với Việt Nam trong năm nay (sau mặt hàng thép cuộn và lốp xe ô tô).
- Công ty Bình An trả nợ theo lộ trình (TP).
- Chứng khoán Việt Nam mở ra cơ hội mua vào (ĐTCK).
- Mập mờ xăng dầu (TN). - Thị trường xăng dầu cần một nhạc trưởng (VNE). - Tạm nhập tái xuất: Kẽ hở thẩm thấu xăng dầu lậu (ĐĐK).
- Chịu hết nổi, chung cư giảm giá bán tháo (VEF). - Đất ở đâu giảm giá mạnh nhất? (VTC). - Góp tiền xây chung cư, giấc mơ và sự phiền toái? (NĐT). - Doanh nghiệp BĐS đau đầu với nợ đáo hạn (ĐTCK). - Tín dụng có chọn lọc cho bất động sản (DT). - Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo tồn kho của doanh nghiệp BĐS (DĐDN).
- Người nuôi cá tra vẫn lỗ 150-300 triệu đồng/ha (SGTT).
- Giá gà giảm lại (TT).
- Ra rả quảng cáo hạt nêm lập lờ đánh lận con đen (VTC).
- Báo Trung Quốc đánh giá lợi ích đầu tư vào Việt Nam (VnEco).
- ‘Mỹ muốn có vai trò lớn hơn trong kinh tế Việt Nam’ (VNE). - Mỹ mong muốn doanh nghiệp Việt có sân chơi bình đẳng (TP). - Cần khơi dậy sức sống mãnh liệt cho khối dân doanh (SGTT).
- HSBC: Kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến khả quan (CP). - Nợ công Việt Nam từ góc nhìn của báo Economist (VnEco). - Kinh tế vĩ mô 2012 và “gánh nặng” thuế, phí(VnEco). - ‘Kinh tế có thể dần phục hồi từ quý IV’ (VNE).
- Có “cương quyết” tăng phòng ngừa rủi ro từ tín dụng? (VnEco). - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 4-9-2012: Tín dụng ơi, tăng đi! (VF). - Nhiều ngân hàng dễ vỡ ba chỉ tiêu lớn(VnEco).
- Toàn cảnh kinh tế 4-9-2012. - Vào chợ mỗi ngày TTCK 4-9-2012: Màu xanh T+3 (VF).
- Vẫn ngóng giải pháp dài hơi cho thị trường vàng (ĐTCK).
- Lại nơm nớp lo xăng chuẩn bị tăng giá (ĐV). - Chính phủ yêu cầu làm rõ việc đầu cơ, găm xăng dầu (VnEco). - Kiên quyết chặn tình trạng đầu cơ và găm xăng dầu (TTXVN). -Lo “giảm thuế xăng dầu căng thẳng thu ngân sách” là thừa? (Infonet).
- 4.500 container “đắp chiếu” ở Móng Cái (DV).
- Đại gia thủy sản Diệu Hiền về Việt Nam (VNN).
- Moody’s hạ bậc tín nhiệm của EU xuống “tiêu cực” (TT).
- Trung Quốc tạm đóng đường biên mậu: Chỉ là đường mở và tạm thời (DV).
-Các nước mới nổi và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Cuộc cách mạng của thời đại mới phủ khắp toàn cầu sẽ có thể khiến các mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nga tụt lại phía sau.