Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Vụ tiền polymer: Lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương Úc chấp thuận hối lộ quan chức CSVN

-Lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương Úc chấp thuận hối lộ quan chức CSVN Nguoi Viet Online


MELBOURNE, Aus. (NV) - Không phải hai công ty thầu in tiền Securency và Note Printing Australia tự ý trả các khoản hối lộ lớn cho quan chức ngoại quốc, trong đó có Việt Nam, mà thật sự nó được chấp thuận từ các lãnh đạo ở Ngân Hàng Dự Trữ Trung Ương Úc.





Cựu giám đốc điều hành của Securency là Myles Curtis (bên trái), và ông Graeme Thompson (bên phải) phó thống đốc Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Úc. (Hình: Sydney Morning Herald)


Ðây là những gì người ta được nghe thấy trong phiên tòa tiếp tục xử 8 viên chức Securency và Note Printing Australia (NPA) bị truy tố về tội hối lộ cho quan chức ngoại quốc, trong đó có Việt Nam, để giành mối thầu in tiền giấy nhựa polymer.

Securency là công ty thầu dịch vụ in tiền liên doanh giữa Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Úc (RBA) với một công ty của Anh quốc, trong khi NPA là công ty của chính phủ Úc trực thuộc RBA.

Qua những lời khai của ông David John Ellery, thư ký của Securency, chính phó thống đốc của RBA là Graeme Thompson đã chấp thuận một phần số tiền được gọi là hoa hồng cho người môi giới nhưng thực chất là tiền hối lộ cho quan chức các nước khác.

Người đứng đầu cầu để nhận những khoản “hoa hồng” tổng cộng lối $20 triệu Úc kim ở Việt Nam là Ðại tá Tình báo Công an Lương Ngọc Anh (tổng giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ - CFTD).

Tiền hoa hồng cho ông này chiếm khoảng 20% dịch vụ thầu in tiền, nhưng chỉ cung cấp những chuyện lặt vặt như đưa đón phi trường, dịch một ít tài liệu, thông dịch trong các buổi họp, sắp xếp lịch hẹn, đánh máy, v.v...

Hiểu như thế, Lương Ngọc Anh chỉ là bình phong nhận tiền, ký thác ở một số ngân hàng ở Thụy Sĩ và một số nước khác rồi sau đó phân phối lại cho sếp lớn ở Ngân Hàng Nhà Nước và các cấp cao hơn như thủ tướng hay tổng bí thư đảng CSVN, v.v...

Báo chí Úc, qua lời khai với Cảnh Sát Liên Bang Úc được họ ghi nhận, Lương Ngọc Anh từng đi lễ tết Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh. Những lần thăm viếng sếp lớn của các quan chức CSVN chỉ là những dịp nộp tiền chia chác trong các dịch vụ hối lộ để các sếp tránh tiếng nhờ không ăn hối lộ trực tiếp.

Sau khi bị báo chí khui ra, bà đại diện thương mại Úc ở Hà Nội, Elizabeth Masamune, khai ở tòa hồi tháng trước là đã có mối quan hệ tình dục với Lương Ngọc Anh hai lần.

Ông Ellery khai ở tòa án bằng một văn bản được đọc hôm Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012 là “tôi bước vào phòng ông Curtis khi ông đang nói chuyện điện thoại với ông Thompson và tôi nghe thấy những lời ông ta nói chúng ta đã đồng ý trả tỉ lệ hoa hồng như thế. Kết quả, tôi tin các người môi giới đã được đề cập đến bên ngoài các cuộc họp của Hội Ðồng Quản trị lên tới cấp chủ tịch.”

Ông Ellery khai Hội Ðồng Quản Trị của Securency đã chấp thuận số tiền hoa hồng lớn bất thường mà mục đích là hối lộ quan chức ngoại quốc để giành được mối thầu in tiền.

Ông Ellery khai hồi năm 2007 hay đầu năm 2008, “Tôi nhận được chỉ thị rõ ràng từ Ban Giám Ðốc Securency là phải bỏ câu viết liên quan đến kiểm soát sổ sách của người môi giới... (mà một trong những người giám đốc Securency nói) cái đó không phải là điều chủ trương của Securency phải biết các người môi giới dùng hoa hồng của họ ra sao.”

