Sáng nay 3/9 tại Hà Nội, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ ba. Trưởng đoàn Việt Nam tham dự đối thoại là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trưởng đoàn Trung Quốc tham dự đối thoại là Thượng tướng Mã Hiểu Thiên - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc, trong ba ngày 2-4/9, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Mã Hiểu Thiên - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dẫn đầu sang thăm Việt Nam và tiến hành Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc.
Phát biểu tại đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại, bày tỏ tin tưởng đối thoại sẽ đóng góp tích cực cho quan hệ quốc phòng giữa hai nước cũng như cho mối quan hệ tốt đẹp nói chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, xây dựng nền hòa bình bền vững, ổn định giữa hai nước nói riêng, đóng góp cho hòa bình khu vực nói chung.
Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nhấn mạnh Trung Quốc coi trọng đối thoại chiến lược quốc phòng với Việt Nam, nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước hiện nay.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực, ông cũng nhấn mạnh đối thoại diễn ra là thời cơ quan trọng, khẳng định Trung Quốc kiên thì theo đuổi cơ chế đối thoại giữa quân đội hai nước, đóng góp cho sự phát triển quan hệ giữa quân đội hai nước nói riêng, cũng như mối quan hệ song phương Trung Quốc và Việt Nam nói chung.
Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ ba nhằm mục đích tiếp tục khẳng định quan điểm trước sau như một trong quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam với Trung Quốc, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các tuyên bố và thỏa thuận cấp cao, thúc đẩy quan hệ quốc phòng.
Tại đối thoại, hai bên sẽ trao đổi về những vấn đề quốc tế, khu vực có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế của hai nước, những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch đối với cách mạng hai nước, tiếp tục khẳng định quan điểm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế, khu vực và chủ quyền lãnh thổ.
Bên cạnh đó, trao đổi các biện pháp tăng cường tin cậy, thúc đẩy quan hệ quốc phòng trong khuôn khổ văn bản đã ký kết, tiếp tục củng cố nhận thức chung, khẳng định với các nước trên thế giới về quan hệ tốt đẹp của Việt Nam - Trung Quốc mặc dù có những bất đồng trên biển, chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, lợi dụng chia rẽ quan hệ hai nước.
--Việt - Trung đối thoại chiến lược quốc phòng tại Hà Nội
-Đối thủ của Trung Quốc là ai? China’s Greatest Challenge: Not America, But Itself (Diplomat 2-9-12)
-
Thách thức lớn nhất của Trung Quốc không phải là Mỹ mà chính là bản thân Trung Quốc bxvn Anka Lee, The Diplomat, 2 tháng Chín 2012
-Trung Quốc: Thách thức lớn nhất trong thập kỷ tới là… vấn đề nội bộ
(ĐVO) Trung Quốc hiện đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải về kinh tế, nhân khẩu học và xã hội... do mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu và chính sách "mỗi gia đình chỉ có một con" để lại hậu quả.
Trong 30 năm qua, mặt bằng tiền lương thấp và nguồn nhân lực trẻ dồi dào đã mang lại cho ngành chế tạo của Trung Quốc một lợi thế so sánh rất lớn và khả năng bành trướng ra toàn thế giới.
Đài Loan thèm F-16C/D, Mỹ xoa dịu TQ (Phunutoday) - Đài Loan vẫn thèm muốn máy bay F-16 C/D của Mỹ, quan chức Mỹ xoa dịu Trung Quốc về sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của nước này ở châu Á-Thái Bình Dương... là diễn biến chính quanh tình hình biển Đông ngày 2/9.
Can thiệp vào châu Á-TBD, Mỹ trấn an Trung Quốc
BTQP Trung Quốc thăm Ấn Độ lần đầu tiên sau 8 năm (Đất Việt)-Theo các nhà phân tích, việc ngày 2-9 bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên thăm Ấn Độ trong 8 năm qua có thể giúp tránh xung đột biên giới giữa hai cường quốc châu Á có vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh Bắc Kinh sắp có thay đổi lãnh đạo cấp cao.
Mỹ - Trung đấu dịu tại Diễn đàn các đảo quốc Thái Bình Dương SGTT.VN -03.09.2012 Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu rằng vùng Nam Thái Bình Dương đủ chỗ cho cả Mỹ và Trung Quốc nhưng đồng thời cũng kêu gọi Bắc Kinh có chính sách viện trợ các quốc đảo một cách công bằng hơn.
-Yêu cầu TQ hủy mời thầu lô dầu khí 65/12 ---Lời khuyên cho mô hình dân quân biển của Việt Nam BA SÀM
- Đêm nghệ thuật “Trường Sa – Biển đảo Việt Nam mến yêu”(VOV). - Hòn đảo hơn 300 năm đợi nước ngọt (VTC). - Những hình ảnh ấn tượng về trẻ em ở Trường Sa (GDVN). - Góp sức để Trường Sa mạnh hơn (TT). - Nhạc sĩ Việt Nam với chủ đề biển đảo (ANTG).
- Mỹ tái cam kết ổn định an ninh châu Á (TT). - ‘Đủ chỗ cho Mỹ, TQ ở Thái Bình Dương’ (BBC). – Mỹ – Trung đấu dịu tại Diễn đàn các đảo quốc Thái Bình Dương (SGTT). – Hải quân Trung Quốc chưa đáng ngại ở biển Ðông (Người Việt). – Việt Nam kẹt giữa hai siêu cường (Trần Kinh Nghị).
- Hoạt động trái phép của giới chức Đài Loan tại Ba Bình, Trường Sa (GDVN). - Giữ bình yên cho biển (LĐ). - Hoàng Sa trên bản đồ cổ phương Tây (DV).
- Ba Bình: điểm nóng chiến lược mới (SGTT).
- Mỹ mở rộng đối tác an ninh với Thái Bình Dương (TT).
- Nhật Bản đưa tàu ngàn tấn ra ‘vùng biển nóng’ Senkaku/Điếu Ngư (ĐV/GDVN). - Tokyo đưa tàu khảo sát tới đảo tranh chấp với Trung Quốc (DT).
- Trung Quốc trấn an Ấn Độ về quan hệ với Nam Á (VNE).
-- Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt có quan tâm đến an toàn hạt nhân? (DLB).
- Trung Quốc: Bắt đối tượng dọa đánh bom máy bay (TTXVN).
- Phái đoàn quân đội TQ bắt đầu chuyến thăm 4 nước ASEAN (RFA). – ASEAN: Trung Quốc cám ơn vai trò của Cam Bốt (RFI). – Chinese leader thanks Cambodia for role in sea row (Philstar). – Trung Quốc cam kết củng cố quan hệ với Campuchia: China pledges to consolidate ties with Cambodia (Global Times). - Trung Quốc-Campuchia tăng quan hệ song phương (TTXVN). - Trường Sa-Hoàng Sa mãi mãi là một phần máu thịt của Tổ quốc (VOV). – Hội nghị San Francisco năm 1951: Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (DV). - Điểm tựa giữa biển Đông (SK&ĐS).
- “Trường Sa – Biển đảo Việt Nam mến yêu” mừng Quốc khánh (DNSG).
- Hàng không mẫu hạm Trung Quốc khi nào vận hành? (TN).
- Thế giới 7 ngày: Mỹ củng cố vị thế tại châu Á- TBD (VOV).
- Indonesia phóng vệ tinh giám sát biển (GDVN).
- Đoàn khảo sát Nhật đến đảo tranh chấp (NLĐ). - Căng thẳng Trung-Nhật có dấu hiệu leo thang (VnMedia).
- Tướng TQ Lương Quang Liệt đến Ấn Độ (RFA). – Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Ấn Độ : Bắc Kinh tìm cách ve vãn New Delhi (RFI).
- Tàu khảo sát Nhật ra đảo tranh chấp với TQ (BBC). – Chuyên viên vẽ bản đồ địa hình Nhật tới quần đảo tranh chấp với Trung Quốc(VOA). - Vụ Senkaku/ Điếu Ngư: ‘Nước cờ hiểm’ của Bắc Kinh (VTC). - Mỹ muốn Nhật giành chiến thắng trong tranh chấp đảo Senkaku (GDVN).
- Philippines tập trận giám sát bờ biển(PLTP). - Vừa hạ thủy tàu tàng hình, Indonesia muốn sắm tiếp 12 tàu ngầm (DT).
Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc, trong ba ngày 2-4/9, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Mã Hiểu Thiên - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dẫn đầu sang thăm Việt Nam và tiến hành Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc.
Phát biểu tại đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại, bày tỏ tin tưởng đối thoại sẽ đóng góp tích cực cho quan hệ quốc phòng giữa hai nước cũng như cho mối quan hệ tốt đẹp nói chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, xây dựng nền hòa bình bền vững, ổn định giữa hai nước nói riêng, đóng góp cho hòa bình khu vực nói chung.
Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nhấn mạnh Trung Quốc coi trọng đối thoại chiến lược quốc phòng với Việt Nam, nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước hiện nay.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực, ông cũng nhấn mạnh đối thoại diễn ra là thời cơ quan trọng, khẳng định Trung Quốc kiên thì theo đuổi cơ chế đối thoại giữa quân đội hai nước, đóng góp cho sự phát triển quan hệ giữa quân đội hai nước nói riêng, cũng như mối quan hệ song phương Trung Quốc và Việt Nam nói chung.
Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ ba nhằm mục đích tiếp tục khẳng định quan điểm trước sau như một trong quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam với Trung Quốc, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các tuyên bố và thỏa thuận cấp cao, thúc đẩy quan hệ quốc phòng.
Tại đối thoại, hai bên sẽ trao đổi về những vấn đề quốc tế, khu vực có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế của hai nước, những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch đối với cách mạng hai nước, tiếp tục khẳng định quan điểm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế, khu vực và chủ quyền lãnh thổ.
