Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Dân chủ tập trung và con đường thoát của hai ông Sang-Trọng

Hai ông Sang Trọng có dám ưỡn ngực làm Yeltsin Việt Nam để đi vào lịch sử muôn thuở lưu danh hay không?

Nhân Tuấn Trương

Hai ông Sang và Trọng
Nguồn: OntheNet

Đáng lẽ không nói ra, nhưng thấy hai ông Sang-Trọng có vẻ thật tình, cũng nên nói.

Hai ông Sang-Trọng muốn diệt con sâu chúa tham nhũng là ba Dũng ngay trong hội nghị đảng 6, nhưng bất thành. Ông Trọng đọc diễn văn, có đoạn mếu máo trông rất…. đáng thuơng. Cũng nên thông cảm cho ông Trọng, nhân danh lãnh đạo tối cao mà không làm gì được cái “tự do” của ông ba Dũng, nghĩ tức chết! Ông Sang, đường đường Chủ tịch nước, cũng ngang tầm với “bác” hồi xưa, cay cú lắm nhưng cũng chỉ dám nói gần nói xa “đồng chí X”, chứ không dám nói là thằng “tự do” ba Dũng. Còn gì tức bằng?



Hai ông Sang-Trọng, với hồ sơ bằng chứng rành rành ghi đủ 300 trang giấy, cứ nghĩ rằng phen này sẽ bứng gốc ba Dũng. Nhưng lầm to. Bừng chứng thì bằng chứng nhưng làm gì được nhau? Hai ông Sang-Trọng vì vậy là nạn nhân của cái gọi là “dân chủ tập trung”, tức cái “dân chủ” áp dụng trong thượng tầng chóp bu của đảng. 

Con sâu khi đã lên làm sâu chúa, chắc chắn đàn em của nó đã đầy cái ổ tham nhũng Trung ương đảng. 

Hể nói dân chủ là nói đến biểu quyết, đến bỏ phiếu. Vậy thì phe nào nhiều phiếu phe đó thắng. Khi sâu mọt đã đầy trong trung ương thì ba Dũng thắng là phải rồi! Hai ông Sang-Trọng không lường được chiêu này của ba Dũng thì “quá dở”, nếu không thì bộ tham mưu của hai ông cũng là vô tích sự.

Điều muốn nói cho hai ông Sang-Trọng biết là ngón đòn thù bao giờ cũng hiểm độc. Hai ông đánh nó không chết thì coi chừng nó đánh lại hai ông phải chết. Không biết là con sâu chúa nó trả thù hai ông vào lúc nào. Điều trước tiên hai ông phải làm để phòng thân là hóa giải hiệu quả của “dân chủ tập trung”. 

Vấn đề cần tìm hiểu ở đây là từ khi nào nguyên tắc “dân chủ tập trung” được áp dụng?

Ngày trước, TBT luôn nắm “ban tổ chức đảng”, tức bộ phận phân bổ nhân sự đảng viên vào các chức vụ nhà nước. Vì vậy, thẩm quyền của TBT rất lớn, nói là dưới nghe răm rắp. Đến đầu thập niên 90, hệ thống cộng sản quốc tế sụp đổ, đồng thời với chủ trương “đổi mới”, VN áp dụng “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”… các việc này ảnh hưởng lớn đến cơ cấu trong đảng. Ngày trước có “quyền” thì chỉ có “lực”, có thể hạ bệ, thủ tiêu đồng chí để tranh quyền. Trên phán xuống thì dưới xếp ve. Khi đảng chủ trương “đảng viên phải biết làm giàu”, vấn đề ngoài “quyền” còn có vấn đề “tiền”. Nhưng “tiền” mua tiên cũng được, do đó có tiền đồng nghĩa với “có quyền”. Trên phán xuống nhưng dưới có tiền đưa lên thì đồng tiền ở dưới sẽ điều khiển “trên”. Khi “quyền” đồng nghĩa với “lợi” việc tranh quyền trong nội bộ đảng rất gay gắt. Dưới thời ba ông, nhân sự cá mè một lứa, không ai chịu ai. Rốt cục một cơ chế gọi là “tam đầu chế” với ba nhân vật “Mười, Anh, Kiệt” thỏa hiệp “chia quyền” cùng nhau lãnh đạo. 

Ba ông này không thể “trụ” mãi, vấn đề nhân sự lại đặt ra. Tranh chấp lãnh đạo trong đảng quyết liệt hơn, nhưng cá đối bằng đầu, không có gương mặt nào nổi bật, rốt cục phải chọn giải pháp “thỏa hiệp” là đưa một người “vô hại” lên TBT. Đó là Nông Đức Mạnh. 