Khi ông Ellery ra khai trước tòa hôm Thứ Hai vừa qua, ông đã yêu cầu phải được cam kết ông không bị truy tố hình sự thêm gì về những lời ông khai. Ông đã bị truy tố về tội làm sổ sách gian lận trong vụ án hối lộ quan chức ngoại quốc để thầu in tiền.

Ông Thompson chưa bao giờ bị Cảnh Sát Liên Bang Úc thẩm vấn dù trong thời gian xảy ra vụ việc ông là phó thống đốc RBA đồng thời là đồng chủ tịch công ty in tiền NPA của chính phủ.

Theo lời khai của ông Ellery, phiên họp của ban giám đốc Securency đã quyết định số tiền hoa hồng phải được trả, tức là đã chấp nhận phải hối lộ mới có hợp đồng.

Dịp này ông còn cho biết giám đốc điều hành của Securency, ông Myles Curtis, đã hỏi luật sư tư vấn làm thế nào để sa thải Mark Ingram tức người tố cáo vụ hối lộ.

Ông Thompson được ký giả yêu cầu bình luận về các lời cáo buộc thì ông từ chối. Như những lời khai trên thì RBA đã quyết chọn giải pháp hối lộ để tranh thầu chứ không phải vô can.

(TN)
-Vụ tiền polymer: The spy and the big sting (Phnom Penh 1-10-12) -- Muốn biết chuyện Việt Nam phải đọc báo Campuchia! Nhục chưa?
Encounters with espionage agents are always edgy and intriguing. Aside from the thrill of a clandestine rendezvous, there is also the fact that many are rather dishy in person and often have hefty expense allowances.

Modesty and concern for my testicles precludes me naming names, but over the past quarter century some of my most spectacular lunches have been courtesy of the station chief of various foreign intelligence services.

Personal experience aside, the subject of spooks reared its quirky head last week in a startling way, both across the border in Vietnam and down under in Australia.


In a case that beggars belief, a suave and highly educated spy called Luong Ngoc Anh not only took an alleged $20 million off the Australians, but ravished one of the country’s top trade envoys.

Only now, more than 10 years later, are details of the gigantic state-backed sting unfolding in the Melbourne Magistrates Court.

Colonel Anh, whose name is pronounced “Ang”, works in the Ministry of Public Security – the polite name for Vietnam’s national intelligence agency, and he has political connections right up to the Politburo level.

Although a poor country boy by birth, his natural abilities set him apart, and after being spotted by cadres in the ruling Communist Party, he was sent off to study at Melbourne’s Monash University.

He focussed on communication technology, and after returning to Hanoi, his spymeisters helped him set up a front organisation called the Company For Technology & Development.

Its purpose, aside from gathering data on other countries, was to attract foreign investment in sensitive sectors like banking, defence services and information technology.

Anh excelled in all these areas, but his greatest coup came when he met the senior trade representative for Australia, a blowsy blonde bombshell called Elizabeth Masamune.

Soon after she was posted to Hanoi in June 1999, she met Anh, who quickly appreciated the delectable opportunities she offered.

He showered her with gifts, including perfume, a DVD player and a television, according to court disclosures, and he had Masamune between the sheets before you could say “Struth, what a ripper!”

At that time, as Masamune admitted in court last month, she was “‘having problems in my marriage and I liked Anh”. He had more than sex on his mind, however.

He knew Masamune’s career hinged on winning contracts for Australian companies in Vietnam and he knew he could persuade his ministry to steer some deals her way.

Because of the kudos such deals would bring her, he knew that she would be even more beholden to him.

Plus, he knew that she had access to classified Australian government briefings that his intel chiefs would love to learn about.

Most piquant of all, he knew that he could ask for a meaty commission on any of the deals he lined up for Masamune.

His big pay-off came when Securency, a subsidiary of the Reserve Bank of Australia, made a bid for a contract to print new plastic banknotes for Vietnam.

Anh told Masamune that he could ensure Securency got the contract, but that they would have to pay him a little sweetener first.

Relaying this to Securency, the enraptured trade envoy said this was the price of doing business in Vietnam – and so the company, according to police allegations, paid about $20 million in bribes to Anh.

More perplexing than the way an Australian government-linked company would consider making illicit payments of such magnitude is the fact that Canberra knew Anh was a spy long before he met Masamune.