Bên cạnh đó, trao đổi các biện pháp tăng cường tin cậy, thúc đẩy quan hệ quốc phòng trong khuôn khổ văn bản đã ký kết, tiếp tục củng cố nhận thức chung, khẳng định với các nước trên thế giới về quan hệ tốt đẹp của Việt Nam - Trung Quốc mặc dù có những bất đồng trên biển, chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, lợi dụng chia rẽ quan hệ hai nước.
--Việt - Trung đối thoại chiến lược quốc phòng tại Hà Nội
-Đối thủ của Trung Quốc là ai? China’s Greatest Challenge: Not America, But Itself (Diplomat 2-9-12)
-
Thách thức lớn nhất của Trung Quốc không phải là Mỹ mà chính là bản thân Trung Quốc bxvn Anka Lee, The Diplomat, 2 tháng Chín 2012
Trần Ngọc Cư dịch
Trung Quốc đang đối diện với những vấn đề kinh tế, dân số và xã hội cần phải giải quyết. Các vấn đề đối ngoại có thể bị đẩy lui ghế sau.
Tháng Hai năm nay, tại một tiệc khoản đãi ở bang Iowa để đón chào ông, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình phát biểu những điều mà tờ Des Moines Register gọi là lời chúc mừng cảm động nhất đối với bang Mắt Ó [Dân Iowa còn được gọi là Hawkeyes (mắt ó), ND]. Tập Cận Bình, người một phần tư thế kỷ trước đây đã đến thăm Iowa trong tư cách là một quan chức địa phương, đã trở lại lần này, năm 2012, trong tư cách một lãnh đạo quốc gia muốn dân chúng toàn cầu biết đến ông nhiều hơn nữa. Trước sự hiện diện của các nhân sĩIowa, Tập Cận Bình đã chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu khi đọc Mark Twain và nỗi say mê mà ông hằng ấp ủ đối với dòng sôngMississippi. Và vì thế ông rất sung sướng là, trong chuyến viếng thăm gần đây nhất, “vẻ đẹp có một không hai củaMuscatine lúc mặt trời lặn” đã đón chào ông thêm một lần nữa. Con người đang tìm cách quyến rũ vùng trung châu nước Mỹ, tại Đại hội Đảng 18 ở Bắc Kinh vào tháng Mười này, sẽ chính thức trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc.
Khi hình ảnh quốc tế của Trung Quốc tiếp tục đi lên, cùng với ý nghĩa kinh tế và chính trị của nó, người ta có thể kết luận rằng, dân chúng TQ có thể kỳ vọng Tập Cận Bình sẽ trở nên nổi bật hơn nữa trên sân khấu chính trị quốc tế. Là lãnh tụ của một cường quốc thế giới, Tập sẽ dành nhiều thì giờ hơn nữa cho các vấn đề quốc tế, cầm chịch các tranh luận về những vấn đề toàn cầu, tương tác thường xuyên với các cử tọa nước ngoài như các công dân của bang Iowa nói trên và có khả năng nói rõ vai trò của Trung Quốc như một cường quốc có ảnh hưởng to lớn trên các vấn đề thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, có thể Tập sẽ rất bận rộn với việc phải đối phó một loạt thách đố kinh tế và xã hội mà Trung Quốc rất có thể gặp phải trong thập niên tới.
Là một lãnh tụ kế tiếp của Trung Quốc, một trong những quan tâm chính của Tập sẽ là cần phải quản lý những thách đố kinh tế đang bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt là, Tập sẽ phải lãnh đạo đất nước qua giai đoạn xáo trộn nhất của thời kỳ quá độ, dần dần chuyển đổi từ một nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu (export-oriented economy) sang một nền kinh tế đặt cơ sở nhiều hơn trên sức tiêu thụ nội địa. Trong 30 năm qua, đồng lương thấp và sự đông đảo của giai cấp công nhân trẻ và khỏe mạnh đã cống hiến cho khu vực sản xuất TQ một lợi thế tương đối vô cùng to lớn và giúp khu vực này bành trướng mạnh.
Nhưng, trong những năm gần đây, mô hình kinh tế Trung Quốc đã trở nên ngày càng có vấn đề. Khi giới tiêu thụ tại châu Âu, Nhật Bản, và Hoa Kỳ, phải đương đầu với những thách thức kinh tế trong nước, đã giảm mức tiêu thụ, thì một nền kinh tế lấy xuất khẩu làm trọng tâm như Trung Quốc tỏ ra thiếu bền vững, với nhiều loại hàng hóa sản xuất ra mà không bán được – mọi thứ từ đồ chơi trẻ em đến xe hơi – được báo cáo là đang chất đống trên sàn nhà công xưởng hay các phòng trưng bày khắp cả nước. Lương công nhân TQ, có thời là lợi thế lớn nhất của nước này, đã liên tục tăng lên trong nhiều năm qua, khiến một số chuyên gia, như Tổ hợp Tư vấn Boston, tiên đoán rằng sẽ có một “cuộc phục hưng cho ngành sản xuất” tại Mỹ. Trong khi đó, nếu tình trạng này cứ tiếp tục đi xuống và nạn thất nghiệp tiếp tục gia tăng khắp Trung Quốc, chính phủ sẽ đặc biệt lo lắng về bất ổn xã hội, như từng xảy ra trong những giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu năm 2008.
Trong trung hạn, những thách thức kinh tế của Trung Quốc sẽ gia tăng nhiều hơn nữa do các xu thế dân số ảm đạm của nước này. Theo tường trình của tờ Economist, những số liệu gần đây nhất cho biết rằng tỉ lệ tăng trưởng dân số trung bình là 0,57% một năm trong thập niên đầu của thế kỷ 21, giảm xuống từ tỉ lệ tăng trưởng dân số 1,07% một năm mà Trung Quốc đã giữ được trong thập niên 1990. Do đó, dân số Trung Quốc đang ngày một già nua. Người ta có thể gán những thách thức dân số của Trung Quốc cho chính sách một con của Bắc Kinh, hay cho sự kiện khi một đất nước hiện đại hóa và trở nên giàu có hơn thì người dân sẽ sống lâu hơn và sinh ít con hơn. Dù vì nguyên nhân gì đi nữa, khi Trung Quốc già đi trước khi trở nên giàu có thì chính phủ cũng sẽ phải tìm cách để chi trả cho một mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn hiện nay và các nhu cầu chồng chất khác mà một dân số đang trở nên già nua thường đặt ra cho một chính phủ.
Trong khi Tập Cận Bình, cùng với nhóm lãnh đạo mới của Trung Quốc, phải ra sức làm việc xuyên qua các thách đố này và dần dần cải tổ hệ thống kinh tế quốc gia nhằm đáp ứng hữu hiệu hơn các biến chuyển xã hội, kinh tế, chính trị, và dân số trong nước cũng như ở nước ngoài, họ sẽ phải đối phó với một dân chúng đang trở nên quyết đoán hơn trong việc đòi hỏi và bảo vệ những quyền lợi của mình sau 30 năm kinh qua các tiến trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, khắc nghiệt, và thường là bất bình đẳng. Mặc dù họ không đòi hỏi thay đổi chế độ, nhưng chắc chắn họ đang đòi hỏi chính phủ hiện tại phải đáp ứng những nhu cầu của họ nhiều hơn nữa.
Nói tóm lại, nước Trung Quốc mà Tập Cận Bình và ban lãnh đạo sắp tới sẽ thừa hưởng là một nước đang ở giữa một thời kỳ quá độ tế nhị. Hệ thống kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo mà các lãnh đạo Trung Quốc trước đây dựa vào trong nhiều thập niên đã mang lại vô số lợi lộc cho đất nước. Nhưng trong tiến trình phát triển, mô hình kinh tế này cũng gây căng thẳng cho xã hội TQ trong nhiều phương diện đáng kể, mà hậu quả đến nay mới bắt đầu xuất hiện. Sự gia tăng sức ép trong nước, cùng với sự kiện các nền kinh tế phát triển không còn đủ sức nâng đỡ nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu của Trung Quốc, ngụ ý rằng những nỗ lực tái quân bình – ở trong nước và, theo tiến trình, ở nước ngoài – nhất định phải diễn ra.
Cuộc thảo luận về ý nghĩa của các nỗ lực nhằm đối phó những thách thức nội bộ này đã diễn ra công khai tại Trung Quốc. Giáo sư Cui Liru, người điều khiển các Viện Nghiên cứu Trung Quốc cuả chính phủ về các Quan hệ Quốc tế đương đại, đã nhìn nhận trong một bài tiểu luận gần đây rằng nhiệm vụ sắp tới của Bắc Kinh là rất quan trọng và sẽ đòi hỏi những “nỗ lực gian khổ” (jianku nuli) của cả chính phủ lẫn người dân. Việc chính phủ TQ chuyển trọng tâm qua việc thiết lập một mạng lưới an sinh xã hội và cải thiện đời sống của người dân, theo Cui, sẽ là những ví dụ cụ thể chứng tỏ rằng những hứa hẹn về “công bằng xã hội, công lý, phồn vinh, và hài hòa” vẫn còn được giữ. Cui nói thêm, chúng sẽ là nền tảng pháp lý mà trên đó sự cai trị lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt cơ sở.
Như tôi đã tranh luận trước đây, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải thực tiển đánh giá những thách thức nội bộ của Trung Quốc nếu họ muốn tìm hiểu những ý đồ và những nỗi bất an của Bắc Kinh, những tác động do chính sách của nó lên kinh tế toàn cầu, những mối quan hệ của nó với Washington, và, sau cùng, nó thuộc về loại quyền lực nào trong hệ thống quốc tế hiện nay. Vì điều quan trọng nhất không phải là khả năng của Tập Cận Bình trong việc trình diễn bản thân và đất nước mình với thế giới bên ngoài – dù điều này rõ ràng quan trọng – nhưng là ông sẽ thành công như thế nào trong việc lãnh đạo Trung Quốc đi qua một thập kỷ gồm những chuyển đổi đau đớn nhưng cần thiết. Trong khía cạnh này, dù sao đi nữa, có lẽ mọi quốc gia cũng không khác nhau gì mấy: như một nhà chính trị Mỹ nổi tiếng từng nói, rằng: “tất cả mọi thứ chính trị đều có tính địa phương”.
A.L.
Anka Lee là một Nhà phân tích An ninh châu Á tại Tập đoàn CNA. Các bình luận của ông đã được đăng trong tạp chí Time và phát biểu trên NBC News.
Nguồn: http://thediplomat.com/2012/09/02/why-chinas-greatest-challenge-is-not-america-but-within/?all=true
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Trung Quốc đang đối diện với những vấn đề kinh tế, dân số và xã hội cần phải giải quyết. Các vấn đề đối ngoại có thể bị đẩy lui ghế sau.
Tháng Hai năm nay, tại một tiệc khoản đãi ở bang Iowa để đón chào ông, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình phát biểu những điều mà tờ Des Moines Register gọi là lời chúc mừng cảm động nhất đối với bang Mắt Ó [Dân Iowa còn được gọi là Hawkeyes (mắt ó), ND]. Tập Cận Bình, người một phần tư thế kỷ trước đây đã đến thăm Iowa trong tư cách là một quan chức địa phương, đã trở lại lần này, năm 2012, trong tư cách một lãnh đạo quốc gia muốn dân chúng toàn cầu biết đến ông nhiều hơn nữa. Trước sự hiện diện của các nhân sĩIowa, Tập Cận Bình đã chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu khi đọc Mark Twain và nỗi say mê mà ông hằng ấp ủ đối với dòng sôngMississippi. Và vì thế ông rất sung sướng là, trong chuyến viếng thăm gần đây nhất, “vẻ đẹp có một không hai củaMuscatine lúc mặt trời lặn” đã đón chào ông thêm một lần nữa. Con người đang tìm cách quyến rũ vùng trung châu nước Mỹ, tại Đại hội Đảng 18 ở Bắc Kinh vào tháng Mười này, sẽ chính thức trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc.
Khi hình ảnh quốc tế của Trung Quốc tiếp tục đi lên, cùng với ý nghĩa kinh tế và chính trị của nó, người ta có thể kết luận rằng, dân chúng TQ có thể kỳ vọng Tập Cận Bình sẽ trở nên nổi bật hơn nữa trên sân khấu chính trị quốc tế. Là lãnh tụ của một cường quốc thế giới, Tập sẽ dành nhiều thì giờ hơn nữa cho các vấn đề quốc tế, cầm chịch các tranh luận về những vấn đề toàn cầu, tương tác thường xuyên với các cử tọa nước ngoài như các công dân của bang Iowa nói trên và có khả năng nói rõ vai trò của Trung Quốc như một cường quốc có ảnh hưởng to lớn trên các vấn đề thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, có thể Tập sẽ rất bận rộn với việc phải đối phó một loạt thách đố kinh tế và xã hội mà Trung Quốc rất có thể gặp phải trong thập niên tới.
Là một lãnh tụ kế tiếp của Trung Quốc, một trong những quan tâm chính của Tập sẽ là cần phải quản lý những thách đố kinh tế đang bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt là, Tập sẽ phải lãnh đạo đất nước qua giai đoạn xáo trộn nhất của thời kỳ quá độ, dần dần chuyển đổi từ một nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu (export-oriented economy) sang một nền kinh tế đặt cơ sở nhiều hơn trên sức tiêu thụ nội địa. Trong 30 năm qua, đồng lương thấp và sự đông đảo của giai cấp công nhân trẻ và khỏe mạnh đã cống hiến cho khu vực sản xuất TQ một lợi thế tương đối vô cùng to lớn và giúp khu vực này bành trướng mạnh.
Nhưng, trong những năm gần đây, mô hình kinh tế Trung Quốc đã trở nên ngày càng có vấn đề. Khi giới tiêu thụ tại châu Âu, Nhật Bản, và Hoa Kỳ, phải đương đầu với những thách thức kinh tế trong nước, đã giảm mức tiêu thụ, thì một nền kinh tế lấy xuất khẩu làm trọng tâm như Trung Quốc tỏ ra thiếu bền vững, với nhiều loại hàng hóa sản xuất ra mà không bán được – mọi thứ từ đồ chơi trẻ em đến xe hơi – được báo cáo là đang chất đống trên sàn nhà công xưởng hay các phòng trưng bày khắp cả nước. Lương công nhân TQ, có thời là lợi thế lớn nhất của nước này, đã liên tục tăng lên trong nhiều năm qua, khiến một số chuyên gia, như Tổ hợp Tư vấn Boston, tiên đoán rằng sẽ có một “cuộc phục hưng cho ngành sản xuất” tại Mỹ. Trong khi đó, nếu tình trạng này cứ tiếp tục đi xuống và nạn thất nghiệp tiếp tục gia tăng khắp Trung Quốc, chính phủ sẽ đặc biệt lo lắng về bất ổn xã hội, như từng xảy ra trong những giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu năm 2008.
Trong trung hạn, những thách thức kinh tế của Trung Quốc sẽ gia tăng nhiều hơn nữa do các xu thế dân số ảm đạm của nước này. Theo tường trình của tờ Economist, những số liệu gần đây nhất cho biết rằng tỉ lệ tăng trưởng dân số trung bình là 0,57% một năm trong thập niên đầu của thế kỷ 21, giảm xuống từ tỉ lệ tăng trưởng dân số 1,07% một năm mà Trung Quốc đã giữ được trong thập niên 1990. Do đó, dân số Trung Quốc đang ngày một già nua. Người ta có thể gán những thách thức dân số của Trung Quốc cho chính sách một con của Bắc Kinh, hay cho sự kiện khi một đất nước hiện đại hóa và trở nên giàu có hơn thì người dân sẽ sống lâu hơn và sinh ít con hơn. Dù vì nguyên nhân gì đi nữa, khi Trung Quốc già đi trước khi trở nên giàu có thì chính phủ cũng sẽ phải tìm cách để chi trả cho một mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn hiện nay và các nhu cầu chồng chất khác mà một dân số đang trở nên già nua thường đặt ra cho một chính phủ.
Trong khi Tập Cận Bình, cùng với nhóm lãnh đạo mới của Trung Quốc, phải ra sức làm việc xuyên qua các thách đố này và dần dần cải tổ hệ thống kinh tế quốc gia nhằm đáp ứng hữu hiệu hơn các biến chuyển xã hội, kinh tế, chính trị, và dân số trong nước cũng như ở nước ngoài, họ sẽ phải đối phó với một dân chúng đang trở nên quyết đoán hơn trong việc đòi hỏi và bảo vệ những quyền lợi của mình sau 30 năm kinh qua các tiến trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, khắc nghiệt, và thường là bất bình đẳng. Mặc dù họ không đòi hỏi thay đổi chế độ, nhưng chắc chắn họ đang đòi hỏi chính phủ hiện tại phải đáp ứng những nhu cầu của họ nhiều hơn nữa.
Nói tóm lại, nước Trung Quốc mà Tập Cận Bình và ban lãnh đạo sắp tới sẽ thừa hưởng là một nước đang ở giữa một thời kỳ quá độ tế nhị. Hệ thống kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo mà các lãnh đạo Trung Quốc trước đây dựa vào trong nhiều thập niên đã mang lại vô số lợi lộc cho đất nước. Nhưng trong tiến trình phát triển, mô hình kinh tế này cũng gây căng thẳng cho xã hội TQ trong nhiều phương diện đáng kể, mà hậu quả đến nay mới bắt đầu xuất hiện. Sự gia tăng sức ép trong nước, cùng với sự kiện các nền kinh tế phát triển không còn đủ sức nâng đỡ nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu của Trung Quốc, ngụ ý rằng những nỗ lực tái quân bình – ở trong nước và, theo tiến trình, ở nước ngoài – nhất định phải diễn ra.
Cuộc thảo luận về ý nghĩa của các nỗ lực nhằm đối phó những thách thức nội bộ này đã diễn ra công khai tại Trung Quốc. Giáo sư Cui Liru, người điều khiển các Viện Nghiên cứu Trung Quốc cuả chính phủ về các Quan hệ Quốc tế đương đại, đã nhìn nhận trong một bài tiểu luận gần đây rằng nhiệm vụ sắp tới của Bắc Kinh là rất quan trọng và sẽ đòi hỏi những “nỗ lực gian khổ” (jianku nuli) của cả chính phủ lẫn người dân. Việc chính phủ TQ chuyển trọng tâm qua việc thiết lập một mạng lưới an sinh xã hội và cải thiện đời sống của người dân, theo Cui, sẽ là những ví dụ cụ thể chứng tỏ rằng những hứa hẹn về “công bằng xã hội, công lý, phồn vinh, và hài hòa” vẫn còn được giữ. Cui nói thêm, chúng sẽ là nền tảng pháp lý mà trên đó sự cai trị lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt cơ sở.
Như tôi đã tranh luận trước đây, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải thực tiển đánh giá những thách thức nội bộ của Trung Quốc nếu họ muốn tìm hiểu những ý đồ và những nỗi bất an của Bắc Kinh, những tác động do chính sách của nó lên kinh tế toàn cầu, những mối quan hệ của nó với Washington, và, sau cùng, nó thuộc về loại quyền lực nào trong hệ thống quốc tế hiện nay. Vì điều quan trọng nhất không phải là khả năng của Tập Cận Bình trong việc trình diễn bản thân và đất nước mình với thế giới bên ngoài – dù điều này rõ ràng quan trọng – nhưng là ông sẽ thành công như thế nào trong việc lãnh đạo Trung Quốc đi qua một thập kỷ gồm những chuyển đổi đau đớn nhưng cần thiết. Trong khía cạnh này, dù sao đi nữa, có lẽ mọi quốc gia cũng không khác nhau gì mấy: như một nhà chính trị Mỹ nổi tiếng từng nói, rằng: “tất cả mọi thứ chính trị đều có tính địa phương”.
A.L.
Anka Lee là một Nhà phân tích An ninh châu Á tại Tập đoàn CNA. Các bình luận của ông đã được đăng trong tạp chí Time và phát biểu trên NBC News.
Nguồn: http://thediplomat.com/2012/09/02/why-chinas-greatest-challenge-is-not-america-but-within/?all=true
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
(ĐVO) Trung Quốc hiện đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải về kinh tế, nhân khẩu học và xã hội... do mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu và chính sách "mỗi gia đình chỉ có một con" để lại hậu quả.
Hoàng hôn trên Vạn lý Trường thành. Ảnh fletcherforum.org |
Trong 30 năm qua, mặt bằng tiền lương thấp và nguồn nhân lực trẻ dồi dào đã mang lại cho ngành chế tạo của Trung Quốc một lợi thế so sánh rất lớn và khả năng bành trướng ra toàn thế giới.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng có vấn đề. Khi người tiêu dùng ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ “siết chặt hầu bao” do kinh tế suy thoái, nền kinh tế lấy xuất khẩu làm trọng tâm của Trung Quốc trở nên bất ổn, với các loại hàng tồn kho chất đống trong các nhà máy và ở các phòng trưng bày trên toàn quốc.
Vốn là “cục nam châm lớn nhất” thu hút đầu tư nước ngoài, mặt bằng lương thấp ở Trung Quốc không còn nữa và cxhi phí sản xuất cao ở Trung Quốc khiến cho một số hãng tư vấn như Boston Consulting Group dự đoán rằng "thời kỳ phục hưng" trong ngành chế tạo ở Mỹ sẽ trở lại.
Nếu tình hình tiếp tục xấu đi và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trên khắp Trung Quốc, chính phủ ở Bắc Kinh sẽ phải đặc biệt lo lắng về bất ổn xã hội, như trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bộc phát vào năm 2008.
Về trung hạn, những thách thức kinh tế của Trung Quốc sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi xu hướng nhân khẩu học bất lợi hiện nay. Theo tạp chí The Economist, số liệu gần đây nhất của chính phủ Trung Quốc cho thấy tăng trưởng dân số chỉ ở mức 0,57% hàng năm trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, giảm mạnh so với tỷ lệ tăng trưởng dân số 1,07% hàng năm ở Trung Quốc hồi những năm 1990. Do đó, dân số Trung Quốc đang ngày già nua. Người ta có thể nói thách thức nhân khẩu học ở Trung Quốc là do “chính sách một con”, đất nước trở nên giàu có, người dân sống lâu hơn và “lười” sinh con hơn.
Khi người Trung Quốc sống lâu hơn trước khi trở nên giàu có, chính phủ sẽ cần phải tìm mọi cách để chi trả cho một mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn và để đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng của đội ngũ ngày càng đông đảo những người hưu trí.
Tuy mang lại những lợi ích khổng lồ cho đất nước trong mấy thập kỷ qua, mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu đã khiến cho xã hội Trung Quốc trở nên căng thẳng và những hậu quả đầu tiên của tình trạng căng thẳng này bắt đầu xuất hiện.
Áp lực nội bộ gia tăng cùng với tiêu thụ giảm sút ở các nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải nỗ lực tái cân bằng ở trong nước.
Các cuộc hội thảo giải quyết những thách thức nội bộ đã được tổ chức công khai ở Trung Quốc. Trong một bài viết gần đây, giáo sư Cui Liru - viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế đương đại của chính phủ Trung Quốc - thừa nhận rằng nhiệm vụ sắp tới là rất to lớn và đòi hỏi "nỗ lực vất vả" của chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Việc chính phủ Trung Quốc chuyển sang thiết lập một mạng lưới an sinh xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân sẽ là ví dụ cụ thể chứng tỏ “công bằng xã hội, thịnh vượng và hòa hợp” đang được duy trì.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần đánh giá một cách thực tế những thách thức nội bộ của Trung Quốc, nếu muốn hiểu được ý định và sự bất ổn của Trung Quốc, tác động chính sách của Bắc Kinh đối với “nền kinh tế toàn cầu hóa”. Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc kế cận, vấn đề quan trọng nhất không phải là vấn đề đối ngoại mà là làm sao chèo lái con thuyền Trung Quốc thành công trong thập kỷ chuyển tiếp sắp tới, đau đớn nhưng vô cùng cần thiết.
Đài Loan thèm F-16C/D, Mỹ xoa dịu TQ (Phunutoday) - Đài Loan vẫn thèm muốn máy bay F-16 C/D của Mỹ, quan chức Mỹ xoa dịu Trung Quốc về sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của nước này ở châu Á-Thái Bình Dương... là diễn biến chính quanh tình hình biển Đông ngày 2/9.
Can thiệp vào châu Á-TBD, Mỹ trấn an Trung Quốc
BTQP Trung Quốc thăm Ấn Độ lần đầu tiên sau 8 năm (Đất Việt)-Theo các nhà phân tích, việc ngày 2-9 bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên thăm Ấn Độ trong 8 năm qua có thể giúp tránh xung đột biên giới giữa hai cường quốc châu Á có vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh Bắc Kinh sắp có thay đổi lãnh đạo cấp cao.
Mỹ - Trung đấu dịu tại Diễn đàn các đảo quốc Thái Bình Dương SGTT.VN -03.09.2012 Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu rằng vùng Nam Thái Bình Dương đủ chỗ cho cả Mỹ và Trung Quốc nhưng đồng thời cũng kêu gọi Bắc Kinh có chính sách viện trợ các quốc đảo một cách công bằng hơn.
-Yêu cầu TQ hủy mời thầu lô dầu khí 65/12 ---Lời khuyên cho mô hình dân quân biển của Việt Nam BA SÀM
- Đêm nghệ thuật “Trường Sa – Biển đảo Việt Nam mến yêu”(VOV). - Hòn đảo hơn 300 năm đợi nước ngọt (VTC). - Những hình ảnh ấn tượng về trẻ em ở Trường Sa (GDVN). - Góp sức để Trường Sa mạnh hơn (TT). - Nhạc sĩ Việt Nam với chủ đề biển đảo (ANTG).
- Mỹ tái cam kết ổn định an ninh châu Á (TT). - ‘Đủ chỗ cho Mỹ, TQ ở Thái Bình Dương’ (BBC). – Mỹ – Trung đấu dịu tại Diễn đàn các đảo quốc Thái Bình Dương (SGTT). – Hải quân Trung Quốc chưa đáng ngại ở biển Ðông (Người Việt). – Việt Nam kẹt giữa hai siêu cường (Trần Kinh Nghị).
- Hoạt động trái phép của giới chức Đài Loan tại Ba Bình, Trường Sa (GDVN). - Giữ bình yên cho biển (LĐ). - Hoàng Sa trên bản đồ cổ phương Tây (DV).
- Ba Bình: điểm nóng chiến lược mới (SGTT).
- Mỹ mở rộng đối tác an ninh với Thái Bình Dương (TT).
- Nhật Bản đưa tàu ngàn tấn ra ‘vùng biển nóng’ Senkaku/Điếu Ngư (ĐV/GDVN). - Tokyo đưa tàu khảo sát tới đảo tranh chấp với Trung Quốc (DT).
- Trung Quốc trấn an Ấn Độ về quan hệ với Nam Á (VNE).
-- Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt có quan tâm đến an toàn hạt nhân? (DLB).
- Trung Quốc: Bắt đối tượng dọa đánh bom máy bay (TTXVN).
- Phái đoàn quân đội TQ bắt đầu chuyến thăm 4 nước ASEAN (RFA). – ASEAN: Trung Quốc cám ơn vai trò của Cam Bốt (RFI). – Chinese leader thanks Cambodia for role in sea row (Philstar). – Trung Quốc cam kết củng cố quan hệ với Campuchia: China pledges to consolidate ties with Cambodia (Global Times). - Trung Quốc-Campuchia tăng quan hệ song phương (TTXVN). - Trường Sa-Hoàng Sa mãi mãi là một phần máu thịt của Tổ quốc (VOV). – Hội nghị San Francisco năm 1951: Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (DV). - Điểm tựa giữa biển Đông (SK&ĐS).
- “Trường Sa – Biển đảo Việt Nam mến yêu” mừng Quốc khánh (DNSG).
- Hàng không mẫu hạm Trung Quốc khi nào vận hành? (TN).
- Thế giới 7 ngày: Mỹ củng cố vị thế tại châu Á- TBD (VOV).
- Indonesia phóng vệ tinh giám sát biển (GDVN).
- Đoàn khảo sát Nhật đến đảo tranh chấp (NLĐ). - Căng thẳng Trung-Nhật có dấu hiệu leo thang (VnMedia).
- Tướng TQ Lương Quang Liệt đến Ấn Độ (RFA). – Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Ấn Độ : Bắc Kinh tìm cách ve vãn New Delhi (RFI).
- Tàu khảo sát Nhật ra đảo tranh chấp với TQ (BBC). – Chuyên viên vẽ bản đồ địa hình Nhật tới quần đảo tranh chấp với Trung Quốc(VOA). - Vụ Senkaku/ Điếu Ngư: ‘Nước cờ hiểm’ của Bắc Kinh (VTC). - Mỹ muốn Nhật giành chiến thắng trong tranh chấp đảo Senkaku (GDVN).
- Philippines tập trận giám sát bờ biển(PLTP). - Vừa hạ thủy tàu tàng hình, Indonesia muốn sắm tiếp 12 tàu ngầm (DT).