Chính trong thời kỳ ông Mạnh vấn đề nhân sự đảng bị lọt khỏi tay TBT. Cùng lúc, ba Dũng nổi lên như một nhân vật “đẹp trai”, “có khả năng”, lại được sự ủng hộ của hai ông Anh và Kiệt. Ông Dũng được nhận lãnh những chức vụ trọng yếu về an ninh và kinh tế. Trọng thời gian đó, Nguyễn Tấn Dũng đã cài cắm tay chân vào các chức vụ trọng yếu, nắm toàn bộ mạng lưới an ninh và hệ thống kinh tài của VN. Khi ông Trọng lên TBT, ông này cũng là một người “vô thưởng vô phạt”, thì Ba Dũng trở thành người duy nhứt cùng lúc nắm “thực quyền” và “tiền” trong hệ thống đảng và nhà nước. Những cán bộ nhà nước khác, ai lại không tham nhũng? đều bị ba Dũng “nắm tẩy”, nôm na là bị ba Dũng gieo “sinh tử phù”. Nguyên tắc “dân chủ tập trung” trở thành nguyên tắc của “bè phái”, chúng khẩu đồng từ. Quyết định những vấn đề lớn trong đảng được biểu quyết theo nguyên tắc “dân chủ”. Từ nay quyết định đó nằm trong tay của ba Dũng. 

Hội nghị đảng 6 cho thấy lợi hại của dân chủ tập trung. Chơi dao có ngày đứt tay. Hai ông Sang Trọng là nạn nhân đầu tiên của nền dân chủ này.

Hai ông Sang Trọng sẽ phải làm gì để vừa “thoát thân”, tức thoát đòn trả thù của ba Dũng, và vừa “cứu nước” khỏi bầy sâu, thực ra là hệ thống Mafia của bố già “Corleone” Ba Dũng?

Sẽ không cách nào khác, phải dân chủ hóa chế độ. Chỉ có một nền dân chủ thực sự mới huy động được sức mạnh của toàn dân để diệt bầy mọt nước (vừa chống ngoại xâm). Hai ông Sang Trọng có dám ưỡn ngực làm Yeltsin Việt Nam để đi vào lịch sử muôn thuở lưu danh hay không?


Nguồn: Dân chủ tập trung và con đường thoát của hai ông Sang-Trọng. Nhân Tuấn Trương. Facebook.

-Dân chủ tập trung và con đường thoát của hai ông Sang-Trọng

-Thủ tướng Việt Nam xin lỗi vì đã để kinh tế lụn bại

DCVOnline – Tin Reuters

Ông Tan Kim Eng, giám đốc thâm niên của S&P’s Rating Services nói sự thừa nhận sai lầm này cho thấy Việt Nam đang học bài học đắt giá cho chính họ. 

Thủ tướng Việt Nam đã có một lời xin lỗi hiếm hoi ít khi thấy hôm nay thứ Hai ngày 22 tháng Mười vì những vấn đề làm lụn bại nền kinh tế và kêu gọi Đảng Cộng sản đương cầm quyền làm việc với đất nước toàn diện để tiến hành những cải cách nhanh hơn và bảo đảm sự trật tự trong ngành tài chánh.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đọc bài diễn văn trước quốc hội một tuần sau khi ban chấp hành trung ương đảng chỉ trích uỷ viên bộ chính trị và hứa hẹn sẽ cải cách, bao gồm sự tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước hiện nợ như chúa chổm.

Tuy nhiên, không có hình phạt kỹ luật nào dành cho ủy viên bộ chính trị.

Trong bài diễn văn của mình, ông Dũng nhấn mạnh đến sự thành công trong vài lãnh vực, chẳng hạn như làm giảm sự thâm thủng cán cân mậu dịch, nhưng ông thừa nhận lỗi lầm về phần mình cho những khó khăn khác, bao gồm sự tăng trưởng thấp nhất trong bảy năm qua.

“Tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm ... nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước,” ông nói.

”Mỗi đồng chí chúng tôi đã thành khẩn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm và chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất trong thực thi chức trách nhiệm vụ được giao ... toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cả hệ thống chính trị phải cùng nhau chung sức chung lòng, quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2013.”

Ông Tan Kim Eng, giám đốc thâm niên của S&P’s Rating Services nói sự thừa nhận sai lầm này cho thấy Việt Nam đang học bài học đắt giá cho chính họ.

“Nhà nước bước ra thừa nhận là họ có thể làm tốt đẹp hơn có thể được xem như là một bước tích cực trong cái nghĩa là họ sẽ không lập lại những sai lầm trong chính sách trong tương lai nữa,” ông Eng nói từ Singapore.


© DCVOnline


Nguồn:

(*) Vietnam's PM apologizes for economy woes but sees progress. Reuters, Reporting by Ngo Thi Ngoc Chau and by Kevin Lim in Singapore; Editing by Alan Raybould and Ron Popeski, 22 October 2012

Tổng số lượt xem trang