Well, to cut to the chase: Securency got the contract, Masamune got a performance bonus, Anh got his hefty “tip” – and possibly, although we will never know for sure, some secret information.

Masamune has now been taken to court, but none of her superiors in the ministry or the intelligence services has yet been summoned.

No action, of course, has been taken against Anh.

-Thêm lời khai về Lương Ngọc Anh
Chính phủ Úc từ lâu đã nghi ngờ ông Lương Ngọc Anh là an ninh Việt Nam nhưng vẫn tiếp tục giao dịch với ông này, theo lời khai tại tòa ở Melbourne.

Cựu đại diện thương mại của Úc (Austrade) tại Hà Nội, Patrick Stringer, ra làm chứng trong phiên xử cựu tám lãnh đạo của công ty Securency bị cáo buộc hối lộ quan chức nước ngoài để được in tiền polymer.
Khi được hỏi về một báo cáo năm 2007 của Austrade nói rằng người môi giới cho Securency, Lương Ngọc Anh, “có thể” có liên hệ với tình báo Việt Nam, ông Stringer nói: “Chúng tôi đã biết trước đó – sứ quán chúng tôi trong nhiều năm đã nghi ngờ thân phận của ông ấy.”


'Khó có bằng chứng'

Ông Stringer, làm việc ở Việt Nam từ 2006 đến 2008, được hỏi nguồn gốc nghi ngờ chỉ là tin đồn hay đáng tin hơn. Ông trả lời: “Ở những nơi như Việt Nam, bằng chứng thật là khó có được."

Ông nói công ty của Đại tá Lương Ngọc Anh làm môi giới “dựa trên việc có tiền hoa hồng, và lúc ấy tôi chỉ cần hay chỉ muốn biết đến thế thôi”.

Ông Stringer thừa nhận ông “không biết số lượng [tiền hoa hồng được trả] và Austrade không có thói quen đặt những câu hỏi như vậy”.

Ông nói thêm ngoài vai trò “kết nối”, Austrade “luôn thận trọng không dính líu vào khía cạnh thương mại”.

Austrade từng biết các bản tin truyền thông năm 2006 nói giới chức Việt Nam sẽ điều tra cáo buộc bất minh ở Ngân hàng Nhà nước liên quan hợp đồng in tiền polymer nhưng Austrade không tin chuyện này.

Ông Stringer nói đã không có dấu hiệu là Đại tá Lương Ngọc Anh hay bất cứ ai ở Securency dính líu tham ô.

Ông nói Securency “gần như là bộ mặt quảng cáo cho Austrade” và cựu giám đốc Securency, Myles Curtis, người đang phải ra tòa, là “người mà Austrade có thể rất tự hào”.

Phiên xử còn đang tiếp tục ở thành phố Melbourne, Úc.

- Vụ tiền polymer: Austrade suspected Vietnam agent was a spy (SMH 2-10-12)Vụ tiền polymer: Bà Masamune biện hộ về vụ Securency (BBC 26-9-12)-Nữ đại diện thương mại Úc nhận nhiều quà của Lương Ngọc Anh Nguoi Viet Online

Nữ đại diện thương mại Úc tại Hà Nội, Elizabeth Masamune, đã nhiều lần được đại tá tình báo công an Lương Ngọc Anh tặng quà từ nước hoa đến máy truyền hình.



-Vụ tiền polymer: Trade envoy feared offices bugged (The Age 26-9-12) -- Đại diện thương mại của Úc ở Hà Nội sợ bị công an Việt Nam nghe trộm! - Cơ sở ngoại giao của Úc tại Việt Nam bị nghe trộm? (Cầu Nhật Tân)Báo The Age 26/9/2012 - Tiếp vụ nữ đại diện thương mại quan hệ tình dục với Đại tá tình báo Bộ Công an. Nữ Tham tán, Đại diện thương mại Úc tại Việt Nam đã khai thêm rằng Văn phòng của bà bị nghe trộm điện thoại. Đây vốn là cơ sở được hưởng tư cách ngoại giao. Bà Elizabeth Masamune trước đây đã khai trong buổi xét xử 8 cán bộ cao cấp của Ngân hàng Quốc gia Liên bang Úc rằng bà nhận được cú điện thoại của một nhà báo Việt Nam và bà rất nghi ngờ về mức độ thông tin nhà báo này có được, sau đó bà sợ rằng điện thoại của bà đã bị nghe trộm.

