SGTT.VN - Tờ China Daily, hồi tháng 9, thông báo Trung Quốc và Triều Tiên khuyến khích đầu tư vào hai đặc khu kinh tế để thắt chặt quan hệ kinh tế giữa hai nước, với một loạt chính sách ưu đãi về thuế, đất, nhân công và hộ chiếu.
Các đặc khu ở Rason, bờ biển phía đông của Triều Tiên và các đảo Hwanggumpyong và Wihwa ở biên giới với Trung Quốc, là kết quả một thỏa thuận năm 2010 giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch Triều Tiên lúc đó là Kim Jong-il.
Tại một cuộc họp hồi tháng 9 ở Bắc Kinh, các viên chức cả hai bên thông báo kế hoạch kích cầu đặc biệt và kêu gọi các công ty Trung Quốc đầu tư vào đây.
Bên cạnh những công ty mong muốn có cơ hội đầu tư vào Triều Tiên, như là công ty gia công may mặc Dalian Dayang ở tỉnh Liêu Ninh, những công ty khác của Trung Quốc chỉ trích điều kiện kinh doanh ở Triều Tiên.
Hồi tháng 9, tập đoàn Haicheng Xiyang – một trong những tập đoàn khai khoáng lớn nhất Trung Quốc, tuyên bố trên trang mạng là các công ty Trung Quốc không nên đầu tư vào Triều Tiên.
Xiyang có 75% cổ phần trị giá 45 triệu USD tại một nhà máy chế biến quặng sắt ở Triều Tiên với công suất hàng năm là 10 triệu tấn khối.
Tuy nhiên, Xiyang cáo buộc là chính phủ Triều Tiên ngầm phá hỏng dự án, vi phạm hợp đồng bằng cách tăng giá đất, điện nước và nhân công, cho phép công ty ở lại đủ lâu để ăn cắp công nghệ, sau đó thu hồi quặng sắt và cho nhân viên bảo vệ có vũ trang đuổi công nhân Trung Quốc.
Ngay cả trong thời gian thuận thảo, điều kiện làm việc tại hầm mỏ rất khó khăn. Những người nước ngoài không được phép vào văn phòng chính phủ và bị giám sát 24/24. Nếu muốn rời mỏ, họ phải xin phép và sau đó có hai nhân viên an ninh tháp tùng.
Tháng 10.2012, Wu Xisheng, phó tổng giám đốc Xiyang, yêu cầu Triều Tiên chấm dứt “những hoạt động bất hợp pháp” tại mỏ sắt và bồi thường 31,2 triệu USD. “Đây không chỉ là đối với chúng tôi – mà đối với tất cả các công ty đầu tư vào Triều Tiên. Họ không có điều kiện để nước ngoài đầu tư. Họ nói họ chào đón đầu tư, nhưng lại không có cơ sở luật pháp hay xã hội.”
Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, Triều Tiên phản ứng lại những cáo buộc của Xiyang, cho dù nước này vẫn đang lệ thuộc viện trợ và đầu tư của Trung Quốc.
Theo thông báo của hãng truyền thông KCNA của Triều Tiên và trên trang web của văn phòng ủy ban Đầu tư và Liên doanh Triều Tiên ở Bắc Kinh: Xiyang “chỉ thực hiện 50% nghĩa vụ đầu tư cho dù gần 4 năm trôi qua kể từ khi hợp đồng có hiệu lực,” và nhiều luật lệ và qui định đã được thông qua để tạo nhiều hàng rào bảo hộ luật pháp hơn cho đầu tư nước ngoài.
Xiyang không chỉ là tập đoàn duy nhất của Trung Quốc gặp khó khăn ở Triều Tiên.
Năm 2007, tập đoàn Wanxiang chế tạo phụ tùng xe hơi, đầu tư xây dựng một mỏ thiếc lớn tên “Hyesan Youth”. Sau 2 năm, đối tác Triều Tiên thông báo lấy lại toàn bộ quyền sở hữu. Chủ tịch Wanxiang phải nhờ thủ tướng Ôn Gia Bảo can thiệp, thuyết phục phía Triều Tiên thu hồi quyết định.
Khu vực mỏ thiếc Hyesan Youth trên đất Triều Tiên mà tập đoàn Wanxiang của Trung Quốc đầu tư. Ảnh: North Korean Economy Watch |
Những thương vụ thất bại và mâu thuẫn gia tăng đã phơi bày mối quan hệ đối tác phức tạp giữa Trung Quốc và Triều Tiên, được che giấu bên dưới những hứa hẹn hữu nghị, trong khi một số nhận định rằng Triều Tiên chỉ mở cửa ở mức độ không đáng kể.
Theo các nhà phân tích, để có cơ hội tiến bộ kinh tế thật sự, Kim Jong-un sẽ cần Trung Quốc tiếp tục viện trợ. Khoảng 2/3 trong số 305 dự án đầu tư nước ngoài ở Triều Tiên là của Trung Quốc, Nhật đứng thứ hai với 15 dự án.
Bắc Kinh khuyến khích Kim Jong-un cải cách kinh tế theo mô hình mà Trung Quốc bắt đầu cách đây hơn ba thập niên. Nhưng các nhà phân tích chỉ trông đợi Trung Quốc giúp Triều Tiên đến mức đó thôi.
Các học giả Trung Quốc cho rằng, đối với Trung Quốc, giá trị lớn nhất của Triều Tiên chỉ như một cái giảm xóc trước khả năng một bán đảo liên Triều thống nhất có thể quay sang làm đồng minh của Mỹ.