Tuy nhiên, trước một số sự việc trong nhiệm kỳ của bà Elizabeth Masamune tại VN từ 1999-2002 thì bà này lại nói rằng không có nghi ngờ gì:
- Người tình của bà, Đại tá tình báo Công an Lương Ngọc Anh, con rể nguyên Chủ tịch nước, đã thăm Tổng Bí thư Đảng trong lễ sinh nhật Tổng Bí thư lúc đó.
- Đại tá Ngọc Anh, người được ký hợp đồng làm đại lý cho công ty Securency do ngân hàng Liên bang Úc nắm quyền sở hữu một nửa, đã thuê con trai của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN lúc đó làm việc.
- Lê Đức Minh, con trai Thống đốc Lê Đức Thúy, được ông Anh thuê hồi đầu 2002 để làm đại diện cho Ngân hàng ANZ nhằm môi giới bán hệ thống rút tiền tự động cho Việt Nam.
- Securency đã phải bỏ tiền ra bao cho một phái đoàn cao cấp của Việt Nam qua Mexico và Brazil tham quan công nghệ in tiền.
- Trong email gửi cho một giám đốc của Securency, bà viết phía Việt Nam yêu cầu nhà cung cấp nước ngoài phải bao một số quan chức đi tham quan công nghệ in tiền ở nước ngoài.
- Bà gợi ý rõ ràng rằng: nếu các ông không đáp ứng, sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhảy vào.
Bà cho rằng việc biếu quà là nét văn hóa tại VN. Chính bà đã phải hiến nhiều món quà có giá trị cho các tổ chức từ thiện mà ông Ngọc Anh đã biếu.
Theo một báo cáo của Công ty Securency năm 2001, trong nhiều cuộc họp, bà bà Elizabeth Masamune đã khoe mối quan hệ rất mạnh của ông Ngọc Anh với Thủ tướng, Thống đốc ngân hàng Nhà nước và với các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bà bà Elizabeth Masamune cũng đã thú nhận bà từng nghe “đồn” rằng ông Ngọc Anh là tình báo, tuy nhiên bà cho biết chưa từng nghe ông Anh thổ lộ điều này.

'Tình hai đêm' của quan chức Úc ở VN (BBC 25-9-12) -- Bà Masamune đã làm tình 2 lần với ông Lương Ngọc Anh -- Masamune comes across as ingenuous yet ingenious (The Age 26-9-12) –   – ‘Tình hai đêm’ của quan chức Úc ở VN(BBC). --.Đại diện Thương Mại Úc thú nhận lên giường 2 lần với Lương Ngọc Anh (Người Việt).

-Đại diện Thương Mại Úc thú nhận lên giường 2 lần với Lương Ngọc Anh
Vụ hối lộ thầu in tiền cho Việt Nam
MELBOURNE, Aus. 25-9 (NV) .- Nữ Đại diện Thương mại Úc, bà Elizabeth Masamune, thú nhận tại tòa án là bà từng lên giường hai lần với Lương Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công ty Phát Triển Công Nghệ (AFTD) và là người môi giới để công ty Úc trúng mối thầu in tiền giấy nhựa polymer cho Ngân Hàng Nhà Nước CSVN.


Bà Elizabeth Masamune từng là Đại diện Thương Mại Úc tại Hà Nội khai với tòa án là đã hai lần
lên giường với đại tá tình báo công an Lương Ngọc Anh. (Hình: Sydney Morning Herald)

Điều tai tiếng quan hệ tình dục giữa bà Masamune và đại tá tình báo Công an CSVN Lương Ngọc Anh từng bị báo chí Úc khui ra trước đây nhưng bà vẫn giữ yên lặng. Cho đến khi phải ra trả lời ở tòa án trong tư cách nhân chứng của vụ truy tố 8 viên chức thuộc 2 công ty Securency và Note Printing Australia bị cáo buộc hối lộ quan chức ngoại quốc để tranh mối thầu in tiền, người ta mới được nghe tiếng nói của bà.

“Cuối bữa tiệc, ông ta hỏi tôi có đi lên phòng trên lầu khách sạn với ông ta không.” Cựu Đại diện Thương Mại Úc tại Hà Nội viết trong bản khai với cảnh sát được nộp ở tòa hôm Thứ Hai 24/9/2012. “Do sự thôi thúc bất ngờ, tôi đã đồng ý”.

Trong bản tường thuật phiên tòa hôm Thứ Hai của báo Sydney Morning Herald, bà cho biết trong bản lời khai rằng bà đã có hai lần “riêng biệt” về hành động tình dục với đại tá tình báo Lương Ngọc Anh (two ''isolated'' sexual interactions with spy Colonel Anh Ngoc Luong), người đã giúp chiếm được hợp đồng in tiền mà cảnh sát cáo buộc số tiền công ty thầu Securency phải hối lộ lên đến $20 triệu Úc kim.
Báo chí Úc từng cho rằng Lương Ngọc Anh chỉ là người đứng bình phong nhận số tiền đó làm nhiều lần , bỏ vào một số trương mục khác nhau ở Thụy Sĩ và một số nước khác, trước khi chuyển tới những người thụ hưởng ở Ngân Hàng Nhà Nước và cấp cao hơn ở trong chính phủ và Bộ Chính Trị CSVN.

Securency là công ty bán công, một nửa do Ngân Hàng Trung Ương Úc (RBA) làm chủ và một nửa kia do một công ty Anh quốc làm chủ. Tất cả các viên chức cầm đầu Securency đều là công chức do RBA cử tới điều hành.

Những lần “lên giường” đó bà Masamune đã không khai cho cảnh sát khi bị thẩm vấn lúc ban đầu. Chúng đã diễn ra sau khi bà tin rằng “Dự án đã an toàn (ký hợp đồng) và vai trò của tôi không còn cần thiết nữa.”. Bà nói trong tờ khai với cảnh sát là bà “gặp rắc rối trong đời sống hôn nhân và thích Anh”.

Bà kể rằng vào Tháng Tư hay Tháng Năm 2002, lúc đó có bữa tiệc mừng Ngân Hàng Nhà Nước CSVN quyết định mua kỹ thuật in tiền giấy nhựa của Securency và Lương Ngọc Anh đã đề nghị với bà lần đầu.

“Lúc đó là sự hân hoan lớn. Cuối bữa tiệc, mà tôi đã thấy Anh uống nhiều rượu, tôi tin anh ta đã làm cái gì tương tự như bỏ tay lên đầu gối tôi ở dưới gầm bàn. Tôi nhớ lại là lúc đó tôi hơi bị sốc vì tôi chưa từng nghĩ có thể anh ta lại có cảm tình cá nhân đối với tôi.”

Khoảng một tháng sau đó, bà kể, ông ta mời bà đi ăn và lại gạ nữa.

“Phụ nữ Việt Nam nổi tiếng là ghen tuông và Anh có vẻ như tôi thấy hơi sợ vợ.” Bà Masmune kể.

Bà nói bà không thấy có tình cảm lãng mạn hay có sự “cam kết trung thành đặc biệt” nào đối với Anh và ông ta “cứ tiếp tục đi tới nếu không thấy gì xảy đến”.

Tòa án được cho xem một điện thư mấy tháng sau đó, khoảng Tháng Bảy 2002, trong đó bà Masamune viết cho các cấp chỉ huy của Securency thuật lại rằng Anh tức giận mà theo lời bà, “bà tin rằng nếu Securency không giảm giá bỏ thầu xuống thì sẽ không có hợp đồng”.

Theo bà kể, lần hẹn hò sau xảy ra vào năm 2006 sau khi bà đã rời Việt Nam.

Bà viết trong tờ khai là bà “rất hãnh diện về công việc đã làm. Tôi cố gắng duy trì sự trung thực…từ trước đến sau và tôi không muốn làm thiệt hại lợi ích của khách hàng.”

“Tôi hiểu rằng các cáo buộc đã được đưa ra và đây là một phiên xử mà, bất kể những gì thiệt hại đáng kể cho cá nhân tôi, tôi tình nguyện khai những chi tiết này.” Bà cho biết trong bản khai thứ nhì với cảnh sát và đó là bản lời khai duy nhất của bà đem trình tại tòa án tại Melbourne hôm Thứ Hai.

Bà cho hay tội tham nhũng bị án tử hình ở Việt Nam và bà tin rằng có ít tham nhũng ở đó. Bà cũng tin rằng “Securency do RBA làm chủ một phần …không nên tham gia vào hay tính tới chuyện dính líu đến các hành động tham nhũng”.

- Vụ tham nhũng RBA: Phòng Thương Mại Úc “nhắm mắt làm liều”! (boxitvn).- Cựu Thủ tướng Úc “làm ăn” với Đại tá tình báo Bộ Công an (DLB/ Cầu Nhật Tân). - Bị mất việc vì tố cáo vụ hối lộ cho Lương Ngọc Anh (Người Việt).
-Vụ tiền polymer: -Bị mất việc vì tố cáo vụ hối lộ cho Lương Ngọc Anh Nguoi Viet Online
MELBOURNE (NV) -Người tố cáo công ty thầu in tiền Securency và công ty in tiền của chính phủ Úc (NPA) giao dịch và hối lộ cho một đại tá tình báo của công an CSVN, đã bị yêu cầu im lặng rồi cho nghỉ việc.

Ông Brian Hood, một cựu giám đốc của Securency bị mất việc vì đã chống đối vụ hối lộ quan chức ngoại quốc để giành thầu in tiền giấy nhựa polymer cho Việt Nam và một số nước khác. (Hình: Sydney Morning Herald)


Những lời khai của ông Brian Hood, một giám đốc của Securency, với Cảnh Sát Liên Bang Úc trong cuộc điều tra đặt ra nghi vấn là có phải các viên chức của Quỹ Dự Trữ Liên Bang Úc (RBA) đã có phạm luật không khi nói dối Quốc Hội (trong các buổi điều trần), bao che tham nhũng hay đã trừng phạt kẻ đã đứng ra tố cáo sự sai trái.

Tám viên chức của Securency và NPA đang ra tòa để trả lời cho các cáo buộc liên quan tới hối lộ viên chức ngoại quốc để giành thầu in tiền giấy nhựa polymer. Tại Việt Nam, người bị tố cáo đứng bình phong cầm $20 triệu Úc kim chia lại cho sếp lớn ở Ngân Hàng Nhà Nước CSVN và có thể các cấp cao hơn, là Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghệ AFTD ở Hà Nội.

Theo bản tin của báo The Age nêu ra hôm Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012, ông Hood đã khai với cảnh sát rằng năm 2008 ông đã nêu vấn đề quan ngại về tham nhũng nhưng phó thống đốc RBA là Bob Rankin lại báo cho ông biết là việc làm của ông không còn nữa.

Một cựu phó thống đốc khác, Ric Battellino, tức người mà ông Hood báo động về các người môi giới tham nhũng, đã nói với ông rằng đừng bao giờ nêu vấn đề hối lộ. Sau đó, khi ông Rankin trở thành chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của cả Securency và NPA thì thông báo cho ông Hood nghỉ việc vì “thừa người.”

Những lời khai báo của ông Hood trái ngược với những lời điều trần ở Quốc Hội của ông Thống Ðốc Glenn Stevens rằng các chức sắc cao cấp của RBA không biết gì về chuyện hối lộ quan chức ngoại quốc.

Lời khai của ông Hood cho biết không những vậy, ông đã nêu sự quan ngại với Phó Thống Ðốc Frank Campbell năm 2007 về những vụ hối lộ liên quan đến cả hai công ty NPA và Securency. Ông nói cả với ông Phó Thống Ðốc Mattellino, kiểm toán chính của RBA là ông Paul Apps và bà Helen Brown, luật sư nội bộ của RBA.

Qua lời khai của ông Hood thì từ trên xuống dưới, dấu hiệu cho thấy cả các cấp cao nhất của RBA đã biết vụ việc từ lâu nhưng cố tình ém nhẹm để giữ mối thầu in tiền cho Việt Nam và các nước khác.

Một ngày trước, báo chí Úc đưa tin Cựu Thủ Tướng Úc Paul Keating khi làm tư vấn cho một công ty Úc (Armaguard) được Cục Xúc Tiến Thương Mại Úc (Austrade) giới thiệu với Lương Ngọc Anh năm 2008 để nhờ tay này giới thiệu với các quan chức cao cấp của Việt Nam, nhắm mối thầu tư vấn về quản trị tài chính. Tuy nhiên, công ty Armaguard không tiến tới.


Cựu Thủ Tướng Úc Paul Keating. (Hình: The Age)

Việc này diễn ra dù một năm trước cơ quan Austrade đã gửi một bức thư “tuyệt mật” gửi Securency cho biết tòa Ðại Sứ Úc ở Hà Nội đã điều tra và nói “Lương Ngọc Anh có thể là một viên chức cao cấp ở Bộ Công An hoặc một cơ quan trực thuộc.”

Tuần trước, báo chí Úc tường thuật phiên tòa ngày 6 tháng 9, 2012 cũng cho biết một phái đoàn của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN sang Úc cuối năm 2007 đã được cung cấp gái điếm mà chi phí do Securency trả. Trong đó một viên chức trong phái đoàn CSVN còn đòi cung cấp gái “tóc vàng.” (TN)


-- Tiết lộ thêm vai trò Lương Ngọc Anh (BBC 12-9-12) Bài trên báo Úc: Austrade put spy, Keating together  (The Age 13-9-12)
- Tiết lộ thêm vai trò Lương Ngọc Anh (BBC). Truyền thông Úc tiết lộ Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh được cơ quan thương mại Úc giới thiệu cho một cựu thủ tướng Úc, mặc dù biết ông này làm việc trong ngành an ninh.Ông Lương Ngọc Anh bị cáo buộc từng có liên hệ thân mật với bà Elizabeth Masamune
Ông Lương Ngọc Anh bị cáo buộc từng có liên hệ thân mật với bà Elizabeth Masamune

Ông Lương Ngọc Anh là một trong những nhân vật quan trọng dính líu đến bê bối in tiền polymer ở Việt Nam.


Tờ The Age cho biết năm 2008, cơ quan xúc tiến thương mại Úc (Austrade) dàn xếp để cựu thủ tướng Paul Keating và một công ty của tỷ phú Lindsay Fox gặp ông Ngọc Anh tại Việt Nam.

Austrade khi đó dàn xếp cho công ty Armaguard và ông Keating, đang giúp công ty này, gặp để nhờ ông Ngọc Anh giới thiệu đến các quan chức Việt Nam.

Mới một năm trước, 2007, đã có một bức thư “tuyệt mật” của Austrade gửi cho công ty in tiền polymer Securency.

Trong thư, người của Austrade, Patrick Stringer, nói Sứ quán Úc đã bí mật điều tra người môi giới, Đại tá Lương Ngọc Anh.

Theo lá thư, ông Anh rất có thể là “một viên chức cao cấp ở Bộ Công an hoặc một cơ quan trực thuộc”.

Theo báo Úc, cả công ty Armaguard và ông Keating đều không biết về quan hệ của ông Ngọc Anh với ngành an ninh.

Và những người này cũng không có liên hệ làm ăn nào với ông Ngọc Anh và công ty của ông.

Trả lời tờ báo Úc, ông Keating nói: “Tôi quả thực đã gặp một người Việt mà theo tôi hiểu là Austrade giới thiệu cho Armaguard. Đó chắc chắn là ông Lương Ngọc Anh.”

“Tôi không có làm ăn gì với ông Lương trước và kể từ ngày đó. Ngay sau giai đoạn ấy, Armaguard quyết định không có hoạt động kinh doanh truyền thống nào tại Việt Nam.”

‘Quân phục’

Tờ The Age nói Austrade cũng tiếp tục giới thiệu các doanh nhân Úc khác cho ông Ngọc Anh cả sau khi đã xác định ông này làm cho an ninh Việt Nam.

Một doanh nhân Úc giấu tên, được Austrade giúp làm quen với ông Ngọc Anh giai đoạn 2007-08, kể lại ông trông thấy ông Ngọc Anh mặc quân phục.

Nhưng ngay hôm sau, ông lại thấy ông này mặc thường phục tại cuộc gặp, có sự tham dự của một viên chức từ Austrade.

Doanh nhân này kể Austrade khẳng định rằng ông Ngọc Anh cần nhận tiền hoa hồng từ những hợp đồng do ông giúp dàn xếp.

Ông nói công ty ông không muốn rủi ro và đã rút lui. Ông cũng nói Austrade “liên tục” nói về thành công của Securency ở Việt Nam như một ví dụ.

Trước đó, cũng tờ The Age công bố quan hệ tình ái giữa ông Lương Ngọc Anh và bà Elizabeth Masamune, cựu đại diện của Austrade ở Việt Nam.

Tám cựu lãnh đạo của hai công ty, Securency và Note Printing Australia, đang hầu tòa ở Úc vì cáo buộc lập quỹ đen và chi hàng triệu đôla để có hợp đồng in tiền ở các nước châu Á, gồm cả Việt Nam.


Securency 'chi tiền mua dâm cho đoàn VN'
Securency 'từng được báo về an ninh VN'
Một bị cáo vụ Securency nhận tội

Vụ tiền polymer: Mua dâm cho đoàn Việt Nam": Securency 'chi tiền mua dâm cho đoàn VN' (BBC 11-9-12) -- Bài trên báo Úc:Foreign officials 'treated to sex' (The Age 7-9-12) - HẾT SẨY!!!! Cập nhật: 15:16 GMT - thứ ba, 11 tháng 9, 2012
Một phái đoàn viên chức chính phủ Việt Nam được trả tiền để mua vui với gái bán dâm trong bê bối hối lộ in tiền polymer, theo lời một nhân chứng trong phiên tòa ở Úc.
Tám cựu lãnh đạo của hai công ty, Securency và Note Printing Australia, đang hầu tòa vì cáo buộc lập quỹ đen và chi hàng triệu đôla để có hợp đồng in tiền ở các nước châu Á, gồm cả Việt Nam.
Ra tòa hôm 6/9, một nhân chứng kể lại vào cuối năm 2007 và giữa năm 2008, ông gặp một đoàn gồm 10 đến 12 viên chức Việt Nam, được công ty Securency đặt cho bí danh “Beanland”.
Ông Gary Power, giám đốc kỹ thuật của Securency, nói với cảnh sát rằng một vị trong đoàn “cho hay buổi tối hôm trước, họ đã thăm các cô gái bán dâm, mà chi phí được ‘ông John’ trả… Tôi không kéo cuộc trò chuyện này đi xa hơn.”
‘Ông John’ ám chỉ David John Ellery, cựu Giám đốc Tài chính của Securency, đã thoát án tù hồi tháng Tám sau khi chấp nhận hợp tác điều tra về vụ bê bối.
Nhân chứng Gary Power nói thêm: “Tôi còn nhớ viên chức này nói ông ta thích một cô gái bán dâm tóc vàng.”
Ông Power, đã làm cho Securency từ năm 1999, nói đó là “khoản chi phí kỳ cục duy nhất” mà ông nghe là Securency đã trả cho đoàn Việt Nam.
Nhưng ông cũng nói mình từng thấy “nghi ngờ và bất thường” khi được kể về việc con trai ông Lê Đức Thúy, khi đó là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được học bổng tại Đại học Durham của Anh.
Trong bản khai, ông nói một lãnh đạo của Securency, Bill Lowther, có quan hệ với Đại học Durham.
Ông cũng nói với tòa rằng phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, được công ty Úc đặt cho biệt danh là “Suzy mắt đen” (black-eyed Suzy).
Luật sư của một trong các bị cáo, Mitchell Anderson, nói “không có gì gian trá” về các biệt danh.
Tám người từng giữ các chức vụ lãnh đạo ở công ty Securency và Note Printing Australia đã ra tòa hôm 14/8 để nghe chứng cứ chống lại họ trong vụ án tiền polymer.
Phiên nghe lời khai tại tòa án Úc vẫn đang tiếp tục.





- Securency ‘chi tiền mua dâm cho đoàn VN’ (BBC). “Một phái đoàn viên chức chính phủ Việt Nam được trả tiền để mua vui với gái bán dâm trong bê bối hối lộ in tiền polymer, theo lời một nhân chứng trong phiên tòa ở Úc”. - Thêm câu hỏi về vai trò của Ngân hàng Dự trữ Liêng bang Úc trong vụ bê bối tham nhũng: More questions over RBA role in corruption scandal (ABC). – ‘Tham nhũng ở Việt Nam vừa tinh vi vừa trắng trợn’ (VNE). VN và các nhóm đặc quyền đặc lợi

Tổng số lượt xem trang