Vì thế, cho dù Trung Quốc thích chính phủ Triều Tiên tự do hóa kinh tế để ngăn chặn một sự sụp đổ làm làn sóng tị nạn đổ vào Trung Quốc, họ không mong Triều Tiên thành công quá mức, sợ rằng nước này chấm dứt lệ thuộc Trung Quốc.
Cả hai bên xem ra đều thất vọng
Theo nhà nghiên cứu Piao Guanjie tại viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, người Triều Tiên thường yêu cầu Trung Quốc cho các công ty sở hữu nhà nước đến mở nhà máy ở Triều Tiên, nhưng chính phủ Trung Quốc luôn từ chối, “có một sự khác biệt lớn giữa cái mà Triều Triên mong đợi và điều mà Trung Quốc sẽ làm.”
Trong khi đó, Kim Jong-un có vẻ theo một đường lối riêng, phớt lờ nhiều lời khuyên của Trung Quốc.
Theo các học giả Trung Quốc, các viên chức Trung Quốc đã đề nghị ông Kim Jong-un giảm bớt chi tiêu quá nhiều cho quân đội. Điều này không xảy ra.
Tháng rồi, một phiên họp quốc hội ở Triều Tiên kết thúc mà không có thông báo nào về cải cách nông nghiệp qui mô lớn như người ta hy vọng để giảm thiếu hụt lương thực, cho dù có thông tin là những chương trình thí điểm đã bắt đầu.
Theo các hãng tin Trung Quốc, Kim Jong-un than phiền là tài nguyên trong nước bị bán giá quá rẻ và đang đòi giá cao hơn cho quặng sắt. (Thực tế, theo ông Wu của Xiyang, bột sắt sản xuất ở Trung Quốc giá khoảng 60 UDS/tấn, nhưng sản xuất ở Triều Tiên giá khoảng 30 USD/tấn).
Thái độ cứng rắn gây thất vọng của Kim Jong-un cũng làm tăng thêm lo ngại về yếu tố ràng buộc chủ yếu trong quan hệ thương mại: khai khoáng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc và nhu cầu tiền mặt cấp thiết của Triều Tiên.
Theo Daniel Pinkston, phó giám đốc dự án của Nhóm khủng hoảng Quốc tế ở Seoul, Hàn Quốc: “Nền kinh tế theo kế hoạch của Triều Tiên hết sức thèm khát đầu tư, và trong hai năm qua, các hợp đồng giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã gia tăng trong lĩnh vực khai khoáng kim loại, đất hiếm, than. Nhưng nhu cầu đầu tư nước ngoài không đồng nghĩa với bất cứ sự nới lỏng nào của nền kinh tế do nhà nước chủ đạo, trong đó phương tiện sản xuất thuộc về nhà nước.”
VÕ PHƯƠNG (NEW YORK TIMES, CHINA DAILY)-http://sgtt.vn/Quoc-te/171514/Dang-sau-moi-quan-he-doi-tac-thuong-mai-Trung-%E2%80%93-Trieu.html
-Cả nước nhập siêu 500 triệu USD trong tháng 10
Tính chung 10 tháng, cả nước nhập siêu 357 triệu USD. 9 tháng, cả nước xuất siêu hơn 140 triệu USD.
. NHNN sẽ chỉ quản lý chứ không bình ổn giá vàng?
Lãnh đạo NHNN cho biết, NHNN sẽ trình Chính phủ "Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng", theo đó, chỉ quản lý chứ không bình ổn giá vàng.
- Báo cáo Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội 2012 (TTXVN). – Chủ tịch Quốc hội: Sự trì trệ của nền kinh tế đang hiển hiện (VnEco).
- Tháng 5/2013 mới trình QH chuyện tăng lương (VNN).
- Bộ trưởng Thăng giữ lời hứa nhỏ (PN Today).
- Lấy cắp giấy tờ đất của dân, hai cán bộ xã vào tù (TT).
- Vụ khám người, thu giữ phương tiện hành nghề của phóng viên NTNN ở Tiền Giang: Bài 1 Công an Mỹ Tho có luật riêng? (DV).
- Đà Nẵng: Làm rõ cán bộ lem nhem về đất đai để trục lợi (Phần 1) (Infonet).
- Vụ Huawei: Vì sao Mỹ e dè các công ty Trung Quốc? (TTXVN).
- DNNN: Đầu tư dễ, thoái vốn nhập nhằng (TQ).
- Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 22-10-2012: “của thiên trả địa” (VF).
- Siết chặt kinh doanh, giá vàng sẽ thế nào? (VnEco). – Giá vàng trượt mạnh về gần 46 triệu đồng/lượng (VnEco). – Vàng miếng “ế” vì đắt hơn thế giới trên 3 triệu đồng/lượng (VnEco).
- Toàn cảnh kinh tế 22-10-2012: Nội soi sức mua (VF). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 22-10-2012(VF).
- Lạm phát có nguy cơ tăng trở lại (TBKTSG).
- Doanh nghiệp bất động sản đầu tiên tại Hà Nội bị kiện phá sản (VnEco). - “Tồn kho” bất động sản: Cái lõi của “cục máu đông”? (QĐND).
- Doanh nghiệp Việt thiếu kinh nghiệm phòng vệ rủi ro (Petrotimes).
- Bán tàu tiền tỷ với giá… phế liệu (VEF).
- Khi Trung Quốc “hắt hơi”… (Stox). Ngân hàng Châu Á bơm tiền phản ứng lại QE3 của Mỹ
Nhiều Ngân hàng Trung ương tại châu Á bơm tiền để kiềm chế đà lên giá tiền nước mình do luồng vốn lớn từ gói nới lỏng định lượng 3 tìm tới.
.
Thủ tướng Chính phủ: “Tôi xin nhận lỗi trước toàn dân...
Năm trường hợp Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm...